intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

45
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Từ lí thuyết thi pháp về thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, luận văn tập trung nghiên cứu cách tổ chức các kiểu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 60.22.01.20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lý Hoài Thu- người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triền khai luận văn. Cô đã có những góp ý cụ thể cho công trình và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giúp tôi có những kiến thức nền cũng như những kiến thức bổ trợ quý giá phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô là cán bộ Khoa Văn học nói riêng và các cán bộ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Qua đây, tôi xin cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp, cơ quan công tác, bạn bè đã giúp đỡ và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân của tôi, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian qua. Học viên Nguyễn Thị Thu Trang
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lý Hoài Thu. Những kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trang
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu ......... 10 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 5. Kết cấu luận văn........................................................................................ 11 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ...................... 12 1.1. Khái lƣợc về thời gian, không gian nghệ thuật ................................ 12 1.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ...................................................... 12 1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật ................................................... 13 1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi ...................................................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ........................................................... 15 1.2.2. Bức tranh chung của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới ................. 17 1.2.3.Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi ............. 25 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 36 Chƣơng 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................................................................................... 38 2.1. Thời gian hiện tại ................................................................................ 38 2.1.1. Thời gian hiện tại với những trò chơi thú vị................................... 38 2.1.2. Thời gian hiện tại với những trải nghiệm sâu sắc .......................... 42 2.2. Thời gian quá khứ ............................................................................... 51 2.2.1. Thời gian quá khứ với những dòng hồi tưởng ................................ 51 2.2.2. Điểm song hành giữa quá khứ và hiện tại ...................................... 59 2.3. Thời gian tƣơng lai của hi vọng và niềm tin ..................................... 61 1
  6. Tiểu kết chương 2............................................................................................ 65 Chƣơng 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................................................................................... 67 3.1. Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiên ...................................... 67 3.1.1. Từ không gian khuôn viên nhỏ gần gũi thân quen ......................... 67 3.1.2. Đến không gian học đường sống động ........................................... 72 3.1.3. Và một số mô hình không gian thiên nhiên khác ............................ 75 3.2. Không gian tâm tƣởng ........................................................................ 87 3.2.1. Không gian kí ức hoài niệm ............................................................ 87 3.2.2. Không gian miền cổ tích ................................................................. 89 3.2.3. Không gian mơ ước......................................................................... 93 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 2
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1.Thi pháp học là một môn khoa học nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học trong tính chỉnh thể, tính quan niệm. Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu văn học trên cơ sở lí luận thi pháp học đã trở thành xu hướng phổ biến giúp người đọc đi sâu khám phá cách thức phản ánh hiện thực, tầm vóc, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, sự sáng tạo của nhà văn trong cách tổ chức tác phẩm. Ngoài các phạm trù truyền thống như cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, lời văn, thời gian và không gian nghệ thuật là hai phạm trù nghiên cứu căn bản của thi pháp học, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 1.2.Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học của mỗi dân tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, làm giàu tâm hồn con người từ thuở ấu thơ, là hành trang không thể thiếu cho các em. Trong thời đại thế giới phẳng của giao lưu và hội nhập như hiện nay, văn học thiếu nhi không tránh khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt cả về phương thức lưu hành lẫn chất lượng nghệ thuật với các tác phẩm văn hóa ngoại nhập. Nghiên cứu về văn học thiếu nhi, người viết mong muốn đóng góp một phần vào công cuộc giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua những trang văn trong sáng, hồn hậu. Trên văn đàn văn học thiếu nhi hiện nay, Nguyễn Nhật Ánh được coi là một tác giả tiêu biểu, là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế. Được coi là "hoàng tử bé" trong thế giới trẻ thơ, tác giả đã vượt qua những cuộc "thử lửa" khốc liệt và chinh phục độc giả nhỏ tuổi. Nguyễn Nhật Ánh có thể xem là nhà văn có bút lực khá mạnh hiện nay với sức sáng tạo dồi dào. Hầu hết các sáng tác của anh như Mắt biếc, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều tạo được dấu ấn trong lòng 3
  8. công chúng, được tái bản nhiều lần và một số còn được dịch ra tiếng nước ngoài. Là nhà sư phạm, hoạt động đoàn, nhà báo và viết văn, dường như cuộc tương ngộ tương phùng giữa tác giả và văn học thiếu nhi là một sự bén duyên đầy hữu ý. Nhà văn đã gieo hạt trên cánh đồng trẻ thơ, nuôi dưỡng nhiều giá trị tinh thần quý báu, giúp các em chống lại nguy cơ bị lãnh cảm, bị cằn cỗi trong tác động của kinh tế thị trường. Chúng tôi thực sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh. Những tác phẩm đó cuốn hút chúng tôi vào hành trình khám phá truyện Nguyễn Nhật Ánh, để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ sáng trong, từ những trang văn hóm hỉnh giàu ý nghĩa nhân sinh. Từ hồi ức về một thời đã xa trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tìm thấy chính mình ở trong đó. Bởi vậy, người viết yêu thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh một cách tự nhiên và chân thành. Thực hiện đề tài này cũng là cách thể hiện lòng ngưỡng mộ của tác giả với nhà văn nguyễn Nhật Ánh – một “hiện tượng” của văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một hướng tiếp cận theo hướng thi pháp về nhà văn vốn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam, cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của tác phẩm đối với bạn đọc. 2.Lịch sử vấn đề Với đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”, khi tiến hành khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi chia làm hai loại tài liệu:  Những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông 4
  9. Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh phải kể đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 237 (ra ngày 26/12/1996). Theo tác giả bài viết, giá trị độc đáo của truyện Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn, “nghĩa là Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy” [47, tr.12]. Nhà văn nắm bắt những nét tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật, thể hiện những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Nguyễn Thị Thanh Xuân rất tinh tế trong sự phát hiện: “Chắc hẳn rằng dù không đa dạng như ở người lớn, trạng thái tinh thần này ở lứa tuổi thiếu niên vẫn đòi hỏi được thê hiện ở nhiều cung bậc, sắc thái, mà Nguyễn Nhật Ánh thì còn tựa quá nhiều vào quá khứ. Qua màn sương hoài niệm, những mối tình mới chớm đều buồn, dở dang và gắn liền với một nhân dáng” [47, tr.13]. Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh – người bạn thân mến của độc giả trẻ đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phẩm của nhà văn xứ Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới. Nó lôi cuốn thiếu nhi và có sức thuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [28, tr.52]. Tác giả bài viết đã khái quát giá trị truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Nhỏ nhắn, hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình; duyên dáng và bất ngờ... truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại” [28, tr.52]. Vân Thanh trong Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ đăng trên Tạp chí Văn học số 6- 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh đã nói được tiếng nói, đã nghĩ theo cách nghĩ của lứa tuổi thơ” [40, tr.75]. Đó cũng là yêu 5
  10. cầu trong những sáng tác cho thiếu nhi – điều tưởng như đơn giản nhưng không dễ thực hiện. Trong bài viết Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá trình phát triển của Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn và lấy những ví dụ minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả có nhiều đoạn khái quát, giới thiệu giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả Hương Giang đã dành cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trong Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn và giới thiệu để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của ông như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi…Nguyễn Nhật Ánh không chỉ được đánh giá cao vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đã động chạm đến mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài trường học và việc học của trẻ em. Không những thế, qua những trang viết ấy Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò như một người thầy, một nhà giáo dục dạy cho các em những giá trị Chân - Thiện - Mỹ ở đời. Nguyễn Hương Giang đã đánh giá: “Những cuốn sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang vào đời của các em”. “Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâm hồn anh – một tâm hồn còn trong sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ”. Điều đó, theo Nguyễn Hương Giang chính là điểm hấp dẫn, là sức lôi cuốn rất riêng để các em tìm đến với nhà văn [17, tr.23]. Tại Hội thảo khoa học về ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2009, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh được nhắc tới trong các bài tham luận như một cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi. Lê Phương Liên trong Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai đã xác định các 6
  11. giai đoạn của văn học viết cho thiếu nhi thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta. Trong giai đoạn từ 1995 – 2005, khi internet phát triển với sự phổ biến của trò chơi điện tử (game online), sách của nguyễn Nhật Ánh vẫn tạo sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi: “với tài năng mô tả tâm lí trẻ em và trình bày đời sống sinh hoạt thiếu nhi học sinh vui tươi, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự là nhà văn được trẻ em cả nước đọc nhiều nhất” [22]. Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ về tiểu sử, hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh. Với tình cảm nồng hậu dành cho bạn văn đồng hương xứ Quảng, tác giả tập sách nhận định: “Với dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh (Nguyễn Nhật Ánh – Lê Minh Quốc) đang giữ một vị trí đặc biệt. Khó có người thay thế. Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng văn học sử có thể nhớ người này và quên béng người kia. Có thể chọn người này và bỏ sót người kia. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc vô tâm” [35; tr. 51]. Cùng với sự khẳng định vị trí nhà văn, Lê Minh Quốc còn giải thích nguyên nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh”. Đó là nhờ “cách viết phù hợp với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “Câu văn trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hàng ngày...” [35; 52]. Các tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trị nhân bản. Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước Số 187 - 2013 đã góp thêm một cách nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệ thuật kể chuyện. Điều quan trọng là tác giả hòa vào thế giới trẻ thơ, sống cùng với các em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi. Thái Phan Vàng Anh cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện 7
  12. nhưng “Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật” [2, tr.61]. Bên cạnh đó, phải kể đến các luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh. Công trình Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2005, Đại học sư phạm Hà Nội) là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả luận văn đi sâu vào khai thác trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn “thế giới trẻ thơ”. Tiếp nối, tác giả Vũ Thị Hương thể hiện niềm say mê nghiên cứu về hiện tượng nhà văn trẻ thơ qua công trình Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, trong đó đề cập đến các vấn đề nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật. Ngoài ra, công trình Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của Bùi Thị Thu Thủy (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2011, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh. Về hình tượng trẻ em, công trình Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh của Nguyễn Thị Đài Trang (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2013, Đại học sư phạm Hà Nội 2) đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh một cách hệ thống cũng như sự sáng tạo của nhà văn khi xây dựng nhân vật trẻ em. Ngoài các công trình trên, còn một số công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi khó có thể khảo sát hết. Mỗi sự lựa chọn đề tài, mỗi hướng nghiên cứu đều có những quan điểm riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh . Ở đây, chúng tôi muốn mở rộng hướng nghiên cứu tiếp cận các tác 8
  13. phẩm của ông dưới góc độ thi pháp thời gian và không gian nghệ thuật với hi vọng sẽ bổ sung thêm những nội dung làm toàn vẹn hơn bức tranh nghiên cứu về nhà văn được mệnh danh là “Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ ” [39, tr.22].  Những công trình gián tiếp phục vụ cho đề tài Thành công với các tác phẩm viết cho thiếu nhi, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh thu hút sự quan tâm khá nhiều của các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, các cuốn sách về văn học thiếu nhi Việt Nam. Có thể kể một số tác phẩm như Văn học thiếu nhi Việt Nam- Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu do Vân Thanh biên soạn và tập hợp (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2001), Giáo trình văn học thiếu nhi- phần 1 của Lã Thị Bắc Lý (NXB Đại học Sư phạm, 2006). Gần đây nhất, cuốn Nguyễn Nhật Ánh- Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ của Lê Minh Quốc (NXB Kim Đồng, 2012) đã nghiên cứu toàn diện về tiểu sử, con người Nguyễn Nhật Ánh từ khi là anh bồ câu của báo Mực Tím đến khi trở thành tên tuổi nhà văn thiếu nhi như hiện nay. Ngoài ra, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông xuất hiện nhiều trên các trang báo Người lao động. Tiền Phong, Tuổi trẻ… và các trang báo điện tử như vnexpress.net, thanhnien.vn, ringing.vn,… Bài viết Lý giải sức hút từ các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh của Nguyễn Ngân trên trang ringring.vn đã phân tích bốn lí do tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn được bạn đọc đón nhận là: Tình cảm tuổi học trò, miêu tả thiên nhiên sinh động, giọng văn đa dạng và những đoạn kết xúc động. Cuối bài tác giả nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn những cách rất riêng để đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn độc giả, để họ cùng vui, cùng cười, cùng ngẫm bằng những câu chữ không bao giờ thừa thãi. Và nét hóm hỉnh, đáng yêu, những bài học nhẹ nhàng, những kỉ niệm chẳng-của-riêng- ai… sẽ còn khiến cái tên Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục được yêu mến”. 9
  14. Các bài viết ít nhiều đề cập đến các vấn đề thuộc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đều là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình. 3.Mục đích nghiên cứu, Đối tƣợng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Từ lí thuyết thi pháp về thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, luận văn tập trung nghiên cứu cách tổ chức các kiểu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. -Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề: Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. -Phạm vi nghiên cứu:Trong hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh có một tuyển tập đồ sộ gồm hàng trăm tác phẩm viết cho thiếu nhi. Với hướng nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật cũng như khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ đi sâu vào bốn tác phẩm truyện dài: Cô gái đến từ hôm qua, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Ngồi khóc trên cây. Bên cạnh đó, các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh và các nhà văn khác viết cho thiếu nhi chúng tôi cũng sử dụng tư liệu để mở rộng, liên hệ, so sánh. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu một cách có hệ thống về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh theo hướng nghiên cứu thi pháp. - Phƣơng pháp phân tích – t ng hợp: Từ những đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích nhằm làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời phát hiện những điểm 10
  15. sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh trong quá trình triển khai thời gian và không gian nghệ thuật. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh, còn khá nhiều nhà văn viết về văn học thiếu nhi khác nên trong quá trình phân tích chúng tôi sẽ tiến hành so sánh thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh với một số nhà văn khác như Nguyễn Ngọc Thuần, Tô Hoài, Võ Quảng. - Phƣơng pháp khảo sát- thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê các mô hình thời gian và không gian nghệ thuật trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh nhằm cung cấp những số liệu cụ thể khoa học, xác thực để đi kết luận cuối cùng. - Phƣơng pháp nghiên cứu tiểu sử và trƣờng hợp tác giả: Phương pháp này giúp tìm hiểu về cuộc đời nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và mối quan hệ giữa cuộc đời và quá trình sáng tác. 5.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Khái lƣợc về thời gian, không gian nghệ thuật và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi Chƣơng 2: Thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Chƣơng 3: Không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. 11
  16. Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Khái lƣợc về thời gian, không gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại bị chi phối bởi dòng thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại và chịu ảnh hưởng lớn của thời gian nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thì: Thời gian là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [13;160]. Cùng với không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn trần thuật nhất định trong thời gian. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp đi lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, sự chia ly, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật không mang tính khách quan mà mang tính chủ quan, gắn với cảm nhận của con người. Thời gian nghệ thuật còn gắn với việc tác giả tổ chức chất liệu trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật gồm có thời gian sự kiện và thời gian tâm tưởng. Trong chuyên luận Thi pháp cổ điển Nga, Viện sĩ Đ.X Likhachốp đã phát biểu quan điểm của mình về vấn đề thời gian nghệ thuật. Đây có thể coi là quan điểm tích cực đóng góp vào công việc nghiên cứu văn học: “Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật. Nó buộc thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thời gian phải phục vụ cho những nhiệm vụ 12
  17. nghệ thuật của nó”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu có viết: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hiện tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh và tổ chức tác phẩm (…) Còn thời gian thật sự có tính chất nghệ thuật, đó là thời gian của hành động kể chuyện và thời gian của văn bản…”[37, tr.190]. Điểm qua một số quan niệm về thời gian nghệ thuật của các nhà nghiên cứu, chúng tôi rút ra quan niệm về thời gian nghệ thuật như sau: Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nó thể hiện cái nhìn tâm lý chủ quan về thời gian, cách cảm nhận và ứng xử đối với cuộc sống theo quan điểm, ý đồ riêng của tác giả mộ cách có hiệu quả nghệ thuật. 1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình thức nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Theo các tác giả của cuốn Từ điển Tiếng Việt, không gian là “hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia”, là “khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người”. Khi nhắc đến không gian nói chung, người ta thường quy nó về một không gian địa lý nào đó. Nhưng không gian nghệ thuật lại là một phạm trù khác hẳn, nó thuộc về hình thức nghệ thuật, là “phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật” [25, tr.42]. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính 13
  18. bộc lộ qua quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tuc, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn liền với những cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối với không gian địa lý”[13,tr 56]. Giáo sư Trần Đình Sử cũng chỉ rõ: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý, hay không gian vật lý, vật chất”[38,tr.94]. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, thuộc về thế giới của “cái nhìn và mang ý nghĩa” (Trần Đình Sử) nên không gian nghệ thuật mở ra một trường nhìn, một cách nhìn trong tác phẩm. Trong tác phẩm, từ cái nhìn của tác giả, từ điểm nhìn của người kể chuyện trong không gian được hiện diện rõ nét. Dù là điểm nhìn của ai thì nó vẫn mang tính chủ thể, nhờ tính chủ thể mà một mô hình không gian với chiều cao-thấp, rộng-hẹp, xa-gần…được xác định. Khi nghiên cứu về không gian, các tác giả còn đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân loại không gian nghệ thuật, trong đó có một số quan điểm đáng chú ý như sau: *Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học: - Dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian được chia thành: không gian điểm (địa điểm), không gian tuyến , không gian mặt phẳng (không gian khối). - Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật, hiện tượng, không gian được chia thành: không gian bên trong (phi thời gian, không biến đổi, trừ khi thảm họa làm nó bị hủy diệt), không gian bên ngoài (đổi thay, vô thường, ngẫu nhiên). Ngoài ra còn có không gian hành động và phi hành động. Như vậy không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố thời gian (các miền, các phương vị, các chiều…) tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác phẩm. 14
  19. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện phân chia không gian nghệ thuật thành các loại cụ thể. Theo tác giả, sự tồn tại của sự vật là sự tồn tại trong không gian. Nhận thức của con người được hình thành riêng rẽ, biểu hiện bằng lời và được “khúc xạ” theo chủ quan của người nói. Có thể chia thành các loại không gian như sau: Không gian bối cảnh (bao gồm bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh tâm trạng và bối cảnh xã hội); Không gian sự kiện; Không gian tâm lý; Không gian kể chuyện; Không gian tâm lý. Trong cuốn Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, GS Huỳnh Như Phương cũng phân chia không gian nghệ thuật thành: Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt. Và những không gian này luôn gắn với khát vọng, ước mơ, lý tưởng của con người. Không gian nghệ thuật có thể là không gian mở hoặc không gian khép. Không gian nghệ thuật cũng có thể là không gian linh hoạt, vận động đa dạng hay đã hướng hoặc cũng có thể là không gian tĩnh bất động. Như vậy không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả trong việc miêu tả cuộc sống, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người. Vai trò của không gian nghệ thuật không dừng lại ở việc xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra các sự kiện, nơi liên kết đường dây cốt truyện, mà nó đã trở thành một kí hiệu đặc biệt để diện đạt những phạm trù ngoài thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật, hoặc để đánh giá nhân vật đó về mặt đạo đức, thẩm mỹ. 1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi 1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Để nghiên cứu sâu hơn về vị trí của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi, câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải trả lời là “văn học thiếu nhi là gì?”. Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về văn học thiếu nhi. 15
  20. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (dành cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [40, tr.353]. Như vậy, Từ điển thuật ngữ văn học không đưa ra một khái niệm hay một định nghĩa cụ thể về văn học thiếu nhi mà chỉ giới hạn những “loại” tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi. Mà trong số những tác phẩm văn học thiếu nhi ấy cũng gồm cả những tác phẩm không thuộc về văn học . Cũng về khái niệm văn học thiếu nhi thì Từ điển bách khoa mở (Wikipedia) cho rằng: “Văn học thiếu nhi (Children’s literature) hay văn học dành cho trẻ em là các tác phẩm dành cho độc giả và thính giả đến khoảng mười hai tuổi và thường có tranh minh họa. Thuật ngữ này được dùng với nhiều nghĩa, đôi khi nó loại trừ những thể loại viễn tưởng dành cho tuổi mới lớn, các sách truyện hài hước hoặc các thể loại truyện khác…Văn học thiếu nhi có thể là những tác phẩm do trẻ em (thiếu nhi) viết, những tác phẩm viết cho trẻ em hoặc những tác phẩm được trẻ em lựa chọn”. Cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1 do Vân Thanh và Nguyên An biên soạn đã đưa quan niệm về văn học thiếu nhi tương đối rộng và bao quát : “Văn học thiếu nhi bao gồm: - Những tác phẩm văn học được mọi nhà sáng tạo với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật hay một đồ vật, một cái cây…Tác giả văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. - Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm và các hành động của chính các em, hơn 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2