intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyền thoại và sự thật về glucosamine

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoái hóa khớp (hay viêm xương khớp do dịch từ chữ osteoarthritis) là thể hình thức viêm khớp hay gặp nhất. Theo thống kê của các nhà khoa học ở Mỹ, có khoảng 12,1% người Mỹ tức khoảng 21 triệu người tuổi từ 25 trở lên có triệu chứng thoái hóa khớp. Trong số những người Mỹ trên 30 tuổi, 6% có triệu chứng thoái hóa khớp gối, 3% thoái hóa khớp háng. Béo hay ốm đều có thể bị thoái hóa khớp Nguyên nhân thoái hóa khớp tại các nước phát triển là do béo phì. Tuy nhiên tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyền thoại và sự thật về glucosamine

  1. Huyền thoại và sự thật về glucosamine Thoái hóa khớp (hay viêm xương khớp do dịch từ chữ osteoarthritis) là thể hình thức viêm khớp hay gặp nhất. Theo thống kê của các nhà khoa học ở Mỹ, có khoảng 12,1% người Mỹ tức khoảng 21 triệu người tuổi từ 25 trở lên có triệu chứng thoái hóa khớp. Trong số những người Mỹ trên 30 tuổi, 6% có triệu chứng thoái hóa khớp gối, 3% thoái hóa khớp háng. Béo hay ốm đều có thể bị thoái hóa khớp Nguyên nhân thoái hóa khớp tại các nước phát triển là do béo phì. Tuy nhiên tại VN, qua thăm khám chúng tôi nhận thấy ngay cả những bệnh nhân nữ ốm cũng bị thoái hóa khớp gối và tỉ lệ thoái hóa khớp gối gấp nhiều lần so với khớp háng. Không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này. Biện pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm chế độ luyện tập và thuốc men. Trong biện pháp thuốc có cả thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid và các dẫn xuất sinh học. Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate là những dẫn xuất từ glycosaminoglycan được tìm thấy trong sụn khớp. Đây là hai chất tạo nên chất nền cho sụn khớp, có thể ví như móng nhà nâng đỡ các ngôi nhà là tế bào sụn. Qua nghiên cứu quá trình tổn thương thoái hóa khớp, người ta thấy chất nền là nơi bị thương tổn đầu tiên, xuất hiện các khe nứt và từ đó sụn khớp bắt đầu bị bong tróc gây ra tình trạng lộ xương mặt khớp. Từ đó người ta nghĩ nếu bổ sung cho cơ thể các chất nền này cũng giống như gia cố móng nhà sẽ
  2. khiến các ngôi nhà là khối tế bào sụn khớp không bị hư hại sụp đổ. Hàng loạt sản phẩm từ hai chất này được tung ra thị trường dưới dạng thuốc không cần kê toa. Rất nhiều bệnh nhân của chúng tôi được người quen hay người nhà đi nước ngoài về tặng vài hộp glucosamine như là món quà của người đi xa về. Một số bệnh nhân tự mua glucosamine về uống như là loại thực phẩm chức năng. An toàn như giả dược, liệu có trị được bệnh? Tuy nhiên từ lý thuyết đến thực tế là một đoạn đường khá dài và đôi khi con đường này chưa chắc đã dẫn tới nơi cần đến. Hàng loạt nghiên cứu với thiết kế chặt chẽ ở mức độ tin cậy cao (mức độ 1) đã cho thấy kết quả không quá lạc quan như người ta lý luận. Các nghiên cứu từ trước tháng 12-1999 bao gồm 16 nghiên cứu với khoảng 2.029 bệnh nhân được uống glucosamine sulphate với liều 1.500mg mỗi ngày, cho thấy 60% có giảm đau và 33% có cải thiện về mặt chức năng khớp mà không thấy tác dụng phụ nào. Nhưng những nghiên cứu từ sau 1999 với 20 nghiên cứu tổng cộng 2.570 bệnh nhân cho thấy chỉ còn 28% bệnh nhân có giảm đau và 21% có cải thiện chức năng của khớp. Tuy nhiên con số này còn tùy thuộc các tác giả dùng bảng đánh giá như thế nào. Một số bảng đánh giá cho thấy bệnh nhân có cải thiện đau, một số bảng đánh giá khác lại không cho kết quả tích cực nào. Kết luận rõ ràng cho tất cả các nhóm nghiên cứu là glucosamine an toàn như giả dược, nghĩa là tác dụng phụ của thuốc rất ít. Có lẽ đây là lý do tại sao thuốc được bán dưới dạng thuốc không cần kê toa. Các bà nội trợ có thể mua thuốc này tại các cửa hàng dược phẩm như mua hàng trong siêu thị.
  3. Glucosamine chỉ là một hợp chất sinh học (biological compound). Tuy vậy, trong cuộc chiến chống chọi với bệnh tật, mọi vũ khí vô hại đều được hoan nghênh và sử dụng, nhưng điều cần thiết là vũ khí ấy cần được những người biết rõ về nó sử dụng để làm tăng hiệu quả. Mặc dù tác dụng phụ không đáng kể nhưng số tiền bỏ ra để mua thuốc không ít chút nào, khi biết rằng cần phải dùng ít nhất ba tháng trở lên như những nghiên cứu đã khuyến cáo. Do vậy, bạn đừng nên quá ảo tưởng về glucosamine, mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nội khớp hay chấn thương chỉnh hình để quyết định xem mình có nên dùng hay không. BS TĂNG HÀ NAM ANH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2