intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn huyện Cẩm Mỹ. Đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao hiệu lực quản lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO NGUYỄN PHƯƠNG THANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHÙNG VĂN HIỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi đã nhận được sự giúp đỡ đáng kể và nhiệt tình từ Ban giám đốc, Khoa sau đại học và tất cả các giáo sư, Tiến sỹ và thầy cô. Ngoài ra, các thầy cô giáo là giảng viên tại Học viện Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình đào tạo. Tôi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ Tiến sĩ Phùng Văn Hiền, người hướng dẫn tôi, người có trách nhiệm và nhiệt tình trong việc hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến UBND tỉnh Đồng Nai. Tôi đã nghiên cứu và đã hoàn thành bài luận văn một cách độc lập, nhưng kiến thức của tôi vẫn chưa đủ. Bài luận văn thường có những sai sót. Cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đào Nguyễn Phương Thanh
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân HDND : Hội đồng nhân dân QLNN : Quản lý nhà nước ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ONMT : Ô nhiễm môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường CNSH : Công nghệ sinh học DN : Doanh nghiệp KCN : Khu công nghiệp VPHC : Vi phạm hành chính KT-XH : Kinh tế xã hội CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNN : Cụm công nghiệp KCN : Khu công nghiệp
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................... 6 3.1. Mục đích .............................................................................................. 6 3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................... 7 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................... 7 6.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................ 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn:................................................................................. 7 7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................... 9 1.1. Khái quát chung về môi trường........................................................ 9 1.1.1. Khái niệm môi trường ....................................................................... 9 1.1.2. Vai trò của môi trường .................................................................... 11 1.1.3. Phân loại môi trường....................................................................... 13 1.2. Quản lý nhà nước về môi trường ................................................... 14 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường ................................... 14 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về môi trường................................... 16 1.2.3. Cơ sở pháp lý và hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về môi trường 17 1.2.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường .............. 18 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường ..................................... 21 1.2.6. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về môi trường .......................... 22
  6. 1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về môi trường ....................................................................................................... 23 1.4. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước và bài học đúc kết cho huyện Cẩm Mỹ quản lý nhà nước về môi trường ......................... 25 1.4.1. Kinh nghiệm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ...................... 26 1.4.2. Kinh nghiệm tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ............ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI ..... 33 2.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và các nhân tố tác động đến QLNN về môi trường trên bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai . 33 2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 33 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................ 34 2.2. Thực trạng về chất lượng môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 36 2.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước thải công nghiệp và nước ngầm ............................................................................................ 36 2.2.2. Thực trạng chất thải rắn .................................................................. 37 2.2.3. Thực trạng chất lượng không khí.................................................... 38 2.2.4. Thực trạng chất lượng môi trường đất ............................................ 38 2.2.5. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học .............................................. 39 2.2.6. Thực trạng môi trường do khai thác khoáng sản ............................ 40 2.3. Phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 41 2.3.1. Thực trạng ban hành theo thẩm quyền quy định về chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường...................................................................... 41 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường ................................................................ 43 2.3.3. Xác nhận, hậu kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường theo thẩm quyền ................................................................................................ 48 2.3.4. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường................................................................................................. 49
  7. 2.3.5. Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy định thẩm quyền ......................................................................... 51 2.3.6. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã, thị trấn .............................................................................. 53 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường của huyện Cẩm Mỹ thời gian qua ............................................................................... 55 2.4.1. Đánh giá chung ............................................................................... 55 2.4.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................... 57 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................................... 60 3.1. Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ...................... 60 3.2. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường huyện Cẩm Mỹ trong thời gian đến ......................................................... 61 3.2.1. Về quan điểmh hát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................. 61 3.2.2. Về mục tiêu chung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườngg định hướng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.......................................... 63 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ................................................... 65 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường việc ban hành các chương trình, chỉ thị, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định kịp thời; cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương ........................................................ 69 3.3.2. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tại địa phương; đặc biệt là tập trung thực hiện Chương trình hành động giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương ........................................................................................... 70 3.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường kịp thời theo đúng quy định pháp luật và thẩm quyền .................................................................................... 73
  8. 3.3.5. Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung cấp thiết chung của toàn xã hội ...................................... 75 3.3.6. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với UBND cấp xã, thị trấn ...................................................... 76 3.4. Một số kiến nghị .................................................................................. 87 3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường .......................... 87 3.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai ........................................ 88 3.4.3. Một số kiến nghị tác nghiệp............................................................ 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... Er ror! Bookmark not defined.
