Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định mối tương quan giữa thương mại quốc tế và sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ hộ gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THIẾT HÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ THEO GIỚI TÍNH TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THIẾT HÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ THEO GIỚI TÍNH TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ TẤT THẮNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các thông tin, số liệu trong luận án được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................1 MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .........................................................................ix TÓM TẮT........................................................................................................................x ABSTRACT ................................................................................................................. xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1 1.1. Bối cảnh lý thuyết ................................................................................................ 1 1.2. Bối cảnh thực tiễn ................................................................................................ 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................14 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 15 1.5. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu ........................................................................15 1.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15 1.7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................... 17 1.8. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 18 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............20 2.1. Một số khái niệm chính được sử dụng trong nghiên cứu...................................20 2.1.1. Sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ........................................20 2.1.2. Phân biệt đối xử và các thuật ngữ liên quan đến giới .................................21 2.2. Kinh tế học phân biệt đối xử ..............................................................................23 2.2.1. Mô hình phân biệt đối xử dựa trên khẩu vị.................................................24 2.2.2. Mô hình phân biệt đối xử thống kê ............................................................. 25 2.3. Phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động ............................................34 2.4. Sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ................................................39 2.4.1. Lý thuyết về khoảng cách giới, mức sinh và tăng trưởng của Galor & Weil (1996) ....................................................................................................................39 2.4.2. Các nhân tố tác động đến sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ............................................................................................................................... 45
- iii 2.5. Mối tương quan giữa thương mại quốc tế và phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động...........................................................................................................51 2.5.1. Các nghiên cứu lý thuyết ............................................................................52 2.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................62 2.6. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................65 2.6.1. Khoảng trống về lý thuyết ..........................................................................65 2.6.2. Khoảng trống về thực nghiệm ....................................................................65 2.6.3. Khoảng trống về thực tiễn chính sách ........................................................66 2.7. Khung phân tích .................................................................................................66 CHƯƠNG 3. CHÊNH LỆCH GIỚI TRONG VIỆC LÀM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................................................................71 3.1. Giới thiệu............................................................................................................71 3.2. Phân biệt đối xử về giới trong việc làm ............................................................. 72 3.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...................................................................74 3.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động nữ ...........74 3.3.2. Ước lượng mức độ phân biệt đối xử với lao động nữ bằng phương pháp phân rã...................................................................................................................79 3.3.3. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................81 3.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................82 3.4.1. Thống kê mô tả ...........................................................................................82 3.4.2. Xác định các nhân tố tác động đến sự tham gia của lao động nữ ...............84 3.4.3. Phân tích khác biệt về sự tham gia của lao động nữ ...................................86 3.5. Kết luận và hàm ý chính sách ............................................................................89 CHƯƠNG 4. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ THAM GIA CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .........................................................90 4.1. Giới thiệu............................................................................................................90 4.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................92 4.2.1. Phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động .....................................92 4.2.2. Thương mại quốc tế và sự tham gia của lao động nữ .................................92 4.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...................................................................94 4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................94
- iv 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................95 4.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................101 4.4.1. Thống kê mô tả .........................................................................................101 4.4.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................101 4.5. Kết luận và hàm ý chính sách ..........................................................................106 CHƯƠNG 5. CHÊNH LỆCH GIỚI TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MỨC SINH ...........................................................................................................................107 5.1. Giới thiệu..........................................................................................................107 5.2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................110 5.2.1. Khoảng cách giới trong sự tham gia vào lực lượng lao động của hộ gia đình .....................................................................................................................110 5.2.2. Tác động của thương mại quốc tế .............................................................111 5.2.3. Tác động của mức sinh .............................................................................112 5.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .................................................................112 5.3.1. Đo lường chỉ số mức độ tham gia vào thương mại quốc tế của hộ gia đình .............................................................................................................................112 5.3.2. Phương pháp hồi quy ................................................................................114 5.3.3. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................118 5.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................119 5.4.1. Thống kê mô tả .........................................................................................119 5.4.2. Tác động của thương mại quốc tế đến khoảng cách giới trong sự tham gia vào lực lượng lao động .......................................................................................121 5.4.3. Tác động của mức sinh đến khoảng cách giới trong sự tham gia vào lực lượng lao động ....................................................................................................125 5.4.4. So sánh giữa tác động của thương mại quốc tế và tác động của mức sinh .............................................................................................................................125 5.4.5. Kết quả hồi quy của các biến kiểm soát khác ...........................................126 5.5. Kết luận và hàm ý chính sách ..........................................................................126 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................128 6.1. Những kết quả nghiên cứu chính .....................................................................128
- v 6.2. Đóng góp mới của nghiên cứu .........................................................................130 6.2.1. Những điểm mới về lý thuyết ...................................................................130 6.2.2. Những điểm mới về thực nghiệm .............................................................130 6.2.3. Những điểm mới về thực tiễn chính sách .................................................131 6.3. Đề xuất gợi ý một số chính sách ......................................................................131 6.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .......................135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................136 PHỤ LỤC ....................................................................................................................168
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á CEDAW Convention on the Elimination of all Công ước của Liên Hợp quốc về Forms of Discrimination Against xóa bỏ mọi hình thức phân biệt Women đối xử với phụ nữ CIEM Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Management Trung ương DC Discrimination coefficient Hệ số phân biệt đối xử DoE Department of Economics of the Khoa kinh tế của trường Đại học University of Copenhagen Copennhagen GEM Global Entrepreneurship Monitor Chỉ số kinh doanh toàn cầu FEM Fixed-effects model Mô hình các ảnh hưởng cố định FGLS Feasible Generalized Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi IFC International Finance Corporation Tổ chức Tài chính Quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế ILSSA Institute for Labour Science and Viện Khoa học Lao động và Xã Social Affairs hội IV Instrumental Variable Phương pháp biến công cụ MI Multiple Imputation Phương pháp thay thế lặp OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu Oxfam Oxford Committee for Famine Tổ chức Oxfam Relief POLS Pooled Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương tối
- vii thiểu thô PSM Propensity Score Matching Phương pháp so khớp điểm xu hướng REM Random-effects model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên SME Small and medium-sized enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ SNA System of National Accounts Hệ thống Tài khoản quốc gia UNDP United Nations Development Chương trình phát triển Liên Hợp Programme Quốc UNICEF United Nations International Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Children's Emergency Fund UNU- United Nations University - World Viện Nghiên cứu thế giới về Kinh WIDER Institute for Development tế Phát triển của Đại học Liên Economics Research Hợp Quốc UN United Nations Development Fund Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Women for Women Hợp Quốc VHLSS Vietnam Household Living Khảo sát mức sống dân cư Việt Standards Survey Nam VN SME Vietnam Small and medium-sized Khảo sát doanh nghiệp vừa và Survey enterprises Survey nhỏ Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WDI World Development Indicators Các chỉ số phát triển thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. So sánh các mô hình phân biệt đối xử (xét trường hợp cụ thể người sử dụng lao động phân biệt đối xử đối với người lao động) ............................................32 Bảng 3.1. Giải thích các biến sử dụng trong mô hình tại chương 3 .............................. 77 Bảng 3.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu chương 3 ..............................................83 Bảng 3.3. Các nhân tố tác động đến sự tham gia của lao động nữ ................................ 84 Bảng 3.4. Phân rã sự khác biệt số lượng lao động nữ ...................................................87 Bảng 3.5. Phân rã sự khác biệt tỷ lệ lao động nữ so với tổng số lao động ....................88 Bảng 4.1. Giải thích các biến sử dụng trong mô hình tại chương 4 .............................. 99 Bảng 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu chương 4 ............................................101 Bảng 4.3. Hồi quy Probit - Doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên ...........................102 Bảng 4.4. Hồi quy Probit - Doanh nghiệp xuất khẩu tương đối thường xuyên ..........103 Bảng 4.5. Hồi quy Probit - Doanh nghiệp xuất khẩu ít thường xuyên ........................103 Bảng 4.6. Tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia của lao động nữ xét về quy mô ..............................................................................................................104 Bảng 4.7. Tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia của lao động nữ xét về tỷ trọng ..................................................................................................................105 Bảng 5.1. Giải thích các biến sử dụng trong mô hình tại chương 5 ............................117 Bảng 5.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu chương 5 ............................................120 Bảng 5.3. Kết quả hồi quy giai đoạn 02 - biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian làm việc, biến giải thích là chỉ số mức độ tham gia vào thương mại quốc tế của hộ gia đình (tính theo giá trị hàng hóa xuất khẩu) .....................................122 Bảng 5.4. Kết quả hồi quy giai đoạn 02 - biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian làm việc, biến giải thích là chỉ số mức độ tham gia vào thương mại quốc tế của hộ gia đình (tính theo thuế quan) ...............................................................122 Bảng 5.5. Kết quả hồi quy giai đoạn 02 - biến phụ thuộc là khoảng cách giới về tiền lương, biến giải thích là chỉ số mức độ tham gia vào thương mại quốc tế của hộ gia đình (tính theo giá trị hàng hóa xuất khẩu) .................................................124 Bảng 5.6. Kết quả hồi quy giai đoạn 02 - biến phụ thuộc là khoảng cách giới về tiền lương, biến giải thích là chỉ số mức độ tham gia vào thương mại quốc tế của hộ gia đình (tính theo thuế quan) ...........................................................................124
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Các thành phần trong Tiểu chỉ số “Sự tham gia và cơ hội kinh tế” ................5 Hình 1.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phân theo giới tính ở Việt Nam, khu vực và thế giới qua các năm ........................................................................................5 Hình 1.3. Tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2018.......................6 Hình 1.4. Chênh lệch giới về thu nhập tại Việt Nam qua thời gian ................................ 6 Hình 1.5. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào thị trường lao động năm 2019 chia theo ngành kinh tế ...................................................................................................................7 Hình 1.6. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào thị trường lao động năm 2020 chia theo nghề nghiệp ...................................................................................................................8 Hình 1.7. Tỷ lệ doanh nghiệp có nữ giới đảm nhận các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao tương ứng các mảng .......................................................................................8 Hình 1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia các công việc nhà cụ thể, và số giờ trung bình hàng tuần dành cho công việc này năm 2019 ............................... 9 Hình 1.9. Cơ cấu lao động có việc làm theo giới tính, vị thế việc làm năm 2020 ........10 Hình 1.10. Lý do không hoạt động kinh tế chia theo giới tính......................................10 Hình 1.11. Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính tại thời điểm một số quý tiêu biểu năm 2019 và 2020................................................................................................................11 Hình 1.12. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với GDP .................................................12 Hình 1.13. Mối quan hệ cung - cầu trong thị trường lao động ......................................16 Hình 2.1. Sơ đồ phân rã sự khác biệt tiền lương giữa nam và nữ .................................35 Hình 2.2. Giới hạn ngân sách của các cặp vợ chồng và phương án tối ưu ...................44 Hình 2.3. Khung phân tích của Winters (2002) về ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến phúc lợi hộ gia đình .....................................................................................54 Hình 2.4. Khung phân tích ............................................................................................ 70
- x TÓM TẮT Luận án bao gồm ba bài báo khoa học, nhằm phân tích mối tương quan giữa thương mại quốc tế và sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Bài báo thứ nhất nhận diện những nhân tố tác động đến sự tham gia của lao động nữ trong các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) được sử dụng để phân tích dữ liệu “Khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ” tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng thực hiện phân rã bằng phương pháp Oaxaca - Blinder để đánh giá mức độ phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nam và doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nữ. Kết quả cho thấy hoạt động xuất khẩu, việc đầu tư cho vốn nhân lực, đặc điểm ngành nghề, quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp, giới tính và vốn xã hội của người chủ doanh nghiệp có tương quan cùng chiều đối với lao động nữ trong doanh nghiệp; ngược lại, chế độ đãi ngộ lao động và vốn bình quân lao động lại thể hiện tương quan ngược chiều. Đồng thời, phân biệt đối xử về giới đã giải thích 26,11% sự khác biệt về số lượng lao động nữ; và 87,78% sự khác biệt về tỷ lệ lao động nữ so với tổng số lao động. Bài báo thứ hai phân tích tác động của việc mở rộng thương mại quốc tế đến sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Việc ứng dụng phương pháp Propensity Score Matching giúp so sánh lực lượng lao động nữ giữa các doanh nghiệp có hoặc không có hoạt động xuất khẩu, và so sánh giữa các doanh nghiệp có mức độ hoạt động xuất khẩu khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại quốc tế có tác động cùng chiều đối với sự tham gia của lao động nữ. Song song đó, việc doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu liên tục qua các năm sẽ giúp làm tăng cả số lượng lao động nữ và tỷ lệ lao động nữ trong doanh nghiệp. Bài báo thứ ba xác định tác động của thương mại quốc tế và mức sinh đến khoảng cách giới trong lực lượng lao động hộ gia đình ở Việt Nam. Phương pháp hồi quy biến công cụ được sử dụng để phân tích các bộ dữ liệu “Điều tra mức sống dân cư” qua các năm trong giai đoạn 2002 - 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc có con nhỏ ngăn cản người nữ tham gia vào thị trường lao động, mặc dù thương mại quốc tế đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho họ. Tỷ lệ thời gian làm việc của người vợ so với chồng chỉ tăng lên nếu con đã qua 6 tuổi. Khi đó, cả thương mại quốc tế và mức sinh
- xi đều làm giảm khoảng cách giới về thời gian làm việc. Ngoài ra, những yếu tố khác có tác động đến sự tham gia của lao động nữ có thể kể đến là trình độ học vấn, thu nhập của người chồng, và việc sống chung với người có khả năng hỗ trợ chăm sóc trẻ khi người mẹ đi làm. Từ khóa: Thương mại quốc tế, sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ, phân biệt đối xử về giới, chênh lệch giới, khoảng cách giới, phân rã, Feasible Generalized Least Squares, Propensity Score Matching, Instrumental Variable, Multiple Imputation.
- xii ABSTRACT This thesis contains three studies which identify the correlation between international trade and female labor force participation. The first study in the thesis investigates the determinants of female participation in Vietnamese enterprises from 2011 to 2015. The Feasible Generalized Least Squares (FGLS) method was used to analyze data from a survey of Vietnamese micro-, small-, and medium-sized enterprises. The study also conducted the Oaxaca–Blinder decomposition to assess the degree of discriminatory treatment existing in firms in the male-intensive sector compared with that in the female-intensive sector. The results indicate that export activity, human capital investment, industry characteristics, length of operation, firm size, gender, and business owners’ social capital have positive effects on female participation in enterprises. Contrarily, labor remuneration and the level of capital per worker show a negative correlation. Gender discrimination explains 26.11% of the number of female employees and 87.78% of the difference in female workers’ proportion. The second study examines the impact of international trade expansion on women's participation in the labor market. The Propensity Score Matching approach was applied to compare the female workforce between export enterprises and non- export enterprises, and among enterprises with different export continuity. Research results show that international trade has a positive impact on the participation of female workers, through an analysis of influencing factors, as well as a comparison between export enterprises and non-export enterprises. In addition, the fact that enterprises maintain continuous export activities over the years help reduce gender discrimination in employment opportunities. The third study compares the effects of international trade and fertility on the gender gap in the household labor force in Vietnam. The Instrumental Variable (IV) regression method was applied to analyze data from Vietnam household living standards survey for the period 2002 - 2016. The results reveal that having children prevents women from entering the labor market, although international trade has opened more job opportunities for them. The ratio of working hours of wives to husbands only increases if their child is aged >6 years. Further, both international trade
- xiii and fertility reduce the gender gap in working hours. However, regarding the gender pay gap, the impact of international trade is often more statistically significant than that of the fertility. In addition, other factors that affect the participation of female workers include their education level, their husbands’ income, and whether they live with someone who can help take care of their children when they are unable to take care of them because of secular work. Keywords: international trade, female labor force participation, gender discrimination, gender bias, gender gap, decomposition, Feasible Generalized Least Squares, Propensity Score Matching, Instrumental Variable, Multiple Imputation.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Nội dung chương này trình bày bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn của đề tài. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng - phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng đối với từng mục tiêu. Đồng thời, chương này cũng trình bày những đóng góp của luận án và kết cấu luận án. 1.1. Bối cảnh lý thuyết Phân biệt đối xử về giới được định nghĩa “là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006, trang 02); nam giới và nữ giới được đối xử khác nhau theo hướng cùng chiều, ngược chiều hoặc trung lập (Human Resources Development Canada, 2002; Ruiz-Cantero và cộng sự, 2007; UN Women, 2015). Theo đó, xét trong lực lượng lao động, phân biệt đối xử về giới được xác định là sự chênh lệch giới về vấn đề tiền lương, hoặc về việc làm (Chen và cộng sự, 2013; Terborg & Ilgen, 1975). Nói cách khác, đó là sự khác biệt trong các mục tiêu đạt được bởi nam giới và nữ giới trong thị trường lao động (Goldin & Katz, 2008). Trong hầu hết các trường hợp, nam và nữ có năng suất ngang nhau sẽ được trả công khác nhau (Azmat & Petrongolo, 2014). Hiện nay, khoảng cách giới trong tuyển dụng và thu nhập đã giảm đáng kể (Juhn & McCue, 2017; Klasen, 2019), phụ nữ đảm nhận ngày càng nhiều những công việc mà nam giới vốn thống trị (Goldin, 2006). Sự tham gia của lao động nữ, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn, có xu hướng gia tăng liên tục (Cohen & Blanchi, 1999; Goldin, 2021). Tỷ lệ lao động nữ đã tiệm cận với tỷ lệ lao động nam tại một số quốc gia (Bergmann, 2005; Bianchi & Spain, 1986; Spain & Bianchi, 1996). Tuy nhiên, trong thị trường lao động vẫn tồn tại những hạn chế, cản trở việc thi hành quyền bình đẳng của phụ nữ; cụ thể về việc làm, chất lượng công việc (Becker, 1985; Jones, 1983), tiền lương (Blau & Kahn, 2017; ILO, 2015b; McAllister, 1990), và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp (ILO, 2015a). Phân biệt đối xử về giới trong sự tham gia vào lực lượng lao động được phát hiện cả ở quốc gia phát triển (Blau & Kahn, 2000; Juhn và cộng sự, 2013; Sauré & Zoabi, 2014) và quốc gia đang phát triển (Menon & Van der Meulen Rodgers, 2009). Trong khi đó, theo “báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới:
- 2 Xu hướng cho Phụ nữ 2017” của ILO (2017) cho thấy nếu khoảng cách giới được thu hẹp 25% vào năm 2025 thì lợi ích đem lại cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 5,8 nghìn tỷ USD. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, bình đẳng giới nơi làm việc là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng phải bắt đầu từ bình đẳng giới trong hộ gia đình. Việc phụ nữ đảm nhận những công việc có trả lương thể hiện sự thay đổi quan trọng trong vai trò giới theo tư tưởng bình đẳng hơn (Presser, 1994); nhưng phân công lao động trong hộ gia đình đã không thay đổi ở mức độ tương ứng (Brines, 1994; Simon & Landis, 1989), mặc dù thời gian làm việc nhà của người chồng đã gia tăng (Brayfield, 1992; Goldscheider & Waite, 1991; Presser, 1994). Người vợ vẫn giữ trách nhiệm chính đối với việc nội trợ (Bianchi và cộng sự, 2000; Coltrane, 2000). Trước đây đã có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề phân công lao động trong hộ gia đình (Braun và cộng sự, 2008; Calasanti & Bailey, 1991; Cohen, 2004; Fuwa, 2004; Greenstein, 1996; McAllister, 1990). Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứu quan tâm đến khoảng cách giới về tiền lương và thời gian làm việc giữa vợ và chồng, xét trong tương quan với sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Trong khi đó, chủ đề này rất có ý nghĩa, không chỉ trong hộ gia đình, mà còn trong thị trường lao động, vì ngày càng nhiều nữ giới tham gia vào lực lượng lao động và tiếp tục làm việc sau khi kết hôn. Mặt khác, trong thương mại quốc tế, nam giới và nữ giới đảm nhận nhiều vị trí quan trọng khác nhau; ví dụ như người sản xuất, người mua hàng, người lao động được hoặc không được trả lương. Nếu phân biệt đối xử về giới không nhận được sự quan tâm đúng mức thì những đóng góp và vai trò tác nhân kinh tế của người phụ nữ sẽ bị đánh giá thấp (UNDP, 2015). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu ở cả cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ hộ gia đình. Bởi lẽ, toàn cầu hóa được công nhận là động lực tăng trưởng kinh tế và thay đổi xã hội (Chen và cộng sự, 2013); trong đó, thương mại quốc tế giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia trong dài hạn (Fukuda, 2019; George, 2013; Naito, 2017; Onafowora & Owoye, 1998; Wacziarg & Welch, 2008; Winters và cộng sự, 2004), thậm chí trong giai đoạn khủng hoảng (Falvey và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng đồng thời đưa đến những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường (Domínguez-Villalobos &
- 3 Brown-Grossman, 2010; Mertens, 2020). Do hội nhập toàn cầu có thể giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển, gia tăng quy mô thị trường sản phẩm, và mở rộng mạng lưới sản xuất; nhưng đồng thời cũng làm tăng số lượng đối thủ cạnh tranh (Menon & Van der Meulen Rodgers, 2009; Mertens, 2020). Theo đó, cách thức phản ứng của các doanh nghiệp trước những điều kiện thị trường mới này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực trong nước, về năng suất và mức sống dân cư (Mertens, 2020). Nói cách khác, mở rộng thương mại quốc tế có thể có tác động đến thị trường lao động nói chung (Busse, 2002; Naylor, 1998; Slaughter, 2001), và đến từng cá nhân nói riêng tùy theo đặc điểm của cá nhân đó, như là giới (Helpman và cộng sự, 2017; Helpman và cộng sự, 2010; UNDP, 2015). Trên thực tế, nhiều lý thuyết đã chứng minh mối tương quan giữa thương mại quốc tế và vấn đề lao động nói chung cũng như chênh lệch giới trong việc làm nói riêng (Helpman và cộng sự, 2010); từ đó đưa đến những kết luận về tác động của thương mại quốc tế đối với tính hiệu quả của thị trường lao động (Bell & Heitmueller, 2009). Nếu không xét đến tính công bằng, thì ảnh hưởng của các chính sách tự do hóa thương mại và vấn đề giới của người lao động cũng cần được quan tâm nghiên cứu từ quan điểm tăng trưởng kinh tế, vì ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh việc trao quyền cho phụ nữ sẽ thúc đẩy giáo dục và phát triển trẻ em (Duflo, 2003; Qian, 2008; Thomas, 1990). Mặt khác, tác động của thương mại quốc tế đến từng cá nhân sẽ được dung hòa bởi cấu trúc hộ gia đình, vì khả năng tham gia vào các hoạt động thương mại của nam giới và nữ giới chịu ảnh hưởng bởi chênh lệch về phân phối nguồn lực hộ gia đình (ví dụ như tài sản, thu nhập và thời gian); tương tự đối với mức độ thụ hưởng các lợi ích mà thương mại quốc tế mang lại (UNDP, 2015). Như vậy, thương mại quốc tế có thể nâng cao bình đẳng giới bằng cách tạo ra nhiều cơ hội hơn và giúp nữ giới đạt được nhiều phúc lợi hơn (Swamy, 2004). Xét bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, gia tăng mức sống dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng của mọi nền kinh tế; vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về thương mại quốc tế và phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động là cần thiết. Ngoài ra, tác động của thương mại quốc tế đến phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động còn được xem xét thông qua tác động của mức sinh. Bởi sự tham gia của lao động nữ là kết quả từ việc hộ gia đình quyết định lựa chọn giữa sinh con
- 4 hoặc cung lao động (Galor & Weil, 1996). Theo đó, lao động nữ và nam là thay thế không hoàn hảo, tức là hai yếu tố sản xuất riêng biệt. Hai yếu tố này tổng hợp cùng với vốn để thể hiện sự bổ sung mạnh mẽ hơn giữa vốn và lao động nữ so với vốn và lao động nam trong tổng số vốn, nhằm thu hẹp khoảng cách tiền lương theo giới. Cấu trúc ưu tiên ngụ ý rằng các hộ gia đình sẽ phân chia thời gian giữa việc sinh con và việc làm chính thức. Kỳ vọng của hộ gia đình yêu cầu phụ nữ chăm sóc con, trong khi nam giới đi làm toàn thời gian. Tuy nhiên, hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế không thể đạt được nếu sự phân biệt trong phân công lao động này còn tồn tại, nhất là trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, vì vậy cần được thay đổi. Nhưng thực trạng này vẫn hiện hữu, qua đó cho thấy các lý luận về hiệu quả kinh tế đã không thể giúp giảm tình trạng phân biệt đối xử về giới. Đây cũng là lý do nghiên cứu này cần được thực hiện. Trong bối cảnh lý thuyết nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa tổng quan nghiên cứu trước đây, từ đóđể đề xuất khung phân tích xem xét sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ở cả phía cầu (từ thị trường) lẫn phía cung (từ hộ gia đình) trong thị trường lao động. Theo đó, thay vì xem xét độc lập lý thuyết kinh tế học về phân biệt đối xử và lý thuyết về khoảng cách giới, khung phân tích của luận án sẽ thể hiện đầy đủ mối liên hệ giữa các khái niệm chính, cách thức hai lý thuyết này bổ trợ cho nhau để làm giảm hạn chế của từng lý thuyết, và làm nền tảng cho nghiên cứu thực nghiệm. 1.2. Bối cảnh thực tiễn Việt Nam được đánh giá tốt về bình đẳng giới so với các quốc gia khác có cùng trình độ phát triển khi phân tích về sự tham gia và cơ hội kinh tế (IFC, 2017). Cụ thể, tiểu chỉ số này có xu hướng gia tăng qua thời gian trong giai đoạn 2007 - 2020 (Phụ lục 1.1). Trong đó, Việt Nam xếp hạng 1 về chỉ số thành phần “Công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp”, hạng 11 về chỉ số thành phần “Thu nhập tính theo ngang giá sức mua và đô la Mỹ”, và hạng 30 về “Tham gia lực lượng lao động” vào năm 2020 - Đây là thứ hạng cao khi so sánh với mẫu 153 quốc gia được khảo sát trong báo cáo (WEF, 2021).
- 5 1,2 1,0 Hướng đến bình đẳng 2010 0,8 2020 0,6 Bình quân 0,4 năm 2020 0,2 0,0 Tham gia lực Mức lương bình Thu nhập (PPP Chức vụ quản Công nhân kỹ lượng lao động đẳng cho công US$) lý và cao cấp thuật chuyên việc tương tự nghiệp (khảo sát) Hình 1.1. Các thành phần trong Tiểu chỉ số “Sự tham gia và cơ hội kinh tế” Nguồn: Báo cáo Global Gender Gap (World Economic Forum) qua các năm Tại Việt Nam, có khoảng 69% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, so với tỷ lệ 79,9% của nam giới (General Statistics Office, 2021b) (Phụ lục 1.2). Sự chênh lệch (10%) này tương đối thấp nếu so với mức trung bình thế giới (25%) (Cunningham và cộng sự, 2018; ILO, 2015c). Tỷ lệ lao động nữ luôn duy trì ở mức khá ổn định kể từ năm 1991 đến nay (ILO, 2020). Tuy nhiên, chênh lệch giới trong thị trường lao động có xu hướng giãn rộng trong thời gian gần đây. “Bức trần kính” - rào cản tiến thân của nữ giới vẫn tồn tại (ILO, 2015a). Do đó, phụ nữ bị tước đi nhiều cơ hội khi tham gia lực lượng lao động, mặc dù ngược lại điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thu lợi của doanh nghiệp. 90 80 70 60 50 40 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Việt Nam - Nam Việt Nam - Nữ Châu Á Thái Bình Dương - Nam Châu Á Thái Bình Dương - Nữ Thế giới - Nam Thế giới - Nữ Hình 1.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phân theo giới tính ở Việt Nam, khu vực và thế giới qua các năm Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm của Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và website https://www.ilo.org/wesodata/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn