Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các acetogenin và các thành phần hóa học khác từ hạt cây Na (Annona Squamosa L., Annonaceae)
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứucủa luận văn này là nghiên cứu được các qui trình phân tích và phân tách sắc ký để phân lập các hợp chất thành phần, đặc biệt là các acetogenin, từ hạt cây Na Việt Nam và xác định được cấu trúc của các hợp chất này bằng các phương pháp phổ hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các acetogenin và các thành phần hóa học khác từ hạt cây Na (Annona Squamosa L., Annonaceae)
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------- Nguyễn Quang Hợp NGHIÊN CỨU CÁC ACETOGENIN VÀ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC KHÁC TỪ HẠT CÂY NA (ANNONA SQUAMOSA L., ANNONACEAE) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------- Nguyễn Quang Hợp NGHIÊN CỨU CÁC ACETOGENIN VÀ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC KHÁC TỪ HẠT CÂY NA (ANNONA SQUAMOSA L., ANNONACEAE) Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60440114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN MINH GIANG Hà Nội – Năm 2014 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Bộ môn Hoá hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Minh Giang, người đã giao đề tài, hết lòng hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tạo các điều kiện thí nghiệm thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn thạc sĩ. Để có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH. Phan Tống Sơn, người đã luôn quan tâm đến các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn này, tạo mọi điều kiện thí nghiệm thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, các anh, chị và các em sinh viên trong Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã cùng tạo một môi trường nghiên cứu thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian em nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2014 Học viên cao học Nguyễn Quang Hợp Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ NA (ANNONACEAE) ............................................ 3 1.1.1 Tổng quan về họ Na (Annonaceae) và chi Na (Annona) ...................... 3 1.1.2 Mô tả thực vật về cây Na (Annona squamosa L.) ................................ 5 1.1.3 Phân bố ............................................................................................... 7 1.1.4 Các ứng dụng trong y học cổ truyền của cây Na ................................... 8 1.2. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP TỪ ANNONA SQUAMOSA L. .................................. 9 1.2.1 Các hợp chất acetogenin từ Annona squamosa L. ................................. 9 1.2.2 Các hợp chất thành phần khác từ Annona squamosa .......................... 18 1.2.3 Các hợp chất acetogenin khác trong thiên nhiên ................................. 26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36 2.1 PHƢƠNG PHÁP CHIẾT VÀ PHÂN TÁCH CÁC HỢP CHẤT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT ........................................................................... 36 2.1.1 Phƣơng pháp chiết.............................................................................. 36 2.1.2 Các phƣơng pháp phân tích, phân tách và phân lập sắc ký.................. 36 2.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ................................. 37 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ............................................................................ 38 3.1 THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT ...................................................................... 