Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội học: Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay
lượt xem 7
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng biến đổi một số giá trị văn hóa Mường. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội học: Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ------------------------------------ NGUYỄN THỊ HẰNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƯỜNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ------------------------------------ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƯỜNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 60 31 30 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS-TS VŨ HÀO QUANG NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HẰNG HÀ NỘI - 2008
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Mô hình sản xuất kinh doanh ........................................................................ 55 Bảng 2: Việc sử dụng các công cụ sản xuất ............................................................... 58 Bảng 3: Tỷ lệ các loại nhà ở ....................................................................................... 60 Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hàng ngày .......................................... 62 Bảng 5: Tỷ lệ người mặc trang phục truyền thống ở địa phương phân theo nhóm tuổi ...65 Bảng 6: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống phân theo Vùng .........................................68 Bảng 7: Tỷ lệ sử dụng các ngôn ngữ khi giao tiếp trong cộng đồng ...............................69 Bảng 8: Tỷ lệ gia đình tổ chức các ngày lễ/tết .................................................................73 Bảng 9: Các thủ tục cưới xin của người Mường ..............................................................78 Bảng 10: Không gian kết hôn của người Mường ............................................................79 Bảng 11: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới ........................................80 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 1: Tỷ lệ sử dụng các loại nhà ở phân theo vùng .................................................... 61 Biểu 2: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống dân tộc ....................................................... 66 Biểu 3: Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp ở thị trấn Vụ Bản ................................... 68 Biểu 4: Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp ở vùng Mường Vang ............................. 69
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 4 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................. 6 2.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài .....................6 2.2. Công trình nghiên cứu của các học giả người Việt Nam ...............................7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................. 9 3.1. Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................9 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................................9 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu: ............................................. 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................10 4.2. Khách thể nghiên cứu: ...................................................................................10 4.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................10 5. Giả thuyết và mô hình khung lý thuyết ..................................................... 10 5.1. Giả thuyết nghiên cứu: ...................................................................................10 5.2 Mô hình khung lý thuyết: ................................................................................12 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 6.1. Phương pháp luận: .........................................................................................12 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: ..................................................................13 6.2.1. Phương pháp định lượng ............................................................................13 6.2.2. Nhóm phương pháp định tính:....................................................................15 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 16 I. Một số lý thuyết và các khái niệm công cụ đƣợc vận dụng trong đề tài . 16 1. Một số khái niệm công cụ của đề tài........................................................... 16 1.1. Khái niệm văn hóa ..........................................................................................16 1.2. Khái niệm dân tộc ...........................................................................................16 1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa................................................................17 1.4. Bản sắc văn hóa: .............................................................................................18 2. Những quan điểm và lý thuyết xã hội học đƣợc vận dụng trong đề tài nghiên cứu ......................................................................................................... 19 2.1. Quan điểm của một số nhà xã hội học về giá trị : .........................................19 2.2. Quan điểm về biến đổi văn hóa ......................................................................21 2.3. Lý thuyết phát triển và biến đổi xã hội ...........................................................22 II. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...................................................................... 22 1. Bản sắc văn hóa Mường - sự hình thành và phát triển ...................................22 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................................................................................................24 1
- CHƢƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƢỜNG ....................................... 30 I. Bản sắc văn hóa truyền thống ..................................................................... 30 1. Tập quán sản xuất ..............................................................................................30 1.1. Nghề trồng lúa nước .......................................................................................30 1.2. Một số nghề phụ khác .....................................................................................31 1.2.1.Chăn nuôi ......................................................................................................32 1.2.2. Làm vườn .....................................................................................................32 1.2.3. Nghề thủ công gia đình ...............................................................................33 1.2.4. Khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên .............................................................33 2. Đặc điểm cư trú và nhà ở, tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng ......35 2.1. Đặc điểm cư trú và nhà ở: ..............................................................................35 2.1.1. Đặc điểm cư trú: ..........................................................................................35 2.1.2. Đặc điểm nhà ở: ...........................................................................................35 2.2. Tập quán tiêu dùng .........................................................................................40 2.3.Tập quán ẩm thực ............................................................................................41 2.4. Trang phục ......................................................................................................42 2.4.1. Trang phục nam giới ...................................................................................42 2.4.2. Trang phục phụ nữ ......................................................................................42 3. Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng .............................43 3.1.Quan hệ gia đình, dòng họ ..............................................................................43 3.2 Tổ chức đời sống cộng đồng ............................................................................44 3.2.1. Tổ chức xã hội truyền thống của xã hội Mường........................................44 3.2.2. Chế độ Lang Cun .........................................................................................45 3.2.3. Tục lệ nhà Lang: ..........................................................................................46 4. Tín ngưỡng, lễ hội, hôn nhân và ma chay ........................................................47 4.1.Tập quán tín ngưỡng, lễ hội ............................................................................47 4.1.1.Tín ngưỡng ....................................................................................................47 4.2. Tập quán hôn nhân của dân tộc Mường .......................................................53 4.3. Tập quán ma chay của người Mường ...........................................................56 III. Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mƣờng hiện nay ................. 60 1. Tập quán và công cụ sản xuất ...........................................................................60 1.1. Tập quán sản xuất: .........................................................................................60 1.2. Công cụ sản xuất.............................................................................................63 2. Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng .................................................64 2.1. Đặc điểm cư trú và nhà ở hiện nay ................................................................64 2.2. Tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt hiện nay ......................................................67 2.4. Việc mặc trang phục truyền thống .................................................................71 2.5. Ngôn ngữ: .......................................................................................................73 3. Quan hệ gia đình, dòng họ, tổ chức đời sống cộng đồng ................................76 3.1. Quan hệ gia đình, dòng họ hiện nay ..............................................................76 3.2. Tổ chức đời sống cộng đồng...........................................................................77 2