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) vào tháng 1/2007 đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế cũng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư Tuy nhiên, việc đáp ứng những cam kết rộng lớn là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện cam kết này, đồng thời gây ra nhiều vấn đề trong quản lý các chính sách như chính sách tài khóa, chính sách quản lý giá và quản lý thị trường dịch vụ tài chính… Là thành viên của WTO, Việt Nam đã mang lại cho thị trường tài chính, chứng khoán, tiền tệ và ngân hàng nhiều cơ hội và thách thức. Với mong muốn hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội của quá trình hội nhập, đồng thời thực hiện cải cách hành chính toàn diện của Nhà nước Phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau theo quy luật cung, cầu và giá trị để xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nâng cao đời sống con người, điều kiện sống thông qua việc sản xuất của cải vật chất, cải thiện các mối quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế xã hội không thể tách rời khỏi môi trường và ngược lại, phát triển kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng đến môi trường. Có thể mô tả mối tương tác giữa kinh tế thị trường và môi trường bằng cách các yếu tố tự nhiên di chuyển trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược lại. Nền kinh tế xã hội cũng cung cấp nguyên liệu mới cho môi trường, vật liệu, năng lượng, sản phẩm và chất thải. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế - xã hội có tác động tốt đến việc cải thiện môi trường tự nhiên hoặc tạo ra nguồn vốn để thực hiện 1
  10. điều này. Tuy nhiên, nhược điểm của kinh tế thị trường nằm ở sự khác biệt rõ ràng: nếu phát triển kinh tế ồ ạt và không có quy hoạch thì có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường như suy thoái tài nguyên thiên nhiên, gây biến đổi khí hậu... Khi môi trường bị ô nhiễm, nó không chỉ gây ra thiên tai, hỏa hoạn mà còn đe dọa các hoạt động kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của kinh tế. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường như hiện nay phải bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững, cần có sự đánh giá đánh giá trong mối tương tác giữa phát triển kinh tế với môi trường, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sống, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội, không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, được xem xét, đánh giá theo một quá trình lịch sử. Tại tỉnh Đồng Nai và huyện Cẩm Mỹ, quản lý môi trường đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng và đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết. Nỗ lực nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và giáo dục chính quyền các cấp, công đoàn và người dân liên quan đến việc bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đầy đủ và chưa chuyển thành nhận thức và hành động thường xuyên. Trên thực tế giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện trong vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Nhiều cấp ủy và cấp chính quyền vẫn ủng hộ quan điểm “phớt lờ yêu cầu bảo vệ môi trường, ưu tiên tăng trưởng kinh tế”, đặc biệt là trong quản lý doanh nghiệp. Ý thức về môi trường vẫn chưa ăn sâu vào thói quen, lối sống của người dân. Hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng như vứt rác, rác và xác động vật bừa bãi ở nơi công cộng, vẫn còn phổ biến ở một số nơi. Đồng thời, việc xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, hiệu quả. Cả số lượng và chất lượng của cán bộ quản 2
  11. lý nhà nước về môi trường đều thấp, đặc biệt là ở chính quyền địa phương. Thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Kiểm soát, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến môi trường chưa được thống nhất, mức xử phạt thấp và chưa đủ sức răn đe các vi hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xét thấy vai trò, vị trí quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thịtrường, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ ở cấp cơ sở”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tác giả đã xem xét nhiều đề tài nghiên cứu trước đây cũng như một số đề tài luận văn về các giải pháp cho vấn đề quản lý môi trường của nhà nước trong quá trình viết đề tài luận văn còn thiếu trong các chuyên đề trước đây hoặc những vấn đề này không phù hợp với tình huống hiện tại để tạo ra những câu hỏi mới về quản lý nhà nước về môi trường để hoàn thiện hơn. Thật vậy, mỗi chủ đề thể hiện một phần khác nhau của vấn đề quản lý môi trường của chính phủ ở những thời điểm khác nhau. Đó là: - Thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế: Kế hoạch công tác QLNN về môi trường, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy những thành tích đạt được, khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết nội bộ, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội và các địa phương, nỗ lực phấn đấu triển khai kế hoạch công tác quản lý và BVMT trong địa bàn tỉnh.Với phương châm cụ thể hóa, bổ sung sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường giảm thiểu 3
  12. ÔNMT, sự cố môi trường, suy thoái MT (Đề tài Mã số 26/2019/ĐTCS – HCQG) - Tác giả Nguyễn Thị Vượng, học viên Cao học Học viện Hành chính Quốc gia, có luận văn “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” vào năm 2018. Tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn như rác thải ở bệnh viện, nguồn nước các hồ chứa, khí thải do giao thông, mô hình thu gom xử lý rác thải, đó cũng là bài học kinh nghiệm cho địa phương khác. - Nghiên cứu về tình trạng hiện tại của ngành sản xuất tinh bột khoai mì và các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến các phương pháp sản xuất sạch hơn, giảm ô nhiễm cho các nhà máy sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam (tháng 4/2016 - 11/2017), của TS. Trần Văn Thanh đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh. - Đánh giá SCMT do phát thải hóa chất độc hại và CTNH từ họat động công nghiệp (tháng 4/2016 -11/2017), do TS. Đỗ Thị Thu Huyền đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh làm chủ nhiệm, thực trạng và giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường. - Mô hình lan truyền ô nhiễm không khí và các giải pháp bảo vệ môi trường không khí để hỗ trợ phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ, (2016-2017) của PGS.TS. Hồ Quốc Bằng đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh thực hiện, đề xuất phương hướng và giải pháp. Ngoài ra, luận văn đã đề cập đến hoạt động của QLNN tại địa phương đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề và hạn chế nhằm thúc đẩy công tác QLNN tại địa phương. - Đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Lưu Minh Chánh năm 4
  13. 2015. Một số quan điểm về Khu công nghiệp đã được tác giả xem xét bằng cách nghiên cứu luận văn này. Môi trường của khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều lĩnh vực sản xuất và các yếu tố môi trường quan trọng là không khí, nước thải và chất thải rắn công nghiệp, đã được tác giả sử dụng phương pháp giải quyết đặc biệt. - Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ thực hiện vào năm 2021. Nghiên cứu đề tài đã đánh giá toàn bộ đàn heo và các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng bởi việc chăn nuôi heo ở huyện Cẩm Mỹ. Dự báo tốc độ phát triển chăn nuôi heo và mức độ gây ô nhiễm. Tác giả đã đưa ra các lựa chọn cho việc quản lý môi trường của nhà nước đối với chăn nuôi địa bàn huyện trong thời gian tới. Đề xuất đặc biệt là xây dựng một mô hình mẫu xử lý nước thải chăn nuôi để người dân tham quan và học hỏi. Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý môi trường của nhà nước, nhưng chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ mô hoặc chỉ nghiên cứu ở từng mảng chuyên môn riêng lẻ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, chỉ mang tính phù hợp với từng cơ quan, đơn vị và từng địa phương. Hiện tại, không có nghiên cứu nào tập trung vào quản lý môi trường của nhà nước ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tới thời điểm hiện tại, chưa có luận văn tổng quan về về công tác “QLNN về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. Đây là một đề tài mới và không giống với các dự án trước đây. 5
  14. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở các công tác có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về môi trường, phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn huyện Cẩm Mỹ. Đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao hiệu lực quản lý. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của luận văn là: - Hệ thống cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện. - Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. - Đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu làm rõ nội dung quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có hoạt động môi trường thuộc địa bàn huyện Cẩm Mỹ. Về thời gian: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai hiện nay, đề xuất các giải pháp có ý nghĩa trung hạn đến năm 2025 6
  15. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Tập hợp sử dụng các phương pháp nhất quán, đồng bộ để đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo hướng đích nhằm mục đích giúp giải quyết các vấn đề đặt ra và nâng cao nhận thức trong thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê lại số liệu liên quan đến các hoạt động liên quan đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, sau đó sử dụng các phương pháp thống kê thông thường, thông qua đối chiếu để làm ro nhũng đặc trưng riêng vốn có của đối tượng nghiên cứu, từ đó làm cơ sở nhận định đưa ra đánh giá, rút ra kết luận về vấn đề được nghiên cứu 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận về công tác QLNN về môi trường của một đơn vị hành chính cấp huyện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác QLNN về môi trường tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2019 đến quý I/2023.về những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế, nguyên nhân các tồn tại hạn chế trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra các giải pháp, công cụ, phương hướng khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng thời kiến nghị đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình địa phương, trên cơ sở đó đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ áp dụng về đề tài nghiên cứu này vào công tác quản lý tại địa phương nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác QLNN về môi trường trên địa bàn. 7
  16. Sau khi Luận văn được thông qua có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, cá nhân và các cơ quan tổ chức tham gia thực hiện công tác bảo vệ môi trường. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần giới thiệu mở đầu, các bãng dố liệu, phụ lục, chữ viết tắt, kết luận, , danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường. Chương 2: Thực trạng QLNN về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đề ra để hoàn thiện công tác QLNN về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ. 8
  17. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái quát chung về môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: - Môi trường là sự kết hợp của nhiều thành phần bao gồm những vật chất hữu cơ và những vật chất vô cơ được bao quanh con người, sinh vật tạo ra môi trường sinh sống, theo quan niệm nµy th× m«i tr­êng sẽ rộng và khó xác định được các yếu tố để nghiên cứu vì mỗi cá thể, mỗi quần thể đều có môi trường và một m«i tr­êng rộng hơn nữa là m«i tr­êng xã hội. - Pháp luật Việt Nam quy định: M«i tr­êng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nh©n t¹o cã t¸c ®éng ®èi víi sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn của con người và sinh vật. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố tạo nên môi trường. Thành phần m«i tr­êng là yếu tố vật chất tao thành m«i tr­êng bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vËt vµ c¸c h×nh th¸i vËt chét kh¸c [27]. Môi trường bao gồm.tất cả các yếu tố tự nhiên. Có một nền tảng để đánh giá chất lượng môi trường. Nó cũng có tên là đánh giá chất lượng môi trường. Chúng tôi có thể sử dụng hai tiêu chuẩn ở đây: "quy định về môi trường" và "tiêu chuẩn môi trường". Đạo luật bảo vệ môi trường (2020) quy định: - Các cơ quan, tổ chức nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường được công bố trong dạng văn bản ràng buộc. Là một phần của nghiên cứu về chủ đề này, hệ thống QCKTMT được chia thành hai nhóm. 9
  18. - Các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng môi trường xung quanh bao gồm: + Nhóm quản lý môi trường đất + Nhóm quản lý môi trường nước mặt và nước ngầm + Nhóm quản lý môi trường bang ven biển + Nhóm quản lý môi trường khí quyển - Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải bao gồm: + Nhóm quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại. - TCMT bao gồm các tiêu chuẩn môi trường, chất thải và chất lượng. Hiện tại, có hơn 200 TCMT ở nước ta có quy định về chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí: là sự có mặt một số chất lạ có hại hoặc một sự thay đổi các thành phần không khí, gây mùi khó chịu hoặc làm cho không khí không mất trong lành, hạn chế tầm nhìn, khó hô hấp... Hiện nay, ô nhiễm khí quyển, lượng phát thải khí CO2 là vấn đề thời sự nóng bỏng của tất cả các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Ô nhiễm không khí xuất phát từ con người lẫn trong tự nhiên. Hàng ngày, con người sàn xuất và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt và thải ra môi trường hàng tỷ m3 khí độc hại ra môi trường. Điều lo ngại nhất là trong sinh hoạt hàng ngày con người xả thải vào không khí các loại khí không có lợi cho môi trường như: CO2, CH4, N2O … gây ảnh hưởng nghiệm trong đến không khi, tạo ra hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu từ các tài liệu trong nước và quốc tế thì các chất khí gây hiệu ứng nhà kính chiếm tỷ lệ cao hiện nay như: CO2 (chiếm 50%), CH4 (13%), Nitơ (05%), hơi nước ở tầng bình lưu (03%). Ô nhiễm môi trường đất: là do hậu quả các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người làm thay đổi các thành phần trong đất theo hướng có hại cho con người và các loại sinh vật. Môi trường đất là nơi trú ngụ 10
  19. của các vi sinh vật, con người và các loại động vật , là nền móng cho các công trình xây dựng và là nơi sinh hoạt văn hóa của con người. Đất là một tài nguyên quý giá, là nơi sinh sống, làm việc, phát triển của con người và sinh vật. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, phát triển các ngành phi truyền thống và tốc độ công nông nghiệp, hoạt động đô thị hóa chưa đánh giá về phần tác động môi trường như hiện nay thì chất lượng đất ngày càng bị giảm, diễn tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, diện tích đất bình quân đầu người suy giảm. Riêng đối với Việt Nam, nếu không có kế hoạch, quy hoạch cụ thể phù hợp thì vấn đề suy thoái tài nguyên đất rất đáng lo ngại và tình hình ô nhiễu đất sẽ diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp. Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi các thành phần, tính chất của nước theo hướng tiêu cực, không có lợi cho con người, sinh vật. Trong nguồn nước với sự xuất hiện các chất không có lợi, chất nguy hại ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở nên không sạch, có hại với con người và sinh vật, làm giảm chất lượng sức khỏe của con người và sinh vật. Ô nhiễm nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chất thải công nghiệp được thải trực tiếp ra hệ thống sông, suối; sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào nguồn nước ngầm; nước thải sinh hoạt hàng ngày chưa qua xử lý được thải ra từ các khu dân cư ven sông, các hộ dân gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sức khỏe của con người và sinh vật. 1.1.2. Vai trò của môi trường Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người. Môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của xã hội loài người với đời sống hàng ngày của con người. Trái đất, bộ phận môi trường to lớn, quan trọng và gần gũi nhất đối với đời sống loài người. Với sự gia tăng dân số theo thời gian, dân số loài người trên trái đất càng ngày càng ngày càng tăng lên, có những giai đoạn dân số loại người tăng nhanh theo cấp số nhân dẫn tới 11
  20. diện tích bình quân đầu người càng ngày càng giảm. Thứ hai, môi trường là nơi tồn tại và phát triển, nó chứa đựng và cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên không chỉ được hiểu theo nghĩa ban sơ của nó là phục vụ vào các hoạt động đơn giản hàng ngày mà nó được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Mọi của cải vật chất phục vụ cho hoạt động và phát triển cuộc sống của con người đều xuất phát từ môi trường tự nhiên, do môi trường tự nhiên mang đến; sự phát triển kinh tế - xã hội cần phải có những chính sách, kế hoạch, gắn liền với việc khai thác tiết kiệm, hợp lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường cho thế hệ tương lai. Về nguồn tài nguyên, có nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Nếu ta khai thác tài nguyên vượt quá mức độ tái tạo thì trong thời gian tới đây nguồn tài nguyên sẽ ngày cạn kiệt, gây hậu quả nặng nề, tác động trực tiếp đến đời sống chúng ta. Do đó, vấn đề xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện khai thác và sử dụng tài nguyên trong thời gian qua rất được quan tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đưa vào chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện, công tác xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chưa thật sự được quan tâm, ở một số nơi còn mang nặng tính hình thức, đây là hạn chế lớn cần khắc phục trong thời gian tới để việc bảo vệ môi trường được tốt hơn. Việc khai thác tài nguyên trái phép, khai thác lậu, khai thác tận thu vẫn diễn ra ở một số địa phương. Kết quả dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho môi trường và cho cuộc sống con người, diện tích đất hoang hóa tăng, diện tích cây xanh bảo vệ khí quyển giảm sút nghiêm trọng, một số tài nguyên cạn kiện đến khan hiếm, biến đổi khi hậu, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra...Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về môi trường cần được xác định làm nhiệm vụ chính trị quan trọng, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2