Kế sách giữ nước thời Lý-Trần
lượt xem 12
download
CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. Từ thế kỷ X, với bộ máy quản lý đất nước thời tiết độ sứ họ Khúc, họ Dương đến các vương triều Ngô, Đinh, tiền Lê, hoạt động đối ngoại đã từng bước được triển khai, dần dần vào nền nếp giành được những thành tựu quan trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần
- Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.
- Từ thế kỷ X, với bộ máy quản lý đất nước thời tiết độ sứ họ Khúc, họ Dương đến các vương triều Ngô, Đinh, tiền Lê, hoạt động đối ngoại đã từng bước được triển khai, dần dần vào nền nếp giành được những thành tựu quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là bài học kinh nghiệm về chính sách đối ngoại trong thời chiến, cũng như thời bình vì mục tiêu giữ nước và dựng nước của một thế kỷ đầy biến động. Vào các thế kỷ XI - XIV, trên con đường phục hưng, phát triển toàn diện của quốc gia Đại Việt, các nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Lý - Trần đã thừa hưởng kinh nghiệm, kế tục hoạt động đối ngoại từ thế kỷ trước, nâng lên thành quốc sách với đường lối chính sách khôn khéo có hiệu quả trong bối cảnh lịch sử mới. Để nhận thức về hoạt động đối ngoại thời Lý - Trần chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến những vấn đề sau đây: I. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUAN HỆ VÀ TƯƠNG QUAN CỦA ĐẠI VIỆT TRONG KHU VỰC. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho đến thế kỷ XI chứng minh khá rõ ràng quốc gia Đại Việt đã tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phức tạp không mấy thuận lợi, với các nước láng giềng. Cho dù có ai đó vô tình hay cố ý từ nghi ngờ đi đến phủ định quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thời sơ sử từng tồn tại độc lập trên vùng lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam từ thiên niên kỷ I trước công nguyên,
- thì thực tế lịch sử, không chỉ qua truyền thuyết, huyền thoại được cố định thành văn bản, mà qua các tài liệu sử học, khảo cổ học, dân tộc học, nhân chủng học, địa lý lịch sử... đã khẳng định ngược lại. Cho dù sự phát triển của quốc gia đó có trải qua những bước thăng trầm, không bình thường, thì Văn Lang - Âu Lạc - Vạn Xuân - Đại Cồ Việt - Đại Việt vẫn hiện ra như một dòng chảy, quanh co, gấp khúc, nhưng mãnh liệt và liên tục trong không gian, thời gian lịch sử đã được xác định. Tách ra từ khối Bách Việt, người Lạc Việt và một bộ phận người Tây Âu (còn gọi là người Tây Việt), đã dựng nên nước Văn Lang - Âu Lạc độc lập, tự chủ trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa cổ đại với nền văn minh sông Hoàng - một nền văn minh lớn của nhân loại ở phương Đông cổ đại. Thế nhưng sức hấp dẫn, lôi cuốn của văn minh sông Hoàng không diễn ra trong hòa bình êm ả. Nó được thể hiện bằng con đường áp đặt, chinh phục của các nhà nước quân chủ cầm quyền, theo đó là một bộ máy đô hộ. Kinh đô Cổ Loa, với hàng vạn mũi tên đồng đã được khai quật, nhiều vết tích của hệ thống thành hào cùng với những địa danh, nhân danh gắn liền với nhân vật lịch sử Thục An Dương Vương của quốc gia Âu Lạc đâu phải chỉ là chuyện huyền thoại? Cũng như quốc gia đó bị rơi vào ách đô hộ ngoại bang qua các vương triều Tần, Hán, Tấn, Tống, Tề, Lương, Đường trên một ngàn năm là chuyện của quả khứ lịch sử rõ ràng. Nếu như các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của Hai Bà Trưng (40 – 43), Bà Triệu (248), Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân (từ 544 đến 605), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế - 722), Bố cái đại vương Phùng Hưng (791) chưa giành được thắng lợi, thì đến đầu thế kỷ X từ mở đầu của họ Khúc (905) đến Ngô Quyền với chiến thằng Bạch Đằng (938) đã “kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn ngàn năm. Dân tộc ta đã
- giành lại được quyền làm chủ đất nước. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu”1. Thế nhưng sau loạn “năm đời mười nước”, nhà Tống lên cầm quyền ở Trung Hoa, giấc mộng chiếm lại quốc gia của người Việt ở phía nam vẫn chưa dứt đối với họ. Hai lần xâm lược của nhà Tống vào thời Tiền Lê (cuối năm 980 đầu 981) và thời Lý (1077) đã chứng minh điều đó. Khi Trung Hoa bị người Mông Cổ chinh phục dẫn đến nền thống trị của nhà Nguyên (từ năm 1271 đến năm 1368), lại một phen quốc gia Đại Việt phải chịu đựng ba lần xâm lược các năm 1257 - 1258, 1285, 1287 - 1288. Nhà Minh thay thế nhà Nguyên năm 1368, nguy cơ bị xâm lược lại đến gần với Đại Việt, đã thành hiện thực năm 1406 dưới thời nhà Hồ. Từ những sự kiện lịch sử nói trên, dù không muốn cũng phải thừa nhận một sự thực: quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần đất không rộng, người không đông, vừa mới giành lại được độc lập tự chủ vẫn nằm trong mưu đồ thôn tính, lập lại ách đô hộ của các vương triều Trung Hoa. Tình thế đó đặt các vương triều Lý- Trần ở một thế ứng xử, quan hệ rất khó khăn, phức tạp để đất nước được tồn tại và tiếp tục phát triển. Các vương triều Tống, Nguyên, Minh không nhìn nhận Đại Việt như một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong con mắt của họ, Đại Việt chỉ là một nước nhỏ, một chư hầu của mình. Ở phía tây - bắc, vào thế kỷ XI, Đại Việt giáp với nước Đại Lý (Nam Chiếu cũ), một quốc gia của người Di, người Thái thành lập vào nửa đầu thế kỷ VIII, trung tâm là Đại Lý (Côn Minh - Trung Quốc). Đó là một quốc gia mạnh, giáp Ấn Độ ở phía tây, Thổ Phồn (Tây Tạng) ở phía bắc, còn phía đông nam giáp Đại Việt. Từ nửa sau thế kỷ VIII
