intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro khi các NHTM Việt Nam đa dạng hoá thu nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THÙY AN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Thùy cam đoan công trình “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình của riêng tôi, được trích dẫn và thu thập số liệu một cách độc lập và đáng tin cậy. Công trình nghiên cứu này chưa được công bố tại bất cứ tổ chức nào. Tác giả Nguyễn Thị Thùy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GVHD là TS. Dương Thị Thùy An trong việc hướng dẫn, chỉnh sửa bài luận và góp ý hoàn thiện. Tiếp đó, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể Thầy/Cô tại cơ sở đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý Thầy/Cô tại Khoa Sau Đại học đã hỗ trợ tôi tận tình để hoàn thành khóa học này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân và quý Anh/Chị lãnh đạo cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tôi khắc phục những khó khăn để hoàn thành chương trình học và luận văn Thạc sỹ. Trân trọng!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nội dung của luận văn: Nghiên cứu này được tiến hành căn cứ dữ liệu của 24 NHTM Việt Nam từ năm 2011 đến 2022. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành tổng hợp các lý thuyết liên quan đến đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của NHTM cùng mối quan hệ giữa chúng. Luận văn đã tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan trong nước và quốc tế làm nền tảng cho việc thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Biến phụ thuộc sử dụng là Z-SCORE đại diện cho rủi ro của NHTM. Các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: Đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính; tỷ lệ cho vay trên tiền gửi; tỷ lệ dự phòng rủi ro; tốc độ tăng trưởng tín dụng; tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ lạm phát. Luận văn dùng nghiên cứu định lượng với các mô hình hồi quy và SGMM phục vụ cho việc ước lượng bình phương nhỏ nhất. Nghiên cứu cho kết quả chứng minh đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến Z-SCORE và có nghĩa là ảnh hưởng ngược chiều với rủi ro của NHTM. Ngược lại, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng ngược chiều đến Z-SCORE và có nghĩa là tỷ lệ thuận với rủi ro của NHTM. Theo đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho các NHTM để hạn chế được rủi ro trong tương lai từ hoạt động đa dạng hóa thu nhập và các chiến lược liên quan đến biến kiểm soát. Từ khóa: rủi ro, đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, tín dụng, vĩ mô.
  6. iv ABSTRACT Thesis title: Impact of income diversification on the risk of commercial banks in Vietnam. Thesis content: This study is based on secondary data of 24 Vietnamese commercial banks in the period 2011 to 2022. In this study, the author has synthesized theories related to income diversification and risk of NH and the relationship between them. The thesis has reviewed related studies at home and abroad as the basis for establishing research models and hypotheses. The dependent variable used is Z- SCORE representing the risk of commercial banks. The factors included in the research model include: Income diversification, bank size, financial leverage; loan-to-deposit ratio; risk reserve ratio; credit growth rate; economic growth rate; inflation rate. The thesis uses quantitative research methods and least squares estimation through regression models Pooled OLS, FEM, REM, FGLS and SGMM. The research results show that income diversification, bank size, loan-to-deposit ratio, credit growth and inflation rate have a positive influence on Z-SCORE and have a negative effect. with the risk of NH. In contrast, financial leverage, credit risk provision ratio, and economic growth have a negative effect on Z-SCORE and mean a positive effect on the risk of commercial banks. From the research results, the author has proposed policy implications for commercial banks to limit future risks from income diversification and strategies related to control variables. Keywords: risk, income diversification, bank size, financial leverage, credit, macro.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................iii ABSTRACT ....................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ x DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 1 1.1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 1.2.Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3 1.3.Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 1.5.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.6.Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 5 1.7.Kết cấu luận văn............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 7 2.1.Tổng quan về đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của NHTM ............................ 7 2.1.1. Lý thuyết về danh mục đầu tư hiện đại ............................................... 7 2.1.1.1. Khái niệm về danh mục đầu tư hiện đại .............................................7 2.1.1.2. Rủi ro danh mục đầu tư và lợi nhuận kỳ vọng ...................................7
  8. vi 2.1.2. Đa dạng hóa thu nhập .......................................................................... 8 2.1.2.1. Khái niệm .............................................................................................8 2.1.2.2. Cách thức đo lường đa dạng hóa thu nhập .....................................10 2.1.3. Rủi ro NHTM .................................................................................... 11 2.1.3.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................11 2.1.3.2. Cách thức đo lường rủi ro bằng công cụ Var ..................................14 2.1.3.3. Cách thức đo lường rủi ro bằng hệ số Z-Score ...............................14 2.2.Lý thuyết liên quan về đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro ngân hàng ............ 17 2.2.1. Lý thuyết trung gian tài chính............................................................ 17 2.2.2. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô ................................................... 17 2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của NHTM .............................................. 18 2.3.1. Các yếu tố nội tại ............................................................................... 18 2.3.1.2. Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy)..........................................19 2.3.1.3. Chất lượng tài sản Có .......................................................................19 2.3.1.4. Năng lực quản lý (Management ability) ..........................................20 2.3.1.5. Khả năng sinh lời (Earnings strength) .............................................21 2.3.1.6. Khả năng thanh khoản (Liquidity Sufficiency) ................................22 2.3.1.7. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường............................................23 2.3.2. Các yếu tố vĩ mô ................................................................................ 23 2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ................................................................23 2.3.2.2. Tỷ lệ lạm phát ....................................................................................23 2.4.Lược khảo nghiên cứu ................................................................................. 24 2.5.Khoảng trống nghiên cứu............................................................................. 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 33
  9. vii CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 34 3.1.Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 34 3.2.Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 34 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 34 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 41 3.2.2.1. Đối với đa dạng hóa thu nhập ..........................................................41 3.2.2.2. Đối với quy mô ngân hàng ................................................................41 3.2.2.3. Đối với đòn bẩy tài chính ..................................................................42 3.2.2.4. Đối với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ....................................................42 3.2.2.5. Đối với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng .............................................43 3.2.2.6. Đối với tăng trưởng tín dụng ............................................................43 3.2.2.7. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế ...................................................43 3.2.2.8. Đối với tỷ lệ lạm phát ........................................................................44 3.3.Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 44 3.4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 44 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 48 4.1.Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................... 48 4.2.Phân tích tương quan các biến trong mô hình ............................................. 49 4.3.Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................... 50 4.4.Phân tích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................... 59 5.1.Kết luận ........................................................................................................ 59
  10. viii 5.2.Hàm ý chính sách ......................................................................................... 59 5.2.1. Đối với hoạt động đa dạng hóa thu nhập ........................................... 59 5.2.2. Đối với các biến kiểm soát ................................................................ 61 5.3.Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo....................... 62 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 62 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. i PHỤ LỤC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM THỐNG KÊ STATA ................................................................................................................ ix
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ĐDH Đa dạng hóa ĐDHTN Đa dạng hóa thu nhập NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình và phương pháp đo lường ........... 37 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................... 48 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình......... 49 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM.......... 50 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả kiểm định các hồi quy OLS, FEM, REM ............ 51 Bảng 4.5: Kết quả nghiên cứu mô hình System GMM ..................................... 53 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định ngoại sinh ............................................................ 53 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Đường biên hiệu quả ............................................................................ 7
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Các NHTMCP đóng một vai trò rất lớn trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu tín dụng của các đối tượng và thành phần kinh tế nhằm tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế xã hội của quốc gia (Buyuran và Ekşi, 2021). Tại Việt Nam, các NHTMCP ngoài là các tổ chức tài chính thì các ngân hàng đóng vai trò là chủ thể mà NHNN sử dụng để thực hiện các chính sách tiền tệ và đòn bẩy cho toàn bộ nền kinh tế vận hành. Mặt khác, các NHTMCP ngoài các sứ mệnh cho kinh tế xã hội thì các tổ chức còn thực hiện lợi ích của mình trong hoạt động kinh doanh, tính đến thời điểm hiện nay thì các NHTMCP xuất hiện ồ ạt tại Việt Nam và cạnh tranh lẫn nhau, do đó, để đứng vững trong thị trường thì các NHTMCP cần phải giữ vững được sức mạnh tài chính thông qua nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản trị được rủi ro của ngân hàng (Quyen và cộng sự, 2021). Hay nói cách khác, cùng giống như các loại hình kinh doanh khác thì rủi ro hoạt động luôn là vấn đề mà các NHTMCP cần được phát hiện sớm và có các bước tầm soát. Trong thập niên 2000, các ngân hàng thương mại trên toàn cầu bắt đầu đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để giảm thiểu cạnh tranh và tăng thu nhập từ đầu tư tài chính (DeYoung và Roland, 2001). Tương tự, tại Việt Nam, số lượng ngân hàng thương mại ngày càng tăng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh các NHTM nội địa, các ngân hàng 100% vốn quốc tế cũng có xu hướng đầu tư tại Việt Nam. Thị trường tài chính cũng đang tăng lên về số lượng và quy mô công ty tài chính dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn và thu nhập truyền thống của các ngân hàng thương mại bị thu hẹp. Trong giai đoạn 2006-2007, thị trường chứng khoán bùng nổ và các hoạt động đầu tư chứng khoán trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người tham gia thị trường. Điều này tạo ra môi trường cho các ngân hàng thương mại lập nhiều công ty con để mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư cổ phiếu và thu nhập từ nhiều nguồn hơn. Việc tăng thu nhập từ các hoạt
  14. 2 động khác cũng giúp các ngân hàng giảm thiểu tác động của hoạt động tín dụng, làm giảm rủi ro tín dụng và các rủi ro khác. Mặt khác, trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, các hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng thương mại không thể đối phó với sự suy giảm của thị trường. Điều này khiến cho các ngân hàng thương mại đối mặt với rủi ro nợ xấu và nợ quá hạn. Các công ty tài chính của các ngân hàng cũng rơi vào khủng hoảng do thị trường tài chính đóng băng và chứng khoán giảm điểm liên tục. Vì vậy, việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để giúp các ngân hàng phân tán rủi ro. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư trái phiếu, ngoại hối và các lĩnh vực khác để ĐDHTN. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động phi truyền thống cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với những tác động lớn đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của ĐDHTN đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Kết quả của các nghiên cứu này vẫn chưa thống nhất và đôi khi khác nhau rất nhiều. Acharya và cộng sự (2002) cho rằng ĐDHTN có thể làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro của NH, trong khi đó nghiên cứu của Sharma và Anand (2018); Moudud và cộng sự (2020); Buyuran và Ekşi (2021) lại cho thấy ĐDHTN có tác động tích cực đến khả năng sinh lời, giúp tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam để tìm ra câu trả lời cho các NHTM Việt Nam quan tâm đến vấn đề này. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro khi các NHTM Việt Nam đa dạng hoá thu nhập.
  15. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn hướng tới các mục tiêu chi tiết như sau: Xem xét, nhận định mức độ và hướng tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro khi đa dạng hoá thu nhập tại các NHTM Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi chính bao gồm: Chiều hướng và mức độ tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM Việt Nam như thế nào? Hàm ý chính sách nào được đề xuất nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro khi đa dạng hoá thu nhập tại các NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ của ĐDHTN đối với rủi ro của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: 24 NHTM tại Việt Nam. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn tái cấu trúc NHTM Việt Nam năm 2012 đến năm 2022. Tác giả chọn giai đoạn này vì quyết định 254/2012/QĐ- TTg và 1058/2016/QĐ-TTg tái cấu trúc các NHTMCP Việt Nam đề cập đến khía cạnh NHTM cần ĐDHTN. Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 24 NHTM Việt Nam, dữ liệu vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng thế giới. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
  16. 4 định lượng với các mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng như: Pooled OLS; FEM; REM và hồi quy mô men tổng quát sai phân (SGMM). Luận văn thực hiện hồi quy từng bước và thông qua các kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình ước lượng vững và hiệu quả. Các bước thực hiện mô hình định lượng, kiểm định các tiêu chí và lựa chọn mô hình như sau: Bước 1: Ước lượng mô hình hồi quy Yit = α + βXit + μit theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POLLED OLS) để kiểm định tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro. Bước 2: Tính toán hệ số VIF để xác định mô hình có bị hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Dựa vào kết quả, nếu giá trị VIF bằng 1 thì mô hình không bị đa cộng tuyến, nếu giá trị VIF nằm trong khoảng từ 0 đến dưới 1 thì mô hình bị đa cộng tuyến yếu, VIF lớn hơn 1 thì mô hình bị đa cộng tuyến không hoàn hảo, giá trị VIF càng lớn thì mô hình bị đa cộng tuyến càng nghiêm trọng. Bước 3: Kiểm định White. Bước 4: Ước lượng mô hình hồi quy mô tác động ngẫu nhiên để kiểm định quan hệ giữa ĐDHTN và rủi ro. Bước 5: Mô hình FEM, kiểm định Wald để xem xét xem có hiện tượng phương sai thay đổi. Bước 6: Ước lượng hồi quy mô hình tác động cố định (REM) xem xét sự khác biệt của các đối tượng theo thời gian nên kết quả ước lượng không bị phương sai thay đổi nhưng tiềm ẩn sự tự tương quan. Bước 7: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và REM. Bước 8: Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM hay REM. Bước 9: Ước lượng hồi quy mô hình SGMM nhằm giải quyết sự mất tính nội sinh và các vấn đề khác trong dữ liệu bảng (Arellano và Bond, 1991a). SGMM
  17. 5 được thiết kế dựa trên các giả định về tiến trình tạo ra dữ liệu: là tiến trình động với biến phụ thuộc chịu tác động của nó trong quá khứ; một vài biến bị nội sinh; nhiễu đặc dị (Idiosyncratic Disturbances) có thể có mô hình đặc trưng cá nhân của phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) và tự tương quan (Serial Correlation); nhiễu đặc dị không tương quan với các cá thể (Individuals); bảng là T nhỏ, N lớn. Bước 10: Xem kết quả kiểm định Sargan – Hansen để kiểm định sự ngoại sinh của biến công cụ thông qua việc kiểm định thỏa hơn điều kiện xác định (overidentification). Bước 11: Thực hiện kiểm định Abond về sự tự tương quan bậc 2 của phương trình sai phân. Sau khi thực hiện tất cả các kiểm định trên, tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu của mô hình GMM để phân tích tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. 1.6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lợi ích của ĐDHTN đối với việc hạn chế rủi ro của NHTM. Đồng thời dẫn ra kết quả về tác động của ĐDHTN đến rủi ro của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012 – 2022. Song song đó, căn cứ các chỉ số sau khi nghiên cứu, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cho các NHTM thực hiện ĐDHTN nhằm hạn chế rủi ro của các Ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu tiếp theo cùng lĩnh vực. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn có kết cấu 5 chương, đó là: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  18. 6 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài cũng như đề ra các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời, chương này cũng đã xác định được đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu được thực hiện để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng chương này cũng đã xác định được các đóng góp của đề tài này về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
  19. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của NHTM 2.1.1. Lý thuyết về danh mục đầu tư hiện đại 2.1.1.1. Khái niệm về danh mục đầu tư hiện đại Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT) là lý thuyết cho phép các nhà đầu tư không ưa chuộng rủi ro đặt kỳ vọng xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu hóa hay tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng với mức độ rủi ro thị trường nhất định hay rủi ro là một phần đánh đổi để có lợi nhuận cao hơn (Markowitz, 1952). Markowitz (1952) cho rằng danh mục đầu tư hiện đại xây dựng một danh mục gồm nhiều tài sản sẽ tối đa hóa được lợi nhuận với mức độ rủi ro hợp lý. Hay nói cách khác để đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì nên xây dựng một danh mục đầu tư có mức rủi ro thấp nhất có thể. 2.1.1.2. Rủi ro danh mục đầu tư và lợi nhuận kỳ vọng Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đặt giả định rằng các nhà đầu tư không thích rủi ro hoặc ưa chuộng một danh mục đầu tư với ít rủi ro hơn mức lợi nhuận mình kiếm được. Điều này cho thấy các nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi mong đợi được một khoản lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư tài sản. Hay nói cách khác trên một danh mục đầu tư là sự kết hợp nhiều loại tài sản, chúng có mối tương quan với nhau và rủi ro của cả danh mục đầu tư. Từ đó, hình thành đường biên hiệu quả. Hình 2.1: Đường biên hiệu quả
  20. 8 Nguồn: Markowitz (1952) Hình 2.1 cho thấy rằng với cùng một mức rủi ro hoặc rủi ro thấp hơn, mỗi danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi tức cao hơn so với những danh mục đầu tư không nằm trên đường biên hiệu quả. Nói cách khác, mỗi danh mục đầu tư hiệu quả nằm trên đường biên hiệu quả này sẽ có tỷ suất lợi tức cao hơn so với các danh mục đầu tư khác có cùng rủi ro, hoặc có rủi ro thấp hơn các danh mục đầu tư khác có cùng tỷ suất lợi nhuận với nó. Vì thế, có thể nói rằng danh mục đầu tư A trong hình 2.1 tối ưu hơn danh mục đầu tư C bởi vì với cùng một tỷ suất lợi tức nhưng rủi ro của danh mục đầu tư A lại thấp hơn của danh mục đầu tư C. Tương tự, danh mục đầu tư B tối ưu hơn danh mục đầu tư C vì với cùng một mức rủi ro, tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư B cao hơn danh mục đầu tư C. Từ lợi ích của việc đa dạng hóa những tài sản có hệ số tương quan không hoàn hảo (không bằng 1), ta có thể tìm được đường biên hiệu quả hình thành từ những danh mục đầu tư này thay vì từng chứng khoán riêng lẻ. Mục tiêu của nhà đầu tư là lựa chọn một danh mục nằm trên đường biên hiệu quả, trên cơ sở mức độ hữu dụng và đăc điểm ngại rủi ro của họ, không có một danh mục đầu tư nào nằm trên đường biên hiệu quả tối ưu hơn bất kỳ danh mục đầu tư còn lại cũng nằm trên đường biên hiệu quả. Tất cả các danh mục đầu tư này có tỷ suất lợi tức và mức độ rủi ro khác nhau, với lợi tức kỳ vọng cao hơn thì rủi ro cũng cao hơn. 2.1.2. Đa dạng hóa thu nhập 2.1.2.1. Khái niệm Đa dạng hóa xuất phát từ thuật ngữ Đa dạng hóa đầu tư. Markowitz (1952) cho rằng khi một ngành, lĩnh vực mà nhà đầu tư tập trung bị suy yếu trong khi có các ngành, lĩnh vực khác đang tăng trưởng thì đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc nhà đầu tư lựa chọn thêm nhiều ngành, lĩnh vực để tham gia nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2