Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam" nhằm nghiên cứu chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam; Đưa ra một số khuyến nghị cho chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC THUẬT CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC THUẬT CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao. Các nghiên cứu tham khảo đều đƣợc trích dẫn rõ ràng. Các số liệu, thông tin đƣợc thu thập trung thực, khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Nguyễn Đắc Thuật
- ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao đã hƣớng dẫn và luôn theo sát tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Cô đã luôn lắng nghe và góp ý để giúp tôi hoàn thành luận văn theo đúng định hƣớng khoa học. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các phòng ban trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi và toàn thể học viên lớp CH23B hoàn thành khóa học. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã giảng dạy và quản lý lớp CH23B tận tình, giúp tôi có cơ hội nâng cao kiến thức chuyên ngành. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các đồng nghiệp BIDV chi nhánh Củ Chi đã hỗ trợ trong công việc, tạo điều kiện để tôi có thời gian hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến ba, mẹ, các em và các thành viên trong gia đình luôn động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn. Học viên Nguyễn Đắc Thuật
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam Nội dung: Chuyển đổi số là xu hƣớng tất yếu và ƣu tiên chính của các ngân hàng để thích ứng với xã hội đầy biến động hiện tại và sự tiến bộ của công nghệ hiện đại. Với mục tiêu tìm hiểu về tình hình chuyển đổi số ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam đã nêu lên đƣợc thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam thông qua các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hƣởng đƣợc chọn lọc từ khung lý thuyết. Tác giả đã phân tích và sử dụng số liệu từ Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam của Bộ Thông tin truyền thông và Hội tin học Việt Nam để có cái nhìn bao quát về tình hình sử dụng công nghệ của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Sau đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để tìm kiếm các thông tin cần thiết cho phân tích thực trạng trên báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng và các bài tạp chí liên quan. Kết quả cho thấy có khoảng 25% ngân hàng Việt Nam đề cập đến việc sử dụng phân tích dữ liệu vào quyết định phát triển kinh doanh và quản trị điều hành (trong đó có 6 ngân hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ máy học, nền tảng điện toán đám mây, v.v.) vào phân tích dữ liệu; có 22/34 ngân hàng có chỉ số hạ tầng kỹ thuật trên mức trung bình, 12 ngân hàng còn lại có chỉ số hạ tầng kỹ thuật dao động từ 0,19 đến 0,49; 26/34 ngân hàng có chỉ số triển khai giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu trên trung bình; 30/34 ngân hàng có chỉ số dịch vụ trực tuyến trên trung bình; chỉ có 3 ngân hàng có chỉ số hạ tầng nhân lực trên mức trung bình là Techcombank, MBBank và TPBank, chỉ số hạ tầng nhân lực bình quân của các ngân hàng là 27,43%; 28/34 ngân hàng có chỉ số ứng dụng nội bộ ngân hàng trên trung bình. Luận văn cũng đƣa ra một số gợi ý cho các ngân hàng nhằm đảm bảo chuyển đổi số an toàn, hiệu quả. Từ khóa: ngân hàng, chuyển đổi số, ngân hàng số
- iv ABSTRACT Title: Banking digital transformation in Vietnam Abstract: Digital transformation is an inevitable trend and main priority for banks to adapt to the current volatile society and the advancement of modern technology. With the goal of learning about the situation of banking digital transformation, the author chose the topic "Banking digital transformation in Vietnam". The research topic on banking digital transformation in Vietnam has highlighted the current status of digital transformation of banks in Vietnam through evaluation criteria and influencing factors selected from the theoretical framework. The author analyzed and used data from the Readiness Index Report for the development and application of information and communications technology in Vietnam by the Ministry of Information and Communications and the Vietnam Association for Information Processing to get an overview about the technology use situation of all banks in Vietnam. Then, the author used content analysis method to search for necessary information to analyze the current situation in banks' annual reports and related magazine articles. The results show that about 25% of Vietnamese banks mentioned the use of data analysis in business development and management decisions (including 6 banks applying artificial intelligence and technology machine learning, cloud computing platforms, v.v.) into data analysis; There are 22/34 banks with technical infrastructure index above average, the remaining 12 banks have technical infrastructure index ranging from 0.19 to 0.49; 26/34 banks have an above average index of implementing information security and data security solutions; 30/34 banks have an above average online service index; There are only 3 banks with human infrastructure index above the average: Techcombank, MBBank and TPBank, the average human infrastructure index of banks is 27.43%; 28/34 banks have an above average internal bank application index. The thesis also offers some suggestions for banks to ensure safe and effective digital transformation. Keywords: banking, digital transformation, digital banking
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt ATDL An toàn dữ liệu ATTT An toàn thông tin BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCT Cán bộ chuyên trách CCCD Căn cƣớc công dân CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CT Chỉ thị DPTH Dự phòng thảm họa HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTNL Hạ tầng nhân lực KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHĐT Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nƣớc QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng TT Thông tƣ TTDL Trung tâm dữ liệu TTg Thủ tƣớng TTTT Thông tin truyền thông TW Trung ƣơng
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo Application Programming API Giao diện lập trình ứng dụng Interface ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động AWS Amazon Web Services Giải pháp đám mây toàn diện BI Business Intelligence Phân tích kinh doanh DC Data Center Trung tâm dữ liệu xử lý Tấn công từ chối dịch vụ phân DDOS Distributed Denial of Service tán Giải pháp phòng chống thất DLP Data Loss Prevention thoát dữ liệu Công nghệ an toàn mở rộng DNS SEC DNS Security Extensions cho hệ thống tên miền DNS Trung tâm dữ liệu dự dự phòng DR Disaster Recovery sau thảm họa DSB Digital Signal Processing Xử lý tín hiệu số Electronic Know Your Giải pháp định danh xác thực eKYC Customer khách hàng điện tử EWS Early Warning System Hệ thống cảnh báo sớm Global Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh GCI Index toàn cầu GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn GII Global Innovation Index cầu Information and Chỉ số đánh giá mức độ sẵn ICT index Communication sàng cho ứng dụng và phát Technologies index triển công nghệ thông tin
- vii IoT Internet of Things Internet vạn vật International Organization ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế for Standardization IT Information Technology Công nghệ thông tin SolarWind Network Phần mềm quản lý cấu hình NCM Configuration Manager mạng Công nghệ kết nối không dây NFC Near-Field Communications tầm ngắn Optical Character OCR Nhận dạng ký tự quang học Recognition ODS Operational data store Kho lƣu trữ dữ liệu vận hành Payment Card Indutry Data Bộ tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu PCI DSS Security Standard thẻ thanh toán POS Point of Sale Thiết bị bán hàng QR code Quick response code Mã vạch ma trận Tự động hóa quy trình bằng RPA Robotic Process Automation robot Security information and Thông tin bảo mật và quản lý SIEM event management sự kiện SMS Short Message Services Dịch vụ nhắn tin ngắn SOC Security operations center Trung tâm điều hành an ninh Máy giao dịch ngân hàng tự STM Smart Teller Machine động VTM Video Teller Machine Máy giao dịch video WAF Web Application Firewall Tƣờng lửa ứng dụng Web
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN...............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................... vi MỤC LỤC ................................................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................... xi LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Giới thiệu .................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 4 7. Bố cục của luận văn.................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG ............. 5 1.1. Khái niệm chuyển đổi số ....................................................................................... 5 1.2. Khái niệm chuyển đổi số ngân hàng ..................................................................... 6 1.3. Tiêu chí đo lƣờng chuyển đổi số ngân hàng ......................................................... 8 1.3.1. Phân tích dữ liệu ................................................................................................. 9 1.3.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ .................................................................................... 9 1.3.3. Bảo mật thông tin và dữ liệu ............................................................................ 10 1.3.4. Dịch vụ trực tuyến ............................................................................................ 11 1.3.5. Hạ tầng nhân lực ............................................................................................... 12 1.3.6. Khả năng công nghệ thông tin .......................................................................... 13 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi số ngân hàng ........................................ 13 1.4.1. Pháp lý và chính sách pháp luật ....................................................................... 13 1.4.2. Yếu tố con ngƣời .............................................................................................. 14 1.4.3. Yếu tố xã hội .................................................................................................... 14
- ix 1.4.4. Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................... 15 1.4.5. Yếu tố công nghệ .............................................................................................. 16 Tóm tắt Chƣơng 1....................................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...18 2.1. Quá trình chuyển đổi số ngân hàng ..................................................................... 18 2.1.1. Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp ......................................... 18 2.1.2. Sự phát triển của các cuộc cách mạng ngành ngân hàng ................................. 19 2.2. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số ngân hàng .................................................... 21 2.2.1. Phân tích dữ liệu ............................................................................................... 21 2.2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ .................................................................................. 26 2.2.3. Bảo mật thông tin và dữ liệu ............................................................................ 30 2.2.4. Dịch vụ trực tuyến ............................................................................................ 34 2.2.5. Hạ tầng nhân lực ............................................................................................... 42 2.2.6. Khả năng công nghệ thông tin .......................................................................... 46 2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi số ........................................ 49 2.3.1. Pháp lý và chính sách pháp luật ....................................................................... 49 2.3.2. Yếu tố con ngƣời .............................................................................................. 52 2.3.3. Yếu tố xã hội .................................................................................................... 53 2.3.4. Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................... 54 2.3.5. Yếu tố công nghệ .............................................................................................. 55 Tóm tắt Chƣơng 2....................................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 58 3.1. Định hƣớng của Nhà nƣớc .................................................................................. 58 3.1.1. Mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2030 .................................................................. 58 3.1.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 59 3.2. Các khuyến nghị .................................................................................................. 61 3.2.1. Pháp lý và chính sách pháp luật ....................................................................... 61 3.2.2. Yếu tố con ngƣời .............................................................................................. 62 3.2.3. Yếu tố xã hội .................................................................................................... 63 3.2.4. Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................... 63 3.2.5. Yếu tố công nghệ .............................................................................................. 63 Tóm tắt Chƣơng 3....................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. i
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Khác nhau giữa mô hình ngân hàng truyền thống và ngân hàng số ....... 7 Bảng 1.2. Tiêu chí đo lƣờng chuyển đổi số ngân hàng ........................................... 8 Bảng 2.1. Tiêu chí hệ thống dữ liệu hỗ trợ quá trình ra quyết định ........................ 23 Bảng 2.2. Xếp hạng hạ tầng kỹ thuật của các ngân hàng ........................................ 28 Bảng 2.3. Tiêu chí giải pháp bảo mật thông tin, dữ liệu ......................................... 31 Bảng 2.4. Xếp hạng dịch vụ trực tuyến của các ngân hàng .................................... 35 Bảng 2.5. Các nền tảng liên quan đến ngân hàng số của các ngân hàng ................ 37 Bảng 2.6. Xếp hạng hạ tầng nhân lực của các ngân hàng ....................................... 43 Bảng 2.7. Xếp hạng ứng dụng nội bộ ngân hàng của các ngân hàng...................... 47
- xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1. Các cuộc cách mạng công nghiệp ......................................................... 18 Hình 2.2. Các cuộc cách mạng ngành ngân hàng.................................................. 20 Hình 2.3. Quá trình chuyển đổi số của ngân hàng ................................................ 21 Hình 2.4. Chỉ số triển khai các giải pháp ATTT và ATDL các ngân hàng........... 33
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã tác động tích cực đến nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, chuyển đổi số đƣợc xem là hạt nhân kết hợp cùng với trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain),… là định hƣớng mà đa số các nƣớc đều hƣớng đến trong mọi lĩnh vực (Nguyễn Thế Bính, 2022). Chuyển đổi số giúp tạo ra một xã hội hiện đại, năng động, thích ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại. Để phát triển kinh tế đất nƣớc thì ngành ngân hàng có vai trò rất quan trọng, do đó, chuyển đổi số trong ngân hàng là quá trình cần phải trải qua để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Xu hƣớng giảm số lƣợng ngân hàng, chi nhánh và bộ phận liên quan hiện nay có thể sẽ tiếp tục và thậm chí có thể tăng lên. Nhiều ngân hàng đóng cửa chi nhánh, chuyển quan hệ khách hàng sang trực tuyến. Tại thị trƣờng Nga, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Tinkoff Bank đã đề nghị tất cả khách hàng thực hiện mọi hoạt động thông qua tài khoản cá nhân trên trang web của mình hoặc thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Hình thức kinh doanh ngân hàng trên đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở những khách hàng trẻ tuổi (Golubev và cộng sự, 2020). Còn ở ngân hàng BRI Syariah, việc cải tiến hệ thống ngân hàng lõi đã đƣợc triển khai nhằm thực hiện quá trình tự động hóa và cải thiện quy trình kinh doanh. Sau đó, Ngân hàng BRI Syariah thực hiện hóa việc chuyển đổi số ngân hàng bằng cách triển khai các sản phẩm ngân hàng. Công nghệ đã tạo ra một bƣớc chuyển mình cho ngân hàng BRI Syariah trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thể đƣợc truy cập dễ dàng và nhanh chóng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm ATM, ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, và các đại lý thay thế ngân hàng (Widharto và cộng sự, 2020).
- 2 Các quốc gia phát triển trên thế giới xem chuyển đổi số là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đã và đang diễn ra mạnh mẽ và đạt đƣợc những thành công nhất định. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam chỉ mới bƣớc vào những giai đoạn đầu. Thông qua kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc có thể giúp cho quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và đạt đƣợc kết quả tốt hơn. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu chuyển đổi số là điều cần thiết và là ƣu tiên chính của các ngân hàng nhằm thích ứng với thị trƣờng đang thay đổi và phát triển. Các quy trình và điều kiện làm việc đã đƣợc vận hành trong nhiều thập kỷ cần phải đƣợc thay đổi hoàn toàn để đảm bảo ngân hàng có thể thích ứng trong bối cảnh cạnh tranh. Ngân hàng phải thực hiện chiến lƣợc chuyển đổi số tích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Winasis và cộng sự, 2020). Một tổ chức phải trải qua quá trình chuyển đổi số để chuyển từ cách tiếp cận lỗi thời thành cách tiếp cận với tƣ duy mới thông qua sử dụng kỹ thuật số, di động và công nghệ mới (Diener & Špaček, 2021). Chuyển đổi số đƣợc đẩy mạnh bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự ra đời của những mô hình kinh doanh mới và các thay đổi trong kỳ vọng của con ngƣời (Valdez-de-Leon, 2016). Chuyển đổi số đang đƣợc các tổ chức tín dụng quan tâm, lên kế hoạch và triển khai thực hiện. Thống kê của NHNN cho thấy, đến tháng 03/2022, có 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai chiến lƣợc chuyển đổi số (Nhuệ Mẫn & Tuấn Phạm, 2022). Các nghiệp vụ trong ngân hàng đƣợc áp dụng công nghệ số nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, tích hợp ví điện tử, v.v. Một số ngân hàng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), v.v. để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng trƣớc khi đƣa ra quyết định cấp tín dụng. Theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, các giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile banking có sự gia tăng về cả số lƣợng và giá trị (Thanh Lam, 2021). Bên cạnh đó, số lƣợng thanh toán bù trừ liên ngân hàng, thanh toán qua QR code cũng tăng trƣởng đáng kể. Hoạt động mở tài khoản và
- 3 nhận biết khách hàng bằng phƣơng thức điện tử eKYC cũng là phƣơng thức mới trong chuyển đổi số của ngân hàng. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam. Đƣa ra một số khuyến nghị cho chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi sau: Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam diễn ra nhƣ thế nào? Cần có những khuyến nghị nào giúp cho chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam không? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam. Phạm vi không gian: Các ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu loại trừ các ngân hàng bị hợp nhất, sáp nhập, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh do nguồn thông tin dữ liệu không đầy đủ. Phạm vi thời gian: các số liệu cập nhật đến thời điểm hiện tại về toàn cảnh chuyển đổi số ngân hàng từ báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam của Bộ thông tin và truyền thông và Hội tin học Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này để đánh giá những nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết và giải quyết câu hỏi nghiên cứu cho luận văn. Phƣơng pháp phân tích nội dung dùng để phân tích các tài liệu văn bản nhƣ báo cáo thƣờng niên, bài tạp chí. Dựa vào những từ khóa đã đƣợc xây dựng ở khung lý thuyết, tác giả tìm kiếm, xem xét và chọn lọc các số liệu, thông tin cần thiết để đƣa vào phân tích thực trạng chuyển đổi số ngân hàng. Dựa vào số liệu từ Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền
- 4 thông của Bộ Thông tin truyền thông và Hội tin học Việt Nam đƣợc dùng để phân tích thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt lý thuyết: Đề tài góp phần đƣa ra góc nhìn liên quan đến chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam. Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà nghiên cứu và các cấp lãnh đạo ngân hàng. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng, sử dụng cho các nghiên cứu có liên quan, các cấp lãnh đạo có thể tham khảo trong khi thực hiện chuyển đổi số của đơn vị. 7. Bố cục của luận văn Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số ngân hàng. Chƣơng này giới thiệu các khái niệm về chuyển đổi số, chuyển đổi số ngân hàng, các tiêu chí đo lƣờng và nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi số ngân hàng. Chƣơng 2: Thực trạng chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam. Chƣơng này phân tích thực trạng chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí đo lƣờng và các nhân tố ảnh hƣởng. Chƣơng 3: Kết luận và khuyến nghị. Chƣơng này trình bày tóm tắt kết quả và đƣa ra các khuyến nghị cho chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam.
- 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Mặc dù chuyển đổi số đang là xu hƣớng phổ biến hiện nay, tuy nhiên, chƣa có khái niệm cụ thể về vấn đề này. Theo Matt và cộng sự (2015) chuyển đổi số là một vấn đề phức tạp đƣợc thực hiện trong phạm vi bao gồm (i) những thay đổi về cơ cấu tổ chức, (ii) những thay đổi về việc tạo ra giá trị (iii) việc sử dụng công nghệ và các khía cạnh tài chính. Còn theo Francis và cộng sự (2018), chuyển đổi số bao gồm một số lĩnh vực nhƣ (i) thay đổi trong tƣ duy, (ii) kỹ thuật số hóa các nguồn lực, (iii) áp dụng công nghệ, (iv) thay đổi trong lãnh đạo, và (v) chấp nhận đổi mới. Theo Cuesta và cộng sự (2015), chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề nhƣ tạo ra việc cung cấp, phân phối và bán các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua các kênh kỹ thuật số, khai thác công nghệ tiên tiến để hiểu rõ hơn về khách hàng và dự đoán nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và phù hợp, và một giải pháp đa kênh, hoặc khả năng khách hàng giao tiếp với ngân hàng qua tất cả các kênh, tự động hóa các dịch vụ, cả tín hiệu liên tục và kỹ thuật số. Chuyển đổi số là một tập hợp các hành động đƣợc thực hiện bởi các tổ chức hoặc một quốc gia để áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới nhằm nắm bắt lợi ích của họ và tạo ra sự thay đổi to lớn trong hoạt động của một tổ chức tập trung vào các công nghệ đột phá (Matt và cộng sự, 2015). Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng di động, phân tích dữ liệu, truyền thông xã hội, thực tế tăng cƣờng và thực tế ảo và blockchain là một trong những loại công nghệ chuyển đổi quan trọng nhất. Những công nghệ này thay đổi một cách thuận lợi mô hình kinh doanh, kinh nghiệm của các bên liên quan và quy trình hoạt động của tổ chức. Sự hoàn thiện và kết quả của số hóa trong toàn tổ chức đƣợc gọi là chuyển đổi số, không chỉ cải thiện các quy trình của tổ chức theo nhiều cách khác nhau mà còn cung cấp các ý tƣởng mới và sáng tạo để đạt đƣợc mục tiêu (Solis và cộng sự, 2014).
- 6 Quá trình chuyển đổi số đƣợc thực hiện thông qua ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ hiện đại nhƣ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, v.v. làm thay đổi phƣơng thức kinh doanh của ngân hàng (Rothberg & Erickson, 2017). Công nghệ số giúp ngân hàng cải thiện khả năng kết nối với khách hàng (khách hàng hiện hữu và tiềm năng) cho phép nắm bắt hành vi, nhu cầu khách hàng và đƣa ra các sản phẩm mới đáp ứng với từng nhu cầu của khách hàng (Barnes và cộng sự, 2012). Dữ liệu lớn (Big data) thay đổi quy trình tạo giá trị, tác động đến marketing – mix: đổi mới sản phẩm dịch vụ mà không cần thông qua kết quả nghiên cứu thị trƣờng truyền thống; định giá linh hoạt dựa trên sự thay đổi nhu cầu của khách hàng; sử dụng dữ liệu không gian địa lý để gửi các thông điệp quảng cáo cụ thể (Erevelles và cộng sự, 2016; Yadav & Pavlou, 2014). Từ những cách trình bày khác nhau về chuyển đổi số có thể nhận thấy ba khía cạnh đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng để định nghĩa chuyển đổi số là: - Công nghệ: chuyển đổi số trên cơ sở sử dụng công nghệ số mới nhƣ phân tích dữ liệu, điện thoại di động, mạng xã hội và thiết bị nhúng; - Tổ chức: chuyển đổi số bắt buộc tổ chức phải tạo ra các mô hình kinh doanh mới hoặc thay đổi quy trình; - Xã hội: chuyển đổi số là xu hƣớng đang ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống con ngƣời thông qua nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 1.2. Khái niệm chuyển đổi số ngân hàng Cuesta và cộng sự (2015) cho rằng các hoạt động chuyển đổi số ngân hàng thể hiện qua: (i) Thực hiện thay đổi nền tảng công nghệ: tích hợp công nghệ mới và tái thiết kế cấu trúc, tự động hóa quy trình, (ii) Phát triển các kênh sản phẩm số mới để định vị tổ chức trong môi trƣờng cạnh tranh mới, trong đó các kênh mới tập trung vào các thiết bị di động: các ứng dụng mới xuất hiện trên điện thoại thông minh với giao diện hấp dẫn đƣợc lấy cảm hứng từ trải nghiệm ngƣời dùng, chỉ với những thao tác đơn giản trên màn hình có kết nối mạng có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; các sản phẩm số tập trung vào thanh toán bán lẻ - nhƣ ví thanh toán số (digital wallets), giải pháp thanh toán NFC (Near - Field Communications)
- 7 - giải pháp kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn, hoạt động dựa trên cảm ứng từ trƣờng để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC đƣợc đặt gần nhau (dƣới 4 cm), (iii) Tạo ra những đầu tƣ về mặt công nghệ để sinh lợi bằng cách theo đuổi các chiến lƣợc số: những sự thay đổi rất rõ trong tổ chức. Hess và cộng sự (2016) chỉ ra rằng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng vƣợt ra khỏi quá trình chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống sang thế giới kỹ thuật số. Công nghệ kỹ thuật số rất quan trọng để duy trì năng suất của các quy trình kinh doanh. Tác động của công nghệ đối với tổ chức và nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi sản phẩm, cơ cấu tổ chức hoặc quá trình tự động hóa. Widharto và cộng sự (2020) nhận xét đối với lĩnh vực ngân hàng, cách thức tiếp cận tích hợp là yêu cầu của chuyển đổi số, nó dựa trên sự phát triển và áp dụng các chiến lƣợc kỹ thuật số và bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động tài chính và tín dụng. Lĩnh vực ngân hàng đƣợc tích hợp các thành phần công nghệ nhƣ API, công nghệ internet, v.v. nên có thể hình thành các mô hình dịch vụ ngân hàng mới. Những điểm khác biệt chính giữa mô hình ngân hàng truyền thống và mô hình ngân hàng số đƣợc thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Khác nhau giữa mô hình ngân hàng truyền thống và ngân hàng số Đặc điểm Ngân hàng truyền thống Ngân hàng số Khung thời gian Giới hạn. Dịch vụ chỉ đƣợc Vô hạn. Truy cập suốt ngày cung cấp dịch vụ thực hiện vào thời gian làm đêm khách hàng việc Tốc độ của dịch Phụ thuộc thời gian tác nghiệp Không phụ thuộc vào thời vụ khách hàng của nhân viên gian tác nghiệp của nhân viên Linh hoạt và đƣợc thực hiện Cách tiếp cận Linh hoạt, tuy nhiên, bị giới thông qua bất kỳ kênh nào dịch vụ hạn ở một số ít kênh dịch vụ thuận tiện cho khách hàng Cao, có tính đến chi phí của Thấp, thƣờng đƣợc cung cấp Chi phí bảo trì ngân hàng cho nhân sự và bảo miễn phí trì các bộ phận Không giới hạn, có thể vƣợt ra Giới hạn mạng lƣới chi nhánh Phạm vi dịch vụ khỏi vị trí địa lý của tổ chức và nhân sự ngân hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn