intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích hạn chế và loại bỏ các loại nhiễu (trong đó có nhiễu PXNL) trong các mặt cắt nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu và hiệu quả của phương pháp ĐCNPGC ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------- Nguyễn Đức Anh ÁP DỤNG TỔ HỢP THUẬT TOÁN XỬ LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN BIỂN NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Nguyễn Đức Anh ÁP DỤNG TỔ HỢP THUẬT TOÁN XỬ LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN BIỂN NÔNG Chuyên ngành: Vật lý Địa cầu Mã số: 60440111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Đức Vinh TS. Dương Quốc Hưng Hà Nội – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, học viên xin bày tỏ lòng biến ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Vinh và thầy giáo TS. Dương Quốc Hưng. Các thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo trong bộ môn Vật lý Địa cầu, các thầy cô trong Khoa Vật lý và phòng Sau Đại học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho học viên trong suốt quá trình học tập. Luận văn này được hỗ trợ bởi đề tài NCKH mã số VAST.ĐTCB.02/16-17 do TS. Dương Quốc Hưng làm chủ nhiệm. Học viên xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Cuối cùng, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp tại phòng Địa chấn – Viện Địa chất và Địa vật lý biển đã giúp đỡ, động viên tinh thần để học viên hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 05 năm 2018 Nguyễn Đức Anh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................ii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO ............................................................................................................................3 1.1. Sự phát triển của phương pháp Địa chấn nông phân giải cao .......................... 3 1.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp ..................................................................... 6 1.2.1. Đặc điểm trường sóng địa chấn ................................................................. 6 1.2.2. Hệ thống phát và thu sóng địa chấn ......................................................... 12 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ THUẬT TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................17 2.1. Phân tích đặc trưng tín hiệu............................................................................ 17 2.2. Phục hồi biên độ ............................................................................................. 18 2.3. Trung bình hóa các đường ghi ....................................................................... 21 2.4. Hạn chế nhiễu bằng lọc tần số........................................................................ 21 2.4.1. Cơ sở lọc sóng một mạch......................................................................... 21 2.4.2. Các bộ lọc tần số ...................................................................................... 22 2.5. Hạn chế nhiễu PXNL ..................................................................................... 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ........................................................................29 3.1. Khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 29 3.2. Công tác thu thập số liệu ................................................................................ 30 3.3. Kết quả áp dụng xử lý hạn chế nhiễu ............................................................. 32 3.3.1. Kiểm tra số liệu ........................................................................................ 32 3.3.2. Phân tích đặc trưng tín hiệu ..................................................................... 34 3.3.3. Kết quả phục hồi biên độ ......................................................................... 35 3.3.4. Trung bình hóa các đường ghi ................................................................. 36 3.3.5. Hạn chế nhiễu bằng bộ lọc tần số ............................................................ 38 3.3.6. Hạn chế nhiễu PXNL ............................................................................... 40 KẾT LUẬN ...............................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa ĐCNPGC Địa chấn nông phân giải cao PXNL Phản xạ nhiều lần i
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bề rộng đới Fresnel thứ nhất qui định độ phân giải ngang của số liệu [10] ...................................................................................................................9 Hình 1.2. Mối liên hệ tốc độ, tần số, bước sóng và độ sâu [3] ...................................9 Hình 1.3. Hình ảnh tia sóng PXNL và các mặt ranh giới ảo do chúng gây ra [10] ..11 Hình 1.4. Sóng lặp 2-3 lần bề mặt đáy biển, nhiễu tần số thấp che lấp bức tranh số liệu và làm giảm độ phân giải ..................................................................11 Hình 1.5. Bố trí hệ thống thiết bị khảo sát địa chấn nông phân giải cao ..................12 Hình 1.6. Sơ đồ khối bố trí thiết bị khảo sát địa chấn nông phân giải cao ...............15 Hình 2.1. Phổ tần số mặt cắt CUADAY-03 khu vực Cửa Đáy.................................18 Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn sự suy giảm biên độ sóng địa chấn.................................19 Hình 2.3. Hàm phục hồi biên độ theo lý thuyết ........................................................20 Hình 2.4. Hàm phục hồi biên độ (Gain function) trong phần mềm Reflexw ...........20 Hình 2.5. Đặc trưng lọc tần thấp tần số của bộ .........................................................22 Hình 2.6. Đặc trưng tần số của bộ lọc dải .................................................................23 Hình 2.7. Đặc trưng tần số của bộ lọc dải trong thực tế ...........................................24 Hình 2.8. Giao diện thực hiện các module lọc trên Reflexw ....................................25 Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................29 Hình 3.2. Vị trí các tuyến đo ĐCNPGC trong khu vực nghiên cứu và tuyến đo được xử lý (tuyến bôi đậm) ..............................................................................30 Hình 3.3. Bộ tích năng lượng Geontself 97 ..............................................................31 Hình 3.4. Đầu phát Sparker .......................................................................................31 Hình 3.5. Mặt cắt địa chấn CUADAY-02B chưa qua sửa lỗi ...................................33 Hình 3.6. Sửa lỗi phần nhiễu tín hiệu trích từ mặt cắt CUADAY-02B ....................34 Hình 3.7. Phổ tần số mặt cắt CUADAY-03 ..............................................................34 Hình 3.8. Module phục hồi biên độ Gain Function ..................................................35 Hình 3.9. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi phục hồi biên độ....36 Hình 3.10. Module trung bình hóa đường ghi (running average) .............................37 ii
  7. Hình 3.11. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi thực hiện trung bình hóa 5 đường ghi .......................................................................................37 Hình 3.12. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi lọc tần số .............38 Hình 3.13. Phổ tần số mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi lọc tần số .................................................................................................................39 Hình 3.14. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi lọc tần số .............40 Hình 3.15. Lựa chọn (pick) tín hiệu phản xạ đầu tiên bề mặt đáy biển ....................40 Hình 3.16. Module xử lý nhiễu PXNL suppress multiple ........................................41 Hình 3.17. Vị trí sóng phản xạ lần 2 bề mặt đáy biển (mặt cắt CUADAY-03) được loại bỏ sau khi sử dụng bộ lọc ngược tiên đoán ......................................42 Hình 3.18. Kết quả hạn chế nhiễu PXNL bề mặt đáy biển trên các đường ghi trích từ mặt cắt CUADAY-03 ..............................................................................43 Hình 3.19. Kết quả hạn chế sóng PX lần 2 bề mặt đáy biển trích từ mặt cắt CUADAY- 03 .............................................................................................................43 Hình 3.20. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trái) và sau (phải) lọc PXNL....................44 Hình 3.21. Mặt cắt CUADAY-03 gốc (trên) và sau (dưới) xử lý .............................44 Hình 3.22. Mặt cắt CUADAY-03 sau xử lý (trên) và minh giải sơ bộ (dưới) ..........45 iii
  8. MỞ ĐẦU Địa chấn thăm dò là phương pháp đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc vỏ Trái Đất, địa chất kiến tạo, địa chất công trình và địa chất thăm dò, đặc biệt trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí. Với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, phương pháp địa chấn thăm dò luôn được hoàn thiện từ phương pháp nghiên cứu đến xử lý phân tích tài liệu và đem đến kết quả tích cực trong việc giải quyết các nhiệm vụ địa chất. Phương pháp Địa chấn nông phân giải cao (ĐCNPGC) (tên đầy đủ là phương pháp Địa chấn phản xạ liên tục phân giải cao trong vùng nước nông (SHALLOW WATER HIGH RESOLUTION CONTINUOUS REFLECTION SEISMIC METHOD)) là một trong số rất nhiều phương pháp Địa chấn thăm dò hiện đang phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu địa chất tầng nông. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như độ phân giải cao (tới vài chục cm), có thể khảo sát và xây dựng được các lát cắt địa chất với bề dày nhỏ, mức độ chi tiết và định lượng cấu trúc rõ nét hơn so với các phương pháp truyền thống khác. Đặc biệt có thể tiến hành khảo sát trong các địa hình khó thực hiện đối với các phương pháp khác. Ngoài ra, do chỉ có thành phần sóng dọc (sóng P) được lan truyền trong môi trường chất lỏng nên bức tranh sóng thu được từ phương pháp ĐCNPGC đã được giản lược các thành phần sóng ngang, qua đó có thể quan sát được các ranh giới phản xạ một cách rõ ràng và trực quan hơn. Ở Việt Nam, phương pháp địa chấn nông phân giải cao được sử dụng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đã có những đóng góp quan trọng trong công tác điều tra khảo sát nghiên cứu địa chất biển và là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ đạo đối với các đối tượng địa chất biển trên thềm lục địa [8] [12] [13]. Cùng với những thành tựu to lớn đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất tầng nông, công nghệ và kỹ thuật xử lý, phân tích số liệu ĐCNPGC cũng từng bước được hoàn thiện. Các phần mềm xử lý tiên tiến như Seismic Unix, RadExpro, Reflexw, Kingdom Suite,… đã được thử nghiệm và áp dụng, cho phép thu nhận những mặt cắt địa chấn chất lượng cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể là chất lượng tín hiệu bị chi phối rất mạnh bởi thiết bị và điều kiện khảo sát 1
  9. thực địa, dẫn đến trên các băng ghi cũng tồn tại một lượng nhiễu lớn, nhiễu phản xạ nhiều lần (PXNL). Các loại nhiễu này làm giảm chất lượng của mặt cắt, gây trở ngại cho việc quan sát các sóng phản xạ có ích và cho công tác minh giải tài liệu. Vì thế, việc áp dụng các thành tựu công nghệ tin học, máy tính trong xử lý số liệu nhằm hạn chế các loại nhiễu là nhiệm vụ cực kỳ cần thiết. Với mục đích hạn chế và loại bỏ các loại nhiễu (trong đó có nhiễu PXNL) trong các mặt cắt nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu và hiệu quả của phương pháp ĐCNPGC ở Việt Nam, học viên lựa chọn đề tài: “Áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông”. Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về phương pháp Địa chấn nông phân giải cao và khu vực nghiên cứu. Chương 2: Một số thuật toán xử lý số liệu Chương 3: Kết quả áp dụng 2
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO 1.1. Sự phát triển của phương pháp Địa chấn nông phân giải cao Địa chấn nông phân giải cao (ĐCNPGC) tiến hành quan sát mặt cắt địa chất dựa vào quan sát các sóng phản xạ từ các ranh giới phản xạ khác nhau của mặt cắt. Phương pháp này được sử dụng có hiệu quả trong công tác nghiên cứu địa chất tầng nông, với ưu điểm là độ phân giải cao, cho phép xác định chi tiết lát cắt địa chất. a) Trên thế giới: Năm 1954, Pakisen L.C. và cộng sự thuộc Sở Địa chất Hoa Kỳ (Geological Survey of America) tiến hành các cuộc thử nghiệm sử dụng địa chấn phản xạ để khảo sát cấu trúc địa chất các tầng nông trên đất liền [19]. Các kết quả nghiên cứu của Pakisen L.C đã được thực hiện với mục đích khảo sát đặc điểm và mức độ phá hủy mặt cắt địa chất do nổ bom nguyên tử và phân biệt với mức độ và đặc điểm phá hủy của các trận động đất. Tuy nhiên, việc áp dụng địa chấn phản xạ chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mang tính hàn lâm do giá thành khảo sát quá cao. Các kết quả nghiên cứu của Sở Địa chất Canada (Geological Survey of Canada) và các nghiên cứu của Hunter và cộng sự vào những năm 1982 - 1985 [16] đã chọn được các cửa sổ (window) và khoảng quan sát (offset) tối ưu. Kết quả này đã mở ra khả năng dùng các kỹ thuật đơn giản để quan sát sóng phản xạ nông. Bên cạnh các kết quả nghiên cứu trên, trong những năm 80 của thế kỷ trước, các thành tựu nhảy vọt của khoa học công nghệ đã giúp chế tạo thành công trạm địa chấn ghi số và máy tính cá nhân với các phần mềm mở ra khả năng xử lý số liệu. Nhờ đó, người ta đã thu được các mặt cắt địa chấn nông đáp ứng tốt các yêu cầu nghiên cứu môi trường, khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn. Do có độ phân giải cao, nên phương pháp ĐCNPGC có khả năng phân chia chi tiết lát cắt địa chất tới vài chục cm theo phương thẳng đứng và phát hiện được các đứt gãy có biên độ dịch chuyển 1-2m [17] [18] [20]. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ĐCNPGC đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực, như Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, áp dụng 3
  11. phục vụ các khảo sát địa chất công trình, tìm kiếm nước dưới đất, tìm kiếm than. Đặc biệt, phương pháp này được áp dụng rất hiệu quả để khảo sát các đứt gãy sinh chấn và các ẩn họa môi trường. Một số kết quả áp dụng địa chấn phản xạ nông trên thế giới:  Năm 1998, các khảo sát địa chấn ở phụ cận thành phố Bangkok (Thái Lan) được Đại học Công nghệ Châu Á (AIT – Asian Institude of Technology) thực hiện với sự tài trợ của Sở Địa chất Canađa với mục đích khảo sát nước dưới đất và tìm hiểu nguyên nhân lún đất ở Bangkok [20]. Các mặt cắt địa chấn cho khả năng quan sát thấy hầu hết các ranh giới phản xạ liên quan đến các tầng chứa nước.  Các khảo sát địa chấn phản xạ nông do Steeples, D.W. và nnk. tiến hành vào những năm 80 để phát hiện các hố sụt karst trên đường cao tốc số 70 ở Kansas (Hoa Kỳ). Năm 1991, các khảo sát tương tự được Miller R.D., Steeples D.W. sử dụng để phát hiện các lỗ hổng gây sụt đất ở khu vực các mỏ than. Cũng trong những năm này, các nhà địa chấn là Pietsch K. và R. Slusarczyk đã áp dụng địa chấn phản xạ nông để xác định các đới sụt đất ở các mỏ than ở Balan.  Năm 2001, I. Chow, J.Angelien và nnk thực hiện khảo sát đứt gẫy sinh chấn Chihshang nằm ở phía đông Đài Loan [14]. Phân tích tổng hợp các số liệu địa chấn với các số liệu đo rađar xuyên đất (GPR - ground penetrating radar) xác định được mức độ hoạt động của các đứt gẫy, khôi phục được quá trình phát triển của chúng liên quan với các trận động đất cổ.  Các khảo sát địa chấn do Timothy H. Larson và Andreas J. M Pugin thực hiện ở khu mỏ than Illinois (Hoa Kỳ) với mục đích xác định vị trí của các hầm mỏ cũ nằm sát đường cao tốc IL.29. Từ mặt cắt địa chấn có thể quan sát thấy các đới mất sóng, các đới sóng yếu và các sóng phản xạ nghiêng liên quan đến sóng tán xạ [17]. Chính nhờ khả năng trang bị dễ dàng các hệ thống thiết bị và nhờ các tiến bộ mới trong thăm dò địa chấn, ngày nay địa chấn phản xạ nông đã được áp dụng khá 4
  12. rộng rãi trên thế giới để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất môi trường và địa chất công trình,… với độ chi tiết và định lượng cao. b) Tại Việt Nam: Ở Việt Nam, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, phương pháp ĐCNPGC đã được đưa vào áp dụng để khảo sát lát cắt địa chấn nằm sát đáy biển dọc đới biển nông ven bờ và vùng ngập nước quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa [12]. Tiếp sau đó, nhiều nhà khoa học trong nước sử dụng phương pháp ĐCNPGC trong công trình nghiên của mình để tiến hành khảo sát cấu trúc địa chất trên khắp vùng biển Việt Nam, có thể kể đến như:  Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ (0 – 30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” trong giai đoạn 1991 – 2001 do Trung tâm Địa vật lý biển thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện bằng tổ hợp Geont-Shelf 93 đã đo được 25.148km tuyến ĐCNPGC [1].  Năm 2003, Nguyễn Văn Lương và các cộng sự đã áp dụng phương pháp ĐCNPGC nghiên cứu cấu trúc địa chất và kiến tạo Đệ Tứ khu vực Vịnh Bắc bộ [8].  Năm 2004, Phạm Năng Vũ và Nguyễn Trần Tân sử dụng phương pháp ĐCNPGC để nghiên cứu mặt cắt trầm tích Đệ tứ khu vực biển và đồng bằng Nam Bộ. Kết quả từ mặt cắt ĐCNPGC cho phép nhận dạng một cách trực quan và khá chi tiết mặt cắt địa chất Đệ tứ vùng biển Nam Bộ.  Năm 2005, trên cơ sở phân tích các số liệu đo địa chấn cũng như các kết quả tính lý thuyết trường sóng địa chấn trên mô hình, tác giả Phạm Năng Vũ đã chứng minh thăm dò địa chấn (trong đó có ĐCNPGC) là phương pháp có khả năng nghiên cứu chi tiết và tin cậy các hoạt động kiến tạo trẻ ở Việt Nam [13].  Năm 2006, Dương Quốc Hưng và các cộng sự tiến hành xác định các đặc điểm của trầm tích Holocene khu vực vịnh Bắc Bộ và đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển Long Châu – Bạch Long Vĩ (năm 2013). Ngoài ra, trong luận án Tiến sĩ của mình, tác giả Dương Quốc Hưng đã sử dụng phương 5
  13. pháp ĐCNPGC để khảo sát địa chất các tầng nông và các hoạt động kiến tạo, magma trẻ ở vùng biển Miền Trung Việt Nam. Kết quả đã đưa ra lát cắt địa chất Đệ tứ trên thềm lục địa miền Trung Việt với độ chi tiết và tin cậy cao, góp phần rất lớn trong công tác minh giải tài liệu về sau [4].  Năm 2015, nhóm nghiên cứu đứng đầu là ThS. Vũ Bá Dũng tại Trung tâm Điều tra Tài nguyên – Môi trường biển – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành nghiên cứu xử lý giảm thiểu nhiễu trong tài liệu ĐCNPGC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác điều tra khảo sát địa chất, khoáng sản biển. Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng ngay tại Trung tâm, góp phần xử lý tài liệu ĐCNPGC vùng biển Thổ Chu với hình ảnh rõ nét hơn, phản ánh trung thực các đối tương địa chất trên lát cắt địa chấn vùng biển quanh đảo [2]. Tính cho đến nay tổng khối lượng ĐCNPGC đo được ở vùng biển Việt Nam là trên 40.000 km. Các kết quả khảo sát đã làm rõ được cấu trúc địa chất tầng nông dọc đới biển nông ven bờ Việt Nam, cho phép đánh giá điều kiện địa chất công trình, đặc điểm môi trường địa chất, tiềm năng sa khoáng và vật liệu xây dựng dọc đới ven biển Việt Nam. 1.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp 1.2.1. Đặc điểm trường sóng địa chấn  Tốc độ truyền sóng và tần số Tốc độ truyền sóng của đất đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thành phần thạch học, điều kiện thành tạo, chiều sâu thế nằm và độ ngậm nước… [10]. Vận tốc trung bình của sóng âm trong môi trường nước biển nằm trong khoảng 1,46 – 1,56 km/s tùy thuộc vào các điều kiện nhiệt độ, độ mặn và áp suất (chiều sâu), thường được lấy giá trị trung bình là 1,5 km/s. Vận tốc sóng âm trong môi trường trầm tích tăng lên theo sự suy giảm độ rỗng và độ lớn của kích thước hạt. Các loại bùn và cát bùn mịn có độ lỗ rỗng cao có vận tốc truyền sóng trong khoảng 1.46 đến 1,6 km/s. Các loại cát thô trong trầm tích Đệ tứ có độ rỗng thấp hơn có thể có vận tốc 6
  14. khoảng 1,8 km/s do có các vật liệu đặc sít hơn như sét đi kèm. Khi tính bề dày các thành tạo trầm tích trẻ nằm trên cùng của lát cắt địa chất, thông thường có thể lấy giá trị vận tốc truyền sóng tương đương với 1,7 km/s, trừ khi có các giá trị vận tốc chính xác hơn, vì các lớp trầm tích này thường rất mỏng nên sai số do tốc độ truyền sóng khác nhau gây ra coi như không đáng kể. Tín hiệu âm học phát ra bao gồm một dải các tần số khác nhau, trong đó các tần số phổ biến nhất được gọi là tần số ưu thế. Tần số ưu thế được sử dụng từ vài trăm Hz tới khoảng 3.5 kHz, tương đương với bước sóng từ một vài m đến vài chục cm, liên quan trực tiếp đến độ phân giải thẳng đứng của số liệu thu được. Việc tăng tần số cho phép nâng cao độ phân giải nhưng lại làm giảm chiều sâu khảo sát, vì vậy tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể cần nghiên cứu lựa chọn giải tần số thích hợp.  Độ phân giải địa chấn: Là khả năng phân biệt rõ hai đối tượng địa chất nằm sát nhau cả phương thẳng đứng và phương ngang trên băng ghi địa chấn [10]. Độ phân giải thẳng đứng: Xác định khả năng mà phương pháp có thể quan sát chi tiết mặt cắt địa chất theo phương thẳng đứng. Độ phân giải thẳng đứng phụ thuộc vào chiều dài bước sóng λ: Δh = λ/4 = v/4f (1.1) Trong đó ∆h là độ phân giải đứng, λ là bước sóng và f là tần số chủ đạo của nguồn sóng âm. Trong địa chấn phản xạ phân giải cao thường dùng nguồn phát có tần số cao (f = 400 – 4000Hz đối với hệ Boomer). Giả sử nguồn phát sóng có tần số là 400Hz, tốc độ truyền sóng trong đá trầm tích là 1800m/s thì độ dày nhỏ nhất có thể xen giữa hai tầng phản xạ là: Δh = 1800/(4*400) = 1.125m Công thức trên chỉ ra rằng để quan sát rõ các lớp càng mỏng, cần phải sử dụng các dao động tần số càng cao. Tần số càng cao thì độ chi tiết để phát hiện các cấu trúc 7
  15. giữa 2 mặt phản xạ càng lớn. Tùy thuộc vào mục đích của chuyến khảo sát, cần lựa chọn tần số phát cho phù hợp để thu được độ phân giải mong muốn. Độ phân giải ngang: Là khả năng phân biệt các đối tượng khác nhau theo chiều ngang trên lát cắt địa chấn. Độ phân giải ngang phụ thuộc vào diện tích đới Fresnel thứ nhất. Năng lượng sóng đến một điểm trên mặt quan sát từ một mặt phản xạ không phải là một điểm mà thực chất đến từ một diện tích nhất định trên mặt phản xạ. Diện tích đó gọi là đới Fresnel thứ nhất, được giới hạn bởi khoảng cách giữa hai mặt sóng cách nhau ¼ bước sóng λ [10]. λh vh r=√ =√ (1.2) 2 2f Trong đó: r - bán kính đới Fresnel λ - bước sóng h - độ sâu f - tần số v - vận tốc truyền sóng trung bình Như vậy bán kính đới Fresnel (r) là một hàm phụ thuộc vào vào các yếu tố là bước sóng (λ), độ sâu (h), tần số (f) và vận tốc truyền sóng trung bình (v). Để có thể lựa chọn độ phân giải ngang phù hợp ta cần lựa chọn các tham số trên. Một tín hiệu tần cao (bước sóng ngắn) sẽ có diện tích Fresnel đầu tiên nhỏ hơn một tín hiệu tần thấp (bước sóng dài). Trên các mặt cắt 2D, độ phân giải ngang được thể hiện bởi đường kính của đới Fresnel thứ nhất (hình 1.1). Các cấu trúc có kích thước nhỏ hơn giá trị giới hạn này sẽ không được phản ánh trên băng ghi địa chấn. Bằng cách giữ cho tần số phát của nguồn đủ lớn và tốc độ chạy tàu khảo sát đủ chậm, có thể đảm bảo cho đới Fresnel của các lần nổ được sát nhau nhằm xác định ranh giới phản xạ một cách liên tục trên băng ghi. 8
  16. Hình 1.1. Bề rộng đới Fresnel thứ nhất qui định độ phân giải ngang của số liệu [10] Hình 1.2. Mối liên hệ tốc độ, tần số, bước sóng và độ sâu [3] Hình 1.2 cho thấy, khi độ sâu tăng lên thì tần số giảm, trong khi tốc độ và bước sóng tăng lên, có nghĩa là khi khảo sát ở những khu vực có độ sâu càng lớn thì cần phải sử dụng nguồn phát có tần số càng nhỏ (bước sóng càng lớn), dẫn đến diện tích đới Fresnel thứ thất tăng khiến cho độ phân giải giảm đi. Do đó trong phương pháp ĐCNPGC, sử dụng tần số cao, sẽ cho độ phân giải tốt ở độ sâu nhỏ và kém dần khi độ sâu tăng. Đây chính là lý do vì sao phương pháp này thường được sử dụng để khảo sát ở khu vực nước nông trên biển.  Các loại sóng nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu: Để giải quyết các nhiệm vụ địa chất, với mỗi phương pháp địa chấn thường sử dụng một loại sóng nhất định (với phương pháp ĐCNPGC là sóng phản xạ một lần từ các mặt ranh giới phản xạ khác nhau). Trong tập hợp các sóng ghi nhận được, ngoài sóng có ích còn tồn tại phông nhiễu phức tạp gây trở ngại cho việc phát hiện và theo dõi sóng có ích [10]. 9
  17. Sóng có ích là những sóng chứa thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, được sử dụng để xử lý và phân tích tài liệu nhằm giải quyết các nhiệm vụ địa chất. Nhiễu là tập hợp toàn bộ các sóng không liên hệ trực tiếp với đối tượng nghiên cứu hoặc không sử dụng để xử lý và phân tích. Có thể chia ra 2 loại là nhiễu không có quy luật và có quy luật: Nhiễu không có quy luật (ngẫu nhiên): Là các sóng mà biên độ, pha, hình dạng… thay đổi ngẫu nhiên khi chuyển từ điểm quan sát này sang điểm quan sát khác, không theo dõi được trong những đoạn tuyến dài. Nhiễu ngẫu nhiên do nhiều nguồn khác nhau gây ra. - Nhiễu vi địa chấn xuất hiện do những nguyên nhân không liên quan đến nguồn nổ như mưa gió. - Nhiễu do ảnh hưởng của các hoạt động của con người (hoạt động của tàu cá gần tàu khảo sát), các hoạt động gây tiếng ồn trên chính tàu khảo sát, nhiễu do ảnh hưởng của mạng lưới truyền dẫn thông tin (nhiễu công nghiệp)... gây ra. Nhiễu có quy luật: Là loại nhiễu mà hình dạng, biên độ, pha…không thay đổi hoặc thay đổi từ từ dọc tuyến khảo sát. Điều này cho phép theo dõi chúng trên những đoạn tuyến dài. Các loại nhiễu có quy luật thường liên quan đến nguồn nổ như sóng mặt, sóng âm, sóng phản xạ nhiều lần (PXNL), sóng tán xạ… Sau đây là đặc điểm của một số loại nhiễu phổ biến trong phương pháp ĐCNPGC: Sóng tán xạ: được hình thành khi môi trường có các bất đồng nhất có kích thước nhỏ hơn bước sóng. Trong môi trường địa chất đó là các đới vát nhọn, nứt nẻ, đứt gãy, mặt gồ ghề… Sóng PXNL là loại sóng phản xạ lớn hơn một lần từ các mặt ranh giới khác nhau trước khi đến máy thu. Sóng này được hình thành trong quá trình truyền từ nguồn qua môi trường nước, qua các tầng đất đá dưới đáy biển rồi phản xạ tới đầu thu. Trong quá trình này, xung địa chấn có thể truyền đi theo nhiều hướng và bị biến đổi bởi nhiều quá trình vật lý khác nhau, gây ảnh hưởng tới tín hiệu phản xạ ghi nhận cuối cùng. Do bản chất cũng là sóng phản xạ nên rất dễ nhầm lẫn với sóng phản xạ 10
  18. một lần từ các tầng sâu. PXNL là loại nhiễu rất phổ biến, nó có thể xuất hiện trong hầu hết các điều kiện môi trường địa chất khác nhau. Trong môi trường trầm tích phân lớp, các mặt ranh giới phản xạ mạnh thường là nguyên nhân gây ra sóng PXNL. Sóng PXNL có thể phân thành 2 loại: sóng lặp chu kỳ ngắn và sóng lặp chu kỳ dài. Hình 1.3. Hình ảnh tia sóng PXNL và các mặt ranh giới ảo do chúng gây ra [10] Hình 1.4. Sóng lặp 2-3 lần bề mặt đáy biển, nhiễu tần số thấp che lấp bức tranh số liệu và làm giảm độ phân giải Sóng kèm (hoặc là sóng vệ tinh): hình thành khi có các ranh giới rõ rệt phía trên nguồn nổ. Do tia sóng đi từ nguồn nổ lên phía trên, bị phản xạ từ mặt ranh giới phía trên nguồn nổ rồi mới đi xuống nên xuất hiện chậm hơn sóng phản xạ và được gọi là sóng đi kèm. 11
  19. Sóng vang: khi khảo sát trong môi trường nước (biển, sông…) thường tồn tại loại sóng lặp lại nhiều lần trong lớp nước, chúng có ảnh hưởng lớn đến việc theo dõi sóng có ích. Cần hạn chế chúng bằng nhiều phương pháp như chọn vị trí đặt tuyến, chiều sâu phát sóng, lọc ngược… 1.2.2. Hệ thống phát và thu sóng địa chấn Một hệ thống địa chấn gồm một nguồn phát sóng âm, một hệ thống máy thu để ghi nhận các tín hiệu phản xạ và một máy in tương tự để chuyển các tín hiệu này thành các băng ghi (mặt cắt) tương tự (hình 1.5) [4]. Băng ghi này thể hiện trường thời gian liên tục thẳng đứng bên dưới hành trình của tàu khảo sát với trục thẳng đứng là thời gian truyền sóng 2 chiều và trục ngang là vị trí tàu khảo sát trên biển. Hình 1.5. Bố trí hệ thống thiết bị khảo sát địa chấn nông phân giải cao  Nguồn phát Khi tiến hành địa chấn trong môi trường nước (biển, sông, hồ,…), thường sử dụng nguồn không nổ như nguồn khí nén, nổ hỗn hợp khí, điện - thủy lực… Đối với phương pháp ĐCNPGC, để kích thích dao động có thể sử dụng nhiều loại nguồn nổ khác nhau. Lựa chọn nguồn sóng âm thường dựa trên độ phân giải và độ sâu khảo sát. Ở Việt nam đang sử dụng hai loại phổ biến trong nghiên cứu địa chất biển nông là Boomer và Sparker. Nguồn Boomer: 12
  20. Là loại nguồn cơ điện hoặc điện động. Năng lượng điện phát ra được nạp vào các tụ điện thông qua cuộn dây gắn trong chất cách điện nằm dưới một tấm kim loại. Điện lượng này sinh ra một từ trường mạnh trong cuộn dây, tạo ra các dòng điện xoáy làm sinh ra một từ trường mạnh trong tấm kim loại. Từ trường này đối kháng với từ trường trong cuộn dây làm cho tấm kim loại bị bật ra rất nhanh tạo nên một xung âm học sắc nhọn. Năng lượng phát của Boomer phổ biến nhất trong các khảo sát phân giải cao vào khoảng 200 đến 500J. Tần số ưu thế của tín hiệu thông thường trong khoảng 2000 đến 10.000Hz, do đó Boomer được coi là một loại nguồn âm có dải tần số rộng và được sử dụng rất hiệu quả trong các khảo sát với yêu cầu độ phân giải rất cao. Độ xuyên sâu trong hầu hết các trầm tích cát hoặc cát pha sét nói chung vào khoảng 30 - 50m và có thể sâu hơn đối với các trầm tích mịn hơn. Ưu điểm của loại thiết bị này là tín hiệu ngắn, có thể đạt độ phân giải rất cao; dải tần số rộng, có thể áp dụng cho nhiều mục đích khảo sát khác nhau và có thể khảo sát được trong môi trường nước ngọt. Nhược điểm của nó là hệ thống thiết bị tương đối cồng kềnh, điều kiện thi công phức tạp và độ xuyên sâu hạn chế, thường chỉ đạt tới khoảng 50m trong điều kiện bình thường. Nguồn Sparker: Năng lượng điện được tích trong bộ tụ và phóng điện ra một hoặc nhiều đầu cực trong nước biển. Sự phóng điện theo chu kỳ làm bốc hơi tức thời một lượng nước nhỏ xung quanh mỗi đầu điện cực để tạo ra một bong bóng khí có áp suất lớn. Bong bóng này co giãn sinh ra một chuỗi các xung áp lực âm - dương tắt dần kế tiếp nhau, chính là tín hiệu âm học phát ra. Tần số và thời gian tồn tại của quá trình co giãn này phụ thuộc vào chiều sâu thả điện cực và công suất của quá trình phóng điện tính theo đơn vị Joule (J). Đặc điểm này sinh ra hiện tượng một tín hiệu phản xạ thường bao gồm một chuỗi các xung liên tiếp nhau, đôi khi có thể che khuất các tín hiệu phản xạ kế tiếp, làm giảm độ phân giải của phương pháp. Năng lượng sử dụng trong các khảo sát nông phân giải cao thường nằm trong khoảng 250 đến 1000J, tần số ưu thế của các tín hiệu địa chấn phát ra thường nằm 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2