Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Cư dân đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
lượt xem 6
download
Nghiên cứu thực hiện nhằm ba mục đích chính: Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của cộng đồng cư dân làm nghề đóng tàu thuyền ở ven biển Nghệ An thông qua nghiên cứu trường hợp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Tìm hiểu quá trình thích nghi với địa bàn cư trú của cộng đồng cư dân này thông qua các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Chỉ ra những biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân đóng tàu thuyền. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Cư dân đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẬU THỊ YẾN CƢ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ NGHI THIẾT, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nhân học Hà Nội-2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẬU THỊ YẾN CƢ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ NGHI THIẾT, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành nhân học Mã số: 60 31 03 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Vũ Trƣờng Giang Hà Nội-2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố. Những luận điểm mà luận văn kế thừa của những ngƣời đi trƣớc đều ghi rõ xuất xứ và tên tác giả đã đƣa ra luận điểm đó. Tác giả Đậu Thị Yến 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến nhân dân xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là gia đình chủ xƣởng đóng tàu đã tạo điều kiện để tôi tham gia sinh hoạt tại địa phƣơng và tại xƣởng tàu giúp tôi thu thập các thông tin quan trọng cho luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền xã Nghi Thiết đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp xúc với cƣ dân và cung cấp các tƣ liệu cần thiết cho luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến những ngƣời đã cung cấp thông tin cho tôi về nghề đóng tàu tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Nghiên cứu của tôi sẽ không thể thành công nếu nhƣ không có sự hƣớng dẫn nghiêm túc và chỉ bảo tận tình của TS Vũ Trƣờng Giang đã hƣớng dẫn khoa học cho tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nhân học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo tôi những kiến thức Nhân học quý báu trong 2 bậc học Cử nhân và Thạc sĩ. Hà Nội, tháng 01 năm 2016 Tác giả Đậu Thị Yến 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 DẪN LUẬN ................................................................................................................5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................10 1.2. Tiếp cận lý thuyết ...........................................................................................13 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................19 1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu.........................................................................21 Chƣơng 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƢ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ NGHI THIẾT ............................................................................................................28 2.1. Sự ra đời của nghề đóng tàu thuyền ...............................................................28 2.2. Vai trò của nghề đóng tàu trong đời sống kinh tế Nghi Thiết .......................32 2.3. Hoạt động đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết ..................................................33 2.4. Biến đổi của nghề đóng tàu và bảo tồn, phát huy nghề trong điều kiện hiện nay ...............................................................................................................................50 Chƣơng 3 ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ NGHI THIẾT ..........................................................59 3.1. Tín ngƣỡng .....................................................................................................59 3.2. Nghi lễ liên quan đến nghề đóng tàu ..............................................................65 3.3. Văn hóa dân gian ............................................................................................75 3.4. Đời sống xã hội của cƣ dân đóng tàu, thuyền ................................................79 KẾT LUẬN ...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96 PHỤ LỤC ................................................................................................................102 3
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Năm thành lập các xƣởng đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết.......... 34 Bảng 2.2. Số lao động đang làm việc tại các xƣởng đóng tàu thuyền ............ 37 Bảng 2.3. Ý kiến về việc nghề đóng tàu có bị mất hay không ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Số lƣợng con của các gia đình chủ xƣởng đóng tàu ở Nghi Thiết ......................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BIỂU ĐÒ Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của lao động làm việc tại các xƣởng đóng tàu thuyền...39 4
- DẪN LUẬN 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là quốc gia có 3.260 km bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam. Biển chứa nhiều nguồn tài nguyên quý giá cho nƣớc ta trên hành trình hội nhập và phát triển hôm nay. Để khai thác nguồn tài nguyên trên biển, nhiều ngành kinh tế cần có phƣơng tiện vận tải là tàu, thuyền. Nghề đóng tàu, thuyền là một trong những nghề xuất hiện sớm ở nƣớc ta. Sách “Nghề cổ đất Việt” của Vũ Từ Trang đã dẫn: “Với tình hình địa lý nƣớc ta, sông ngòi, kênh rạch, dọc ngang rất nhiều, đã vậy biển Đông lại ôm dọc chiều dài đất nƣớc, vì thế thuyền bè là một phƣơng tiện giao thông rất mật thiết với ngƣời dân. Chính vì vậy, nghề đan thuyền, đóng thuyền, đóng tàu bè ở nƣớc ta phát triển rất sớm” [45, tr. 343]. Do đó, ngay từ rất sớm, ngƣời thợ thủ công làm nghề đóng tàu thuyền đã cƣ trú ven biển để sản xuất ra tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đó. Tuy nhiên, hầu nhƣ các nghiên cứu về biển đang tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hoá lễ hội của ngƣ dân vùng biển để phục vụ phát triển du lịch của một số địa phƣơng có hoạt động du lịch dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng biển; nghiên cứu mô hình và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản của ngƣ dân vùng biển, các đề tài này đƣợc thực hiện chủ yếu do các nhà quản lý ở địa phƣơng đặt hàng nghiên cứu; khảo sát đời sống kinh tế của những cộng đồng ngƣ dân nghèo, nhằm giúp chính quyền tìm giải pháp ổn định và nâng cao mức sống cho ngƣ dân, bởi thực tại họ luôn gặp nhiều khó khăn và tổn thất do thiên tai (bão, lũ) gây nên [40]. Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng cƣ dân đóng tàu thuyền hiện nay chƣa đƣợc chú trọng. Đây là một bộ phận dân cƣ có nhiều điểm đặc biệt, ngƣời thợ đóng tàu thuyền, công việc thuộc vào họat động thủ công nghiệp tuy nhiên họ lại cƣ trú ven biển, vậy họ thuộc bộ phận cƣ dân làm nghề tiểu thủ công hay thuộc cộng 5
- đồng cƣ dân sinh sống ven biển? Văn hóa của họ là văn hóa biển hay văn hóa của tầng lớp thợ tiểu thủ công nghiệp? Phải chăng có một tầng văn hóa mới của nhóm thợ thủ công cƣ trú ven biển? Vậy biển có vai trò nhƣ thế nào trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của những cƣ dân này? Họ đã sinh sống và thích nghi với biển nhƣ thế nào, có điều gì khác biệt so với ngƣ dân? Đây là những vấn đề chính mà nghiên cứu này đặt ra. Mặt khác, hiện nay, thông qua các nghiên cứu về các cộng đồng cƣ trú ven biển, chúng ta thấy ngƣ dân thƣờng là bộ phận đƣợc nhắc tới với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cần sự hỗ trợ chính sách từ phía Nhà nƣớc, vậy những bộ phận dân cƣ khác thì sao? Thợ đóng tàu, thuyền, còn những khó khăn nào trong cuộc sống còn đặt ra đối với họ? Họ cần hỗ trợ gì từ phía các cấp chính quyền? Trong cộng đồng cƣ trú họ gặp phải những rào cản nào? Điều này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu hiện nay. Hiện nay, Nhà nƣớc đang chú trọng đầu tƣ để ngƣ dân đóng mới tàu thuyền, cải tiến tàu thuyền ngày càng hiện đại hơn để bám biển, cải thiện điều kiện kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhiều làng nghề đóng tàu thuyền từng bị bỏ quên, mai một đã đƣợc phục hồi và chú trọng đầu tƣ phát triển. Để các kế hoạch trên đạt đƣợc hiệu quả thì trƣớc hết cần nghiên cứu từ những ngƣời dân làm nghề này, tìm hiểu tiếng nói, nguyện vọng và triển vọng nghề nghiệp của họ nhằm có sự đầu tƣ đúng hƣớng và hiệu quả. Trên đây là những cơ sở để tôi lựa chọn một nghiên cứu mới mẻ nhƣng cũng đầy thú vị và thách thức này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhằm ba mục đích chính: Một là, tìm hiểu thực trạng cuộc sống của cộng đồng cƣ dân làm nghề đóng tàu thuyền ở ven biển Nghệ An thông qua nghiên cứu trƣờng hợp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. 6
- Hai là, tìm hiểu quá trình thích nghi với địa bàn cƣ trú của cộng đồng cƣ dân này thông qua các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Ba là, chỉ ra những biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cƣ dân đóng tàu thuyền. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cƣ dân đóng tàu thuyền sống và thích nghi với biển nhƣ thế nào (các hoạt động sinh kế, tổ chức xã hội, đời sống văn hóa, tín ngƣỡng, tâm linh, ảnh hƣởng từ các cộng đồng cƣ trú xung quanh)? - Để gìn giữ và phát huy nghề nghiệp truyền thống mà cha ông để lại, cƣ dân đóng tàu thuyền có đƣợc những thuận lợi nào và gặp phải những khó khăn ra sao? - Trong bối cảnh tình hình chung của đất nƣớc hiện nay, cƣ dân đóng tàu thuyền đã có những động thái nhƣ thế nào để gìn giữ những giá trị truyền thống do cha ông truyền lại và hội nhập với bối cảnh xã hội đƣơng đại? 4. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về một số khía cạnh trong đời sống của cƣ dân đóng tàu thuyền (các hoạt động sinh kế, sinh hoạt văn hóa và tổ chức xã hội). Địa bàn nghiên cứu là xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghề đóng tàu, thuyền là hoạt động kinh tế chính của cƣ dân tại đây. Tại địa bàn nghiên cứu nghề đóng tàu thuyền đã có lịch sử hơn 700 năm, trải qua nhiều thế hệ lao động, nghề đƣợc duy trì đến ngày nay, với 13 xƣởng sản xuất, có hàng trăm lao động đang làm việc đều cƣ trú tại địa bàn. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu cuộc sống hiện nay của ngƣời làm nghề đóng tàu. Năm 1991 là thời kỳ hợp tác xã đóng tàu theo cơ chế bao cấp nhà nƣớc giải tán, sau đó các xƣởng sản xuất tƣ nhân lần lƣợt đƣợc thành lập và triển khai mô hình sản xuất đến nay, vì vậy, nghiên cứu tập trung nghiên cứu từ giai đoạn này. 7
- 5. Nguồn tƣ liệu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng nguồn tƣ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trƣớc hết, là các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan cƣ dân ven biển nói chung và cƣ dân làm nghề đóng tàu thuyền nói riêng của các học giả trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc xuất bản dƣới dạng sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, bài báo khoa học. Hai là, nguồn thông tin quan trọng nhất và chủ yếu là nguồn tài liệu chúng tôi thu thập đƣợc qua quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu là xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi làm việc với ban lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, trình bày với họ về đề tài nghiên cứu, xin phép họ đƣợc tạm trú tại xã. Khi đƣợc chính quyền cho phép, chúng tôi bắt đầu quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn và tham gia các hoạt động lao động sản xuất, các sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng của ngƣời đóng tàu, thuyền. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là nghiên cứu chuyên sâu về cƣ dân đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết nhằm đƣa ra các đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn. Về mặt khoa học, luận văn cung cấp cho ngành Nhân học và các bộ môn liên quan tƣ liệu mới, phong phú và có hệ thống về cƣ dân đóng tàu thuyền ở Nghệ An. Thứ hai, áp dụng các lý thuyết sinh kế, sinh thái học văn hóa và biến đổi văn hóa vào thực tế nghiên cứu ngƣời làm nghề đóng tàu ở xã Nghi Thiết, luận văn không chỉ làm rõ rằng cƣ dân đóng tàu không phải là một bộ phận dân cƣ mờ nhạt ở ven biển mà họ đã hình thành nên một cộng đồng nghề nghiệp rõ ràng, có đời sống kinh tế văn hóa mang dấu ấn của riêng họ, phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đóng tàu, thuyền, sự thích nghi với môi trƣờng cƣ trú của cƣ dân. Về mặt thực tiễn, luận văn chia sẻ mong muốn của cƣ dân đóng tàu về những trăn trở, suy nghĩ của họ trong việc theo đuổi nghề nghiệp và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phƣơng. Cuối cùng, 8
- luận văn đề xuất một số kiến nghị để các cấp chính quyền có sự quan tâm, tạo điều kiện để cƣ dân đóng tàu gìn giữ và phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp và địa bàn nghiên cứu. Chương 2. Đời sống kinh tế của cƣ dân đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết. Chương 3. Đời sống tinh thần và các vấn đề xã hội của cƣ dân đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết 9
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cƣ dân ven biển đã sớm đƣợc các nhà khoa học quan tâm tới, nhiều công trình nghiên cứu quy mô đã đƣợc thực hiện. Đầu tiên phải kể đến cuốn sách của tác giả Nguyễn Duy Thiệu “Cộng đồng ngư dân Việt Nam” (Fishers communities in Vietnam), đây là cuốn sách nghiên cứu một cách tổng thể nhất về cộng đồng ngƣ dân ở nƣớc ta. Cuốn sách giới thiệu những nét khái quát của cộng đồng ngƣ dân Việt Nam bao gồm quá trình hình thành các nhóm ngƣ dân và sự hình thành cộng đồng ngƣ dân ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức xã hội của các cộng đồng nghề cá ở Việt Nam, đồng thời tác giả so sánh với các làng xã nông nghiệp cổ truyền, ngoài ra tác giả còn đề cập đến đời sống tín ngƣỡng trong cộng đồng ngƣ dân Việt Nam. Cuốn sách là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về địa bàn dân cƣ vùng biển1. Cƣ dân đóng tàu thuyền đƣợc đề cập trong cuốn sách với vai trò là những ngƣời tham gia hoạt động kinh tế phụ2, không có các giá trị văn hóa đặc sắc [36]. Cuốn sách “Cư dân mặt nước ở sông Hương và đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Duy Đại, có sự nghiên cứu một cách chi tiết về một cộng đồng dân cƣ sinh sống và mƣu sinh trên mặt nƣớc. Cuốn sách tập trung trình bày chi tiết về đời sống kinh tế, đời sống xã hội và đời sống văn hóa của cƣ dân mặt nƣớc, họ có một con thuyền vừa làm chỗ ở vừa là phƣơng tiên mƣu sinh, cuộc sống lênh đênh trên mặt nƣớc. Đây là công trình nghiên cứu có đầu tƣ công phu về một cộng đồng ngƣ dân tại một địa bàn cụ thể, đi sâu vào những khía cạnh nhỏ nhất trong đời sống 1 Khác với các nghiên cứu dân tộc học trƣớc đó, tập trung chủ yếu vào cộng đồng dân cƣ ở khu vực miền núi. 2 Kinh tế chính là ngƣ nghiệp. 10
- ngƣời dân [8]. Các cuốn sách trên đều đề cập đến cƣ dân ven biển từ nghiên cứu mang tính tổng quát đến nghiên cứu một địa bàn cụ thể, tuy nhiên, ngƣ dân là cƣ dân đƣợc tập trung tìm hiểu, ngƣời làm nghề đóng tàu chƣa đƣợc đề cập đến trong các công trình này. Một nghiên cứu về cƣ dân ven biển thuộc lĩnh vực dân tộc học là luận án tiến sĩ “Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy và phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng)” của Vũ Thị Hạnh, nêu lên những đặc điểm nổi bật trong lối sống của cƣ dân làng chài về phƣơng diện mƣu sinh, phƣơng diện xã hội và đời sống văn hóa, đặc biệt luận án cũng chỉ ra những biến đổi trong quan niệm về cách tổ chức cuộc sống của cộng đồng cƣ dân [13]. Chuyên ngành văn hóa học có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa của cƣ dân ven biển. Luận án tiến sĩ “Lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay” của Lê Thanh Tùng, trình bày một cách tổng thể về các nhóm lễ hội tiêu biểu, đặc trƣng của lễ hội cổ truyền cƣ dân ven biển Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Luận án đã mô tả rất đầy đủ về các lễ hội của cƣ dân ven biển đồng thời đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa, xã hội đƣơng đại của cƣ dân ven biển [48]. Bên cạnh đó còn có một số luận án khác cũng đề cập đến khía cạnh văn hóa của cƣ dân ven biển nhƣ “Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi” của Nguyễn Đăng Vũ, “Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam- Đà Nẵng: hình thái, đặc trưng, giá trị” của Nguyễn Xuân Hƣơng. Cƣ dân ven biển đƣợc mặc định là ngƣ dân, trong khi đó, thợ đóng tàu thuyền cũng cƣ trú ven biển nhƣng các công trình nghiên cứu đều không đề cập đến [48], [54]. Bài viết “Các loại hình làng ven biển ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” của Phạm Văn Tuấn, đề cập đến các loại làng ven biển phân theo nhiều tiêu chí khác nhau. Làng ven biển đƣợc phân loại ở đây là làng của ngƣ dân, 11
- làng của thợ đóng tàu đƣợc đặt nằm trong cộng đồng làng của ngƣ dân [47]. Trong cuốn “Cộng đồng ngư dân ở Nam Bộ” của Trần Hồng Liên, ngoài việc đề cập đến đối tƣợng chính là cộng đồng ngƣ dân, tác giả đã nhắc tới nhóm cƣ dân đóng tàu thuyền, tuy nhiên họ đƣợc nêu ra với vị thế là những ngƣời tham gia các hoạt động kinh tế phụ3 [22]. Các nghiên cứu về cƣ dân ven biển chỉ tập trung vào ngƣ dân, chƣa có những trình bày về cộng đồng ngƣời làm nghề đóng tàu, thuyền trong các đề tài này. Trong lĩnh vực kinh tế học, cuốn sách “Đổi mới và phát triển kinh tế ven biển” của Lê Cao Đoàn, đã đề cập đến các đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng bồi tụ nƣớc lợ ven biển tỉnh Thái Bình. Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến nhiều ngành kinh tế ven biển nhƣ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp ven biển, nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền không đƣợc tác giả đề cập tới [9]. Luận án tiến sĩ “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa” của Lê Minh Thông, đề cập đến nhiều ngành nghề kinh tế ven biển trong đó nghề đóng và sửa chữa tàu biển đƣợc xếp vào nhóm các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển [42]. Ở cách tiếp cận kinh tế học, khi nghiên cứu về cộng đồng ven biển, các tác giả tập trung chủ yếu vào ngành kinh tế chính là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đóng tàu thuyền là một hoạt động kinh tế phụ bổ trợ cho nghề đi biển của ngƣ dân. Khóa luận tốt nghiệp đại học “Bảo tồn và phát triển làng nghề đóng tàu, thuyền làng Cống Mương (khu 8, phường Long Hải, đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)” của Khiếu Thị Mai Lan, đã khảo sát nghề đóng tàu thuyền ở khía cạnh làng nghề. Tác giả khóa luận tập trung trình bày về hoạt động đóng tàu thuyền từ truyền thống đến biến đổi và đặt ra vấn đề bảo tồn làng nghề nhƣ thế nào [20]? Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, bài viết 3 Cho nghề đi biển. 12
- trên các mạng internet đề cập đến hoạt động kinh tế đóng và sửa chữa tàu thuyền. Có thể thấy, nghiên cứu về cộng đồng cƣ dân ven biển đã đƣợc quan tâm trên nhiều lĩnh vực nhƣ dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học,… Các công trình khi lựa chọn địa bàn nghiên cứu này tập trung nhiều vào ngƣ dân trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Bộ phận dân cƣ đóng tàu thuyền ven biển chƣa đƣợc nhắc đến trong các nghiên cứu với vị trí trung tâm, chƣa đƣợc khảo sát một cách có hệ thống. 1.2. Tiếp cận lý thuyết Nghiên cứu về một cộng đồng luôn là một vấn đề rộng, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải xét đến mọi khía cạnh xoay quanh cộng đồng nghiên cứu đó. Vì thế, với đề tài nghiên cứu “Cư dân đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” tôi cần phải sử dụng rất nhiều lý thuyết để lý giải các phát hiện tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ, tôi chỉ sử dụng hai lý thuyết chủ đạo cho nghiên cứu: Lý thuyết về sinh kế, hƣớng tiếp cận sinh thái học văn hóa. 1.2.1. Lý thuyết về sinh kế Hƣớng tiếp cận của lý thuyết sinh kế là hƣớng tiếp cận không thể thiếu trong các nghiên cứu về cộng đồng ở nông thôn. Trong nghiên cứu về nông thôn và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, trong đó khung sinh kế bền vững đƣợc coi là một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của con ngƣời và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Theo quan điểm của khung sinh kế bền vững do bộ phát triển quốc tế Anh (Department for International Development – DFID), khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế: các ƣu tiên mà con ngƣời có thể nhận biết đƣợc; các chiến lƣợc mà họ lựa 13
- chọn để theo đuổi các ƣu tiên đó; các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu đƣợc; các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; bối cảnh sống của con ngƣời, bao gồm các xu hƣớng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ. Năm loại vốn kể trên bao gồm vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con ngƣời và vốn tự nhiên. Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà ngƣời sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế. Vốn tài chính ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm, niềm tin sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng. Vốn con ngƣời là những kỹ năng, trí thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con ngƣời theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế. Vốn tự nhiên là tất cả các nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế hộ gia đình hay cộng đồng. Khung phân tích này lấy con ngƣời và sinh kế của họ làm trung tâm của sự phân tích, nghĩa là đặt con ngƣời ở trung tâm của sự phát triển. Khung phân tích này thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình có ảnh hƣởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng chúng đều ảnh hƣởng đến sinh kế. Sinh kế của con ngƣời đƣợc phân tích dƣới góc độ sở hữu và tiếp cận các loại vốn, hay tài sản vốn [28, tr.103], [32, tr. 26]. Trên cơ sở khung sinh kế nông thôn bền vững (Sustainable Ruaral Livelihoods Framework) của Scoones (1998) và khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) của DFID (2001), năm 2004, tổ chức nghiên cứu phát triển bền vững vƣơng quốc Anh (IMM) đã sửa đổi lại để áp 14
- dụng cho các cộng đồng ven biển đƣợc gọi là “khung sinh kế bền vững vùng ven biển” [44, tr.27]. Theo IMM, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố, các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Nhóm thứ hai là các yếu tố về đặc điểm cá nhân nhƣ (tuổi tác, giới tính, tôn giáo,…) và các yếu tố xã hội (nhƣ cơ cấu chính trị, chính sách luật pháp,…) có ảnh hƣởng trực tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp nhƣ tính mùa vụ, thiên tai, xu hƣớng bên ngoài,… sự lựa chọn các hoạt động sinh kế ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tƣơng tác giữa ba nhóm yếu tố này [44, tr.27-28]. Nhƣ vậy, ý tƣởng chung về các khung sinh kế bền vững là: các hộ gia đình dựa vào các nguồn lực sinh kế hiện có (bao gồm: nguồn lực con ngƣời, tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách ở địa phƣơng sẽ thực hiện các hoạt động sinh kế (nhƣ sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế,…) nhằm đạt đƣợc các kết quả sinh kế bền vững (nhƣ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khản năng bị tổn thƣơng, cải thiện an ninh lƣơng thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên…) dƣới sự tác động của bối cảnh bên ngoài (các cú sốc, các xu hƣớng và tính mùa vụ) [44, tr.28]. Với cơ sở lý luận trên của lý thuyết về sinh kế, luận văn vận dụng lý thuyết nhằm tìm hiểu về: - Cƣ trú ven biển tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong việc lựa chọn nghề nghiệp và đa dạng hóa các hoạt động sinh kế của mình. Đóng và sửa chữa tàu thuyền không phải là nghề có nhiều dân cƣ ven biển lựa chọn làm sinh kế. Lựa chọn nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền làm sinh kế là một tính toán nhằm mục đích kinh tế hay vì đó là nghề do cha ông truyền lại. 15
- - Nguồn tiêu thụ các sản phẩm của nghề rất hạn chế bởi trong cộng đồng không phải gia đình nào cũng sắm đƣợc tàu, thuyền đi biển, hơn nữa một chiếc tàu, thuyền có thể sử dụng đƣợc rất lâu. Để các sản phẩm đƣợc tiêu thụ cần có một thị trƣờng rất rộng. Việc duy trì đƣợc nghề do cha ông truyền lại bên cạnh kỹ thuật làm nghề còn phải tìm thị trƣờng cho sản phẩm. Quan hệ giữa ngƣời khách hàng và ngƣời sản xuất chính là một cơ hội để ngƣời làm nghề tìm lối ra cho sản phẩm hay dựa vào chất lƣợng của sản phẩm làm ra là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ. - Nguồn vốn tài chính phải bỏ ra để làm nên một chiếc tàu, thuyền là rất lớn. Khách hàng của họ là ngƣ dân, nguồn vốn duy trì nghề do đó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chi trả của ngƣ dân. Các chính sách của nhà nƣớc đối với ngƣ dân có tác động gián tiếp đến những ngƣời làm nghề đóng tàu, thuyền. - Hiện nay, tình hình biển Đông đang là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất. Nhiều chính sách của nhà nƣớc nhằm hỗ trợ cho ngƣ dân đóng tàu thuyền đi biển để phát triển kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngƣời thợ đóng tàu có nhiều đơn đặt hàng từ ngƣ dân. Đây là điều kiện thuận lợi để nghề đóng tàu thuyền phát triển và cộng đồng dân cƣ này phát triển về kinh tế, xã hội. Có thể thấy, trƣớc sự lựa chọn một hoạt động kinh tế, từng nhóm cƣ dân phải cân nhắc giữa các nguồn vốn mà họ có để duy trì nguồn sinh kế. Mặt khác, để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cũng là một vấn đề, các nhóm cƣ dân lựa chọn một sinh kế, tận dụng các nguồn vốn họ có để duy trì và phát triển ngành nghề. Mỗi một nguồn vốn đều có vai trò nhất định đối với sự tồn tại của hoạt động kinh tế. Trong thời điểm diễn biến kinh tế nƣớc ta có nhiều biến động, nghề đóng và sửa chữa tàu, thuyền cũng chịu tác động của bối cảnh chung. 16
- 1.2.2. Hƣớng tiếp cận sinh thái học văn hóa Lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology) Lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward (1902 - 1972) nhằm tiếp cận văn hóa của con ngƣời và thích nghi nhƣ thế nào với các môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội chính trị cụ thể. Con ngƣời trải nghiệm cuộc sống của mình và phải thích nghi với các môi trƣờng thông qua bối cảnh văn hóa. Sinh thái văn hóa là các dạng thức văn hóa hình thành và phát triển tƣơng ứng với những môi trƣờng nhất định nhƣ sinh thái biển đảo, sinh thái đồng bằng châu thổ, sinh thái thung lũng, sinh thái cao nguyên... Việt Nam có rất nhiều loại hình sinh thái tự nhiên tƣơng ứng với vùng cƣ trú của các tộc ngƣời. Những tộc ngƣời sinh sống lâu đời tại một môi trƣờng sinh thái nào thì nhất định họ sẽ trải nghiệm, thích nghi, sáng tạo, hình thành những kỹ năng sinh sống và thể hiện sắc thái tâm lý cũng nhƣ những dạng thức văn hóa phù hợp với môi trƣờng sinh thái ấy, đó là sinh thái văn hóa tộc ngƣời. Các cƣ dân, đó chính là chủ nhân văn hóa (culture bearer). Trong quá trình sinh tồn của mình, con ngƣời phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Từ những thành tựu văn hóa có đƣợc qua sự thích nghi môi trƣờng sinh thái tại chỗ, con ngƣời có thể hình thành nên những loại hình văn hóa nhƣ là một tập hợp những sắc thái văn hóa đặc trƣng và tạo nên yếu tố cốt lõi của nền văn hóa. Ngoài ra, cũng trong chính sự thích nghi với môi trƣờng sinh thái, con ngƣời đã hình thành nên những phƣơng thức sinh hoạt kinh tế, những tín ngƣỡng tôn giáo..., bởi vì bất kỳ ở đâu, trong việc hình thành làng xóm, xây dựng nhà ở, cách ăn, mặc, các phƣơng tiện tiện di chuyển, công cụ sản xuất, tín ngƣỡng tôn giáo, văn học nghệ thuật... ngƣời dân tại chỗ đều thích nghi với điều kiện thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái tại nơi sinh sống để họ có thể tồn tại và phát triển. Qua nghiên cứu sinh thái văn hóa, ngƣời học sẽ hiểu đƣợc cách ngƣời Việt hay các dân tộc khác sống tại Việt Nam sử dụng 17
- văn hóa để thích nghi với môi trƣờng thiên nhiên cụ thể cũng nhƣ sáng tạo nên những sắc thái văn hóa lâu dần trở thành đặc trƣng văn hóa của họ và của vùng [13, tr.21]. Luận văn vận dụng lý thuyết Sinh hái học văn hóa để tìm hiểu các nội dung sau: - Cộng đồng cƣ dân làm nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền cũng nhƣ các cộng đồng nghề nghiệp khác, họ với đặc trƣng nghề nghiệp của mình và đặc điểm cƣ trú, họ cũng tạo nên một bản sắc văn hóa của riêng họ. Nền văn hóa đó vừa mang dấu ấn của cƣ dân ven biển vừa mang sắc thái của tầng lớp thợ thủ công nghiệp. - Với sự xâm nhập của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự len lỏi của kinh tế thị trƣờng, các giá trị văn hóa truyền thống của cƣ dân đóng tàu thuyền dần bị mai một, cộng đồng làng nghề đóng tàu không có ý thức gìn giữ văn hóa mạnh mẽ nhƣ cộng đồng ngƣ dân vì văn hóa của họ không tiêu biểu cho một không gian cƣ trú hay một tầng lớp xã hội. - Khác với ngƣ dân, cộng đồng dân cƣ đóng tàu thuyền cƣ trú trên bờ từ lâu đời. Ngƣời làm nghề này thƣờng xuyên ở tại gia đình của mình, họ có điều kiện gần gũi để chăm sóc và giáo dục con cái. Do đó, họ theo dõi đƣợc hành vi thói quen cũng nhƣ những thay đổi tâm sinh lý của con, quản lý đƣợc chặt chẽ con cái họ, nên trẻ vị thành niên ít sa vào tệ nạn xã hội hơn so với nhóm cộng đồng của ngƣ dân. - Đặc trƣng cƣ trú ven biển của cƣ dân đóng tàu đƣợc thể hiện rõ nét nhất qua cách họ tổ chức đời sống kinh tế. Nói một cách khác, trƣớc từng môi trƣờng cảnh quan và môi trƣờng xã hội, các nhóm cƣ dân phải nắm bắt đƣợc đặc điểm của nơi cƣ trú để định hình các phƣơng thức mƣu sinh. Trên nền mƣu sinh nhƣ vậy, thợ đóng tàu thuyền hình thành các mối quan hệ xã hội, đƣợc biểu hiện, duy trì trong các 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 283 | 68
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình
115 p | 154 | 36
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 224 | 34
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thủ pháp nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái
26 p | 120 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 68 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Sơn Vương
26 p | 84 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn