intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Chia sẻ: Nguyen Thi Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

242
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim. Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

  1. Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim. Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi. Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới. Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc. Các loài chim khuyên ở miền nam 1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng. 2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
  2. Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt. Các loài chim khuyên ở miền bắc 1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam) 2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ... Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luận, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn) Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn. - Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi. - Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao. Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng. Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh. Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều đó có đúng không? Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
  3. Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn. Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim. Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục. Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi. Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán: Cách phân biệt vành khuyên trống mái : - Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao. - Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh. Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì: - Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu. - Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu. Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí. Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi : Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân. Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).
  4. Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối... Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới... Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần. Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình. Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây: - Cào cào non. - Bột đậu xanh trộn trứng. - thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối. Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn. Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau: - Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra. Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần. Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của
  5. chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết. Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên. Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng. Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo. Chăm sóc vành khuyên thay lông Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà
  6. là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài. Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả. Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to. Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông. Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn. Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình. Phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên Bệnh đi ngoài
  7. Cách nhận biết: Phân loãng toàn nước không có cứt. Nguyên nhân: Thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, cóng bẩn thủi không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày Cách chữa: Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 - 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã. Đối với bệnh nặng: Cho chim uống nước chè loãng và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì + 2 Trứng 1 thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi. Đối với bệnh nặng hơn: Mua 1 quả chuối tây thật to và ngon cho chim ăn trong 3 ngày, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày này ( Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám Ba Vì khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột rồi mới được chuyển sang loại cám khác khi chuyển sang loại khác phải chuyển từ từ nếu đột ngột thì bệnh cũ tái phát nên thả chim. Bệnh về chân của chim Cách nhận biết: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệnh ngón, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương. Nguyên nhân: Chim nhẩy bị vướng vào nan cửa ***g hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (Xiên chuối bằng sắt hoặc inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng. Cách chữa: Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được. Bệnh ký sinh trùng làm hại chim Cách nhận biết: Lông chim sơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhẩy cuồng loạn không phải nhẩy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài gây ra Nguyên nhân: Do ký sinh trùng chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do cóng không sạch sẽ, khô ráo, lây bệnh từ những con chim khác.
  8. Cách chữa: Đối với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim ( Phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tới da của chim). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim, Ngoài ra ta phải cọ rửa sạch sẽ và nhúng cả cóng vào nước sôi già.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2