Luận văn Thạc sĩ khoa học Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
lượt xem 16
download
Mục đích là nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của con người Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ khoa học Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thanh Xuân HÀ NỘI - 2015 2
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu7 ................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................ 7 1.1. Khái quát về ca dao, tục ngữ Việt Nam ................................................. 7 1.1.1. Ca dao Việt Nam ..................................................................................... 7 1.1.2. Tục ngữ Việt Nam ................................................................................. 11 1.1.3. Đặc trưng của ca dao, tục ngữ Việt Nam .............................................. 15 1.2. Những điều kiện hình thành ca dao, tục ngữ Việt Nam ..................... 19 1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20 1.2.2. Điều kiện văn hóa - tư tưởng ................................................................ 24 1.3. Khái niệm triết lý và triết lý nhân sinh ................................................ 30 1.3.1. Khái niệm triết lý .................................................................................. 30 1.3.2. Triết lý nhân sinh .................................................................................. 33 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM ................................................................................. 35 2.1. Quan niệm về đời ngƣời, ý nghĩa của cuộc đời con ngƣời ................. 35 1
- 2.2. Quan niệm về cách ứng xử của con ngƣời với tự nhiên ..................... 40 2.2.1. Con người sống không thể tách rời với tự nhiên ............................... 40 2.2.2. Quan niệm về lao động sản xuất cải tạo tự nhiên ................................. 45 2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội ... 50 2.3.1. Tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, bình dị, thiết tha, mãnh liệt được thể hiện trong chính cuộc sống lao động hàng ngày .............................. 50 2.3.2. Mối quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, sẻ chia ........... 54 2.3.3. Mối quan hệ trong gia đình trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu ............. 57 2.3.4. Mối quan hệ anh em thuận hòa ............................................................. 62 2.3.5 Mối quan hệ tôn sư trọng đạo, bạn bè tình nghĩa ........................................ 63 2.3.6. Mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng, quốc gia dân tộc............................................................................................... 66 2.4. Những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam ............................................................................................. 72 2.4.1. Về giá trị ................................................................................................ 72 2.4.2. Về hạn chế ............................................................................................. 81 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ bao đời nay trong tâm thức người Việt, văn học dân gian được coi như một di sản, một kho tàng quý giá tích lũy những gì mà loài người đã biết được nhờ vào sự trải nghiệm hàng thế kỉ. Trong đó, ca dao, tục ngữ được coi như những viên ngọc mà sự lung linh, kì ảo của nó đã lặn sâu vào trong kí ức con người như một ảnh tượng của quê hương ngàn đời. Ca dao, tục ngữ Việt Nam đượm màu sắc dân gian, thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động Việt Nam. Nó là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lao động sản xuất của cha ông ta, là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc. Những đề tài của ca dao, tục ngữ bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường nên nội dung của ca dao, tục ngữ rất đa dạng và phong phú. Ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng chính là những lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động nên cũng rất dễ hiểu và dễ cảm. Chính vì lẽ đó, trong lịch sử đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khai thác về chủ đề ca dao, tục ngữ. Các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác ca dao, tục ngữ trên nhiều bình diện khác nhau và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc như: triết lý biện chứng, triết lý đạo đức, triết lý giáo dục đặc biệt hơn cả là triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về tự nhiên, xã hội, con người. Nó mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về quan niệm của ông cha ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách ứng xử của con người với tự nhiên và giữa con người với nhau trong xã hội. Nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam không những khẳng định lại những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần 1
