intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Chia sẻ: Muc Hapgung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.598
lượt xem
638
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Kiến thức: - HS biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. - Trò : SGK, tư liệu về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

  1. LỊCH SỬ QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ và nắm sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. - Trò : SGK, tư liệu về Bác III. Các hoạt động:
  2. T HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC G 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. - Giáo viên treo một giỏ trái - 3 học sinh chọn 1 quả (có cây. Trò chơi “Bão thổi”  đính câu hỏi)  đọc câu hỏi 3 em.  trả lời. + Hãy nêu hiểu biết của em - Học sinh nêu về Phan Bội Châu? + Hãy thuật lại phong trào - Học sinh nêu Đông Du? + Vì sao phong trào thất - Học sinh nêu bại?  GV nhận xét + đánh giá
  3. điểm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Quyết chí ra đi tìm đường - 1 học sinh nhắc lại tựa bài cứu nước”.  Giáo viên ghi bảng 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 13’ 1. Nguyễn Tất Thành ra - Hoạt động lớp, nhóm đi tìm đường cứu nước. * Hoạt động 1: Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu con đường ra đi cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải - Giáo viên chia nhóm ngẫu - Học sinh đếm số từ 1, 2, 3,
  4. nhiên  lập thành 4 (hoặc 4... Các em có số giống 6) nhóm. nhau họp thành 1 nhóm  Tiến hành họp thành 4 nhóm. - Giáo viên cung cấp nội - Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận: dung thảo luận  đọc yêu a) Em biết gì về quê hương cầu thảo luận của nhóm. và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối? d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?  Hiệu lệnh thảo luận - Các nhóm thảo luận, nhóm
  5. trong 3 phút. nào hoàn thành thí đính lên bảng. - Giáo viên gọi đại diện - Đại diện nhóm trình bày nhóm đọc lại kết quả của miệng  nhóm khác nhận nhóm. xét + bổ sung.  Giáo viên nhận xét từng Dự kiến kết quả thảo luận: nhóm  rút ra kiến thức. a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước  Giáo viên nhận xét từng nhà bị Pháp xâm chiếm. nhóm  giới thiệu phong b) Là người yêu nước, cảnh quê hương Bác. thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. Anh khâm phục các vị yêu nước tiền
  6. bối nhưng không tán thành cách làm của các cụ.  Giáo viên nhận xét c) Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn cụ  Giáo viên nhận xét Phan Chu Trinh thì là yêu cầu Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh là điều không thể, “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng  Giáo viên nhận xét + chốt thương”. : d) Quyết định ra đi tìm ra Với lòng yêu nước, thương con đường mới để có thể dân, Nguyễn Tất Thành đã cứu nước, cứu dân. quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
  7. 12’ 2. Quá trình tìm đường - Hoạt động lớp, cá nhân cứu nước của Nguyễn Tất Thành. * Hoạt động 2: Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Phương pháp: Đóng vai, vấn đáp, đàm thoại - Tiết trước, cô đã phân - 3 học sinh thực hiện tiểu công các em chuẩn bị tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, phẩm “Nguyễn Tất Thành Nguyễn Tất Thành, anh Tư ra đi tìm đường cứu nước”. Lê). Mời các em lên thực hiện phần chuẩn bị của mình. - Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó,
  8. hãy cho biết: a) Nguyễn Tất Thành ra a) Học sinh nêu: để xem nước ngoài để làm gì? nước Pháp và các nước khác  tìm đường đánh Pháp. b) Anh lường trước những b) Học sinh nêu: sẽ gặp khó khăn nào khi ở nước nhiều điều mạo hiểm, nhất ngoài? là khi ốm đau. c) Theo Nguyễn Tất Thành, c) Làm tất cả việc gì để làm thế nào để có thể sống sống và để đi bằng chính và đi các nước khi ở nước đôi bàn tay của mình. ngoài? d) Nguyễn Tất Thành ra đi d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, tìm đường cứu nước tại vào ngày 5/6/1911. đâu? Lúc nào?  Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
  9.  Giáo viên chốt: - 1 học sinh đọc lại Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 5’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm bàn, cá nhân Phương pháp: Động não, trò chơi, hỏi đáp - Giáo viên phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”. - Giáo viên nêu câu hỏi  - Học sinh thi đua nói từ “Hết”  nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời  trả lời Đ : 1
  10. bông hoa. * Một số câu hỏi: - Nguyễn Tất Thành là tên gọi của Bác Hồ, đúng hay sai? - Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? - Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử? - Bến Cảng Nhà Rồng nằm ở Tp.HCM hay Hà Nội?
  11. (GV kết hợp yêu cầu học sinh xác định vị trí Tp.HCM trên bản đồ).  Giáo viên nhận xét  tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” - Nhận xét tiết học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2