38 3.2 NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .................................................................... 38 3.3 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ HẠT CÂY NA ................................. 38 3.4 PHÂN TÍCH SẮC KÍ LỚP MỎNG CÁC PHẦN CHIẾT .......................... 39 3.4.1 Phân tích sắc kí lớp mỏng phần chiết diclometan (AS1D) ................... 40 3.4.2 Phân tích sắc kí lớp mỏng phần chiết diclometan (AS2D) ................... 41 3.4.3 Phân tích sắc kí phần chiết etyl axetat (ASE) .................................... 42 3.5 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT .... 43 3.5.1 Phân tách phần chiết diclometan (AS1D) ............................................ 43 3.5.2 Phân tách phần chiết diclometan (AS2D) ............................................ 45 3.5.3 Phân tách phần chiết etyl axetat (ASE) .............................................. 45 3.6 HẰNG SỐ VẬT LÍ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP ....................................................................................................... 46 3.6.1 Chất AS1D3.0 (Solamin) .................................................................... 46 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 3.6.2 Chất AS1D3.1 (Squamocin J) ............................................................. 46 3.6.3 Chất AS1D3.42 (Squamocin G) .......................................................... 47 3.6.4 Chất AS1D3.7 (4-Dehydroxyannonin IV và 4-Dehydroxyannonin VIII) 48 3.6.5 Chất AS1D5.6 (Squamocin)................................................................ 49 3.6.6 Chất AS1D7.2 (Annonin IV và Annonin VIII) .................................... 50 3.6.7 Chất AS1D7.4 (Annonin XVI)............................................................ 51 3.6.8 Chất AS1D10 (β-Sitosterol 3-O- -D-glucopyranosid và Stigmaterol 3- O- -D-glucopyranosid) .................................................................................. 52 3.6.9 Chất ASE3.4.4 (N-trans-Caffeoyl-tyramin)........................................ 53 3.6.10 Chất ASE5.2 (Squamin A và Squamin B) ......................................... 53 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 56 4.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 56 4.2 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ HẠT NA .......................................... 56 4.3. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT TỪ HẠT NA ...................................... 59 4.3.1 Phân tách sắc kí phần chiết diclometan (AS1D) .................................. 59 4.3.2 Phân tách sắc kí phần chiết etyl axetat (ASE)..................................... 61 4.4 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP .............. 61 4.4.1 Solamin (AS1D3.0) ............................................................................ 62 4.4.2 Squamocin J (AS1D3.1) ..................................................................... 64 4.4.3 Squamocin G (AS1D3.4.2 và AS1D5.4) .............................................. 66 4.4.4 4-Dehydroxyannonin IV và 4-Dehydroxyannonin VIII (AS1D3.7) ..... 68 4.4.5 Squamocin (AS1D5.6) ........................................................................ 70 4.4.6 Annonin IV và Annonin VIII (AS1D7.2) ............................................ 72 4.4.7 Annonin XVI (AS1D7.4) .................................................................... 74 4.4.8 β-Sitosterol 3-O- -D-glucopyranosid (AS1D10a) và Stigmaterol 3-O- - D-glucopyranosid (AS1D10b) ........................................................................ 77 4.4.9 N-trans-Caffeoyl-tyramin (ASE3.4.4) ................................................ 78 4.4.10 Squamin A (ASE5.2a) và Squamin B (ASE5.2b) ............................. 79 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CC (Column Chromatography): Sắc kí cột dƣới trọng lực dung môi DEPT (Disstortionless Enhancement by Polarition Transfer): Phổ DEPT ESI-MS (ElectroSpray Ionisation-Mass Spectrometry): Phổ khối lƣợng ion hóa phun bụi điện tử FC (Flash Chromatography): Sắc kí cột nhanh HPLC (High Performance Liquid Chromatography): Sắc kí lỏng hiệu năng cao NMR (Nuclear Magnetic Resonance): Cộng hƣởng từ hạt nhân Mini-C (Mini-Column Chromatography): Sắc kí cột tinh chế TLC (Thin-Layer Chromatography): Sắc kí lớp mỏng 1 H-NMR (Proton Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân cacbon-13 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Lá và quả cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae) Hình 1.2. Hoa cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae) Hình 3.1. Sắc ký cột điều chế Hình 4.1. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D3.0 Hình 4.2. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D3.1 Hình 4.3. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D3.4.2 Hình 4.4. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D3.7 Hình 4.5. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D5.6 Hình 5.6. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D7.2a và AS1D7.2b Hình 4.7. Cấu trúc lập thể tƣơng đối của AS1D7.4 Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 3.1. Phân tích TLC phần chiết AS1D Bảng 3.2. Phân tích TLC phần chiết AS2D Bảng 3.3. Phân tích TLC phần chiết ASE Bảng 4.1. Hiệu suất thu nhận các phần chiết từ hạt Na (phƣơng pháp chiết 1) Bảng 4.2. Hiệu suất thu nhận các phần chiết từ hạt Na (phƣơng pháp chiết 2) Sơ đồ: Sơ đồ 4.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ hạt Na Sơ đồ 4.2. Quy trình phân tách phần chiết diclometan (AS1D) Sơ đồ 4.3. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat (ASE) Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phổ 1H-NMR của Solamin (AS1D3.0) Phụ lục 2. Phổ 13C-NMR của Solamin (AS1D3.0) Phụ lục 3. Phổ (+)-ESI-MS của Solamin (AS1D3.0) Phụ lục 4. Phổ 1H-NMR của Squamocin J (AS1D3.1) Phụ lục 5. Phổ 13C-NMR của Squamocin J (AS1D3.1) Phụ lục 6. Phổ (+)-ESI-MS của Squamocin J (AS1D3.1) Phụ lục 7. Phổ 1H-NMR của Squamocin G (AS1D3.4.2) Phụ lục 8. Phổ 13C-NMR của Squamocin G (AS1D3.4.2) Phụ lục 9. Phổ (+)-ESI-MS của Squamocin G (AS1D3.4.2) Phụ lục 10. Phổ 1H-NMR của 4-Dehydroxyannonin IV và 4-Dehydroxyannonin VIII (AS1D3.7) Phụ lục 11. Phổ 13C-NMR của 4-Dehydroxyannonin IV và 4-Dehydroxyannonin VIII (AS1D3.7) Phụ lục 12. Phổ (+)-ESI-MS của 4-Dehydroxyannonin IV và 4-Dehydroxyannonin VIII (AS1D3.7) Phụ lục 13. Phổ 1H-NMR của Squamocin (AS1D5.6) Phụ lục 14. Phổ 13C-NMR của Squamocin (AS1D5.6) Phụ lục 15. Phổ (+)-ESI-MS của Squamocin (AS1D5.6) Phụ lục 16. Phổ 1H-NMR của Annonin IV và Annonin VIII (AS1D7.2) Phụ lục 17. Phổ 13C-NMR của Annonin IV và Annonin VIII (AS1D7.2) Phụ lục 18. Phổ (+)-ESI-MS của Annonin IV và Annonin VIII (AS1D7.2) Phụ lục 19. Phổ 1H-NMR của Annonin XVI (AS1D7.4) Phụ lục 20. Phổ 13C-NMR của Annonin XVI (AS1D7.4) Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 Phụ lục 21. Phổ (+)-ESI-MS của Annonin XVI (AS1D7.4) Phụ lục 22. Phổ 1H-NMR của β-Sitosterol và Stigmaterol (AS1D10) Phụ lục 23. Phổ 1H-NMR của N-trans-caffeoyl-tyramin (ASE3.4.4) Phụ lục 24. Phổ 1H-NMR của Squamin A và Squamin B (ASE5.2) Phụ lục 25. Phổ 13C-NMR của Squamin A và Squamin B (ASE5.2) Phụ lục 26. Phổ DEPT của Squamin A và Squamin B (ASE5.2) Luận văn Thạc sĩ 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 LỜI MỞ ĐẦU Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đóng một vai tr hết sức quan trọng trong đời sống con ngƣời. Ngoài việc đƣợc sử dụng làm các thuốc chữa bệnh cho ngƣời và vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích, điều hoà sinh trƣởng động thực vật và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm,... các hợp chất thiên nhiên luôn là những chất mẫu, dẫn đƣờng cho việc phát triển các thuốc mới cũng nhƣ các cấu trúc chất tổng hợp mới. Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng sinh học thực vật với khoảng 13.000 loài thực vật ậc cao, trong đó có gần 3.000 loài đƣợc dùng làm thuốc trong dân gian, do đó có nhiều điều kiện rất thuận lợi để phát triển mạnh hƣớng nghiên cứu Hóa học các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học bao gồm các nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc, tổng hợp hữu cơ, sàng lọc hoạt tính và phân tích các hợp chất thiên nhiên có tác dụng sinh học và có tiềm năng phát triển thành các tác nhân điều trị. Mặc dù không phải loài cây bản xứ nhƣng từ lâu cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae) đã đƣợc du nhập và trở thành một trong những loài cây trồng phổ biến ở nƣớc ta. Ngoài việc cho trái nhƣ một loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng, các bộ phận của cây Na c n đƣợc sử dụng nhƣ những vị thuốc trong y học cổ truyền. Do chƣa có nhiều mô tả chi tiết về thành phần hóa học trong các tài liệu khoa học, cây Na của Việt Nam là một đối tƣợng nghiên cứu lý thú về hóa học và các chức năng điều chỉnh sinh học của các hợp chất thành phần, đặc biệt là các hợp chất acetogenin. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhận đƣợc về hóa học và tác dụng sinh học, các các giá trị ứng dụng mới của cây Na có thể đƣợc phát hiện, nhất là trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm mới phục vụ cho sức khỏe con ngƣời. Trong số các hợp chất thành phần đã đƣợc xác định trong Annona squamosa, các acetogenin là các hợp chất đặc biệt lý thú. Có nguồn gốc sinh tổng hợp từ các axit béo có từ 34 đến 37 cacbon, các chất này chỉ xuất hiện chọn lọc ở một số loài thực vật họ Annonaceae, đặc biệt là ở chi Annona. Các chất này thú vị về cấu trúc, phức tạp về hóa học lập thể, khó phân lập do có bản chất sáp và là thách thức trong Luận văn Thạc sĩ 1 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 một thời gian dài cho các nhà nghiên cứu hóa hợp chất thiên nhiên về phƣơng pháp phân lập, xác định cấu trúc và tổng hợp toàn phần. Đƣợc phát hiện trong các chƣơng trình nghiên cứu sàng lọc hoạt tính sinh học, các acetogenin nổi bật với các hoạt tính chống ung thƣ với cơ chế tác dụng mới. Sau các nghiên cứu phát hiện các cơ chế tác dụng gây độc tế bào và chống khối u của các acetogenin từ năm 1991, các chất này đang đem lại hy vọng cho việc phát triển một thế hệ thuốc chống ung thƣ mới. Trong một chƣơng trình nghiên cứu xác định các hợp chất có tác dụng gây độc tế bào từ thực vật Việt Nam của Phòng thí nghiệm Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, các bộ phận của cây Na đã đƣợc lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu đƣợc các qui trình phân tích và phân tách sắc ký để phân lập các hợp chất thành phần, đặc biệt là các acetogenin, từ hạt cây Na Việt Nam và xác định đƣợc cấu trúc của các hợp chất này bằng các phƣơng pháp phổ hiện đại. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn: 1. Xây dựng quy trình chiết các hợp chất hữu cơ thiên nhiên, đặc biệt là các acetogenin, từ hạt cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae). 2. Phân tích sắc kí lớp mỏng các phần chiết để định tính các phần chiết và xác định các hệ dung môi thích hợp cho phân tách sắc kí. 3. Phân tách các phần chiết và phân lập các hợp chất bằng các phƣơng pháp sắc kí điều chế. 4. Xác định cấu trúc các hợp chất đƣợc phân lập bằng các phƣơng pháp phổ hiện đại. Luận văn Thạc sĩ 2 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ NA (ANNONACEAE) 1.1.1 Tổng quan về họ Na (Annonaceae) và chi Na (Annona) [5, 3, 45] Họ Na (danh pháp khoa học: Annonaceae) c n đƣợc gọi là họ Mãng cầu, là một họ thực vật có hoa ao gồm các loại cây thân gỗ, cây ụi hay dây leo. Với khoảng 2.300 đến 2.500 loài trong 120 - 130 chi, họ Na là họ lớn nhất của ộ Mộc lan (Magnoliales). Họ này sinh trƣởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, và chỉ có một ít loài sinh sống ở vùng ôn đới. Có khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và các loài khác ở châu Á. Các loài thuộc họ Annonaceae có lá đơn, mọc so le (mọc cách), có cuống lá và mép lá nhẵn. Lá mọc thành hai hàng dọc theo thân cây. Vết sẹo nơi đính lá thƣờng nhìn thấy rõ các mạch dẫn. Cành thƣờng ở dạng zíc zắc. Chúng không có các lá ẹ. Hoa đối xứng xuyên tâm (hoa đều) và thƣờng là lƣỡng tính. Ở phần lớn các loài thì 3 đài hoa nối với nhau ở gốc hoa. Có 3 - 6 cánh hoa có màu nâu hay vàng, nhiều nhị hoa mọc thành hình xoắn ốc cũng nhƣ nhiều nhụy hoa, mỗi nhụy có ầu nhụy dạng một ngăn chứa một hoặc nhiều tiểu noãn. Hoa đôi khi mọc trực tiếp trên các cành lớn hoặc trên thân cây. Quả là nang, ế quả hay đa quả. Chi Na (danh pháp khoa học: Annona) là một chi điển hình của họ Na (Annonaceae). Chi này có khoảng 100 - 150 loài chủ yếu là các cây hoặc cây ụi tân nhiệt đới có lá đơn, mọc so le và quả ăn đƣợc. Trong họ Na, chỉ có chi Guatteria có nhiều loài hơn chi Na. Một số loài na chỉ có ở châu Phi mà không có ở châu Á. Phƣơng ngữ Nam Bộ gọi Na là mãng cầu hay mẳng cầu. Dƣới đây là một số loài quan trọng trong chi Annona, có giá trị đặc iệt trong nông nghiệp và y dƣợc. Annona amambayensis Annona ambotay AUBL. Annona bullata A.RICH. Annona cacans WARM. Luận văn Thạc sĩ 3 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 Annona calophylla R.E.FR. Annona campestris R.E.FR. Annona cherimola MILL. Annona senegalensis P. (mãng cầu hoang) Annona coriacea MART. Annona cornifolia L. Annona crassiflora MART. Annona crotonifolia MART. Annona dioica A.ST.-HIL. Annona diversifolia D. Annona dolabripetala Annona echinata D. Annona excellens R.E.FR. Annona glabra L.(bình bát) Annona glaucophylla R.E.FR. Annona haematantha MIQ. Annona hayesii SAFF. Annona hexapetala Annona humboldtiana Annona humboldtii Annona hybrid Annona hypoglauca MART. Annona hystricoides A. Annona incana Annona jahnii SAFF. Annona longiflora S. Annona lutescens Annona macrocalyx R.E.FR. Annona macrocarpa Annona malmeana R.E.FR. Annona marcgravii Annona microcarpa Luận văn Thạc sĩ 4 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 Annona montana M. (mãng cầu núi) Annona monticola MART. Annona mucosa Annona muricata L. (mãng cầu xiêm) Annona myristica Annona nutans R.E.FR. Annona obovata Annona paludosa AUBL. Annona palustris Annona paraguayensis R.E.FR. Annona phaeoclados MART. Annona pubescens Annona purpurea MOC. & SESSÉ EX DUNAL. Annona pygmaea Annona reticulata L. Annona salzmannii L. Annona scleroderma LAM. Annona sericea D. Annona spinescens MART. Annona spraguei SAFF. Annona squamosa L. (mãng cầu ta) Annona sylvatica Annona testudinea Annona triloba Annona tripetala Atemoya (loài lai giữa A. cherimola và A. squamosa). 1.1.2 Mô tả thực vật về cây Na (Annona squamosa L.) [1, 2, 14, 45] Cây Na (tên khoa học: Annona squamosa L.) là một loài cây thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi quả ăn đƣợc còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai hay sa lê. Đây là một loài cây trung, lâu năm thuộc chi Annona, họ Annonaceae. Hiện ngƣời ta vẫn Luận văn Thạc sĩ 5 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 chƣa xác định đƣợc chính xác nguồn gốc bản địa của loài cây này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là loài cây có xuất xứ từ vùng Caribe. Hình 1.1. Lá và quả cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae) Thân và lá: Thân thấp, có nhiều nhánh nhỏ, tán rộng, ngọn xòe, các cành thƣờng mọc không đều, cao 2 - 8 m. Cành, thân có màu nâu nhạt, có rãnh nứt nhỏ vàng nhạt. Cành cũ và thân thƣờng có các nốt nâu nhạt hình tròn, bầu dục. Lá đơn, mỏng, dài 5 - 17 cm và rộng 2 - 6 cm, nhọn ở hai đầu, mọc so le. Lá già màu xanh nhạt, không có lông ở cả hai mặt, cạnh nhẵn không có răng. Lá non có lông nhỏ ở mặt dƣới, khó nhận biết. Cuống lá dài 0,4 - 2,2 cm, có lông nhỏ. Hoa: Hoa đơn hoặc mọc rũ xuống thành chùm 2 - 4 hoa ên nách lá, đỉnh cành, dài 2,5 cm màu vàng xanh, chuyển tím khi già héo. Hoa Na có 3 đài màu xanh lục. Cánh hoa xếp hai vòng, mỗi vòng 3 cánh, cánh ngoài hẹp dầy, dài 1,6 - 2,5 cm, rộng 0,6 - 0,75 cm, cánh trong rất hẹp, đôi khi thiếu hẳn. Nhụy hoa nhiều, mọc dày, Luận văn Thạc sĩ 6 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 dài dƣới 1,6 cm, bầu nhụy xanh nhạt. Vòi nhụy màu trắng. Mỗi một nhụy sẽ tạo thành một quả đơn tƣơng ứng với một mắt của quả. Cuống dài 2 cm, có lông nhỏ. Cây bắt đầu có hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, lứa hoa đầu và lứa cuối thƣờng rụng nhiều và không tạo quả. Hoa đƣợc thụ phấn bởi bọ cánh cứng. Hình 1.2. Hoa cây Na (Annona squamosa L., Annonaceae) Quả: Quả kép là tập hợp của rất nhiều quả đơn hình thành từ các nhụy hoa riêng lẻ. Quả có nhiều nốt lồi hay còn gọi là mắt hình giọt nƣớc tƣơng ứng với các quả đơn. Khi c n non quả có màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang vàng xanh hơi mốc và các mắt bắt đầu tách ra khỏi nhau. Mỗi mắt dài 1,2 - 1,9 cm, rộng 0,6 - 1,3 cm. Quả có đƣờng kính 5 - 10 cm. Thịt quả màu trắng, hơi vàng, mềm có vị ngọt và mùi thơm đặc trƣng. Hạt có màu nâu sẫm hoặc đen, vỏ cứng dài 1,3 - 1,6 cm. Mùa Na chín khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. 1.1.3 Phân bố [3, 5] Cây Na có thể sinh trƣởng ở độ cao từ 0 đến 2.000 m so với mực nƣớc biển, thích ứng với đất phù sa đồng bằng và đất đồi tơi xốp dễ thoát nƣớc. Na là loài cây ƣa sáng, đặc biệt phát triển tốt ở những vùng có thời tiết khô, nóng. Hiện nay, cây Na đƣợc trồng rộng rãi ở khắp các vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nhất là khu vực Cari e, Nam Á và Đông Nam Á. Ở nƣớc ta, cây Na đƣợc trồng rải rác khắp cả nƣớc, trong đó những vựa Na phải kể đến là huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ 7 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 1.1.4 Các ứng dụng trong y học cổ truyền của cây Na [1, 2] Từ xƣa, ngƣời ta đã iết sử dụng quả Na chín nhƣ một loại thực phẩm bổ dƣỡng. Ngoài ra quả, hạt, lá và rễ cây Na cũng đƣợc sử dụng nhƣ những vị thuốc ứng dụng trong y học cổ truyền. Tính vị, tác dụng của quả Na: Có vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sƣng. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm ỉa chảy. Quả xanh chứa nhiều tannin làm săn da, tiêu sƣng, dùng để chữa tiêu chảy, kiết lị, tiết tinh, đái tháo. Khi dùng, lấy 30 g thái nhỏ, bỏ hạt sắc lấy nƣớc uống. Quả Na điếc dùng để trị mụn nhọt. Cách dùng: phơi thật khô, tán nhỏ, hòa với giấm, bôi nhiều lần. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Hạt Na giã nhỏ, ngâm rƣợu, lấy nƣớc ngậm để chữa đau răng. Lá Na một nắm rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sƣng vú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh. Lá Na (10 - 20 g) rửa sạch, giã nát, thêm nƣớc, vắt lấy nƣớc đem phơi sƣơng một đêm, rồi thêm ít rƣợu mà uống trƣớc khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10 g), thạch xƣơng ồ (8 g), sắc uống. Lá Na (20 g), đu đủ xanh (10 g), vôi tôi (5 g), muối ăn (5 g) giã nát, hơ nóng đắp lên vết thƣơng để chữa bong gân, chạm thƣơng. Rễ Na thái nhỏ, sao qua, sắc nƣớc uống để tẩy giun đũa. Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị xích lỵ cấp tính; lá dùng trị trẻ em l i dom; quả dùng trị phù thũng ác tính. Ở Thái Lan, lá tƣơi và rễ dùng trị chấy, mụn nhọt, nấm tóc và lang en. Ở Ấn Độ, rễ đƣợc dùng gây xổ; hạt, quả và lá dùng diệt côn trùng, duốc cá, diệt chấy; hạt kích thích và gây sảy thai. Luận văn Thạc sĩ 8 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 Một vài đơn thuốc của cây Na: 1. Đi lị ra nƣớc không dứt: 10 quả Na ƣơng (chín nửa chừng) lấy thịt ra, c n vỏ và hạt cho vào 2 át nƣớc, sắc c n một át, ăn thịt quả và uống nƣớc sắc. 2. Nhọt ở vú: Quả Na điếc mài với dấm ôi nhiều lần. 3. Sốt rét cơn lâu ngày: V một nắm lá (20 - 30 g) giã nhỏ, chế thêm nƣớc sôi vào vắt lấy một át nƣớc cốt, lọc qua vải, phơi sƣơng, sáng hôm sau thêm tí rƣợu quấy uống trƣớc lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5 - 7 ngày. 4. Mụn nhọt sƣng tấy: Lá Na, lá Bồ công anh, cũng giã đắp. 5. Giun đũa ch i lên ợ ra nƣớc trong: Dùng một nắm rễ Na mọc về hƣớng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra. 6. Trừ chấy, rận: Giã nhỏ hạt lấy nƣớc gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt Na trộn với rƣợu hoặc giấm mà v vào đầu, xát vào chân tóc, ịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc. 1.2. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP TỪ ANNONA SQUAMOSA L. 1.2.1 Các hợp chất acetogenin từ Annona squamosa L. Acetogenin là một lớp các hợp chất poliketide thiên nhiên đƣợc tìm thấy trong họ Annonaceae, cấu tạo từ một mạch 34 - 37 nguyên tử cac on có chứa các nhóm chức của oxy ao gồm các v ng tetrahydrofuran (THF) và tetrahydropyran (THP) với các nhóm hydroxy, keton, epoxy và nối đôi trên mạch cac on. Cấu trúc của các hợp chất này thƣờng kết thúc với một nhóm lacton hoặc utenolid. Hơn 400 hợp chất thuộc lớp này đã đƣợc phân lập từ 51 loài thực vật khác nhau. Có thể kể đến một số acetogenin tiêu biểu nhƣ annonacin (1), annonin I (2), bullatacin (3) và uvaricin (4). 1 Luận văn Thạc sĩ 9 2014
- Nguyễn Quang Hợp Cao học Hóa hữu cơ – K22 2 3 Các acetogenin thể hiện nhiều hoạt tính sinh học mạnh và có nhiều ứng dụng quan trọng trong y học nhƣ kháng viêm, kháng vi rút HIV và đặc biệt là kháng ung thƣ [29]. Từ hạt Annona squamosa 56 acetogenin đã đƣợc phân lập từ hạt, lá, và vỏ thân. Năm 1988, Fujimoto . và các cộng sự tại Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản, lần đầu tiên tìm thấy squamocin A (2) hay c n đƣợc gọi là annonin I từ hạt A. squamosa [15]. Năm 1990, từ vỏ thân A. squamosa, Li X. H. và các cộng sự tại Đại học Purdue, Hoa Kỳ, đã phân lập thành công các acetogenin có hoạt tính sinh học mạnh, bullatacin (3) và bullatacinon (5), nhờ đó tìm ra nguồn nguyên liệu thực vật mới khá dồi dào cho các hợp chất quan trọng này [23]. Bullatacinon là keto- monotetrahydrofuran acetogenin kết thúc bằng đuôi ketolacton lần đầu tiên đƣợc biết tới. Hoạt tính gây độc tế bào của 5 tăng đáng kể nếu cả 2 nhóm keton đƣợc khử thành các nhóm hydroxy. Cả bullatacinon và tetrahydrosquamon (6) đều cho thấy tác dụng gây độc tế bào chọn lọc với tế ào ung thƣ vú MCF-7. Luận văn Thạc sĩ 10 2014
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn