intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để lãnh đạo trong tình thế khó khăn

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình kinh doanh của công ty không mấy sáng sủa. Người lãnh đạo bị bao trùm bởi giấy nợ, bản hợp đồng đã hủy và thực trạng cần sa thải những nhân viên trung thành bấy lâu… Làm thế nào để giảm nhẹ tin xấu và khích lệ tinh thần những nhân viên còn lại?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để lãnh đạo trong tình thế khó khăn

  1. Làm sao để lãnh đạo trong tình thế khó khăn (LiveSupport.vn) – Tình hình kinh doanh của công ty không mấy sáng sủa. Người lãnh đạo bị bao trùm bởi giấy nợ, bản hợp đồng đã hủy và thực trạng cần sa thải những nhân viên trung thành bấy lâu… Làm thế nào để giảm nhẹ tin xấu và khích lệ tinh thần những nhân viên còn lại?
  2. Đối thoại, cảm thông, hy sinh và lại đối thoại. Theo lời doanh nhân Beth Banks Cohn, bạn cần kiên định về kế hoạch kinh doanh của công ty rồi thẳng thắn trình bày kế hoạch đó với nhân viên. Đặc biệt khi có liên quan đến nhiều người và khối lượng công việc họ cần đảm đương. Cohn dẫn chứng ví dụ về một công ty dược. Lần nọ, ban lãnh đạo quyết định tách phòng nghiên cứu và phát triển ra thành hai phòng khác nhau, để phát triển một loại thuốc mới, nhằm cạnh tranh với đối thủ. Nhưng chẳng ai chịu ngồi lại với các nhân viên mà giải thích lý do của việc chia cắt phòng ban một cách đột ngột. Kết quả là hai phòng cứ làm việc chồng chéo, trùng lặp. Cuối cùng, công ty đó phải gắn kết hai phòng lại với nhau như cũ. Cohn nói: “Bạn cần trình bày kế hoạch cho nhân viên, dẫu là sự
  3. thật không mấy sáng sủa: một nhóm sẽ được đầu tư phát triển hơn nhóm kia”. Hơn thế nữa, nếu thiếu thông tin, mọi người sẽ đồn đãi nhiều chuyện không đúng sự thật, gây hoang mang cả công ty. Theo Cohn: “Nhiều quản lý rất ngại thông báo tình hình cho nhân viên, đặc biệt là khi phải giảm biên chế và thu hẹp phạm vi hoạt động.Nhưng, trên thực tế, cần nói rõ để mọi người hiểu và chấp nhận. Là lãnh đạo thì càng phải cung cấp nhiều thông tin cho nhân viên hơn”. Khi thấy đồng nghiệp bị giảm biên chế, nội bộ công ty không tránh khỏi xào xáo. Làm thế nào bạn khích lệ những nhân viên còn lại đừng dao động tâm lý mà hãy tập trung vào công việc trước mắt? Cách giải quyết duy nhất là thể hiện sự cảm thông.
  4. Lãnh đạo có thể thành tâm chia sẻ với nhân viên: “Tôi hiểu tình hình đang rất khó khăn. Nhưng, chúng ta vẫn còn công việc cần giải quyết. Tôi ở đây để giúp mọi người tập trung vào công việc của tập thể. Bất cứ điều gì các bạn cần, tôi sẽ cố gắng giúp trong giới hạn của mình”. Cohn nhớ trường hợp một công ty nọ giảm biên chế 30% nhân viên và cô nhóm trưởng nói với cấp trên: “Đáng lẽ còn tệ hơn. Đáng lẽ phải giảm biên chế 50%”.Những nhân viên biết chuyện đều hận cô ấy. Trong hoàn cảnh khốn khó, là lãnh đạo nhưng bạn cũng cần là con người có tình cảm. Bên cạnh đó, trong tình thế khó khăn, chủ doanh nghiệp phải là người hy sinh trước nhất. Tự cắt tiền thưởng, tự giảm lương, đi công tác bằng vé máy bay giá rẻ… Chia sẻ khó khăn với nhân viên mới khiến họ tin tưởng mình.
  5. Và cuối cùng, khi tình thế sáng sủa và ổn định hơn, bạn cũng cần thông tin cho nhân viên ngay lập tức. Đừng bao giờ ngừng trao đổi, trò chuyện với mọi nhân viên. Theo Doanh Nhân Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2