- 4. Tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin ..............................................................78 4.1.Tín ngưỡng, lễ hội............................................................................................78 4.1.1.Về tín ngưỡng ................................................................................................78 4.1.2. Về lễ hội hiện nay.........................................................................................80 4.2. Ma chay ...........................................................................................................82 4.3. Cưới xin ...........................................................................................................83 III. Những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi văn hóa dân tộc Mƣờng ............................................................................................................................ 87 IV. Xu hƣớng biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mƣờng .................... 90 1. Tập quán và công cụ sản xuất ...........................................................................90 2. Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng .................................................91 3. Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng .............................92 4. Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin ..............................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 93 1. Kết luận...............................................................................................................93 2. Kiến nghị ............................................................................................................95 3
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử, không có nền văn hóa nào lại không tiếp thu, ảnh hưởng và biến đổi do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Các nền văn hóa của các dân tộc, trong khi tồn tại, tự thân nó đã chứa đựng và tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới như một quá trình tự nhiên, rồi khi có những tác động mạnh của những điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách xã hội thì sự biến đổi diễn ra càng rõ nét. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi trong thực tiễn, nền văn hóa dân tộc này bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa dân tộc kia để thậm chí dẫn đến nhiều nền văn hóa bị mai một, mất đi bản sắc riêng của mình. Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đô thị hóa làm tăng cường giao lưu và hội nhập đưa đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn đối với nền văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là nền văn hóa của các dân tộc thiểu số. Đối với đất nước ta, khi cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945) đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một nhà nước dân chủ kiểu mới, có sức mạnh to lớn làm thay đổi diện mạo nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nó thay đổi trước tiên trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử : Kế thừa và phát triển. Tính từ thời điểm này đến trước thời kỳ đổi mới (1986), trải qua nhiều thập niên, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung và dân tộc Mường nói riêng, về cơ bản, vẫn giữ được bản sắc truyền thống biểu hiện trên nhiều lĩnh vực văn hóa. Từ sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, bên cạnh các chính sách cải cách về kinh tế thì các chính sách về văn hóa cũng đặc biệt được quan tâm theo quan điểm bao trùm: bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Thời kỳ này, nền kinh tế nước 4
- ta có những chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi hẳn về chất, đời sống của nhân dân nói chung, đồng bào miền núi nói riêng từng bước đi vào ổn định. Trong bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, văn hóa cũng có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt : văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội và ngôn ngữ,…Sự biến đổi này thể hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đã có những biểu hiện rất rõ của chiều hướng mất dần truyền thống. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vấn đề này được nhấn mạnh trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, thứ IX, thứ X và cụ thể hóa thành các chương trình hành động trong thực tiễn. Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của các ngành khoa học xã hội. Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số có tỷ lệ dân cư đông, bề dày truyền thống văn hóa lâu đời và có nhiều nét tương đồng với dân tộc Kinh. Dân tộc Mường chủ yếu tụ cư ở tỉnh Hòa Bình - vùng đất nổi tiếng với “Nền văn hóa Hòa Bình”, là khởi thuỷ của nền văn minh lúa nước - nền văn minh sông Hồng được ghi nhận trong diễn trình lịch sử dân tộc. Hòa Bình cũng là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc như Kinh, Thái, Mông, Dao, Tày,…Mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, phong tục tập quán, lễ nghi, sinh hoạt và cách tổ chức đời sống cộng đồng,… tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình. Với đặc thù về mặt địa lý, văn hóa Mường thể hiện sự giao lưu mạnh mẽ với các nền văn hóa của các dân tộc thiểu số. Đồng thời, văn hóa Mường có nhiều nét tương đồng với dân tộc Kinh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, dân tộc Mường và dân tộc Kinh có chung nguồn gốc. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã xác định rằng, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Mường chính là tìm về cội nguồn xa xưa của 5