- nhà Đường suy yếu, Nam Chiếu nhiều lần đánh phá Giao Châu. Năm 863, Nam Chiếu từng đánh chiếm phủ Tống Bình - lỵ sở của An Nam đô hộ phủ (Hà Nội ngày nay), chia quân đóng giữ Giao Chỉ cho đến năm 865 mới bị Cao Điền- một viên tướng của nhà Đường đánh lui. Nước Đại Lý bị người Mông Cổ đánh chiếm vào các năm 1253 – 1256, để sau đó bị chia thành phủ huyện, sáp nhập vào bản đồ Trung Hoa bắt đầu từ vương triều Nguyên. Về phía tây, Đại Việt có quan hệ với các bộ tộc người Môn-khme mà sử cũ thường chép là Lão Qua. Ai Lao lúc này đang trong tình trạng xáo động trước làn sóng di cư của người Thái tràn xuống phía Nam: vì sự xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia tự trị, dẫn đến bị thống trị của vương quốc Chân Lạp (khme) từ thế kỷ XIII, của vương quốc Xukhôthai thế kỷ XIV. Cho đến giữa thế kỷ XIV, năm 1353 với cuộc đấu tranh của Phạ Ngừm, họ mới được giải phóng, lập nên quốc gia Lạng Xạng (nước Lào ngày nay). Về mặt nam, sau dãy Hoành Sơn (đèo Ngang), là nước Champa (Chiêm Thành) của người Chăm chiếm giữ dải đất hẹp ven biển miền Trung và nam Trung Bộ ngày nay. Người Chăm từng bị ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa, vốn là quận Nhật Nam dưới thời đô hộ của nhà Hán. Vào cuối thế kỷ thứ II, Khu Liên cầm đầu người Chăm nổi dậy đánh phá quận huyện, giết bọn quan lại đô hộ lập nên nước Lâm Ấp, kinh đô là Trà Kiệu (Quảng Nam), tức là Chiêm Thành sau này. Dưới thời Bắc thuộc, Lâm Ấp nhiều lần đem quân cướp phá Cửu Chân, Giao Châu vào các năm 353, 399, 415, 431, buộc quan quân đô hộ phải đánh đuổi. Vào giữa thế kỷ VI ở Giao Châu, Lý Nam Đế nổi dậy đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư, lập nên nước Vạn Xuân năm 544, thì một năm trước - năm 543 Lâm Ấp đem quân sang xâm lấn. Lý Nam Đế phải sai
- Phạm Tu đi đánh. Như vậy, Lâm ấp (Chiêm Thành) với Đại Việt bước vào thời độc lập tự chủ lâu dài đã có một di sản quan hệ trong quá khứ không thuận chiều. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều thế kỷ sau. Chép về nước Chăm Pa xưa Rênê Gruxê (Réné Grousset) viết: “Người Chăm đã từng chiến đấu chống người Khme cùng nền văn minh Ấn Độ ở phía tây, vì người Khme như đã biết, từng nhiều phen tìm cách chinh phục họ vào thế kỷ XII. Về phía bắc, người Chăm không ngừng gây chiến tranh chống người An Nam thuộc khu vực văn minh Trung Hoa”2. Từ những nét khái quát nói trên có thể nhận thấy từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, nhà nước Lý - Trần, trong quan hệ với các nước láng giềng, có nổi lên vấn đề quan trọng sống còn là đối phó với hành động xâm lược, quấy rối chủ yếu của Chiêm Thành từ phía nam và hành động tấn công, thôn tính của các vương triều phong kiến Trung Hoa từ phía bắc. Vấn đề này hầu như trở thành nguy cơ thường trực. Trong thực tế, mối đe dọa đó còn nguy hiểm hơn khi Chiêm Thành có quan hệ thần phục Trung Hoa, và ngược lại, Trung Hoa có biểu hiện liên kết với Chiêm Thành, hoặc biến Chiêm Thành thành địa bàn chiến lược nhằm gây sức ép, tấn công, thủ tiêu nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Trong bối cảnh lịch sử mang đặc điểm quan hệ láng giềng và tương quan lực lượng đó, tất yếu buộc các nhà nước thời Lý - Trần phải có hoạt động đối ngoại như thế nào nhằm tạo thế cho đất nước không chỉ tồn tại mà còn phát triển vững mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU: TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN
10 p | 117 | 14
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _14
5 p | 110 | 13
-
TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN
5 p | 61 | 9
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _10
9 p | 98 | 7
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _20
7 p | 86 | 7
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _21
5 p | 107 | 6
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _5
5 p | 49 | 6
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _4
6 p | 66 | 5
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _25
7 p | 63 | 5
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_40
7 p | 79 | 4
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _17
9 p | 68 | 4
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _13
7 p | 83 | 4
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _26
5 p | 101 | 3
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_30
6 p | 77 | 3
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_11
6 p | 85 | 3
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _32
6 p | 109 | 2
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần (phần 30)
7 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn