intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài tập bài Nhà ảo thuật SGK Tiếng Việt 3

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập bài Nhà ảo thuật với mục đích nhằm giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần gợi ý và định hướng trả lời chi tiết trả lời câu hỏi của bài học. Mời các em tham khảo để rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài tập bài Nhà ảo thuật SGK Tiếng Việt 3

A. Soạn bài Nhà ảo thuật

Câu 1. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?

Trả lời : Chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật vì bố đang nằm viện, mẹ rất cần tiền thuốc thang, hai chị em không dám xin tiền làm phiền mẹ.


Câu 2. Hai chị em gặp và giúp nhà ảo thuật như thế nào ?

Trả lời : Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lí, nhà ảo thuật tài ba. Hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc đến rạp xiếc.


Câu 3. Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp ?

Trả lời : Hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp vì nhớ tới lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.


Câu 4. Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà ?

Trả lời : Chú Lí đến chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra khi lối mọi người uống trà : một cái bánh thành hai cái bánh, cái đài băng đỏ xanh vàng bắn ra từ lọ dường, một chú thỏ ở đâu đến ngồi ngay trên chân em Mác.


Câu 5. Theo em, chị em Xô-phi đi xem ảo thuật chưa?

Trả lời : Chị em Xô-phi đã được xem Chú Lí biểu diễn ảo thuật ngay tại nhà của mình.

Nội dung : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.


B. Kể chuyện Nhà ảo thuật

Tranh 1 : Khi đi từ trường về nhà, hai chị em tôi nhìn thấy tờ quảng cáo về buổi biếu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chúng tôi biết chiều nay, trường sẽ tổ chức cho học sinh di xem, nhưng hai chị em tôi không dám xin tiền mẹ để mua vé vì bố tôi đang nằm bệnh viện. Chúng tôi chỉ còn có thể dừng lại nhìn hình ảnh nhà ảo thuật được in thật rõ và lớn trên tờ quảng cáo cho đỡ thèm.

Tranh 2 : Thế rồi khi ra ga mua sữa, tình cờ chúng tôi nhìn thấy nhà ảo thuật đang tay xách nách mang rất nhiều thứ đồ đạc đi vào rạp xiếc. Chúng tôi liền chạy lại khiêng, xách giúp chú một số đồ vật. Nhờ đó chúng tôi được làm quen với chú. Biết chị em tôi cũng rất muốn xem ảo thuật, chú Lí (tên nhà ảo thuật) bảo chúng tôi chờ chú một lát. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chờ được mà phải về nhà vì cần mang sữa về cho mẹ, với lại mẹ tôi còn dặn không nên làm phiền người khác.

Tranh 3 . Chẳng biết hỏi thăm ai mà tối hôm ấy, chú Lí tìm vào đúng nhà tôi. Nghe tiếng gõ cửa, chúng tôi chạy ra mở cửa và hai chị em đều hết sức vui mừng khi nhìn thấy chú. Chúng tôi cùng lễ phép và niềm nở mời chú vào nhà.

Tranh 4 : Mẹ tôi cũng rất vui, mời chú vào nhà ngồi chơi uống trà. Nhưng lạ quá, mẹ tôi vừa mở nắp lọ đường ra thì có hàng mét vải băng xanh, vàng, đỏ bắn ra. Tôi lấy một cái bánh đặt vào đĩa bỗng thành hai cái. Còn Mác, em tôi đang ngồi bỗng thấy có một khối nóng mềm trên chân. Nó ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy một chú thỏ chẳng biết từ đâu xuất hiện đang rung rung những sợi râu và nhìn nó bằng cặp mắt tròn màu đỏ. Cả nhà tôi đều phục tài biểu diễn ảo thuật của chú Lí. Buổi tối đó chắc sẽ làm tôi nhớ mãi không quên.


C. Chính tả trang 47 SGK Tiếng Việt 3

Câu 1. Nghe - Viết : Nghe nhạc


Câu 2. Điền vào chỗ trỗng :

a)    l hay n ? — náo động, hỗn láo

-        béo núc ních, lúc đó

b)   ut hay uc ? - ông bụt, bục gỗ

-        chim cút, hoa cúc


Câu 3. Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động :

a)   Chứa tiếng bắt đầu bằng l : làm việc, làm lụng, lấy, luồn lách, lao tới. săn lùng, lẩn lánh, lục lọi, lồng lộn, lẫn lộn, lè lưỡi, liếc mắt, lái thuyền, la lối, lắng tai, lân la, lẩm bẩm, lạy lục, lao động,...

Chứa tiếng bắt đầu bằng n : nã súng, nài nỉ, nài ép, nán lại, nạo vét, nộp thuế, nạt nộ, náu mình, nằm, nắm, nặn tượng, nâng lên, nấp, nấu nướng, né tránh, ném, nén chặt, neo thuyền, nép mình,...

b)  Chứa tiếng có vần ut : mất hút, thút thít, mút tay, sút bóng, hút nước, tụt xuống, rút về,...

Chứa tiếng có vần uc : múc nước, rúc vào, lục lọi, thúc giục, vục nước, chúc mừng, húc nhau, đúc gang, xúc đất, phục dịch,...

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Chiếc máy bơm SGK Tiếng Việt 3

>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Em vẽ Bác Hồ SGK Tiếng Việt 3 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2