- chúng ta. Tuy nhiên, do không có chữ viết riêng, văn hóa Mường ngày càng bị mai một trông thấy. Mặt khác, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và đô thị hóa, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa Mường trở thành một trong những thách thức rất lớn. Văn hóa Mường có những nét đặc sắc nổi trội cần được quan tâm, duy trì và phát triển. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài : “Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào xu hướng nghiên cứu văn hóa dân tộc trong xã hội học cũng như các giải pháp hợp lý nhằm duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mường. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc Mường nói riêng đã và đang được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. 2.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài Các nhà nghiên cứu người Pháp, đặc biệt là các nhà dân tộc học quan tâm nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường từ rất sớm - từ những năm 1940, khi Việt Nam còn là thuộc địa của thực dân Pháp. Công trình nghiên cứu về ngƣời Mƣờng của Jeanne Cuisinier: “Người Mường, Địa lý nhân văn và Xã hội học (1946) - Viện Dân tộc học – Paris, có thể xem là công trình Xã hội học đầu tiên nghiên cứu về người Mường nói chung và văn hóa Mường nói riêng. Công trình này đã đề cập tới một số nét đặc trưng về phong tục, tập quán và đặc điểm của người Mường. 6
- Cuốn “Việc xây dựng nhà ở của người Mường” của Barker, Milton E. 1980. đã giới thiệu về cách làm nhà sàn truyền thống của người Mường. Các công trình nghiên cứu của Milton và Barker (người Pháp) những năm 1970 gồm “âm vị tiếng Mường” (1968), “Bài học tiếng Mường”, “Từ điển Mường-Anh-Việt” hay công trình nghiên cứu “So sánh ngôn ngữ Mường với ngôn ngữ Kh-mer” chỉ là những công trình nghiên cứu thuần tuý thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể nói, qua các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã cho thấy dân tộc Mường đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu đặc trưng phong tục tập quán, tộc người. Chưa có công trình nào nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa của người Mường. 2.2. Công trình nghiên cứu của các học giả người Việt Nam Cuốn Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình – NXB Văn hóa dân tộc của PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Nga giới thiệu về văn hóa truyền thống của người Mường, người Thái và người Mông ở Hòa Bình. Sự biến đổi và giao lưu văn hóa giữa các tộc người Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình. Cuốn Người Mường ở Việt Nam – NXB Văn hóa Dân tộc, 1999 nêu những nét chính về văn hóa vật chất và tinh thần của người Mường: đặc trưng về lối sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, ẩm thực, kiến trúc. Cuốn Người Mường ở Hòa Bình - Trần Từ - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1996 nghiên cứu các vấn đề của người Mường như xã hội Mường cổ truyền, đặc điểm của loại ruộng Lang, việc khai thác ruộng và phát canh thu tô. Cuốn Dân tộc Mường – NXB Kim Đồng, 2005 nêu một số nét cơ bản về nguồn gốc, cư trú, tổ chức, văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, lễ hội, ... của dân tộc Mường. 7
- Cuốn Người Mường ở Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình của nhóm biên soạn Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 nêu những đặc trưng cơ bản về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, lễ hội của Mường Bi - một trong bốn cái nôi của người Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động). Các công trình nghiên cứu của văn hóa học về dân tộc Mường như Cuốn: 1)Tiếp cận với văn hóa bản Mường – Nghiên cứu và tiểu luận, Vương Anh, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, 2001; 2)Nghi lễ mo trong đời sống tinh thần của người Mường ở Mường Bi – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 2004; 3) Dân tộc Mường, Nguyễn Quang Lập, NXB Kim Đồng, 2005: Giới thiệu những đặc trưng cơ bản về nguồn gốc, các đặc trưng kinh tế - văn hóa - xã hội, tổ chức đời sống cộng đồng của người Mường; 4)Người Mường ở Việt Nam, Vũ Đức Tân, NXB Văn hóa Dân tộc, 1999; 5) Người Mường ở Hòa Bình, Trần Từ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1996. Cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề của người Mường ở Hòa Bình như: xã hội Mường cổ truyền, đặc điểm của loại ruộng Lang, việc khai thác riêng và phát canh thu tô; 6) Cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Bùi Chỉ - NXB Văn hóa dân tộc, 2001, nói về các món ăn dân gian đặc trưng của người Mường, khác với các dân tộc khác; 7) Mo Mường: Mo Mường và nghi lễ tang ma, Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi; 8) Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi, Bùi Thiện giới thiệu về những áng mo nổi tiếng của dân tộc Mường. Tất cả những công trình nghiên cứu trên dường như chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các đặc trưng về tộc người Mường cũng như phong tục tập quán dưới giác độ thuần tuý về văn hóa học. Có một số công trình xã hội học văn hóa nghiên cứu sâu sắc về người Mường Thanh Sơn – Phú Thọ trong cuốn “Tổ chức xã hội cổ truyền và những biến đổi của nó ở người Mường Thanh Sơn - Phú Thọ” và cuốn “Người Mường ở 8
- Thanh Sơn” đã phân tích các đặc trưng về tổ chức xã hội cổ truyền của người Mường và những biến đổi của nó ở Thanh Sơn - Phú Thọ. Đề tài cấp Bộ: "Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay - Qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình" Mã số B06-27, do PGS, TS Lương Quỳnh Khuê làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm cơ quan chủ trì 20/2/2008 có thể coi là công trình nguyên cứu đầu tiên về sự biến đổi của văn hóa dân tộc Mường. Tác giả đã khảo sát và phân tích các kết quả nghiên cứu về văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình, đồng thời trình chiếu những tấm ảnh do tác giả chụp phản ánh văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, hoạt động sản xuất) và văn hóa tinh thần, tâm linh của đồng bào Mường tỉnh Hòa Bình nói chung. Qua đó, tác giả cũng dự báo xu hướng biến đổi của văn hóa Mường trước xu thế hội nhập và những kiến nghị nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Mường. Đề tài nghiên cứu “Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay – Nghiên cứu trường hợp đồng bào Mường ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình” mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào xu hướng nghiên cứu sự biến đổi văn hóa Mường, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng biến đổi một số giá trị văn hóa Mường. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu về biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay. 9
- - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa Mường hiện nay - Phân tích và làm rõ các nhân tố tác động làm biến đổi văn hóa dân tộc Mường. - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay 4.2. Khách thể nghiên cứu: Cộng đồng dân tộc Mường ở Hòa Bình (nghiên cứu trường hợp tại vùng Mường Vang và Thị trấn Vụ Bản của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình). 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự biến đổi một số giá trị văn hóa Mường. Các giá trị văn hóa này là những thành tố chính giúp cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc Mường, gồm các thành tố như sau: - Tập quán và công cụ sản xuất - Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng - Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng - Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin 5. Giả thuyết và mô hình khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu: 10
- - Sự biến đổi văn hóa Mường chịu tác động của hàng loạt các nguyên nhân, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là chính sách phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị trường. - Sự biến đổi các giá trị văn hóa của dân tộc Mường được biểu hiện rất phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, nhưng chủ yếu theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên đã có những biểu hiện rất rõ của sự mất dần bản sắc văn hóa truyền thống. - Phong tục tập quán sinh hoạt và tổ chức đời sống cộng đồng là hai yếu tố chịu sự biến đổi nhiều nhất. - Văn hóa Mường biến đổi theo chiều hướng tăng cường giao lưu giữa các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc Kinh, địa bàn nào giao lưu mạnh mẽ hơn với dân tộc Kinh thì sẽ có sự biến đổi nhanh hơn. 11
- 5.2 Mô hình khung lý thuyết: CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN CÁC ĐẶC TRƢNG NHÂN KHẨU - Các chính sách phát - Bản thân nền văn hóa - Tuổi, giới tính triển KT-XH, nền KTTT - Sự tăng cường giao lưu - Đặc trưng về ngôn ngữ - Trình độ học vấn hội nhập - Địa bàn cư trú - Nghề nghiệp Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mƣờng hiện nay: 1. Tập quán và công cụ sản xuất 2. Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng 3. Quan hệ gia đình, dòng họ, tổ chức đời sống cộng đồng 4. Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin,… Hệ quả xã hội 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng mọi sự vật và hiện tượng có 12
- mối liên hệ mật thiết với nhau và chúng luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đó là quy luật tất yếu của các sự vật hiện tượng, sự vật, hiện tượng mới ra đời tiến bộ hơn, chất lượng hơn thay thế cho sự vật hiện tượng cũ để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Tác giả vận dụng quan điểm này để nhằm khẳng định sự biến đổi của các giá trị văn hóa như một quy luật xã hội tất yếu trước yêu cầu của sự phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với những phân tích quan trọng trong việc lấy mâu thuẫn là nhân tố có sẵn trong chính mỗi phương thức sản xuất để giải thích các quy luật vận động và biến đổi thông qua các hành động của con người kể cả đối với sự xuất hiện của các xã hội và các nền văn hóa khác nhau. Những giá trị văn hoá phản ánh cách thức tổ chức của đời sống cộng đồng xã hội. Thực tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Văn hoá phản ánh tồn tại xã hội, nên khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì văn hóa tất yếu thay đổi. Đến lượt mình, văn hóa có tác động ngược trở lại đối với cơ sở kinh tế. Hiểu được những điều này, tác giả có cơ sở quan trọng để lý giải sự biến đổi các giá trị văn hóa. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để tiếp cận nghiên cứu đạt kết quả đặt ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để xem xét góc độ biến đổi về văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời kết hợp với tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp dân tộc học và phương pháp phân tích tài liệu nhằm kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đây. Cụ thể là các phương pháp nghiên cứu sau: 6.2.1. Phương pháp định lượng Đề tài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi Ankét với 200 phiếu hỏi, tiến hành ở vùng Mường Vang (141 phiếu) và Thị trấn Vụ Bản (59 phiếu) thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Người Mường có câu truyền miệng nổi tiếng: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Mường Vang được xem là một trong bốn “Cái nôi của văn hóa Mường”, thể hiện những nét đặc sắc của văn hóa 13
- Mường. Đây cũng là lý do tác giả chọn vùng Mường Vang làm địa bàn nghiên cứu. Đồng thời địa bàn xóm Nghĩa thuộc thị trấn Vụ Bản cũng được chọn nghiên cứu nhằm mục đích so sánh giữa các địa bàn nghiên cứu dưới tác động của điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Luận văn áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Địa bàn nghiên cứu gồm có hai vùng: Vùng Thị trấn (59 phiếu hỏi) và Vùng Mường Vang (141 phiếu hỏi). Lý do chọn hai vùng này là vì vùng Mường Vang là một trong bốn cái nôi sinh ra người Mường, thể hiện được những nét đặc trưng nhất của văn hóa Mường, Mường Vang là địa bàn cách xa thị trấn; còn vùng thị trấn để đo mức độ tác động của đô thị hóa tới sự biến đổi của văn hóa. Từ đó, ta thấy sự khác biệt về mức độ biến đổi khác nhau như thế nào giữa hai vùng. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, Luận văn áp dụng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phân tầng. Áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên k = N/n, trong đó k là khoảng cách giữa tổng thể và dung lượng mẫu cần chọn. Trên cơ sở danh sách nhân khẩu của các xã, được đánh số ngẫu nhiên, trung bình cứ 8 hộ, ta chọn 1 hộ để nghiên cứu. Đồng thời luận văn cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo giới tính và nhóm tuổi. Cơ cấu mẫu như sau: Tuổi Nam Nữ Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 18-30 35 32.7% 41 44.1% 76 38% 31-49 38 35.5% 34 36.6% 72 36% Từ 50 trở lên 34 31.8% 18 19.4% 52 26% Tổng số 107 100% 93 100% 200 100% 14
- 6.2.2. Nhóm phương pháp định tính: - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp phân tích tài liệu: Luận văn dựa trên các tài liệu dân tộc học, văn hóa học và các tài liệu có sẵn khác để tìm hiểu, phân tích bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở phương pháp phân tích tài liệu và kết quả khảo sát, luận văn so sánh sự thay đổi của văn hóa dân tộc Mường hiện nay so với bản sắc truyền thống. 15
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Một số lý thuyết và các khái niệm công cụ đƣợc vận dụng trong đề tài 1. Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.1. Khái niệm văn hóa Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Dưới góc độ xã hội học, văn hóa là sản phẩm của con người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống. Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, là “mức độ con người hóa” chính bản thân mình và tự nhiên. Theo cách định nghĩa này, văn hóa đặc trưng cho một số xã hội nhất định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng của nó. Văn hóa bao gồm tất cả mọi sản phẩm của con người. Và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… Như vậy trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như hệ thống các giá trị, chân lý và các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian. Các nhóm, các cộng đồng xã hội, các dân tộc trong mỗi xã hội khác nhau đều xây dựng các giá trị, các chân lý, các chuẩn mực đặc trưng cho mình và như vậy họ đã có một nền văn hóa. 1.2. Khái niệm dân tộc Khái niệm “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng cụ thể (Mường, Thái, Việt, Hoa,...), đó thực ra là khái niệm “Tộc người”, là một hình thái đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên 16
- và xã hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng ngàn năm lịch sử, ứng với mỗi chế độ kinh tế - xã hội gắn với các phương thức sản xuất, tộc người có một trình độ phát triển, được gọi bằng các tên: bộ lạc, bộ tộc chiếm nô, bộ tộc phong kiến, dân tộc tư bản chủ nghĩa, dân tộc xã hội chủ nghĩa. Như vậy, thực chất của “Dân tộc Mường, dân tộc Kinh” người ta quen gọi chỉ là “tộc người Mường”, “Tộc người Kinh”. 1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa Giá trị là phạm trù cơ bản của triết học, giờ đây được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thông thường, khi nói đến giá trị là nói đến tính ích lợi, tính có ý nghĩa của các đối tượng trong hiện thực khách quan đối với cuộc sống của cá nhân, của nhóm và xã hội. Nhà xã hội học J. H. Fichter cho rằng: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị” [5; tr 173-174]. Như vậy, khái niệm giá trị cần được hiểu một cách tường minh bao gồm cả kinh nghiệm, tri thức, vốn sống, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ lao động. Giá trị là cái dùng để chỉ các phẩm chất và đức tính cao quý của con người, là cái được đa số người trong xã hội ao ước và cùng nhau chia sẻ. Giá trị gắn liền với cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hành động để vươn tới lý tưởng chân, thiện, mỹ. Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng, mục đích của hoạt động bao giờ cũng là làm sao đạt tới cái mà mình cho là có giá trị đối với bản thân. Từ đó, có thể đi tới định nghĩa giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn