intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH Sử 10- BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI

Chia sẻ: Quach Dinh Phuc Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

142
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH Sử 10- BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI

  1. Sử 10- BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862 1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX *Nguyên nhân: + Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.
  2. + Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới khiến đời sống của công nhân cực khổ dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra. * Phong trào công nhân: -Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. -Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước. Điểm mới: + Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp(1879), nhóm giả phóng lao động Nga(1883). +Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất. +C.Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng- ghen. 2. Quốc tế thứ hai. * Hoàn cảnh ra đời: -Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động. -Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.
  3. -Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời , ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ II thành lập ở Pari. *Hoạt động Quốc tế thứ II: -Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị. - Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động. * Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ. * Đóng góp :Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước Ph. Ăngghen ( Friedrich Engels, 1820 – 1895 ) *Vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ II: -Sự ra đời của Quốc tế thứ II là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. -Từ khi Ăng-ghen qua đời, cùng với những biến động của đời sống kinh tế - xã hội ,những phần tử cơ hội chống lại học thuyết Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ II do E.Béc- xtai-nơ đề xướng đã làm cản trở bước tiến của phong trào công nhân.
  4. *Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ II: -Cuộc đấu tranh của một số lãnh tụ cách mạng trong các Đảng công nhân như La-phác-gơ (Pháp), Bêben, Rôda Lúcxembua (Đức) ,tuy nhiên kết quả hạn chế do đấu tranh không triệt để. -Cuộc đấu tranh của Lênin - lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga - lên án ách thống trị của đế quốc thuộc địa đòi quyền tự quyết cho các dân tộc và bảo vệ học thuyết Mác. -Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế II xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. Quốc tế thứ II tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2