intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

41
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm mối quan hệ phi tuyến tính và tác động giữa sở hữu nước ngoài đến giá trị công ty được niêm yết tại thị trường chứng khoán Tp.HCM, ngoài ra, đề tài cũng đo lường và tìm mối quan hệ của các yếu tố khác như: Sở hữu nhà nước, tỷ lệ chia cổ tức, ROE, đòn bẫy, qui mô công ty, tỷ lệ B/M, tiền mặt và beta tác động đến giá trị công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ” là bài nghiên cứu của chính tôi và được sự hướng dẫn của TS.Võ Xuân Vinh Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2015. Trương Trung Hiếu i
  2. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Xuân Vinh, người đã hỗ trợ tôi trong việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn chính tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn lớp MFB4 những người bạn đã hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, vợ con, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. ii
  3. TÓM TẮT Nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty của các công ty trên sàn chứng khoán TPHCM giai đoạn 2007-2013. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình tác động cố định (FE), mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định với sai số chuẩn (fixed effect model cluster standard errors) và phương pháp hồi quy GMM của Arellano và Bond (1991) để xử lý vấn đề nội sinh và các khuyết tật của mô hình. Từ mô hình nghiên cứu, đề tài cho thấy sở hữu nước ngoài và giá trị công ty có mối quan hệ phi tuyến tính nhưng không chỉ ra chi tiết mức sở hữu nước ngoài tác động làm thay đổi giá trị công ty vì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 49% tổng số lượng cổ phiếu của công ty theo quy định của luật đầu tư của Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tác động nghịch chiều do sở hữu nước ngoài tại Việt Nam chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn nên sở hữu nước ngoài không phải là sở hữu tập trung và bị phân tán. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét đến một vài yếu tố tác động đến giá trị công ty và có kết quả như sau: Sở hữu nhà nước(STATE) tác động nghịch nhưng không có ý nghĩa thống kê, Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của cổ phiếu (B/M) tác động thuận và có ý nghĩa thống kê, Tỷ lệ chia cổ tức(DIV) tác động thuận và có ý nghĩa thống kê, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) tác động nghịch nhưng không có ý nghĩa thống kê, Quy mô công ty (SIZE) tác động thuận và có ý nghĩa thống kê, Đòn bẫy tài chính (LEV) tác động thuận và có ý nghĩa thống kê, Tiền mặt (CASH) tác động nghịch và không có ý nghĩa thống kê, Hệ số Beta tác động thuận và có ý nghĩa thống kê. iii
  4. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................1 1.1. Lý do nghiên cứu ..................................................................................................1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................2 1.4. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 1.6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài. ................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................5 2.1. Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ...................................................5 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................5 2.1.2. Tầm quan trọng của đầu tư gián tiếp nước ngoài ..........................................5 2.1.3. Đặc trưng cơ bản của FII ...............................................................................6 2.1.4. Các tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài ...............................................6 2.1.5. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam ...................................8 2.2. Các lý thuyết liên quan .........................................................................................9 2.2.1. Lý thuyết người đại diện (agency theory) .....................................................9 2.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) ....................................10 2.2.3. Lý thuyết quan hệ nhân quả (causality theory) ...........................................10 2.2.4. Lý thuyết mối quan hệ phi tuyến tính..........................................................12 2.3. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................13 2.3.1. Sở hữu nước ngoài tác động đến giá trị công ty (FO). ................................ 13 2.3.2. Sở hữu nhà nước tác động đến giá trị công ty (STATE) .............................14 2.3.3. Đòn bẫy tài chính (LEV) .............................................................................16 2.3.4. Qui mô công ty (SIZE) ................................................................................17 2.3.5. Tiền mặt (Cash) ...........................................................................................17 iv
  5. 2.3.6. ROE .............................................................................................................18 2.3.7. Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) ............................................................................18 2.3.8. Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (B/M) ................................................18 2.3.9. Rủi ro hệ thống (BETA) ..............................................................................19 2.4. Các nghiên cứu trước về Sở hữu nước ngoài và giá trị công ty. ........................19 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................24 3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24 3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................24 3.3. Phương pháp hồi quy ..........................................................................................24 3.3.1. Các phương pháp hồi quy ước lượng ..........................................................24 3.3.2. Phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond........................................25 3.4. Cách đo lường các biến trong mô hình...............................................................27 3.4.1. Giá trị công ty - TobinQ - Biến Phụ thuộc: .................................................27 3.4.2. Các biến kiểm soát: .....................................................................................27 3.5. Nguồn thu thập dữ liệu .......................................................................................30 3.6. Các bước thực hiện .............................................................................................31 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ..............................................32 4.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................32 4.2. Ma trận tương quan giữa các cặp biến. ..............................................................34 4.3. Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS, RE, FE và FE robust.........................35 4.4. Vấn đề nội sinh ...................................................................................................38 4.5. Thảo luận kết quả ...............................................................................................40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..............................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48 v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước .......................................................... 23 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình ...................................................... 30 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................. 32 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến ................................................... 34 Bảng 4.3 Kết quả hồi qui theo OLS, RE, FE, FE robust ................................ 35 Bảng 4.4 Kết quả ước lượng với mô hình GMM – Arellano và Bond ........... 40 vi
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT HOSE : Sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. OLS : Phương pháp bình phương bé nhất ( Ordinary Least Squares) RE : Phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effect model) FE : Phương pháp tác động cố định (Fixed Effect model) FE robust : Phương pháp tác động cố định với sai số chuẩn (fixed effect model cluster standard errors) GMM : Phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moment) VIF : Hệ số nhân tử phóng đại phương sai WTO : World Trade Orginazation - Tổ chức Thuơng mại Thế giới FDI : Vốn đầu tư trược tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FII : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Institutional Investment) vii
  8. Chương 1: Giới thiệu GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty đang được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm thực hiện với đối tượng nghiên cứu đa dạng về không gian và thời gian. Các tác giả đã ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng chưa tìm ra sự thống nhất về mối quan hệ tác động giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty. Vấn đề này vẫn đang được quan tâm tranh luận, nhất là tại thị trường mới nổi như Việt Nam thì vấn đề này được quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam, khi mở cửa nền kinh tế và Luật Đầu tư nước ngoài ra đời (1987), sở hữu nước ngoài có những đóng góp tích cực đến kinh tế xã hội Viện Nam. Mặc dù, kinh tế có những khó khăn mang tính toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng giao thương quốc tế, vẫn tiếp tục quan tâm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán, chúng ta đã chứng kiến sự sôi động của các doanh nghiệp để được niêm yết, tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phần và sự góp mặt ngày càng đông của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, các cá nhân nhỏ lẻ….Đặc biệt, với sự gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời buộc họ phải tăng cường khả năng cạnh tranh dưới nhiều hình thức. Vấn đề đặt ra, mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị như thế nào là điều cần được nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết. Mặc dù có vài nghiên cứu đã được thực hiện để giải quyết vấn đề với các kỹ thuật, phương pháp thực hiện khác nhau nhưng các nghiên cứu trước về sở hữu nước ngoài và giá trị công ty thì đang có vài ý kiến trái chiều. Có nghiên cứu cho rằng sở hữu nước ngoài có mối quan hệ thuận với giá trị công ty (Smith và cộng sự, 1997; Huang và Shiu, 2005; Frerreira và Matos, 2008). Mặt khác, có nghiên cứu phát hiện rằng sở hữu nước ngoài có tác động nghịch đến giá trị công ty (Douma, George và Kabir, 2006; Barbosa và Louri, 2005). Ở Việt Nam, có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty như nghiên cứu của Phùng Đức Nam và Lê Thị Phương Vy (2013), Phùng Đức Nam và Trương Trung Hiếu Trang 1
  9. Chương 1: Giới thiệu GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh Hoàng Thị Phương Thảo (2013), Phan Hữu Việt (2014), Võ Xuân Vinh (2013). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại đa dạng mối quan hệ giữa giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng chưa được quan tâm, cũng như tính cập nhật dữ liệu thực tiễn chưa được thực hiện tốt, nhất là thời điểm kinh tế có những khó khăn như hiện nay. Các câu hỏi đặt ra rằng liệu quyền sở hữu cổ phần nước ngoài có làm cho các mức độ giá trị của công ty tốt hơn, đây vẫn còn là một chủ đề tranh luận sôi nổi ở nhiều nước. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ hình chữ U giữa quyền sở hữu quản lý và giá trị thị trường công ty (Morck và cộng sự, 1988; McConnell và Servaes, 1990). Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ phi tuyến tính giữa quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và các mức độ hoạt động công ty (Khanna và Palepu, 1999; Ferris và Park, 2005). Do đó, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Như đã nêu lý do chọn đề tài, tuy có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty, cũng có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau với nhiều phương pháp khác nhau. Nghiên cứu này muốn tìm hiểu mối quan hệ của sở hữu nước ngoài và ảnh hưởng của nó như thế nào đến giá trị công ty ở thị trường Viêt Nam. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM có nhiều công ty cổ phần, cho nên ngoài vai trò như các cổ đông khác thì sở hữu nước ngoài đóng vai trò tác động như thế nào đến giá trị công ty. Hơn nữa, theo lý thuyết công ty của Jensen & Meckling (1976) thì quyền lợi của các nhà quản lý và quyền lợi của cổ đông khác nhau. Vì lợi ích của mình, các nhà quản lý có sử dụng quyền của mình để gây thiệt hại cho công ty. Vì vậy, vấn đề mà tác giả muốn nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá tác động về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2013. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chỉ tập trung xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và giá trị công ty, đồng thời cũng chỉ ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như sở Trương Trung Hiếu Trang 2
  10. Chương 1: Giới thiệu GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh hưu nhà nước, đòn bẫy tài chính, quy mô công ty, tiền mặt, ROE, Tỷ lệ chi trả cổ tức, chỉ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, rủi ro hệ thống tác động đến giá trị công ty. Nghiên cứu này dùng phương pháp chọn mẫu là các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) từ năm 2007 – 2013 qua các website: www.hsx.vn. Các công ty này làm đại diện cho đối tượng khảo sát vì các công ty này có vốn lớn và có nghĩa vụ phải cung bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường và các thông tin khác theo yêu cầu của Ủy Ban chứng Khoáng Nhà Nước. Vì vậy, các dữ liệu nghiên cứu có thể được thu thập. Dữ liệu được trỉnh bày theo dữ liệu bảng. Các dữ liệu nghiên cứu được trích từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, cáo bạch và các báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong giai đoạn 7 năm từ năm 2007 đến 2013. Mẫu nghiên cứu sẽ không bao gồm các công ty định chế tài chính như: ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, các công ty tài chính. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cố gắng xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài và giá trị công ty tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Cụ thể là để đóng góp thêm vài bằng chứng và làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty, đề tài hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau:  Tìm mối quan hệ phi tuyến tính và tác động giữa sở hữu nước ngoài đến giá trị công ty được niêm yết tại thị trường chứng khoán Tp.HCM.  Ngoài ra, đề tài cũng đo lường và tìm mối quan hệ của các yếu tố khác như: Sở hữu nhà nước, tỷ lệ chia cổ tức, ROE, đòn bẫy, qui mô công ty, tỷ lệ B/M, tiền mặt và beta tác động đến giá trị công ty. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu: - Sở hữu nước ngoài có mối quan hệ phi tuyến tính và mức độ tác động đến giá trị công ty? - Ngoài sở hữu nước ngoài thì các yếu tố khác tác động đến giá trị công ty như thế nào? Trương Trung Hiếu Trang 3
  11. Chương 1: Giới thiệu GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh 1.6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khoa học. Về khoa học, nghiên cứu này cung cấp thêm vài bằng chứng để kiểm tra có hay không mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và giá trị công ty, cung cấp thêm một cái nhìn tổng thể về ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến giá trị công ty. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu này rất hữu ích cho các đối tượng như các nhà hoạch định chính sách, các công ty niêm yết, các nhà đầu tư cũng như các cổ đông. Qua đó, đề tài có thể định hướng đánh giá đúng thị trường và đưa ra các chính sách phù hợp tại các công ty được niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.7. Kết cấu của đề tài. Đề tài được kết cấu thành 5 chương và được trình bày theo thứ tự như sau: Chương 1: Phần giới thiệu. Giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề của đề tài để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cách thu thập số liệu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu . Phân tích thống kê mô tả dữ liệu, phân tích mối quan hệ giữa các biến và phân tích hồi quy mô hình. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt các kết quả của đề tài, nêu ra các hạn chế của đề tài, đưa ra các kiến nghị và hướng nghiên cứu mới. Trương Trung Hiếu Trang 4
  12. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 2.1.1. Khái niệm Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Nguồn vốn này bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) và nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII - Foreign Institutional Investment). Trong khi FDI có vai trò thúc đẩy sản xuất thì FII lại có vai trò thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch. Ngược lại, sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc thu hút FII, thu hút vốn FII trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu sau: - Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh ngiệp, của chính phủ và của các tổ chức được phép phát hành trên thị trường tài chính. - Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính. 2.1.2. Tầm quan trọng của đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp đã hình thành và phát triển mạnh ở Mỹ và Châu Âu, mở ra cho các doanh nghiệp cách tiếp cận các nguồn vốn mới bân cạnh các nguồn vốn truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài là chỉ đóng góp vào các ngành sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm. Nhưng nguồn vốn này Trương Trung Hiếu Trang 5
  13. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh không giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ có nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp nước ngoài mới có thể giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được nguồn vốn, tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đang thiếu vốn và cần nguồn vốn mới/ ngoài ra, đầu tư gián tiếp nước ngoài còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được kỹ thuật sản xuất và cách đều hành quản lý tiên tiến để thúc đẩy phát triển kinh doanh. 2.1.3. Đặc trưng cơ bản của FII - Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. - Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FII là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Trên thực tế, mặc dù FII dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (49% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp… 2.1.4. Các tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài  Tác động tích cực: - Trước hết FII là một kênh dẫn vốn có quy mô lớn hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp truyền thống, cho phép có thể thu hút lượng vốn lớn của nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các mục tiêu tài chính. Hơn nữa, chính hình thức đầu tư FII còn giúp đẩy mạnh FDI thông qua mua cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng sở hữu và trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra FII giúp các doanh nghiệp trong nước có thể hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn và nâng cao giá trị của mình. Trương Trung Hiếu Trang 6
  14. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh - Vốn FII chảy vào có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của một nước bằng cách làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường vốn nội địa. Thị trường vốn với khả năng thanh khoản và hiệu suất cao cho phép nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả nhất dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. - Khi nguồn vốn FII chảy vào sẽ có tác động làm tăng tính thanh khoản của thị trường, bởi các giao dịch vốn trên thị trường trở nên sôi động hơn khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển phân phối nguồn lực và từ đó có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Thị trường vốn phát triển có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản. Thị trường vốn với khả năng thanh khoản cao làm cho đầu tư dài hạn hấp dẫn hơn, bởi vì nó cho phép người gửi tiết kiệm có thể nhanh chóng bán chứng khoán với chi phí giao dịch thấp khi họ cần sử dụng khoán tiền tiết kiệm của mình. Khi đầu tư dài hạn trở nên hấp dẫn hơn sẽ tạo điều kiện cải thiện tình hình phân phối vốn và tăng năng lực sản xuất. - Thị trường phát triển đồng thời làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn vì tính công khai, minh bạch thông tin của thị trường, buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải thực hiện vai trò quản lý tốt hơn. Mặt khác, nếu thị trường chứng khóan phát triển tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bên ngoài có thể mua lại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thay đổi bộ máy quản lý và khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.  Tác động tiệu cực: - So với các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư gián tiếp có xu hướng không ổn định hơn so với các hình thức đầu tư khác do đặc tính thị trường và khả năng thanh khoản cao. Sự không ổn định của nguồn vốn FII ở một mức độ nhất định là có giá trị, bởi vì nó tạo cơ hội tiềm năng thu hút các nhà đầu tư và kích thích thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tính không ổn định cũng sẽ gây ra rủi ro, những rủi ro này nếu không được quản lý hiệu quả có thể gây ra tình trạng mất ổn định của hệ thống tài chính và các khó khăn kinh tế khác. - Những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều, nhất là đầu tư gián tiếp đó là những rủi ro vĩ mô: Dòng vốn lớn chảy vào cũng có thể làm mất cân bằng vĩ mô, đặc biệt là khi chính sách vĩ mô không nhất quán và hướng tới Trương Trung Hiếu Trang 7
  15. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh những mục tiêu mâu thuẫn. Nguy cơ phổ biến nhất là tỷ giá tăng lên quá mức chính điều đó phá vỡ cân bằng tài khoản vốn và làm tích nợ nước ngoài. - Bên cạnh đó, vốn đổ vào có thể gây ra áp lực lạm phát trong một số trường hợp như: khi tỷ giá cố định đươc duy trì, dòng vốn đổ vào dẫn đến tình trạng mở rộng điều kiện tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó sẽ tác động đến mức giá, tỷ lệ lạm phát có thể gia tăng. Điều đó sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống trung gian tài chính nói riêng. - Rủi ro khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ào ạt, nhất là đối với các nguồn đầu tư gián tiếp. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêxicô năm 1994 và Thái Lan năm 1997 là một minh chứng rất rõ nét về rút vốn ồn ạt của các nhà đầu tư gián tiếp. Mặc dù các cuộc khủng hỏang tài chính tiền tệ, có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng các chỉ số kinh tế cơ bản…), nhưng bối cảnh đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong các khoản vay nợ nước ngoài sẽ càng làm trầm trọng thêm mức độ khủng hoảng. Chính vì vậy, để tránh những tác động xấu của nhà đầu tư gián tiếp, việc kiểm soát chặt chẽ luồng vốn này là rất cần thiết. 2.1.5. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam Làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh, nhất là từ thời điểm những tháng cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tính đến tháng 6 năm 2006, Việt Nam đã có 19 Quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn 1,9 tỉ USD. Nhiều quỹ đầu tư mới đã xuất hiện cùng với những cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Kết thúc năm 2006, Việt Nam thu hút được khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, bằng 1/3 tổng số vốn Việt Nam thu hút từ trước tới nay. Tuy nhiên, có thể thấy Việt Nam đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng chưa quan tâm thích đáng đến nguồn vốn FII. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Tổng cộng đến nay, FII mà Việt Nam thu hút được bằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được trong cùng thời kỳ. So với tỷ lệ trung bình 30-40% của các nước trong khu vực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn. Trương Trung Hiếu Trang 8
  16. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh Chưa bao giờ cơ hội phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp lại mạnh mẽ như hiện nay. Các doanh nghiệp đã không còn ở tình trạng chỉ trông chờ vào vốn vay ngắn hạn của ngân hàng, vì họ đã có một kênh huy động vốn rẻ hơn, đồng thời lại có cơ hội tham gia vào sân chơi chung cùng cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.VinaCapital - một trong những quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam - gần đây đã tăng thêm 300 triệu USD, đưa nguồn vốn mà VinaCapital đang quản lý lên hơn 800 triệu USD. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang nhắm tới những lĩnh vực như ngân hàng, bưu chính viễn thông… Những công trình lớn, như nhà máy điện, được dự báo là sẽ thu về hàng chục tỷ USD khi cổ phần hoá. Tuy nhiên thời điểm này hàng tỷ USD đổ vào Việt Nam nhưng việc giải ngân chưa thuận lợi, trong đó một số quỹ hoạt động mang tính thăm dò, vì một thực tế là phần nhiều các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa được kiểm toán, định giá tín nhiệm, do đó được xếp vào dạng thiếu minh bạch và rủi ro. Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp được đánh giá kiên quyết nhưng còn nhiều thận trọng. Các chuyên gia tài chính trong nước đang lo ngại việc đồng vốn dễ vào có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ khống chế nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 49% vốn trong doanh nghiệp và 30% trong ngân hàng đang được dự định nâng lên, nhưng chưa có một lộ trình cụ thể nào. Ngoài tỷ lệ khống chế, trên thực tế vẫn còn những rào cản nhất định làm giảm bớt sự nhiệt tình tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2. Các lý thuyết liên quan 2.2.1. Lý thuyết người đại diện (agency theory) Lý thuyết người đại diện được nghiên cứu bởi Jensen và Meckling (1976). Với công trình nghiên cứu này đã đưa lý thuyết người đại diện lên vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính và trở thành một phần quan trọng trong lý thuyết quản trị hiện đại. Lý thuyết người đại diện đề cập đến mối quan hệ tương tự như một hợp đồng theo đó người chủ sở hữu thuê nhà quản lý và ủy thác các quyết định hoạt động hàng ngày cùa công ty cho nhà quản lý. Tuy nhiên, với quyền hạn của mình, nhà quản lý có thể hành động vì lợi ích cá nhân của mình trong khi chủ sở hữu luôn luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận công ty. Nguyên nhân là do thông tin bất cân xứng được tạo ra từ việc tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành. Nhà quản lý sẽ điều hành công ty có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin phát triển của công ty nên dễ dàng hành động tư lợi. Sự bất cân xứng thông tin này sẽ gây ra mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, làm nảy sinh Trương Trung Hiếu Trang 9
  17. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh chi phí đại diện. Chính vì vậy cổ đông luôn muốn sử dụng các nguồn lực để kiểm soát hành vi của nhà quản lý. 2.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng (pecking order theory) Lý thuyết trật tự phân hạng được đề xuất lần đầu tiên từ Donaldon (1961) và được phát triển bởi Myers và Majiluf (1984) với giả định tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và các cổ đông. Các nhà quản lý thường có nhiều thông tin về khả năng tăng trưởng cũng như rủi ro và giá trị công ty hơn những nhà đầu tư bên ngoài. Vì vậy, đứng ở vị thế này thì những nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn khi doanh nghiệp phát hành thêm chứng khoán và điều này làm cho chi cho các nguồn tài trợ bên ngoài rất đắt đỏ. Theo đó, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khi công ty có nhu cầu về vốn sẽ ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) trước tiên, sau đó là chứng khoán nợ, trái phiếu chuyển đổi và phát hình cổ phiếu thường mới là lựa chọn cuối cùng. Các công ty có lợi nhuận càng cao, gia tăng mức lợi nhuận giữ lại, tỷ lệ nợ sẽ thấp (Friend và Lang, 1988; Rajan và Zingales, 1995). Ngoài ra, Myers và Majiluf (1984) còn nhấn mạnh thêm rằng công ty có mức tăng trưởng càng cao thì sẽ kỳ vọng có thêm nhiều cơ hội đầu tư và gia tăng nhu cầu về vốn tài trợ. Mặt khác, nếu lợi nhuận giữ lại không đủ để tài trợ cho các dự án đầu tư, công ty sẽ đi vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài. Myers (1984) giải thích rằng chi phí của việc vay nợ thấp hơn chi phí huy động vốn thông qua kênh phát hành thêm cổ phiếu. Công ty chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi họ tin giá trị cổ phiếu đang được định giá cao và họ cần tận dụng các điều kiện thuận lợi của thị trường. 2.2.3. Lý thuyết quan hệ nhân quả (causality theory) Các vấn đề về quan hệ nhân quả: Các nghiên cứu điều tra tác động của cơ cấu sở hữu đến hoạt động doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn. Điều này ngụ ý rằng các hoạt động tài chính của một công ty có thể ảnh hưởng đến cơ cấu sở hữu trong đó các biến giải thích được đề cập đến như sở hữu nước ngoài trong các mô hình có thể được xác định đồng thời với các thước đo hoạt động. Các nghiên cứu đầu tiên đã phân tích mối quan hệ này là của Demsetz (1983), tác giả cho rằng cơ cấu sở hữu được xác định là nội sinh. Ông lập luận “không có cơ cấu sở hữu đơn lẻ nào là phù hợp cho tất cả các tình huống nếu giá trị tài sản của công ty là tối đa” (Demsetz, 1983). Vấn đề cơ cấu sở hữu là một biến nội sinh được nhấn mạnh hơn nữa trong nghiên cứu của Demsetz và Villalonga (2001). Demsetz và Trương Trung Hiếu Trang 10
  18. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh Villalonga (2001) cho rằng cơ cấu sở hữu của những công ty là khá ổn định trong khoảng thời gian phân tích. Tuy nhiên, sau nghiên cứu của Thomsen và Pedersen (2000), kiểm tra quan hệ nhân quả được tiến hành giữa các biến đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và tỷ lệ phần trăm sở hữu nước ngoài để xác định xem những thay đổi trong hoạt động ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ phần sở hữu nước ngoài Để kiểm soát vấn đề nội sinh trong lý thuyết quản trị doanh nghiệp và giá trị công ty thì các nghiên cứu trước đây thường sử dụng các mô hình phương trình tương thích bằng cách áp dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) hoặc ba giai đoạn (3SLS). Nair – Reichert và Weinhold (2001) kiểm tra các mối quan hệ nhân quả của dữ liệu bảng nhằm định nghĩa mối quan hệ nhân quả trong nghiên cứu của họ. Kết quả nghiên cứu cho rằng giá trị của biến nguyên nhân nên đi trước giá trị của biến kết quả. Quan hệ nhân quả có thể chạy từ sở hữu nước ngoài đến giá trị công ty hoặc ngược lại. Trong cả hai trường hợp, quan hệ nhân quả có thể theo hướng tác động tích cực hay tiêu cực. Theo các giả thuyết về giám sát thì sở hữu có tác động tích cực đến giá trị công ty do các cổ đông lớn giám sát tốt các hiệu quả hoạt động của nhà quản lý. Mặc khác, theo các giả thuyết liên quan, giá trị công ty có tác động tích cực đến sở hữu do các cổ đông lớn giữ lại các cổ phần của mình khi giá trị thị trường của công ty đang ở mức cao. Dựa vào giả thuyết chi phí cơ hội, giá trị công ty tác động tiêu cực đến sở hữu tập trung khi các cổ đông lớn có ý định muốn bán cổ phần của họ sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của họ cho dù giá trị công ty đang cao. Trong nghiên cứu, Thomsen và cộng sự (2006) phát hiện ra quan hệ nhân quả chạy từ sở hữu cổ đông lớn đến giá trị công ty trong lục địa châu Âu nhưng không có ở Anh hoặc Mỹ. Hơn nữa, quan hệ nhân quả này chạy theo hướng tiêu cực, tỷ lệ phần trăm cao của các cổ đông lớn tại lục địa châu Âu tạo ra xung đột lợi ích giữa các cổ đông công ty và các cổ đông thiểu số. Nghiên cứu này lập luận rằng những phát hiện của Thomsen và cộng sự (2006) không thể hiện rõ sự các vấn đề nội sinh vì họ chỉ sử dụng mô hình bình thường nhỏ nhất (OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên theo thời gian và mô hình tác động cố định. Demsetz và Villalonga (2001) tái kiểm tra ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đối với hoạt động công ty. Đây là nghiên cứu đầu tiên để đo lường riêng biệt tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông bên trong và cổ đông bên ngoài. Bằng cách sử dụng mô hình bình phương bé nhất (OLS), họ thấy rằng cơ cấu sở hữu và hoạt động công ty có ý nghĩa Trương Trung Hiếu Trang 11
  19. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh thống kê. Tuy nhiên, để kiểm soát vấn đề nội sinh của cơ cấu sở hữu, họ sử dụng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) và thấy rằng không có ý nghĩa thống kê giữa mối quan hệ này. Demsetz và Villalonga (2001 ) kết luận rằng cơ cấu sở hữu là nội sinh bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư hiện tại hoặc tiềm năng và kết quả là không có mối liên hệ giữa cơ cấu sở hữu và hoạt động công ty. 2.2.4. Lý thuyết mối quan hệ phi tuyến tính Mork và cộng sự (1988) đã đưa ra một kết quả thực nghiệm là có mối quan hệ phi tuyến tính giữa giá trị công ty và sở hữu quản trị. Kết quả chứng minh rằng ở mức độ sở hữu cao có thể xảy ra hiện tượng “entrenchment” (hiện tượng chủ quan của nhà quản trị khi họ nắm quyền kiểm soát công ty). Sử dụng TobinQ như là phép đo hiệu quả hoạt động và tỷ lệ sở hữu vốn là thang đo cho mức độ sở hữu quản trị. Các tác giả dùng kỷ thuật hồi quy tuyến tính từng phần (cho phép hệ số của biến sở hữu bằng 5% và 25%) để ước lượng mối quan hệ này. Kết quả là mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và giá trị công ty là đồng biến khi tỷ lệ sở hữu quản trị nằm trong khoảng 0%-5% và lớn hơn 25%, và nghịch biến khi tỷ lệ sở hữu quản trị từ 5%-25%. McConnell và Seraes (1990) dùng mô hình hồi quy tuyến tính bậc 2 của tỷ lệ sở hữu quản trị cho thấy kết quả là mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và hiệu quả hoạt động công ty là đồng biến khi tỷ lệ sở hữu quan trị nhỏ hơn 40% và nghịch biến khi tỷ lệ này lớn hơn 40%. Kole (1995) đã có thực nghiệm giải thích sự khác nhau về hai kết quả nghiên cứu của Mork và cộng sự (1988) và McConnell và Seraes (1990). Cụ thể, Morck và cộng sư thì kết luận rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và hiệu quả hoạt động công ty chuyển từ đồng biến sang nghịch biến khi tỷ lệ sở hữu quản trị đạt 5%, còn McConnell và Seraes (1990) khẳng định rằng khi tỷ lệ sở hữu quản trị đạt 40% thì mối quan hệ này mới thay đổi. Kole (1995) kết luận rằng, sự khác nhau về kết quả là do sự khác nhau về quy mô công ty trong hai nghiên cứu. Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và hiệu quả hoạt động công ty chuyển từ đồng biến sang nghịch biến ở tỷ lệ sở hữu quản trị cao hơn đối với công ty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại. Chen và cộng sự (2003) dùng kỹ thuật hồi quy tuyến tính với mô hình bậc hai đối với tỷ lệ sở hữu quản trị, tác giả đã phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và hiệu quả hoạt động công ty khi tỷ lệ sở hữu quản trị từ 0-4% và đồng biến khi tỷ lệ sở hữu quản trị lớn hơn 4%. Với phương pháp bình phương cực tiểu hai Trương Trung Hiếu Trang 12
  20. Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: PGS.TS. Võ Xuân Vinh giai đoạn (2SLS) và mô hình hồi quy tác động cố định công ty. Chen và cộng sư (2003) đã chứng minh được mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và hiệu quả hoạt động công ty là thực và khi tỷ lệ sở hữu quản trị tăng thì sẽ làm cho hiệu quả hoạt động công ty tăng theo. Bhabra (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty tại New Zealand. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty, mối quan hệ này đồng biến khi tỷ lệ sở hữu dưới 14% và trên 40% và là tỷ lệ nghịch biến trong khoảng 14%- 40%. Kết quả nghiên cứu này đóng góp thêm bằng chứng cho mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu và giá trị công ty. Trong một nghiên cứu từ 116 công ty ở Úc được tiến hành trong giai đoạn 1992-2002, Henry (2008) tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa quyền sở hữu bên ngoài và giá trị công ty, kết quả cho thấy rằng sở hữu tổ chức có mối quan hệ thuận đến giá trị công ty. Hơn nữa, tác giả còn phát hiện ra rằng cả hai cơ cấu sở hữu là cơ chế thay thế cho cấu trúc quản trị nội bộ trong việc nâng cao giá trị công ty. Ngoài ra, Ferris và Park (2005) thấy rằng có một mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị công ty và tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản. Giá trị công ty tăng và sau đó giảm sau khi sở hữu nước ngoài đạt khoảng 40%. Dựa vào lý thuyết người đại diện, Ferris và Park (2005) lập luận rằng sở hữu nước ngoài cao của họ có thể đến dẫn đến hiện tượng “entrenchment” và có các hành động hướng tới lợi ích cá nhân của họ hơn là lợi ích chung với các cổ đông khác 2.3. Giả thuyết nghiên cứu. 2.3.1. Sở hữu nước ngoài tác động đến giá trị công ty. Sở hữu nước ngoài được coi là một phần quan trọng trong cơ cấu sở hữu của công ty tại các thị trường mới nổi (Douma, George và Kabir, 2006). Hầu hết các nghiên cứu cho rằng sở hữu nước ngoài có tác động thuận chiều đến giá trị công ty vì cổ đông nước ngoài có thể đóng một vai trò giám sát trong hệ thống quản trị doanh nghiệp nội bộ của các công ty tại các thị trường mới nổi (Douma, George và Kabir, 2006; Wei và cộng sự, 2005; Ferreira và Matos, 2008; Huang và Shiu, 2005). Smith và cộng sự (1997) cho thấy rằng sở hữu nước ngoài có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lợi của công ty. Huang và Shiu (2005) cho rằng các nhà đầu tư tổ chức nước Trương Trung Hiếu Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2