Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng - Khoa Kế Toán<br />
71 Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Điện thoại: 0236-3836987<br />
<br />
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP CUỐI KHÓA, VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP<br />
(Dành cho sinh viên bậc đại học chuyên ngành Kiểm toán - hệ đào tạo chính quy)<br />
1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU<br />
1.1. Mục đích<br />
- Giúp sinh viên tiếp cận thực tế và vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được trang bị<br />
trong lĩnh vực chuyên ngành kiểm toán vào thực tiễn hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính<br />
(BCTC) tại các công ty kiểm toán độc lập, thực tiễn kiểm soát nội bộ và hoạt động kiểm toán nội<br />
bộ tại các doanh nghiệp, ngân hàng. Qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn nhằm bổ sung<br />
và khẳng định những vấn đề lý luận cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.<br />
- Qua đợt thực tập, sinh viên tự rèn luyện năng lực thực hành công tác kiểm toán BCTC;<br />
năng lực đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong các<br />
doanh nghiệp, ngân hàng. Cụ thể:<br />
+ Nếu thực tập tại các công ty kiểm toán độc lập, sinh viên cần nắm được cách tổ chức hồ<br />
sơ kiểm toán BCTC, và có thể tham gia thực hiện kiểm toán các phần hành cụ thể như một trợ lý<br />
kiểm toán nếu được phân công.<br />
+ Nếu thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng, sinh viên cần nắm được các thủ tục kiểm<br />
soát nội bộ tại đơn vị, có thể đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ, cũng như tổ chức kiểm toán<br />
nội bộ các hoạt động trong đơn vị.<br />
1.2. Yêu cầu<br />
- Sinh viên tự liên hệ và đến thực tập tại một công ty kiểm toán độc lập hay một doanh<br />
nghiệp, ngân hàng có qui mô tương đối lớn.<br />
- Tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC, hay công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán<br />
nội bộ tại đơn vị thực tập.<br />
- Chọn một vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo như kiểm soát nội bộ, kiểm toán… để<br />
viết báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp).<br />
2. QUI TRÌNH THỰC TẬP<br />
Quy trình thực tập được thực hiện theo hai giai đoạn.<br />
Giai đoạn 1: Tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC, hay công tác kiểm soát nội bộ<br />
tại đơn vị thực tập.<br />
Giai đoạn 2: Chọn một vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo như kiểm soát nội bộ, kiểm<br />
toán… để viết chuyên đề hoặc khoá luận tốt nghiệp.<br />
<br />
-1-<br />
<br />
2.1. BÁO CÁO V Ề T Ổ C H Ứ C H Ồ S Ơ K I Ể M T O Á N , K I Ể M S O Á T N Ộ I<br />
B Ộ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP<br />
Báo cáo này thể hiện quá trình tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC hoặc công tác<br />
kiểm soát nội bộ tại đơn vị thực tập của sinh viên, chủ yếu mô tả các tài liệu như hồ sơ kiểm<br />
toán, hay tài liệu về việc thực hiện kiểm soát nội bộ của đơn vị, kèm theo các ghi chú ngắn gọn<br />
của sinh viên để thuận lợi cho việc báo cáo thực tập.<br />
Nếu thực tập tại các công ty kiểm toán độc lập, báo cáo cần thể hiện công tác kiểm toán<br />
một phần hành cụ thể qua hồ sơ kiểm toán của phần hành đó. Sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ kiểm<br />
toán liên quan đến phần hành được chọn để báo cáo, bao gồm: giấy tờ làm việc do kiểm toán<br />
viên (KTV) lập và các tài liệu của đơn vị được kiểm toán do KTV sao chụp và lưu trong hồ sơ<br />
kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán. Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp<br />
theo qui định của công ty kiểm toán và sinh viên cần hiểu được các ký hiệu trên giấy tờ làm việc.<br />
Khi báo cáo, sinh viên phải thể hiện được hiểu biết của mình về trình tự và cách thức thực hiện<br />
các thủ tục kiểm toán của công ty đối với phần hành đã lựa chọn (không chỉ đơn thuần là mô tả<br />
các thủ tục kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc mà còn phải nhận xét, đánh giá về các<br />
thủ tục kiểm toán của công ty).<br />
Nếu thực tập tại các doanh nghiệp hay ngân hàng, báo cáo cần thể hiện công tác kiểm<br />
soát nội bộ của đơn vị đối với một chu trình nghiệp vụ cụ thể, thông qua các qui định, các thủ tục<br />
kiểm soát nội bộ liên quan đến phần hành đó. Sinh viên cần chuẩn bị báo cáo bao gồm các lưu đồ<br />
và tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với chu trình nghiệp vụ được<br />
chọn. Khi báo cáo, ngoài việc mô tả các thủ tục kiểm soát, sinh viên còn cần phải đánh giá được<br />
tác dụng cũng như hạn chế của các thủ tục kiểm soát.<br />
2.2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP (chuyên đề hoặc luận văn tốt nghiệp)<br />
Sinh viên chọn một đề tài tại đơn vị thực tập liên quan đến chuyên ngành đào tạo, tìm<br />
hiểu và viết b á o c á o t ố t n g h i ệ p ( chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp). Đ ề t à i đ ư ợ c<br />
c h ọ n l à m báo cáo tốt nghiệp phải có nội dung phong phú, không quá đơn giản. Đề tài tốt<br />
nghiệp do sinh viên lựa chọn tùy thuộc vào đơn vị thực tập cụ thể.<br />
Nếu thực tập tại một công ty kiểm toán độc lập, sinh viên có thể chọn viết các đề tài liên<br />
quan đến kiểm toán BCTC như kiểm toán các phần hành cụ thể, hay các vấn đề trong quá trình<br />
kiểm toán như lập kế hoạch kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, kỹ thuật chọn<br />
mẫu, … Sinh viên cũng có thể viết về vấn đề kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng<br />
cơ bản do công ty kiểm toán độc lập thực hiện.<br />
Nếu thực tâp tại một doanh nghiệp hoặc ngân hàng, sinh viên có thể chọn viết đề tài về kiểm<br />
soát nội bộ một chu trình cụ thể hay kiểm toán nội bộ tại đơn vị.<br />
Báo cáo tốt nghiệp không chỉ đơn thuần là liệt kê các tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm<br />
toán hay kiểm soát nội bộ như đã yêu cầu ở báo cáo giai đoạn thứ nhất của quá trình thực tập<br />
(mục 2.1) mà yêu cầu cao hơn về hàm lượng phân tích, đánh giá và trình bày quan điểm. Đối với<br />
đề tài kiểm toán, các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên phải để ở phần phụ lục, không trình bày<br />
trong phần nội dung chính của báo cáo tốt nghiệp.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Những sinh viên làm chuyên đề tốt nghiệp phải học thêm hai môn (6 tín chỉ). Sinh viên<br />
làm khóa luận không phải học thêm hai môn nhưng phải đáp ứng điều kiện cần để làm khóa<br />
luận: đạt điểm trung bình tối thiểu theo qui định (3.0) và đã học học phần Phương pháp nghiên<br />
cứu khoa học.<br />
2.2.1. Quy trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc luận văn tốt nghiệp)<br />
Quy trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp theo 4 bước sau đây.<br />
a) Đề cương chi tiết<br />
Đề cương chi tiết viết khoảng 5 trang A4. Đề cương của chuyên đề tốt nghiệp bao<br />
gồm các nội dung chính sau:<br />
Chương 1: Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Công ty …..<br />
Chương 2: Thực tế về .... (chủ đề của báo cáo tốt nghiệp) …tại ... (đơn vị thực tập)<br />
Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến về ....(tên đề tài) tại ....... (đơn vị thực tập)<br />
Đối với khóa luận tốt nghiệp, có thể gộp nội dung của Chương 1 và 2 ở trên thành<br />
một chương (Chương 2) và thêm một chương (Chương 1) về cơ sở lý thuyết của đề tài.<br />
Mục đích của đề cương chi tiết là giúp sinh viên định hình các nội dung chính cần<br />
trình bày trong báo cáo tốt nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai viết bản thảo.<br />
b) Viết bản thảo<br />
Bản thảo của báo cáo tốt nghiệp là một bài viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung để<br />
trình giáo viên hướng dẫn đọc và cho ý kiến; sau đó tiếp tục hoàn thành bản chính. Để báo<br />
cáo tốt nghiệp có chất lượng thì sinh viên cần tìm hiểu thật sâu sắc thực tế tại đơn vị và có<br />
khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tốt. Các nội dung trình bày trong báo cáo cần có tính<br />
gắn kết với nhau xuyên suốt từ chương 1 đến chương 3.<br />
c) Viết bản chính báo cáo tốt nghiệp<br />
Dựa vào bản thảo đã được giáo viên hướng dẫn góp ý, sinh viên chỉnh sửa, bổ<br />
sung để hoàn thành bản chính của báo cáo tốt nghiệp.<br />
Đến thời hạn quy định, sinh viên phải nộp bản chính về khoa. Bản chính p h ả i có<br />
xác nhận của đơn vị thực tập (có đóng dấu).<br />
d) Bảo vệ báo cáo tốt nghiệp<br />
Mục đích: Kiểm tra kiến thức của sinh viên về những nội dung trình bày trong báo cáo<br />
tốt nghiệp.<br />
Hình thức: Sinh viên phải chuẩn bị các nội dung chính của báo cáo thực tập. Đối với<br />
chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên trình bày trước giáo viên phản biện trong thời gian khoảng<br />
10 phút; giáo viên đặt câu hỏi và sinh viên trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối với khóa<br />
luận tốt nghiệp, sinh viên phải bảo vệ trước một hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.<br />
<br />
-3-<br />
<br />
2.2.2. Kết cấu chung của báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc khóa luận tốt<br />
nghiệp)<br />
Kết cấu của báo cáo tốt nghiệp gồm lời nói đầu, nội dung báo cáo, kết luận, tài liệu<br />
tham khảo và phụ lục. Chi tiết được trình bày ở dưới đây:<br />
<br />
Trang bìa (Xem mẫu trang bìa ở dưới)<br />
Mục lục (Chỉ liệt kê những mục chính, không quá 2 trang)<br />
Lời mở đầu (1 trang)<br />
(Giới thiệu tầm quan trọng và lý do chọn đề tài; kết cấu của báo cáo<br />
tốt nghiệp)<br />
Chương 1<br />
1.1<br />
1.2<br />
…<br />
Chương 2<br />
2.1<br />
2.2<br />
…<br />
Chương 3<br />
3.1<br />
3.2<br />
Kết luận (1 trang)<br />
(Tổng kết những nội dung chính đã trình bày trong báo cáo tốt nghiệp)<br />
Danh mục tài liệu tham khảo (theo qui định hiện hành của ĐHĐN,<br />
xem mục 4.2)<br />
Phụ lục (không giới hạn)<br />
Nhận xét của đơn vị thực tập (có đóng dấu)<br />
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn<br />
Nhận xét của giáo viên phản biện<br />
Độ dài: Độ dài của chuyên đề tốt nghiệp từ 30 đến 40 trang, luận văn từ 50-60 trang<br />
không kể danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (tính từ trang đầu tiên là lời mở đầu<br />
đến trang cuối cùng là kết luận).<br />
Hình thức: Toàn bộ báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc luận văn) được đánh máy<br />
trên khổ giấy A4, theo font chữ 13, kiểu chữ tiêu chuẩn Times New Roman hoặc kiểu<br />
chữ tương đương. Chế độ giãn dòng là single. Canh lề các bên 3 cm. Toàn bộ bảng biếu, sơ<br />
đồ cần đánh số thứ tự và tên gọi để người đọc tiện theo dõi.<br />
-4-<br />
<br />
3. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC<br />
3.1. Cách đánh số thứ tự đề mục<br />
Các đề mục bắt đầu bằng số theo số chương. Ví dụ: các đề mục của chương 1 bắt đầu<br />
bằng số 1.x…, các đề mục của chương 2 bắt đầu bằng số 2.x... , các đề mục của chương 3<br />
bắt đầu bằng số 3.x...<br />
Lưu ý:<br />
+ Không đặt bất kỳ dấu chấm, hai chấm cuối các đề mục;<br />
+ Không gạch dưới đề mục<br />
+ Không thụt đầu dòng đối với đề mục<br />
3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo<br />
Sinh viên cần chú ý cách trích dẫn nguồn tài liệu để tránh bị xem là “sao chép” các tài<br />
liệu khác.<br />
Trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm: trích dẫn trong bài và danh mục tài liệu tham<br />
khảo ở cuối báo cáo. Mỗi tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải được liệt kê trong danh<br />
mục tài liệu tham khảo và ngược lại.<br />
a) Trích dẫn trong bài<br />
Có hai hình thức cách trích dẫn trong bài viết:<br />
- Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu<br />
trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này cần trích dẫn tên<br />
tác giả, năm xuất bản và số trang của nguồn trích.<br />
Ví dụ: Healy (1995, tr.12) cho rằng “lợi nhuận của doanh nghiệp .....”<br />
- Trích dẫn diễn giải: diễn giải ý của tác giả khác bằng câu chữ của mình mà không làm<br />
khác đi nghĩa nguyên gốc. Trường hợp này cần trích dẫn tên tác giả và năm xuất bản<br />
(không cần trích dẫn số trang) của nguồn trích.<br />
Ví dụ: Những nghiên cứu của Healy (1985), Clinch và Magliolo (1993), Holthauson và<br />
các cộng sự (1995) chứng minh rằng...<br />
Hoặc: Nhiều nghiên cứu xem xét hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận của các công ty nhằm<br />
né tránh những áp đặt về chính sách bất lợi như tránh điều tra chống bán phá giá (Jones,<br />
1991).<br />
b) Cách trích dẫn trong danh mục Tài liệu tham khảo<br />
- Bài báo:<br />
Đặng Văn Thanh (2001), "Kế toán Việt Nam trong quá trình cải cách và hội nhập quốc tế",<br />
Tạp chí kế toán, số 28, trang 8-9.<br />
Beasley, M.S., (1996), “An Empirical Analysis of the Relation between the Board of<br />
Director Composition and Financial Statement Fraud”, The Accounting Review, vol.<br />
71, No. 4, pp.443-465.<br />
<br />
-5-<br />
<br />