- củng cố niềm tin, lý tưởng sống cho người dân Việt Nam nói chung và một bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa. Vì những lý do trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ca dao, tục ngữ là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, ca dao, tục ngữ đã được thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước ở những góc độ, những khía cạnh khác nhau. Trước những nghiên cứu đa dạng và đa ngành về ca dao, tục ngữ việc tiếp cận tư liệu của đề tài chủ yếu được triển khai trên hai nhóm chủ đề lớn như sau: Trước hết, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ Việt Nam: Công trình sưu tập, nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Phan “Tục ngữ, ca dao Việt Nam” (1995), tác giả Đinh Gia Khánh “Văn học dân gian Việt Nam” (2000). Hai cuốn sách nói trên, các tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam nói chung. Ngoài ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác. Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm 1928. Tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6.500 câu tục ngữ của các vùng miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn. Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (2014) của tác giả Ngọc Hà đã sưu tập và tuyển chọn những câu ca dao tục ngữ rất hay, rất ý nghĩa, rất điển hình trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tác giả đã sắp xếp các câu ca 2
- dao, tục ngữ theo từng chủ đề giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu. Đây là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người muốn đọc và tìm hiểu về ca dao, tục ngữ. Thứ hai, những công trình tập trung khai thác về những yếu tố triết học, triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiêu biểu có những công trình sau: Trong bài viết “Tìm hiểu yếu tố triết học trong tục ngữ Việt Nam” của Vũ Hùng in trên Tạp chí Triết học, số 1/1994, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ Việt Nam và triết học đồng thời cũng phân tích để làm rõ một số yếu tố triết học trong tục ngữ Việt Nam. Ở đây, tác giả mới chỉ phân tích một cách chung chung về các yếu tố triết học trong tục ngữ, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể vào một khía cạnh nào. Đề tài“Những tư tưởng triết học trong truyện kể dân gian Việt Nam”(2006) của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng cũng đã trình bày một số tư tưởng triết học về thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đề cập đến những ảnh hưởng của truyện kể dân gian đối với việc xây dựng nền văn hóa của dân tộc. Đề tài “Một số tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam” (2011), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, của tác giả Hoàng Thị Ánh Thu đã đề cập đến tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ với hai nội dung cơ bản được thể hiện qua hai chương. Cụ thể là trong chương 2, tác giả trình bày tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên trong ca dao, tục ngữ Việt Nam và trong chương 3, tác giả trình bày về tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ở đề tài này, tư tưởng biện chứng chủ yếu chỉ được đề cập ở mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội. Những vấn đề như quan niệm về sự vận động phát triển, 3
- quan niệm về mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng chưa được tác giả đề cập đến. Trong cuốn “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” (1996), tác giả Võ Hoàng Khải đã làm sáng tỏ đồng thời hệ thống hóa các yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ để thấy được bản chất tư duy của người lao động bình dân. Một số nội dung duy vật và biện chứng đã được tác giả trình bày khá rõ ràng. Về chủ đề Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân có biên soạn cuốn “Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam” (2011). Tác giả đã sưu tập hàng nghìn câu tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người. Cuốn sách gồm có hai phần chính: Phần thứ nhất tác giả trình bày những đặc điểm của tục ngữ, ca dao về đạo làm người, đồng thời tác giả tiến hành phân loại và trình bày nội dung tục ngữ, ca dao về đạo làm người. Phần thứ hai, tác giả sưu tầm, lựa chọn, giải thích tục ngữ, ca dao về đạo làm người. Đây là một công trình rất hay và có ý nghĩa, trình bày rất đầy đủ và cụ thể nội dung về đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Về Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ cũng đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của các tác giả. Tiêu biểu có đề tài “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế”(2011) của tác giả Cao Thị Hoa đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người Việt Nam ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, mà chưa đi sâu tìm hiểu triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 4
- Điểm qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam vẫn cần được tiếp tục. Các công trình trước đây mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách chung chung về triết lý nhân sinh hoặc có phân tích sâu nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi của một vùng miền, chứ chưa phân tích, làm rõ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam một cách có hệ thống. Vì vậy, việc kế thừa, bổ sung, góp phần hoàn thiện làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của con người Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn làm rõ: - Tìm hiểu khái quát về sự hình thành của ca dao, tục ngữ Việt Nam. - Phân tích một cách có hệ thống triết lý nhân sinh trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. - Bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những câu ca dao, tục ngữ đã được tuyển chọn có nội dung chính xác nằm trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. 5
- 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm và phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu kết hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh và đối chiếu. 6. Đóng góp mới của luận văn - Một là, luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. - Hai là, bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của con người Việt Nam thông qua kho tàng ca dao, tục ngữ. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Khẳng định những giá trị to lớn của ca dao, tục ngữ Việt Nam: ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc. - Khẳng định tư duy của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam là một bộ phận hòa cùng sự phát triển của tư duy nhân loại. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập Văn học dân gian, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, triết học Mác - Lê nin. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 2 chương và 7 tiết. 6
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái quát về ca dao, tục ngữ Việt Nam Ca dao, tục ngữ là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam, một thể loại văn học dân gian độc đáo thể hiện nghệ thuật sống đẹp, bảo vệ chân - thiện - mỹ, đề cao cái hay, phê phán chỉ trích cái xấu trong xã hội. Đặc điểm của ca dao, tục ngữ là phong phú về nội dung nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, hình ảnh hết sức giản dị, chân thật, gần gũi với đời sống của người dân. Do đó, chỉ cần đọc qua ta có thể nhớ được dễ dàng, nhưng phải đọc đi đọc lại và suy ngẫm ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp trong cách thể hiện nội dung. Tục ngữ ca dao được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, được tách ra từ các tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại. Cho đến nay, về mặt văn học thì ca dao, tục ngữ được xem xét trên nhiều lập trường khác nhau, song chỉ có triết học duy vật biện chứng mới xác lập được phương pháp luận khoa học để tiếp cận đúng bản chất của ca dao, tục ngữ. Bởi triết học duy vật biện chứng gắn liền ca dao tục ngữ với thời đại lịch sử sản sinh ra nó, xem nó là khát vọng của con người muốn giải thích về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và bản thân mình. 1.1.1. Ca dao Việt Nam Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, thì “Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ” [tr. 303] 7
- Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã định nghĩa khái niệm ca dao: “Ca dao là những bài hát ngắn không có chương khúc” [16, tr. 20]. Cũng bàn về khái niệm ca dao, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 của tập thể tác giả, Bùi Văn Nguyên (chủ biên) đã nêu: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là thể lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [34, tr. 38]. Khi phân biệt giữa ca dao và dân ca tác giả Vũ Ngọc Phan cũng đã giải thích: “Ca dao là một loại thơ dân gian, có thể ngâm được như các loại thơ khác” [36, tr. 42]. Như vậy, ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình và xã hội, hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên, trong ca dao, cái tôi trữ tình nổi lên một cách rõ nét. Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc Việt Nam, thể hiện một cách sâu sắc, rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người; đó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, tinh thần tương thân tương ái giữa những con người lương thiện; đó còn là những nhận thức sâu sắc về bạn, về thù, về chính nghĩa. Tóm lại, qua ca dao, ta có thể thấy rõ hiện thực cuộc sống của nhân dân, cái hiện thực vốn có được hiện lên một cách chân thực nhất. Nội dung của ca dao rất phong phú đa dạng. Ca dao phản ánh những quan niệm về trời, đất, về thời thế; phản ánh lịch sử công cuộc đấu tranh 8
- chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược. Ca dao miêu tả khá chi tiết phong tục tập quán, những kinh nghiệm trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ, trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội, qua đó thấy được đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ, khó khăn và những phẩm chất tốt đẹp của người dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội để sinh tồn và vươn lên giành lấy hạnh phúc. Nét nổi bật trong bộ phận ca dao lịch sử là nội dung của nó đã thể hiện một cách mạnh mẽ, sâu sắc tình cảm của nhân dân đối với quê hương, đất nước: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” [38, tr. 299 - 300]. Hay những câu ca dao phản ánh những sự kiện lịch sử của dân tộc, nói lên thái độ, quan điểm, lòng yêu nước của nhân dân ta khi bà Triệu khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược:“Ru con, con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng/ Túi gấm cho lẫn túi hồng/ Têm trầu cánh kiến cho chồng đi quân” [38, tr. 34]. Ca dao còn là tiếng nói của trái tim, bày tỏ sự uất ức, phẫn nộ của nhân dân, là tiếng hát đấu tranh chống áp bức của chế độ phong kiến, cường quyền, chống quân xâm lược, vạch trần những cái xấu, những tội ác mà chế độ phong kiến đế quốc gây ra cho nhân dân ta: “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa” [38, tr. 469]. Hay: “Cái cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” [38, tr. 459]. 9
- Hình ảnh nổi bật trong những câu ca dao nói về đất nước, quê hương, dân tộc… là hình ảnh về con người Việt Nam cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hy sinh trong quan hệ giữa người với người và luôn lạc quan, yêu đời. Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của con người Việt Nam và hướng họ vươn tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống. Tiêu biểu như những câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng/ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” [38, tr. 128]. Ca dao còn là tiếng hát nghĩa tình, tiếng hát yêu thương của con người. Phong phú và đặc sắc nhất, giàu cung bậc nhất trong tình cảm của con người là mảng ca dao giành cho tình yêu đôi lứa: “Đố ai quét sạch lá rừng/ Để anh khuyên gió, gió đừng rung cây/ Rung cây, rung cỗi, rung cành/ Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng” [38, tr. 258]. Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ đã kết hợp chặt chẽ chủ đề tình yêu với chủ đề lao động, những nét sinh hoạt, những cảnh vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Sự kết hợp giữa các chủ đề đó làm cho ca dao không chỉ phản ánh quan hệ nam nữ trong khuôn khổ tình cảm cá nhân, mà còn có nội dung xã hội phong phú và tính tư tưởng cao. Ngoài ra, các chủ đề trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Trong ca dao, bên cạnh tiếng hát ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, là những tiếng kêu đau khổ, xót xa về những trắc trở, ngang trái trong tình yêu. Bên cạnh đó, một trong những bộ phận quan trọng của ca dao là những nhận định về con người và về việc đời như là sự tổng kết các kinh nghiệm, triết lý, quan niệm đạo đức, nhân cách, là cách ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Ta thấy, trong ca dao Việt Nam, tư duy triết học hình thành từ sự thể hiện tình cảm, thể hiện thế giới nội tâm bằng nghệ thuật của ngôn từ, bằng hình tượng để tạo nên các triết lý sâu sắc. Bài ca dao “Tát nước đầu đình”: 10
- “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen/ Em được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà/ Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu/ Áo anh sứt chỉ đã lâu/ Nay mượn cô ấy về khâu cho cùng/ Khâu rồi anh sẽ trả công/ Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho/ Giúp em một thúng xôi vò/ Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp em đôi chiếu em nằm/ Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo/ Giúp em quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” [38, tr. 359], là lời tự sự của chàng trai đối với cô gái nhưng thông qua đó toát lên triết lý lạc quan yêu đời, khát vọng hướng đến một tình yêu đôi lứa chân chính. Tất cả những điều trên cho thấy, trong ca dao Việt Nam, tư duy triết học là một bộ phận rất cơ bản góp phần tạo nên các giá trị tư tưởng của nó. Như vậy, ca dao Việt Nam đã thể hiện tư duy sâu sắc của cha ông ta trên nhiều phương diện của đời sống. Có thể khẳng định rằng, tư duy triết học trong ca dao không thể hiện bằng con đường lý trí mà trước hết thể hiện bằng tình cảm, để cuối cùng ca dao đem lại cho con người sự xúc cảm thẩm mỹ, những triết lý về nhân sinh, thế sự. Nếu triết lý ở tục ngữ là kết quả của tư duy trừu tượng, tư duy logic, thì triết lý của ca dao là kết quả của tư duy hình tượng, là nghệ thuật của ngôn từ, là các phép ẩn dụ, so sánh. 1.1.2. Tục ngữ Việt Nam Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4: “Tục ngữ là một bộ phận của văn học dân gian, gồm những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thực tiễn của người dân” [tr. 676]. Trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (1965) tác giả Vũ Ngọc Phan đã định nghĩa như sau: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán” [36, tr. 39]. 11
- Theo các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong “Văn học dân gian Việt Nam” (1998), do Nxb Giáo dục phát hành thì: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [26, tr. 244]. Theo M. Gorki, nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ thời xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào một hình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào kí ức - những hình thức thơ hai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời cổ. Cho nên, có thể khẳng định rằng tục ngữ có từ thời cổ. Đó là những lời ăn tiếng nói của nhân dân nhằm đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát được, những chân lý thông thường trong quá trình lao động của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ gia đình, về con người và đời sống xã hội được lưu truyền qua nhiều thế kỉ. Nhân dân lao động dùng tục ngữ để thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Tục ngữ được sáng tạo ra trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của mỗi cộng đồng. Những kinh nghiệm ấy được rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội, được trải nghiệm nhiều lần trong thực tiễn, đã trở thành những chân lý có tính chất phổ biến, được toàn thể nhân dân lao động công nhận và sử dụng. Tục ngữ vừa tổng kết những kinh nghiệm sống, vừa thể hiện lý tưởng sống của nhân dân, biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người. Tóm lại, có thể nói các câu tục ngữ là một quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh, giúp cho dân gian ta có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời. Trí khôn đó rất phong phú và đa dạng, được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội như lời ăn tiếng nói và khuyên răn, bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức, qua đó 12
- thể hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống. Nội dung tục ngữ là những nhận định, quan niệm, những nhận xét phán đoán, những kinh nghiệm, kết luận của nhân dân về lao động, về tự nhiên, lịch sử, xã hội và con người. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết bằng những câu nói xuôi tai hoặc vần vè và được phổ biến trong dân gian. Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất. Tục ngữ về lao động sản xuất phản ánh một số nét chính điều kiện và phương thức lao động của nhân dân, phản ánh đặc điểm đời sống dân tộc. Những kinh nghiệm được nảy sinh trong quá trình đấu tranh, cải tạo và chinh phục thiên nhiên được đúc kết trong tục ngữ được phổ biến rộng rãi, trở thành tri thức khoa học kỹ thuật dân gian. Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân dân trong lao động, song chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn, nhiều kinh nghiệm chỉ phản ánh những biểu hiện cụ thể của những quy luật ở địa phương, ở từng thời điểm nhất định: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” [15, tr. 10]. Hay: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” [38, tr. 237]. Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những tập tục sinh hoạt của gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời phong kiến về mọi mặt như ăn, mặc, ở, cưới xin, ma chay, hội hè, sinh hoạt tôn giáo… Không những thế, nó còn thể hiện triết lý dân gian của dân tộc, phản ánh những kinh nghiệm sống và lối sống của nhân dân, phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động, trong đó bao hàm những tư tưởng chính trị, xã hội và triết học. 13
- Tục ngữ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao động, trước hết là tư tưởng đề cao con người và giá trị cao quý của con người, xem con người là tinh hoa của trời đất: “Người ta là hoa đất” [38, tr. 99]. Biểu hiện thái độ đánh giá về lao động, cách xét đoán con người qua lao động: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” [38, tr. 59] phản ánh khá phong phú những đức tính tốt đẹp của nhân dân lao động, thể hiện truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân thông qua những nhận xét, suy ngẫm hết sức sâu sắc về hiện thực. Tục ngữ là tấm gương phản ánh qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử, xã hội, về đạo đức, tôn giáo… đều được phản ánh một cách chân thực. Có thể khẳng định rằng, tục ngữ Việt Nam thể hiện tư duy triết học phong phú của cha ông ta thông qua việc phân tích, nhận định và khái quát các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Về cơ bản, tục ngữ Việt Nam có những tính chất sau: Thứ nhất, tục ngữ bao giờ cũng là kết quả của một quá trình nhận thức, trải nghiệm của dân gian, đúc kết từ hiện thực để chỉ ra một tri thức đúng, nên nó luôn hàm chứa giá trị thông tin mà con người truyền đạt cho nhau trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Thứ hai, tục ngữ tồn tại dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần điệu bằng lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân gian nhằm diễn đạt một tình cảm, quan niệm, thái độ trước hiện thực. Thứ ba, nội dung của tục ngữ luôn mang tính khách quan, nói cách khác nội dung mỗi câu tục ngữ do đối tượng nó phản ánh quy định. Thứ tư, tư tưởng của tục ngữ thường phản ánh hiện thực một cách khái quát, nên nó hàm chứa nhiều tầng ngữ nghĩa, cho phép con người áp dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt, sinh động, đầy tính thuyết phục. 14
- Từ các tính chất trên, ta có thể nói rằng tục ngữ là sự thống nhất giữa tri thức đúng đắn và nghệ thuật ngôn từ nhằm phản ánh hiện thực. Có thể nói rằng trong tục ngữ Việt Nam, tất cả các vấn đề phổ quát của triết học được thể hiện một cách sâu sắc bằng một năng lực tư duy triết học rất phong phú và sinh động. Ở tục ngữ, ta bắt gặp sự chắt lọc trí tuệ dân gian trước vũ trụ nhân sinh và về bản thân con người đã đạt được sự thâm diệu về nhận thức. Đặc trưng của tục ngữ Việt Nam là một hàm lượng tư tưởng khoa học lớn được dồn nén trong trong một lượng ngôn ngữ rất bé làm nổ tung một chuỗi thông tin liên tục để phản ánh về một vấn đề của hiện thực. 1.1.3. Đặc trưng của ca dao, tục ngữ Việt Nam Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Với lịch sử lâu đời và bản lĩnh của mình, dân tộc ta đã hình thành và phát triển trong một quá trình đấu tranh gian khổ và vinh quang. Từ bốn nghìn năm trước, các bộ lạc người Việt và các bộ lạc khác ở trên đất nước ta vốn cùng chung nguồn gốc Nam Á, đã cùng nhau phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương. Gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước ấy, văn học dân gian mà đặc biệt là ca dao, tục ngữ đã được hình thành và phản ánh mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Mác và Ăngghen đã nhiều lần nhận xét, các sáng tác dân gian gắn liền chặt chẽ với lịch sử và sinh hoạt của nhân dân. Nhờ đó mà chúng ta có thể tìm thấy trong ca dao, tục ngữ những tiếng vang của quá khứ, những dấu vết do bao thế hệ để lại. Theo quan điểm của triết học Mác, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, vì ý thức xã hội có nguồn gốc từ tồn tại xã hội. Ca dao, tục ngữ Việt Nam là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế xã hội và các quan hệ xã hội của người 15
- dân lao động Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Cũng tương tự như thế, ca dao tục ngữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta từ xưa đến nay. Bằng sự truyền đạt những giá trị tinh thần của mình, ca dao, tục ngữ đã giúp cho bao thế hệ người Việt Nam củng cố lòng tự hào dân tộc, tiếp nối hoài bão, nối gót các thế hệ cha ông để khai thác và làm giàu thêm di sản truyền thống của dân tộc. Ca dao tục ngữ Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của người dân lao động Việt Nam, là bức tranh toàn diện về cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của người bình dân. Tìm trong ca dao, tục ngữ chúng ta thấy được môi trường sinh hoạt của ca dao, tục ngữ suy đến cùng là do những điều kiện lịch sử - xã hội của đời sống nhân dân, do những hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của đời sống nhân dân quy định. Khi tìm hiểu bức tranh sinh hoạt vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, ta thấy trong bất kì hình thái xã hội nào, sản xuất để dựng nước và chiến đấu để giữ nước là hai bánh xe của lịch sử, đó là hai nhân tố không tách rời nhau của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và ở bất kì nơi nào, trong thời đại lịch sử nào quần chúng nhân dân cũng là người làm ra lịch sử. Chính cuộc sống sản xuất, chiến đấu gắn chặt với quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã vẽ nên bức tranh sinh hoạt vật chất, tinh thần sinh động của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng đều xuất phát trực tiếp từ lao động rồi lại trực tiếp phục vụ cho sản xuất và lao động của nhân dân. Nói cách khác, ca dao tục ngữ nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 526 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 263 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn