Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
lượt xem 8
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, phân tích những kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ CẨM ANH ®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ CẨM ANH ®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN HOÀNG THỊ CẨM ANH
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ....................8 1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài .........................................8 1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài .................................................................8 1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................................11 1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................12 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định ..............................................................12 1.2.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ...........17 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN .....................19 2.1. Theo Pháp luật Việt Nam .........................................................................19 2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................19 2.1.2. Các chính sách và bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ...............................................................................22 2.1.3. Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................................................................28 2.2. Theo Pháp luật nước ngoài .......................................................................63 2.2.1. Vấn đề đầu tư nước ngoài của các quốc gia trên thế giới ...........................63 2.2.2. Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo Pháp luật một số nước .........................................................................67
- Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .......................85 3.1. Thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam...............................................85 3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam ...............................................................................................96 3.2.1. Các giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam................................................................................99 3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán ....101 KẾT LUẬN ............................................................................................................109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................111
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên bảng/biểu đồ Trang bảng/biểu đồ Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam 86 Bảng 3.2: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 49% tính đến ngày 6/1/2014 92 Bảng 3.3: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 30-49% tính đến ngày 6/1/2014 93 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về tình hình cấp mã số giao dịch cho NĐTNN 86
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Đến nay, thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, theo đó số lượng lên đến hơn 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động của thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể thấy, thị trường chứng khoán là bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế, đó là bức tranh phản ánh sâu sắc và rõ ràng sự phát triển nền kinh tế của quốc gia. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là môi trường pháp lý, thứ hai là hàng hoá trên thị trường và thứ ba là tình hình chính trị, sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán. Bởi vậy, thị trường chứng khoán không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của thị trường. Tại thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều có sự tham gia của một chủ thể quan trọng có tác động rõ rệt đến thị trường – đó là Nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu đãi và khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ thể này nhằm thu hút vốn đầu tư. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tại Việt Nam, gần đây vấn đề mở rộng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đang ngày được chú trọng và trở thành một trong những vấn đề tâm điểm được công chúng chào đón. Theo ông Vũ Bằng – chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên hiện nay lên mức thị trường mới nổi sẽ tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán có hiệu 1
- lực vào ngày 01/9/2015, trong đó có nội dung quan trọng là tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên đến 100%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì việc tăng độ mở của TTCK thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN là biện pháp tăng cường các hoạt động đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam, cũng như là động lực quan trọng để đẩy nhanh lộ trình nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, để quy định về tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (nới room) nói riêng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam nói chung được thực hiện trên thực tế, Việt Nam cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, xây dựng cơ chế thu hút NĐTNN phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính sách tài chính ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, mới mẻ, chính bởi lẽ đó, Pháp luật về chứng khoán của nước ta còn một số tồn tại nhất định cần sớm hoàn thiện để phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần sàng lọc để loại bỏ những nhược điểm, phát huy những ưu điểm trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, quy định về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Bởi vậy, cần thiết phải có một/một số nghiên cứu có tính hệ thống về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và so sánh với một số nước điển hình trên thế giới, từ đó vận dụng những kinh nghiệm quốc tế vào thị trường chứng khoán Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích cho nhà đầu tư, mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn cho thị trường. Do đó, học viên quyết định chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài” làm luận văn Thạc sỹ luật học. Khi chủ trương tăng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã được pháp điển hóa như 2
- hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải xây dựng hành lang pháp lý để (i) triển khai thực hiện trên thực tế; (ii) bảo đảm quyền lợi của NĐTNN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và (iii) quy định rõ nghĩa vụ pháp lý khi NĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam để phòng ngừa thâu tóm, rút vốn ồ ạt hoặc các hệ quả khác ảnh hưởng đến thị trường. Vì vậy, theo ý kiến chủ quan của tác giả luận văn, vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán vẫn tiếp tục là vấn đề được các cơ quan có thẩm quyền cũng như thị trường dành nhiều sự quan tâm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, phân tích những kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại một số nước trong phạm vi nghiên cứu như Việt Nam, Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. - Phân tích những hạn chế, thiếu sót của các chính sách, quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng của Việt Nam. - Đề xuất phương án nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán là vấn đề khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đang được quy định rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và một số văn bản dưới luật. 3
- Đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến vấn đề này như: - Hoàng Văn Thứ (2009), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học. Nghd: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa. - Lê Anh Tuấn (2010), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật học. Nghd: TS. Lê Văn Bính. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước, báo cáo nghiên cứu. - Và một số công trình nghiên cứu về Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán của các tác giả công tác trong lĩnh vực chứng khoán hoặc học tập, công tác trong các trường về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này đề cập sâu về khía cạnh tài chính, chứng khoán chứ không đi sâu vào khía cạnh pháp lý. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ có phạm vi nghiên cứu bao phủ toàn bộ chủ thể “nhà đầu tư”, tức là gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Anh Tuấn nghiên cứu về riêng đối tượng “nhà đầu tư nước ngoài”, nhưng thị trường nghiên cứu chỉ gói gọn trong thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ có một phần rất nhỏ về chính sách thu hút đầu tư của thị trường chứng khoán Ấn Độ. Còn Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có phân tích về pháp luật đầu tư của các nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines nhưng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp chứ không nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán. Chính bởi lẽ đó, luận văn có mục tiêu đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lý của “nhà đầu tư nước ngoài” trong lĩnh vực chứng khoán tại “thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc nhằm so sánh, đánh giá, cụ thể hóa các 4
- kinh nghiệm của thị trường chứng khoán nước ngoài để vận dụng linh hoạt vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, theo tìm hiểu của học viên, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các quy định pháp luật và thực tiễn về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán của các nước Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Do đó, luận văn sẽ nghiên cứu về thị trường chứng khoán của các nước nêu trên để người đọc thấy được tính đa dạng cũng như những kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam cần học hỏi, đồng thời đóng góp những nghiên cứu, tìm hiểu mới mẻ, cập nhật của mình cho bạn đọc. Luận văn cũng phân tích chi tiết các yếu tố mà luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn chưa đề cập hoặc chưa đề cập cụ thể. Bên cạnh đó, gần đây vấn đề đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam là vấn đề được quan tâm sát sao, được nhà đầu tư mong đợi và ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này vừa được ban hành như: Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2015, Nghị định này đã bổ sung Điều 2a quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2015. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng đang trong quá trình lấy ý kiến của các chủ thể liên quan để chính thức ban hành các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định về Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Bởi vậy, từ quy định pháp luật cho đến thực tiễn, đều đã có các điểm mới rất cập nhật hứa hẹn những điểm sáng cho thị trường mà từ thời điểm năm 2009, 2010 khi luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn ra đời, chưa có một công trình nghiên cứu nào cập nhật. Luận văn sẽ cập nhật một cách đầy đủ, rõ ràng nhất những điểm mới đó để người đọc có cái nhìn khái quát cũng như sâu sắc hơn. 5
- Luận văn sẽ phân tích các quy định pháp luật của một số nước, có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào thị trường Việt Nam mà các công trình tương tự chưa đề cập đến. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam để phù hợp với các cam kết của Việt Nam về vấn đề này khi gia nhập WTO, cũng như phù hợp với thị trường chứng khoán thế giới. Luận văn có giá trị tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, thực tiễn tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Những nội dung chính về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện tiếp cận hạn chế, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán nước ngoài, giới hạn trong năm nước điển hình là Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, tiếp cận trên phương diện pháp lý. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, học viên sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, học viên áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. Học viên đã tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thông qua các ví dụ cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật với thực tiễn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán để chỉ ra những điểm hạn chế, không phù hợp trong các quy định pháp luật hiện hành. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 6
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kế t luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1. Tổng quan về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Chương 2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Chương 3. Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. 7
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài 1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài. Thứ nhất, về cá nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, theo pháp luật của đa số các nước trên thế giới, là những cá nhân không có quốc tịch của nước sở tại [12, tr.119]. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định người nước ngoài theo cách trên. Cụ thể, tại khoản 5, điều 3, Luật Quốc tịch 2008 quy định “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam” [17]. Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam’’ [18]. Thứ hai, về tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài, theo quan niệm của các nước trên thế giới, là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm những mục đích đã được xác định trước [12, tr.137]. Theo pháp luật Việt Nam, khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế 8
- pháp lý của pháp nhân, góp phần kiểm soát các hoạt động của pháp nhân, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế xã hội của nhà nước nơi pháp nhân đặt trụ sở hoặc hoạt động. Vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay. Pháp luật các quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp luật của Pháp, Đức và của nhiều nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh, Mỹ xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Ở Nga và các nước Đông Âu, áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân [22]. Pháp luật Việt Nam không có quy định nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên, Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước và vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên quy định này chỉ bao gồm các doanh nghiệp mà không phải tất cả các pháp nhân. Song điều khoản này đã không còn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nước, nơi pháp nhân được thành lập. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam. Những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay Luật đầu tư 2014 đã phân biệt rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để 9
- giải quyết những nhầm lẫn, tranh cãi, mâu thuẫn về định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài của Luật đầu tư 2005 và các văn bản dưới luật khác. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh cách phân loại này, theo tư cách chủ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân loại thành nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư tổ chức có số lượng ít hơn nhưng do tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, vị thế kinh doanh nên họ là lực lượng có vị thế và đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam. Theo thông lệ phổ biến trên thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước sở tại thì coi là nhà đầu tư trong nước, đương nhiên họ có nghĩa vụ và quyền lợi như doanh nghiệp trong nước, đồng thời được khuyến khích đầu tư với tỷ lệ cổ phần không hạn chế vào doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực hạn chế thì có thể hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, nhằm thành lập các công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, để bơm vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn để làm cho thị trường vốn phát triển ổn định, thể hiện chủ trương thúc đẩy đầu tư ở khía cạnh không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; Khi Luật đầu tư 2014 chưa ra đời, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ thế giới cũng như cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp sinh ra tại Việt Nam mà bị coi là doanh nghiệp nước ngoài 10
- là không hợp lý. Họ phải chịu rất nhiều nghĩa vụ và thủ tục hành chính như doanh nghiệp trong nước nhưng quyền lợi lại không được như doanh nghiệp trong nước. Luật chứng khoán 2006 không có quy định cụ thể về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tại Điều 2 lại quy định về đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài Ngày nay, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng, họ là lực lượng tổ chức phân công lao động trên phạm vi thế giới, là lực lượng phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận động trên toàn cầu và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của một số quốc gia. Đối với quốc gia đang rất cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như Việt Nam thì vai trò của nhà đầu tư nước ngoài càng trở lên quan trọng. Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Từ năm 2006 trở đi, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia khá tích cực vào thị trường. Năm 2006 là một năm bản lề đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong năm này, đã có 3,050 cá nhân và 239 tổ chức nước ngoài được cấp mã giao dịch, giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tính đến tháng 30/04/2013, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết, với những 11
- quỹ đầu tư VinaCapital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG,… các quỹ này được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam [11]. Có thể thấy, khối ngoại có động thái đặc biệt và khác biệt với nhà đầu tư trong nước, trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, có những lúc nhà đầu tư Việt Nam đổ xô ra bán thì nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò đem lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận động trên toàn cầu mà những quyết định đầu tư của họ còn mang tính chất tham khảo, học hỏi cho nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt là như thực tế hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực thì đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư gián tiếp có thể tạo ra bong bong tài chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các quốc gia. 1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định 1.2.1.1. Khái niệm Địa vị pháp lý của người nước ngoài là những quyền cụ thể mà người nước ngoài được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại cũng như các cơ chế pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực thi các quyền và nghĩa vụ nói trên. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được xác định bởi pháp luật nước sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Người nước ngoài sống trên lãnh thổ của nước khác cùng một lúc chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý: chế độ pháp lý theo nước mà họ là công dân và chế độ pháp lý của nước sở tại nơi người đó cư trú [12, tr.122]. 12
- Pháp luật của mỗi quốc gia quy định địa vị pháp lý của người nước ngoài phù hợp với nguyên tắc chung của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia. Khi đề cập đến vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, trước hết phải tìm hiểu việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài. Với cá nhân, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định. Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Thông thường các quốc gia quy định năng lực pháp luật của người nước ngoài ngang hoặc tương đương công dân nước sở tại. Đại đa số các quốc gia xác định năng lực hành vi theo nguyên tắc luật quốc tịch. Một số nước như Anh, Mỹ xác định năng lực hành vi theo nguyên tắc luật nơi cư trú. Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Điều 761). Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam (Điều 762). Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 quy định, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Viê ̣c xác đinh ̣ cá nhân bi ̣mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ta ̣i Viê ̣t Nam theo pháp luật Việt Nam. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn