Kỹ thuật chọn chim và chăm sóc chim họa mi
lượt xem 22
download
1/ Mùa sinh sản của Họa mi. - mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 6,tháng 7 âm lịch.đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi.đến tầm tháng 9 - 10 là "rộ" nhất. - tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật chọn chim và chăm sóc chim họa mi
- Kỹ thuật chọn chim và chăm sóc chim họa mi 1/ Mùa sinh sản của Họa mi. - mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 6,tháng 7 âm lịch.đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi.đến tầm tháng 9 - 10 là "rộ" nhất. - tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.tổ họa mi rất kín đáo,trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau. - mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 - 4 trứng.một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở.mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa.họa mi là giống chim rất chung thủy,trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng. 2/ Mùa thay lông. sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và họa mi cũng không nằm ngoài chu kì này. - mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 - 3 tháng mới xong.chim nào yếu thì thay
- trước,chim nào khoẻ thì thay sau.mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời, - khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng,đảo bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình. + lồng chim phải được phủ cả ngảy,treo vào nơi yên tĩnh. + tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. + nên cho ăn cào cào,loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh. + vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 - 20 phút.khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng. - điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này. + nuôi dưỡng không đúng mức:không đủ chất,bữa đói bữa no,thay đổi thức ăn đột ngột. + thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng,tắm nước. + do di chuyển xa đột ngột.cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam.khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót.nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết.kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất. 3/ Phân biệt chim trống, mái. thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ,bắt mắt.nhưng với họa mi thì khác. chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước.nhưng cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được. + quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng,nếu là trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ,còn chim mái thì mọc ngang. + còn kinh nghiệm nữa là.quan sát tổng thể hình dáng :thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác nhau.chim mái thường đầu nhỏ,thân hình mảnh khảnh,chân nhỏ...chim trốg thì vạm vỡ,đầu to... nhưng để quan sát như vậy thì rất khó,vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng.quan sát con chim khác quan sát con ngựa,con chó ở chỗ,với ngựa hay
- chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.nhưng với chim chóc thì ngược lại,ta càng quan sát nhiều thì càng hoa mắt. kinh nghiệm là khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới quay lại quan sát từ đầu. 4/ Thức ăn và cách pha chế. -1 lon tấm gạo (250g) - 5 trứng gà hay vịt. - 1 muỗng cafe đường cát. - 2 muỗng cafe bột sò và xương. - rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào hơi vàng bắt chảo xuống.đập ngay 5 quả trứng vào tấm,rắc đường bột sò vào.trộn đều sau đó đem phơi khô.có thể tấm bị vón cục lại,ta cần bóp nhuyễn ra.lưu ý:nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã,bóng
- lông. - ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào,sâu tươi...tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn. - cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu. 5/ Thuần dưỡng họa mi bổi. theo giới nuôi chim thì chim "bổi" là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người .người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim "bổi" lỡ ,nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn ,vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh. - tập cho chim dạn dần:họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn.với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu,trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng.muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh.ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau .nhớ đừng" dục tốc bất đạt". - nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi,sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo.từ từ chúng sẽ quen mồi.sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi.nhưng phải để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa.theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng.khác với khi ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác cào cào hay sâu tươi. - ngoài ra cần chăm sóc chu đáo.họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 - 20 phút.với chim mà bị trầy đầu do nhảy thì ta nên tập cho tắm cóng vì vết thương mau lành.
- Kỹ thuật thuần hóa chim Họa Mi Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là "nghệ sĩ của rừng xanh" bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần. - Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm "chim mộc". Người chơi chim sử dụng từ "mộc" để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi... Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng. - Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái "lồng cũi", cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen "đứng cầu", ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa. - Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở "lồng nuôi". Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là "chim tạm".
- - Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để "ốp" chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách "ốp đực" không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại "đỉnh". Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng "xốn xang" đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ. - Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực "tạm" ở gần những con chim "thuần". Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những "lãnh địa" riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ "phá đám"; họa mi đực thuần sẽ có hành động "dằn mặt" con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực. - Có thể nói chăm sóc chim "tạm" là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ "mộc", người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn "chim tạm" bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc
- chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định... để tạo cho chim có những "phản xạ có điều kiện" phù hợp với cuộc sống trong lồng. - Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng "sờ mó" vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất "nặng mùi" và không còn cách nào khác là phải "sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để "không ai đụng cham đến ai cả". - Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim... Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được "ốp mái". Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những "tuyệt chiêu" mà có khi bạn cũng không ngờ tới. - Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua "chim thuộc", không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu... hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt... Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người. - Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim... bằng
- sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo. - Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng. - Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim... bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới... Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi. - Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực "ốp mái" để kích thích "nam tính" trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong "tình yêu" có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi. - Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn. Ngoài những kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thuần hóa họa mi là cách chọn chim của bạn như thế nào nữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bồ câu Pháp
4 p | 1557 | 356
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BỒ CÂU PHÁP
39 p | 484 | 146
-
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu pháp VN1 đạt năng suất cao ?
26 p | 399 | 119
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - Đỗ Hồng
44 p | 456 | 105
-
Tài liệu Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ
8 p | 327 | 56
-
Kỹ thuật nuôi chích chòe Than (Đất) - Chích chòe Lửa
3 p | 301 | 54
-
Kỹ thuật chọn Chim Họa Mi hót hay
3 p | 341 | 50
-
Phân tích 2 giai đoạn về sinh trưởng ở chim cút Nhật
17 p | 202 | 48
-
Cách chọn và nuôi thuần chào mào
9 p | 233 | 31
-
Phương pháp chọn lựa chim cu gáy tốt
47 p | 218 | 27
-
Cách nhận biết Chào Mào trống – mái
3 p | 200 | 21
-
Những loài chim đẹp
4 p | 147 | 18
-
Lựa chọ và bảo quản cá
2 p | 88 | 11
-
Kinh nghiệm nuôi Chim Gáy mồi
8 p | 92 | 7
-
Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 2 - PGS.TS.Phạm Kim Đăng
52 p | 70 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn