Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Số hoá kênh thanh toán truyền thống tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn
lượt xem 4
download
Luận văn "Số hoá kênh thanh toán truyền thống tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn" với mong muốn có thể góp phần đưa ra các giải pháp để phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn, từng bước mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng nguồn thu dịch vụ đối với hoạt động thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Số hoá kênh thanh toán truyền thống tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SỐ HOÁ KÊNH THANH TOÁN TRUYỀN THỐNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN SONG THANH NGHỊ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SỐ HOÁ KÊNH THANH TOÁN TRUYỀN THỐNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH CAO CẤP - EMBA Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Song Thanh Nghị Giảng viên hướng dẫn: T.S Lê Tuấn Bách “Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023”
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Song Thanh Nghị
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu từ các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương Cơ Sở 2 cùng các anh chị, các bạn học viên cùng khoa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: TS Lê Tuấn Bách đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Các thầy cô giáo thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong hai năm đào tạo thạc sĩ vừa qua. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trοng công tác đầu tư nghiên cứu, nhưng với những hạn chế về kiến thức, về nguồn lực nên kết quả nghiên cứu của Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy rất mong nhận được các góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn độc giả để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Song Thanh Nghị
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ......................................... viii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN SỐ HÓA KÊNH THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ..............................................................................................................8 1.1. Khái quát về các kênh thanh toán ........................................................... 8 1.1.1. Kênh thanh toán truyền thống ................................................................ 8 1.1.2. Kênh thanh toán hiện đại .................................................................... 9 1.2. Khái quát về số hóa .......................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 11 1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển đổi số hóa thành công ..... 12 1.3. Xu hướng phát triển công nghệ và số hóa trong lĩnh vực thanh toán tại các ngân hàng Việt Nam ...................................................................................... 13 1.3.1. Xu hướng phát triển công nghệ ............................................................ 13 1.3.2. Số hóa trong hoạt động ngân hàng ....................................................... 27 1.3.3. Số hóa trong lĩnh vực thanh toán ......................................................... 28 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỐ HÓA KÊNH THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN ............................38 2.1. Hiệu quả kinh doanh từ hoạt động số hóa dịch vụ thanh toán ........... 38 2.1.1. Về số lượng giao dịch của các kênh thanh toán ................................... 38 2.1.2. Về doanh số giao dịch trên các kênh thanh toán .................................. 40 2.1.3. Về thu nhập ròng từ phí dịch vụ ........................................................... 42 2.2. Cơ chế cho hoạt động số hóa kênh thanh toán .................................... 43 2.2.1. Chiến dịch chuyển đổi số nền khách hàng BIDV DigiUp .................... 46 2.2.2. Nâng cấp kênh điện tử IBMB: ............................................................. 46 2.2.3. Chiến dịch tăng trường khách hàng đăng ký Smartbanking ................ 47 2.2.4. Nâng cấp BIDV iBank ......................................................................... 48 2.2.5. Cải tiến hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử BIDV PayGate ............. 49 2.2.6. Cải tiến kênh BIDV Online/Mobile thuận tiện cho KHCN ................. 50 2.2.7. Phát triển kênh BIDV Pay+ và các dịch vụ thanh toán trên ATM/POS....................................................................................................... 50
- iv 2.2.8. Thanh toán qua BIDV eZone ............................................................... 50 2.3. Nhân sự ................................................................................................... 51 2.4. Sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ thanh toán đã số hóa...... 51 2.5. Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động số hóa kênh thanh toán ........ 53 2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 55 2.5.2. Điểm yếu .............................................................................................. 57 2.5.3 Cơ hội .................................................................................................... 57 2.5.4 Thách thức ............................................................................................. 58 CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG SỐ HÓA TẠI BIDV – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN ....................................... 60 3.1. Một số đề xuất kiến nghị đối với Ban quản trị nhằm phát triển hoạt động số hóa tại BIDV – Nam Sài Gòn ................................................................ 60 3.2.1. Các hạn chế của kênh tại quầy ............................................................. 60 3.2.2. Tốc độ triển khai giải pháp công nghệ các kênh điện tử ...................... 61 3.2.3. Cạnh tranh từ Fintech ........................................................................... 61 3.2.4. Mất an toàn thông tin ........................................................................... 62 3.2.5. Nguồn nhân lực .................................................................................... 62 3.2.6. Công nghệ ............................................................................................ 63 3.2. Kiến nghị nhà nước................................................................................ 63 KẾT LUẬN ...................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................68 BÀI PHỎNG VẤN
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 ABBank Ngân hàng An Bình 2 AI Artificial Intelligenghiên cứu - Trí tuệ nhân tạo 3 API Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng 4 ATM Automatic Teller Machine - Máy rút tiền tự động 5 Bank 4.0 Cuộc cách mạng ngành Ngân hàng lần thứ 4 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát 6 BIDV triển Việt Nam 7 BSMS Dịch vụ tin nhắn BIDV 8 CA Curent Account - Tài khoản thanh toán Cách mạng công nghiệp/Cách mạng công nghiệp lần 9 CMCN 4.0 IV 10 CMND/CCCD Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân 11 ĐTDĐ Điện thoại di dộng 12 EB Exabyte~109GB 13 Fintech Công nghệ tài chính 14 GB Gigatebite~230Bytes 15 GDV Giao dịch viên 16 HDBank Ngân hàng Phát triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh 17 HSC Hội sở chính 18 IBMB Các ngân hàng điện tử của BIDV 19 KHCN Khách hàng cá nhân 20 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 21 KYC/eKYC Định danh khách hàng điện tử 22 LienVietPostbank Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
- vi STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 23 Maritime Bank Ngân hàng Hàng hải 24 MBBank Ngân hàng Quân đội 25 NamABank Ngân hàng Nam Á 26 NHBL Ngân hàng bán lẻ 27 NHĐT Ngân hàng điện tử 28 NHNN Ngân hàng Nhà nước 29 NHTM Ngân hàng thương mại 30 OCB Ngân hàng Đông Phương 31 OTP Phương thức xác thực giao dịch điện tử 32 PB Petabyte ~ 106GB 33 POS Point of Sale-máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ 34 Samcombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín 35 SCB Ngân hàng Thương mại Sài Gòn 36 STM Smart Teller Machine-Máy giao dịch tự động 37 SVS Chương trình quản lý chữ ký khách hàng 38 Swift GPI SWIFT Global Payments Innovation-Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu của Tổ chức SWIFT 39 TB Tetrabyte ~ 103GB 40 Techcombank Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 41 TPBank Ngân hàng Tiên Phong 42 TTHĐ thanh toán hoá đơn 43 TTKDTM thanh toán không tiền mặt 44 USD Đô la Mỹ 45 VIB Ngân hàng Quốc tế 46 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 47 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 48 VIP khách hàng quan trọng 49 VNĐ Đồng Việt Nam 50 VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng
- vii STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 51 CNTT Công nghệ thông tin
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH I. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Bảng tính năng nhận diện khách hàng VIP 56 II. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Các giao dịch tài chính Ngân hàng được ưa thích 18 Biểu đồ 2. Đầu tư hợp tác và đầu tư để cạnh tranh với Fintech theo khu vực 19 Biểu đồ 3. Số lượng giao dịch qua Internet và ĐTDĐ 21 Biểu đồ 4. Số lượng và giá trị giao dịch qua ATM và POS 22 Biểu đồ 5. Tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 25 Biểu đồ 6. Tỷ lệ độ tuổi của người trả lời khảo sát 31 Biểu đồ 7. Tỷ lệ người dùng có tài khoản tại các Ngân hàng 31 Biểu đồ 8. Tỷ lệ người dùng có tài khoản Ngân hàng và có sử dụng thẻ 32 Biểu đồ 9. Tỷ lệ người dùng ví điện tử để thanh toán 32 Biểu đồ 10. Tỷ lệ người dùng có sử dụng kênh thanh toán điện tử 33 Biểu đồ 11. Thói quen sử dụng kênh Ngân hàng điện tử 33 Biểu đồ 12. Thói quen sử dụng các kênh thanh toán 34 Biểu đồ 13. Mức độ yêu thích các kênh thanh toán 34 Biểu đồ 14. Tỷ trọng số lượng giao dịch theo các kênh 37 Biểu đồ 15. Số lượng giao dịch qua các kênh điện tử IBMB 37 Biểu đồ 16. Doanh số giao dịch qua các kênh thanh toán năm 2019 và QI.2020 38 Biểu đồ 17. Doanh số giao dịch qua các kênh IBMB 39 Biểu đồ 18. Tổng thu nhập ròng qua kênh IBMB 40 Biểu đồ 19. Số lượng khách hàng sử dụng các kênh điện tử 42 Biểu đồ 20. Tỷ trọng số lượng giao dịch chuyển tiền qua các kênh điện tử 43 Biểu đồ 21. Thu nhập từ phí thu từ các dịch vụ Quý I.2020 43
- ix III. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Lịch sử phát triển của các Cuộc CMCN và cách mạng ngành Ngân hàng 10 Hình 2. Sự tăng trưởng và số hóa các khả năng lưu trữ thanh toán trên toàn cầu 12 Hình 5. Các giao dịch của một số ví điện tử tại Việt Nam 23 Hình 6. Một số kênh phân phối điện tử tại BIDV 41 Hình 7. Các kênh giao dịch điện tử và không tiếp xúc 48
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Trước tình hình nền kinh tế toàn cầu đã, đang phục hồi từ đại dịch COVID-19, chuyển đổi số đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của “McKensey (2022) vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%”. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội từ xu hướng công nghệ mới, các Ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức từ xu hướng này. Chính vì thế, các Ngân hàng hiện nay đang tập trung mọi nguồn lực phát triển CN mới trong mọi mặt hoạt động và nhất là lĩnh vực thông tin của mình. Bên cạnh đó, nguồn thu dịch vụ thông tin sẽ dần trở thành nguồn thu chính trong dịch vụ ngân hàng trong những năm tiếp theo. Ngân hàng BIDV – Nam Sài Gòn không nằm ngoài xu hướng và đối mặt với các áp lực về yêu cầu số hóa. Hiện nay, hệ thống kênh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn (BIDV – CN Nam Sài Gòn) tuy có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều kênh thanh toán thủ công, chưa áp dụng chuyển đổi số.” Đó là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài “Số hoá kênh thanh toán truyền thống tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Sài Gòn” để làm đề án tốt nghiệp, với mong muốn có thể góp phần đưa ra các giải pháp để phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn, “từng bước mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng nguồn thu dịch vụ đối với hoạt động thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn.” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- 2 Trên thế giới, Số hóa đã được nhiều nhà khách hàng, học giả nghiên cứu ở khía cạnh và góc độ khác nhau, cụ thể như các công trình sau: Công trình nghiên cứu: “A Paradigm Shift in Banking: Unfolding Asia’s FinTech Adventures” của tác giả Agrata, Chun Xia, 2018. Công trình nghiên cứu vai trò của CN tài chính (FinTech) trong việc phá vỡ hệ thống Ngân hàng truyền thống hiện có. Đó là sự phát triển của FinTech tại Châu Á trong lĩnh vực Tiền gửi & cho vay, Huy động vốn, Quản lý đầu tư, Cung cấp thị trường, thanh toán và Bảo hiểm. Cuộc cách mạng CN này cho phép chúng ta có một hệ thống Ngân hàng dựa trên các giá trị phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro cho xã hội và cải thiện lợi nhuận cho cổ đông. dữ liệu về dân số không có Ngân hàng, mức độ thâm nhập điện thoại thông minh và sự thâm nhập Internet đã dẫn đến những đổi mới bên bán lẻ như Ví di động, thanh toán P2P và thanh toán theo thời gian thực ở hầu hết châu Á (ngoại trừ Trung Quốc). Tổng cộng 49% Khoản đầu tư toàn cầu vào FinTech là ở châu Á và riêng con rồng Trung Quốc đã chiếm 46%. Ấn Độ đang chứng kiến một lượng lớn các giao dịch FinTech trong năm 2017 và nó đang được thúc đẩy bởi các giải pháp thanh toán và cho vay. Ngành công nghiệp FinTech của ASEAN bị chi phối bởi ví điện tử và thanh toán trực tuyến; tiếp theo là đầu tư bán lẻ và so sánh tài chính. Chương này đi sâu vào những thách thức mà các Ngân hàng châu Á đang phải đối mặt do sự gián đoạn này. Hơn bao giờ hết, chính phủ và Ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá con đường mà các công ty khởi nghiệp này đang đi và điều này sẽ mở ra toàn cảnh Ngân hàng ở châu Á trong vài năm tới. Công trình nghiên cứu “Financial Digitalization: Banks, Fintech, Bigtech, And Consumers” tại Journal of Financial Management, Markets and Institutions, Vol.08, 2020. Công trình này khám phá một số cách tiếp cận kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô gần đây đối với số hóa tài chính và mối QH giữa các Ngân hàng, FinTech và BigTech. Nó cũng đề cập đến các tài chính tiếp cận mới để xác định việc người tiêu dùng chấp nhận và các tác động của số hóa tài chính. Cho thấy sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng truyền thống và các công ty công nghệ chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng quản lý chia sẻ thông tin tương đối của họ. Quy định vẫn đang xem xét các cách thức để cung cấp một sân chơi bình đẳng trong khi các bên tham gia trong ngành đang phản ứng với
- 3 nhiều chiến lược hỗn hợp, nhiều chiến lược trong số đó dựa trên sự hợp tác. Bài báo cũng chỉ ra rằng có nhiều cách khác nhau mà khách hàng tiếp cận các kênh kỹ thuật số tài chính và các tài chính tiếp cận mới từ việc kết hợp học tập và nghiên cứu não bộ để xác định các hành vi trong các quyết định số hóa tài chính. Công trình nghiên cứu “Strategy for Optimizing Zakat Digitalization in Alleviation Poverty in the Era of Industrial Revolution 4.0” của tác giả Ivan Rahmat Santoso, 2019. nghiên cứu phân tích về kỷ nguyên đổi mới bị gián đoạn cung cấp không gian cho sự phát triển của zakat số hệ thống quản lý được kỳ vọng sẽ làm tăng lòng tin của công chúng và giúp muzaki dễ dàng hơn thanh toán zakat. Việc quản lý zakat kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ tăng hiệu quả và hiệu suất dịch vụ quản lý zakat và tăng lợi ích zakat để thực hiện phúc lợi công cộng và xóa đói giảm nghèo. tài chính nghiên cứu được sử dụng là định tính mô tả với phân tích SWOT kỹ thuật phân tích các yếu tố chiến lược của công ty (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa). nghiên cứu này đã tìm ra một chiến lược để tối ưu hóa zakat thông qua việc cải thiện qtri hệ thống và thanh toán về các tổ chức số hóa dựa trên zakat. Ngoài ra, các thanh toán hệ thống cho cơ sở dữ liệu mustahik và muzaki cần được cải thiện để tối ưu hóa thu thập và phân phối zakat. Công trình nghiên cứu “Conventional banks and Fintechs: how digitization has transformed both models” của tác giả Elisabeth Paulet, Hareesh Mavoori, 2019. Trong bài nghiên cứu này tác giả đề cập đến cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi cơ bản môi trường kinh doanh. Hầu hết các Ngân hàng đều thừa nhận tầm quan trọng của CN mới để cải thiện hiệu suất và SHL của khách hàng. Sự phát triển của những đổi mới này đã dẫn đến sự gia nhập của cái gọi là Fintech. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của những chuyển đổi này đối với hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính và kinh doanh của họ. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, số hóa trong hoạt động Ngân hàng đã được nhiều nhà khách hàng, học giả nghiên cứu ở khía cạnh và góc độ khác nhau, cụ thể như các ctrinh sau:
- 4 Công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến SHL của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ số hoá tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh” của tác giả Lê Thị Thủy Tiên, 2019. Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến SHL của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ số hóa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh. Từ đó đề xuất hàm ý qtri cải thiện các nhân tố góp phần nâng cao SHL của khách hàng với dịch vụ số hóa của Ngân hàng trong thời gian tới. Công trình nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phẩn Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên của tác giả Hoàng Thị Tuyết, 2017. Bài viết nói về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng đó. Công trình nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động trong thời đại số hóa của người dân tại Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Dung & Hoàng Thị Tuyết Nhung & Nguyễn Thị Ánh Nhung & Phạm Tô Thục Hân, 2021. Nội dung trình bày dựa trên nền tảng lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ, mô hình chấp nhận công nghệ, lý thuyết hành vi có kế hoạch, nghiên cứu này khám phá mối quan hệ của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin và tác động sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân. Thêm vào đó, mối quan hệ này còn được xem xét dựa trên hai kiểu người dùng: Chấp nhận sớm và chấp nhận muộn. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Định tính và định lượng, và xem xét sự phù hợp bằng mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả thu được từ 300 người dùng thanh toán di động đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa tính di động, khả năng tiếp cận, tính tương thích, sự thuận tiện, sự đổi mới cá nhân, kiến thức về thanh toán di động đến nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích, tác động tích cực sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân, cũng như khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích
- 5 Các đề tài nghiên cứu trên nêu các vấn đề về cơ hội cũng như thách thức của việc số hóa hoạt động Ngân hàng khi hoạt động kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, Số Hoá Kênh thanh toán Truyền Thống Tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Nam Sài Gòn vẫn chưa được đề cập. Vì vậy, nghiên cứu này đảm bảo tính kế thừa nhưng không trùng lắp với các nghiên cứu khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cở sở nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội, thách thức đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn trong việc thực hiện chuyển đổi kênh thanh toán truyền thống sang kênh thanh toán điện tử thông qua phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn nhằm tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thứ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các kênh thanh toán và những thay đổi trong dịch vụ thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn. Thứ hai, phân tích xu hướng phát triển CN và số hóa dịch vụ thanh toán tại Việt Nam. Thứ ba, phân tích thực trạng chuyển đổi các kênh thanh toán của BIDV – CN Nam Sài Gòn. Thứ tư, đưa ra một số giải pháp cải tiến, chuyển đổi kênh thanh toán truyền thống sang kênh thanh toán điện tử. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Số hóa là gì? Tại sao các Ngân hàng cần phải số hóa?
- 6 (2) Thực trạng phát triển CN ảnh hưởng đến ngành Ngân hàng tại Việt Nam nói chung và BIDV – CN Nam Sài Gòn nói riêng như thế nào? (3) Thế mạnh và tồn tại trong quá trình số hóa đang diễn ra tại BIDV – Nam Sài Gòn? (4) Cơ hội và thách thức trong quá trình tiến hành số hóa các kênh thanh toán tại BIDV – Nam Sài Gòn? (5) Các giải pháp cải tiến, chuyển đổi số hóa tại BIDV – CN Nam Sài Gòn? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động số hóa dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng BIDV – CN Nam Sài Gòn. - Phạm vi nghiên cứu: BIDV – CN Nam Sài Gòn 5. Phương pháp nghiên cứu Tài chính thu thập dữ liệu: Thu thập những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tài chính thu thập bao gồm: thu thập từ tài liệu tham khảo và phỏng vấn. Đối với tài chính thu thập dữ liệu tác giả đã thu thập dữ liệu từ các nguồn sau: Nguồn từ Quy định của Ngành (Ngân hang nhà nước, bộ tài chính,..) và các văn bản quy định của Chính phủ trong hoạt động Ngân hang. Nguồn từ nội tại quá trình cải tiến và số hóa của BIDV và thực trạng đang diễn ra theo số liệu thống kê tại Chi nhánh Nam Sài Gòn Nguồn từ việc thu thập so sánh từ: báo, tạp chí và các nguồn tài liệu số đáng tin cậy trên Internet như VCCI, tạp chí tài chính, các công trình nghiên cứu được đăng tải trên website Worldbank.org. Nguồn từ các Website của cá tổ chức tín dụng khác Đối với phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn hai lãnh đạo, trưởng bộ phận của các NHTMCP, cụ thể: (1) Bà Nguyễn Đặng Phước An – Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp; (2) Ông Lê Xuân Thắng – Phó giám đốc ngân hàng BIDV – Chi
- 7 nhánh Nam Sài Gòn với nội dung về việc nhận định tình hình hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam khi tham gia vào CPTPP, từ đó nhận biết được những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp đang gặp phải. Ngoài ra, nội dung phỏng vấn tập trung vào việc nêu ý kiến đánh giá về những thành tích hay vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Kết quả phỏng vấn sẽ được tác giả sử dụng nghiên cứu và phân tích để đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp đẩy mạnh quá trình thực thi cam kết CPTPP của các NHTMCP tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn được nêu chi tiết tại phụ lục 3. 6. Kết cấu của đề án nghiên cứu Đề án gồm các phần chính sau: Chương I – Tổng Quan số hóa kênh thanh toán tại Ngân hàng. Chương II – Thực trạng các kênh thanh toán tại Ngân hàng BIDV – CN Nam Sài Gòn. Chương III – Giải pháp cải tiến, chuyển đổi kênh thanh toán truyền thống sang kênh thanh toán điện tử tại Ngân hàng BIDV – CN Nam Sài Gòn.
- 8 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN SỐ HÓA KÊNH THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG 1.1. Khái quát về các kênh thanh toán Qua tìm hiểu thì chưa có định nghĩa và thống kê chính thức nào về kênh thanh toán là gì và bao gồm những kênh thanh toán nào? Tuy nhiên, có thể hiểu kênh thanh toán như là phương thức (cách thức) mà bên mua sử dụng để thực hiện thanh toán cho bên bán về một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ nào đó. Phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt, bằng séc, thanh toán qua Ngân hàng, thanh toán bằng hiện vật... hoặc theo sự thoả thuận của các bên. Việc phân chia các kênh thanh thành kênh thanh toán truyền thống hay kênh thanh toán điện tử cũng mang tính tương đối tuỳ theo thời điểm nghiên cứu. 1.1.1. Kênh thanh toán truyền thống Kênh thanh toán Ngân hàng truyền thống trong các Ngân hàng hiện nay bao gồm các kênh như sau: - Thanh toán tại quầy khách hàng trực tiếp đến các chi nhánh/điểm giao dịch của Ngân hàng trên toàn quốc để trải nghiệm tất cả các dịch vụ ngân hàng bao gồm các giao dịch thanh toán như nộp, rút tiền mặt, séc, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, mở/đóng/thay đổi tài khoản giao dịch…Tuy nhiên, do phải đến Ngân hàng giao dịch trực tiếp nên sẽ tốn kém thời gian, tạo sự bất tiện hơn các kênh thanh toán khác. - Thanh toán thông qua Thẻ/ATM/POS Thanh toán bằng thẻ vật lý là hình thức thanh toán phổ biến nhất của các giao dịch thương mại hiện nay. Với cách thanh toán này giúp khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp ở mọi nơi mọi lúc một cách nhanh chóng nhất. khách hàng có thể sử dụng nhiều sản phẩm thể khác nhau để giao dịch tại quầy, ATM, các điểm mua sắm (thông qua POS).
- 9 1.1.2. Kênh thanh toán hiện đại - Internet Banking: Internet Banking (E-Banking, Ngân hàng điện tử) là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàng quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng thông qua các thiết bị kết nối internet như điện thoại, laptop, máy tính bàn. Các giao dịch có thể thực hiện qua Internet Banking: chuyển khoản nội bộ và liên Ngân hàng; Truy vấn, cập nhật tài khoản, số dư hiện có; hóa đơn mua sắm, dịch vụ như mua vé máy bay, mua vé tàu, hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước…; Nộp thuế; Mở tài khoản tiết kiệm online, tất toán tài khoản tiết kiệm…. - Mobile Banking: Mobile Banking là dịch vụ được cung cấp bởi Ngân hàng hoặc là những tổ chức tài chính cho phép khách hàng có thể tiến hành những giao dịch tài chính từ xa bằng việc sử dụng những thiết bị như ĐTDĐ hoặc là máy tính bảng. Mobile banking được mã hóa dưới dạng phần mềm, được gọi là ứng dụng do Ngân hàng hay tổ chức tài chính đó phát hành ra. Một cách ngắn gọn Mobile banking là một ứng dụng điện thoại cho phép bạn có thể giao dịch tài chính theo nhu cầu của mình. Các tính năng Mobile banking tương tự Internet banking. - Thanh toán không tiếp xúc Thanh toán không tiếp xúc (Contactless Payment) là phương thức thanh toán mới được áp dụng tại thị trường trong nước trong thời gian gần đây. So với thẻ thông thường, thẻ Chip tích hợp công nghệ Contactless mang lại nhiều lợi ích cho chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ về tốc độ xử lý nhanh chóng, sự thuận tiện trong giao dịch và tính bảo mật thẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 375 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 313 | 61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 268 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 204 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 249 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 176 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 168 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn