intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thể loại tiểu thuyết, luận văn khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo của Tạ Duy Anh, những thành công và phần đóng góp của nhà văn vào công cuộc đổi mới văn học. Đồng thời, qua đó, ở một góc độ nhất định, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH THỦY TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học hiện đại Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS MAI HƯƠNG Hà Nội, năm 2009
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 15 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15 5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 15 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 15 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................... 16 Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG THẨM MỸ CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH ................................................................. 16 1.1. Nhận thức lại hiện thực lịch sử: .......................................................... 16 1.2. Những vấn đề hiện thực của đời sống hậu chiến:................................ 26 1.3. Cảm quan về cái phi lý: ...................................................................... 31 Chƣơng 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH ................................................................................. 38 2.1. Nhân vật tự ý thức, sám hối:............................................................... 38 2.2. Nhân vật “thiên thần” và “ác quỷ” ..................................................... 45 2.2.1. Nhân vật “thiên thần”: ................................................................ 45 2.2.2. Nhân vật “ác quỷ”:...................................................................... 47 2.3.Nhân vật cô đơn, phi lý: ...................................................................... 51 2.3.1. Nhân vật cô đơn ........................................................................... 53 2.4.2. Nhân vật phi lý............................................................................. 55 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH ............ 63 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật ....................................................... 63 3.1.1. Không gian nghệ thuật:................................................................ 63 1
  3. 3.1.1.1. Không gian khép kín, tù đọng… ............................................. 63 3.1.1.2. …Không gian rộng lớn, lưu chuyển… ................................... 66 3.1.1.3. …Và không gian phi lý .......................................................... 73 3.1.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................... 75 3.1.2.1. Thời gian lắp ghép phi tuyến tính .......................................... 75 3.1.2.2. Thời gian phi lý ..................................................................... 77 3.2. Nghệ thuật trần thuật: ......................................................................... 79 3.2.1. Điểm nhìn trần thuật:................................................................... 79 3.2.2. Nghệ thuật cấu trúc văn bản: ....................................................... 83 3.2.3. Giọng điệu trần thuật: ................................................................. 86 3.2.3.1. Giọng điệu trữ tình: ............................................................... 86 3.2.3.2. Giọng điệu giễu nhại: ............................................................ 89 3.2.3.1. Giọng điệu triết lý.................................................................. 94 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................ 100 THƢ MỤC KHẢO SÁT ................................................................ 102 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 102 2
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986, có một sự đổi mới rõ rệt. “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa” và phải được “cởi trói, phải đổi gác” đã thành một nhu cầu bức thiết của văn nghệ (8). Trong đà chuyển đổi chung đó, tiểu thuyết Việt Nam cũng có những đổi mới đáng kể, trước hết là đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Nếu như sau năm 1975, những năm tiền đổi mới, văn học vẫn theo đà quán tính, nghiêng về sự kiện, tái hiện hiện thực trên một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, thì sau 1986, với quan niệm mới về hiện thực, về con người, văn học đã bám sát đời sống, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của công chúng. Tìm hiểu văn xuôi, đặc biệt là tìm hiểu tiểu thuyết giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn bao quát về đời sống văn học Việt Nam đương đại. 1.2. Mặc dù không thể phủ nhận ưu thế của thể loại truyện ngắn trong một xã hội bùng nổ thông tin, nhịp điệu cuộc sống đang chuyển động theo chiều siêu tốc và mặc dù người ta đã từng tuyên bố về cái chết của tiểu thuyết thì thể loại này vẫn có một sức sống mãnh liệt. Với đặc thù của đời sống hiện đại là bề bộn, hỗn loạn, xói mòn, khủng hoảng lòng tin, với những chuyển biến trong tư tưởng của người cầm bút, thì đây chính là thời của tiểu thuyết - một thể loại phức hợp để nhận thức cuộc sống. Vì thế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về sáng tác tiểu thuyết của một tác giả tiêu biểu để làm bật nổi những đặc điểm của tiểu thuyết đương đại cùng với những nỗ lực đổi mới, sáng tạo của một đội ngũ nhà văn thế hệ mới sau 1975, đặc biệt là sau 1986. 3
  5. 1.3. Một nền văn học vừa bước ra khỏi chiến tranh, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh, không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, “chông chênh”, đã gây nên những “khoảng chân không” trong văn học. Nhưng cũng chính thời gian này đã diễn ra một cuộc vận động nội sinh ở chiều sâu của đời sống văn học, với những trăn trở, vật vã, tìm tòi thầm lặng mà không kém phần quyết liệt của một số nhà văn có mẫn cảm với những đòi hỏi của cuộc sống, có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Những tìm tòi đó mở ra cho văn học hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức – đời tư thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải luôn nhận thức lại, khám phá lại. Tạ Duy Anh bước vào làng văn, khi trên văn đàn đã có những bước đột phá về nhận thức xã hội, quan niệm văn chương, sự đổi mới lối viết cùng các thể nghiệm hình thức trần thuật với những tên tuổi như: Nguyễn Khải với Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí…, Nguyễn Minh Châu với các truyện ngắn: Bức tranh, Cỏ lau, Phiên chợ Giát…, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú…, Lê Lựu với Thời xa vắng, Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù Lao Tràm, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh… Trước những thử thách lớn đó đòi hỏi nhà văn phải có sự nỗ lực để tạo ra những bước đi mới, không lặp lại những người đi trước và không lặp lại chính mình. Tạ Duy Anh đã làm được điều đó. Ông đã có những đóng góp đáng kể trong dòng chảy văn học dân tộc nói chung, đặc biệt là sau 1986. Gần 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh được xem là cây bút sung sức, có nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn và cả trong những đề tài viết cho thiếu nhi… và là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông, Tạ Duy Anh trở thành một hiện tượng văn học của thời kỳ đổi mới và được 4
  6. đông đảo độc giả quan tâm nghiên cứu. Khởi đầu thành công bằng truyện ngắn và ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, Tạ Duy Anh nhanh chóng thu hút sự chú ý của công luận và đã đoạt được nhiều giải thưởng. Cùng với truyện ngắn, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh cũng là một thế mạnh. Càng ngày bản lĩnh của nhà văn càng được khẳng định rõ hơn thông qua các tập tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối và sắp tới “Sinh ra để chết”. Từ Khúc dạo đầu chưa mấy thành công, đến Giã biệt bóng tối là một hành trình dài trong tư duy tiểu thuyết Tạ Duy Anh, ghi nhận những nỗ lực đổi mới và những đóng góp rất đáng trân trọng của nhà văn vào cao trào đổi mới văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, cho đến nay, vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Chính vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh”. Qua việc nghiên cứu tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, luận văn muốn hướng tới khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo tiểu thuyết, thành công và phần đóng góp của Tạ Duy Anh. Đồng thời, ở một phạm vi nhất định, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Tạ Duy Anh đã tạo được nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc. Mỗi cuốn tiểu thuyết khi ra đời đều lập tức gây được tiếng vang và tạo được một trường công luận khá sôi nổi. Nếu như tiểu thuyết đầu tay Khúc dạo đầu (1991) xuất bản chưa gây được sự chú ý của dư luận thì đến Lão Khổ (1992), Tạ Duy Anh đã khẳng định được năng lực sáng tác của mình. Liên tiếp sau đó, nhà văn lần lượt cho ra đời những cuốn tiểu thuyết lôi cuốn được độc giả, với nhiều ý kiến khen chê khác nhau và liên tục tái bản như Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối… Khảo sát quá trình lịch sử 5
  7. nghiên cứu về sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy các dạng ý kiến đánh giá phổ biến sau: có những bài viết đề cập đến tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong khi đánh giá chung về văn học đổi mới; những bài viết về toàn bộ sáng tác của nhà văn và dạng bài viết đi sâu phân tích từng khía cạnh vấn đề, từng tác phẩm cụ thể. 2.1. Những bài viết có đề cập đến tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong khi đánh giá chung về văn học đổi mới Nguyễn Thị Bình đã có đánh giá về tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh với tư cách là một trong những tiểu thuyết có đóng góp tích cực trong cao trào đổi mới văn xuôi khi khái quát Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975: “Có thể nói, tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhưng được quan tâm nhất là đề tài sinh hoat. Đây là nơi giao thoa của nhiều chủ đề, nhiều cảm hứng, nhiều loại nhân vật, nhiều sắc điệu ngôn ngữ. Không phải sự kiện lịch sử mà chính con người với số phận cá nhân của nó đóng vai trò chi phối cấu trúc tiểu thuyết. Dù viết về hiện tại hay quá khứ, về chiến trường hay thương trường, về nông dân hay trí thức… các tác phẩm đều gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người, về cuộc vật lộn giữa con người với hoàn cảnh để tìm kiếm chính mình… tại sao con người đánh mất mình?... sẽ được lặp lại dưới nhiều cách trả lời khác nhau” ở từng tác phẩm như: “Chuyện làng ngày ấy, Bến không chồng, Lão Khổ, Ác mộng, Những mảnh đời đen trắng, Những thiên đường mù…”. Ngoài ra, tác giả bài viết còn nhận thấy nội lực của một vài tác giả, xuất hiện từ khoảng đầu thập kỷ 90 đến nay và hình thành nên dòng chính trong văn xuôi đương đại, trong đó có Tạ Duy Anh, những cây bút này luôn trăn trở tìm hướng đi mới. “Từ kết cấu trần thuật đến hình tượng, từ nhân vật đến lời văn, câu văn… tất cả đều nhằm hướng tới những kinh nghiệm đọc mới. Bức tranh hiện thực đời sống được lắp ghép từ nhiều mảnh vỡ khác nhau, không theo quy luật nhân – quả, không có tính hoàn nguyên. Tư duy hội họa lập thể kết hợp với 6
  8. bút pháp huyền thoại - trào lộng khiến tác phẩm mang dáng vẻ lạ lẫm với số đông công chúng Việt Nam… Hướng đi này ngày càng thấy rõ như: Phố Tàu, Paris 11 tháng 8 (Thuận), Người sông Mê (Châu Diên), Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)… [38; tr.51, 52]. Theo Bùi Thanh Truyền, thái độ cổ xúy và trân trọng của các nhà văn đàn anh như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải… đối với sáng tác của các thế hệ đàn em (Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái…) cũng là một sự thỏa thuận ngầm, sự mặc nhiên thừa nhận tính tích cực của sự cách tân hình thức nghệ thuật như các thủ pháp huyền thoại, kì ảo trong việc khám phá cuộc sống và tạo ra những bước đột phá của văn học giai đoạn này [67, tr.53]. Như vậy, những bài viết này có nhắc đến Tạ Duy Anh, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở những nhận định rất sơ lược, giới thiệu chung, nghiên cứu tác giả với tư cách là một nhân tố trong nền văn học đương đại mà chưa xem xét tác giả với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập. 2.2. Những bài viết đánh giá toàn bộ sáng tác của Tạ Duy Anh Hoàng Ngọc Hiến, một nhà nghiên cứu phê bình đã từng dùng chính tên tác phẩm của Tạ Duy Anh để đặt tên cho cả một dòng văn học sau đổi mới “có một dòng văn học bước qua lời nguyền”, cho rằng,tiểu thuyết Lão Khổ đã “thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết quan trọng” (dẫn theo Mai Hương, [49]). Điều đó chứng tỏ, những thể nghiệm mới mẻ và năng lực sáng tạo của nhà văn đã được khẳng định. Tuy nhiên, cũng theo Hoàng Ngọc Hiến, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh vẫn thiên về “lối ghi chép nội dung”. Lối ghi chép nội dung ở đây có nghĩa là tiểu thuyết này còn mang tính luận đề khá rõ. Nguyên Ngọc cũng ghi nhận những bước tiến vượt bậc của tiểu thuyết Tạ Duy Anh: “Tôi cứ tưởng sau Bước 7
  9. qua lời nguyền chỉ ở mức trung bình là đã hết vốn”, nhưng những cuốn tiểu thuyết sau đó của Tạ Duy Anh “đã bước qua được chính anh”[53]. Với sự nỗ lực làm mới mình cùng ý thức tìm tòi sáng tạo, Tạ Duy Anh đã bước qua chính mình và đã có được những đóng góp đáng quý trong thời kỳ đổi mới. Mặc dù vậy, Nguyên Ngọc vẫn có “cảm giác như chính anh là một con ngài được bọc kén để bay ra nhưng đôi cánh còn ướt nên bay chưa cao lắm”[53]. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Mai Hương cho rằng: “Nhà văn luôn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ với lịch sử, thời đại để xem xét, đánh giá và có xu hướng cắt nghĩa, lí giải mọi sai lầm đã qua thuộc về những hạn chế không tránh khỏi của lịch sử”. Từ cách nhìn hiện thực mới, nhà văn đi vào hiện thực, đi vào những góc khuất, những mặt trái của cuộc sống. Chính nhờ thế, các nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh khi đã trải qua hết thăng trầm, biến cố của một đời, thường có sự bình tâm, chiêm nghiệm sâu xa, thấm thía và đậm tính nhân văn về cuộc đời và thời cuộc”[49]. Trái với một số ý kiến cho là sắc diện của cái ác tràn ngập trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thể hiện thái độ bi quan, tàn nhẫn một cách phiến diện khiến người đọc ghê sợ, Mai Hương lý giải, Tạ Duy Anh “chọn phản ánh cuộc sống từ phía “khuất lấp”, từ sự chưa hoàn thiện, nhưng cái đích Tạ Duy Anh hướng đến lại là cái đẹp, cái hoàn thiện. Từ “cái ác” để lay thức “cái thiện”. Điều này lý giải vì sao hiện thực trong tác phẩm của Tạ Duy Anh thật gai góc, có khi như tàn nhẫn, lạnh lùng, nhưng người đọc vẫn cảm nhận đằng sau con chữ là những thông điệp nghệ thuật thấm đẫm chất nhân văn. Và đó cũng là hệ quả tất yếu từ quan niệm nghệ thuật giàu tính nhân bản của Tạ Duy Anh” [49, tr.14]. Thực ra, Tạ Duy Anh không chỉ viết về cái xấu, cái ác mà thông qua việc xây dựng những nhân vật phản diện để đối lập với những hình tượng đẹp đẽ trong sáng đến thánh thiện trong tác phẩm. Đây chỉ là thủ pháp sáng tối trong điện ảnh để từ đó nhà văn làm bật nổi lên những hiện tượng đời sống 8
  10. hiện thực mang tính thời sự. Từ hiện thực trần trụi đó, nhà văn muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo, để tránh lặp lại những lối mòn của lịch sử ngay trong đời sống hiện đại mà nó luôn có nguy cơ lặp lại. Thu Hà khi suy ngẫm về những tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đã nhận ra tầng sâu của từng câu chuyện: “Sự trong sáng, thánh thiện sống chung với cái tàn nhẫn, vô lương, bên cạnh những trang viết lạnh lùng, khắc nghiệt là những dòng chữ tươi trẻ và đầy ắp tình cảm của con người và cuộc sống, Tạ Duy Anh mang đến một cái nhìn đa chiều về hiện thực” [44]. Từ hiện thực đa chiều đó, Tạ Duy Anh luôn có mong muốn lay thức phần bản ngã của mỗi con người trong đời sống hiện đại giữa cái ranh giới thiện ác rất mong manh mà cái vong bản, đánh mất mình lại luôn rình rập. Nhìn chung, những bài viết trên chủ yếu đi vào phát hiện một số phương diện nổi bật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh để thấy được nét riêng của tác giả mà chưa có cái nhìn toàn diện, nghiên cứu một cách có hệ thống để thấy được cá tính sáng tạo của Tạ Duy Anh giữa dòng chung của văn học đổi mới. 2.3. Những bài viết về từng phẩm Mỗi cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh khi vừa xuất bản đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và những nhà nghiên cứu phê bình. Đặt tiểu thuyết của Tạ Duy Anh trong dòng mạch tiểu thuyết từ cao trào đổi mới, Nguyễn Thị Bình cho rằng, “hình thức tiểu thuyết đã trở thành chủ đề quan trọng với chính nó, và đã có các cuộc thử nghiệm hình thức mà mỗi tác phẩm có cách trả lời khác nhau, trong đó có Lão Khổ của Tạ Duy Anh”[36]. “Bàn về tiểu thuyết” hôm nay, Bùi Việt Thắng cho rằng: cùng với Lữ quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai thì Lão Khổ của Tạ Duy Anh đã gây một niềm tin tưởng rằng, văn học như một phương tiện linh diệu để hiểu rõ con người hơn. “Sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi 9
  11. chép tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã cho ra mắt Lão Khổ - một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại”[61, tr.16]. Viết về Thiên thần sám hối, Mai Hải Oanh nhận thấy sự độc đáo của Tạ Duy Anh, khi nhà văn lựa chọn điểm nhìn từ bên trong – hài nhi trong bụng mẹ: “Toàn bộ câu chuyện được kể từ điểm nhìn của hài nhi và người đọc có dịp chứng kiến sự tha hóa đáng sợ của con người qua những điều cậu nghe được” [56, tr.115]. Qua góc nhìn này, nhà văn không cần biện giải, bình luận hay thêm thắt gì mà tự nhiên cuộc sống đầy rẫy tội lỗi kia cứ hiện lên như những thước phim tư liệu khách quan. Phạm Xuân Nguyên đánh giá cao Đi tìm nhân vật và cho rằng, tiểu thuyết này chưa được coi trọng đúng mức: “Cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là một cuốn khá, đạt đến tầm cỡ tiểu thuyết nhất định… Nhưng tiểu thuyết đó đã chưa có được đời sống dư luận văn học của nó, đáng tiếc một cơ hội bị bỏ qua cho tác phẩm và thể loại”[51]. Đối với một số độc giả, Đi tìm nhân vật là cuốn tiểu thuyết quá khó đọc, quá phức tạp, rối rắm. Độc giả bị cuốn theo những phán đoán, nghi nghi hoặc hoặc, chồng chéo lên nhau của nhân vật chính, của đám đông nhân vật và của chính độc giả, tất cả đều cảm thấy như bị rơi vào cái “bẫy hỏa mù” của nhà văn. Hơn nữa, những khó khăn khi tác giả xin giấy phép xuất bản, cũng là một lí do khiến tác phẩm tuy chậm đến với công chúng hơn so với những cuốn khác, nhưng vẫn tạo được sự hấp dẫn đối với độc giả. Có thể nói, Tạ Duy Anh luôn làm mới mình. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một sự thể nghiệm mới về hình thức nghệ thuật để khám phá sâu hơn những góc khuất của con người. Thụy Khuê đã làm một phép so sánh giữa ba tiểu thuyết Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối. Theo ông, cả ba tác phẩm đều có sự gắn bó mật thiết với nhau trong một tương quan chặt chẽ: họ hàng, làng nước. Các 10
  12. nhân vật cùng xuất thân ở làng Đồng, cùng tiềm ẩn hận thù dòng họ, hận thù giai cấp... “Nhưng mỗi tác phẩm có một thực tại khác, một lối viết khác. Những tác phẩm đến sau, dường như chỉ là để viết lại các chuyện trước một cách mới hơn, mở hơn, kỹ hơn, rốt ráo hơn và nghệ thuật hơn”[51]. Cùng cách so sánh như vậy, Việt Hoài nhận thấy sự liền mạch trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh: Tiếp tục đề tài trong Bước qua lời nguyền, tiểu thuyết Lão Khổ “vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ” nhưng “thời gian rộng hơn, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhân vật cũng già dặn, từng trải và kỹ thuật hơn, nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận là một bước tiến dài của Tạ Duy Anh”. Nếu Đi tìm nhân vật bị cho là quá khó đọc thì Thiên thần sám hối đã có một kết cấu rất chặt và ngắn gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt... “khiến ai đọc cũng có thể thấy mình trong đó và hầu hết giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật – người đọc một lối thoát lương tâm”[47]. Trong một bài phỏng vấn Tạ Duy Anh, Lê Thiếu Nhơn nhận xét: “Tuy ở hai thể loại khác nhau, nhưng yếu tố quyết liệt trong Giã biệt bóng tối cao hơn Bước qua lời nguyền rất nhiều” [55]. Tạ Duy Anh đã trả lời: “Bước qua lời nguyền... thật hiền lành, giàu tình cảm... vậy mà khi ra đời vẫn khiến cho người ta sợ? Sẽ lại có những người sợ Giã biệt bóng tối”… [55]. Nhà văn dù đã biết trước sẽ vấp phải dư luận nhưng vẫn dám mạo hiểm, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với sự thật. Ông cho rằng: nặng, nhẹ, nóng bỏng hay điềm đạm, đâu chỉ ở mức độ quyết liệt trong ngôn từ, mà là khả năng xoáy sâu vào tâm can người khác, lời chất vấn về điều mà chúng ta muốn quan tâm [55]. Chính nhờ quan niệm đó và ý thức trách nhiệm đối với nghề, mà Tạ Duy Anh đã có được những cuốn tiểu thuyết thành công, ghi đậm dấu ấn. Đọc Đi tìm nhân vật, Thụy Khu 11
  13. ê còn cho rằng “nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở ranh giới giữa thiện và ác, nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn, đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân và với chính bản thân mình”[51]. Đọc Thiên thần sám hối, Nguyễn Chí Hoan cảm thấy chưa hài lòng lắm và nêu ra “hai điều đáng tiếc và một sự cuồng giản thời hiện đại” ở tiểu thuyết này [48]. Theo tác giả, “Đây là một câu chuyện xuất phát từ một giả thiết mang tính phi lý. Nhưng cả trong ngôn ngữ và cấu trúc lại chẳng có chút phi lý nào cả. Câu chuyện ở đây đã cắm đầu chạy tuột một lèo từ cái giả thiết sáng giá của mình đến cái luận chứng có tính cách chung của mình một cách giản đơn là vội vàng, như thể cái bào thai chín tháng chín ngày kia đã quá đỗi tự tin ở tư cách hài nhi của mình”...[48]. Nhận xét về kết thúc tác phẩm: hài nhi chấp nhận chào đời sau khi đã rùng mình chứng kiến những câu chuyện quái thai trong phòng đẻ, trong tiếng nói của thiên thần và sự hối hận của người mẹ, tác giả cho đây là một kết thúc gượng, mang nặng tính luận đề. Điều đáng tiếc thứ hai thể hiện tập trung ở một lớp từ vựng tôn giáo, được vận dụng ở đây một cách khá tùy tiện. Tập hợp các từ thuộc loại này trong Thiên thần sám hối trải từ “quả báo, ác nghiệp, cho đến cứu rỗi, ân sủng, nguyền rủa, tội tổ tông... và tất nhiên “sám hối”. Liệu mỗi người đọc hiểu các hàm nghĩa của từ vừa nêu ra như thế nào?”. Trường từ vựng tôn giáo dày đặc trong tác phẩm được Tạ Duy Anh sử dụng như một ẩn ý nghệ thuật nhưng Nguyễn Chí Hoan cho rằng đó là sự lạm dụng chứ chưa đạt được hiệu quả nghệ thuật, khiến cho độc giả thêm rối rắm, khó hiểu. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chính lớp từ vựng tôn giáo này đã tạo nên phong cách độc đáo, rất riêng của Tạ Duy Anh. Nhà văn muốn giác ngộ những tâm hồn lạc lối từ bỏ bóng tối, giã biệt tội ác để bước ra ánh sáng, đi tới cái thiện và khơi dậy tính người đẹp đẽ. 12
  14. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Thiên thần sám hối gọn nhẹ, giản dị về hình thức, bí ẩn của sự tồn tại được đặt ra cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên miệng vực cái ác, chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế. Giã biệt bóng tối ra đời đã tạo được sự hào hứng đón nhận của công chúng. Viện Văn học đã tổ chức một cuộc tọa đàm về tiểu thuyết Giã biệt bóng tối. Tại buổi Tọa đàm, tuy còn có sự khác biệt, nhưng nhìn chung phần lớn ý kiến đều đánh giá cao tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Nguyễn Bích Thu cho rằng: “Giã biệt bóng tối là thành công mới”. Bùi Việt Thắng nêu ra “Ba cái được của Giã biệt bóng tối”, tạo ra một ma trận về kết cấu và coi Tạ Duy Anh là người có công khẳng định ưu thế của tiểu thuyết ngắn(300 trang). Nguyễn Phượng và Nguyễn Thị Bình đều đưa ra những đánh giá sâu sắc, khoa học và thuyết phục về Giã biệt bóng tối trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại và so sánh với các tiểu thuyết trước đây của Tạ Duy Anh”. Nguyễn Thị Bình coi Giã biệt bóng tối là “bản tụng ca say đắm về sức mạnh của lòng khoan dung và tha thứ”. “Trong một kết cấu chặt chẽ, người nọ là một phần cuộc đời của người kia, tạo ra một xã hội, một vũ trụ thu nhỏ với sự đối lập tối sáng trong từng con người và sự tha thứ và lòng khoan dung là cơ may cuối cùng để mọi người có thể sống được với nhau một cách xứng đáng”. Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa thức tỉnh những giá trị người mà nhà văn đã dày công thể hiện và thể hiện khá thành công để hướng tới cái đẹp [37]. Nguyễn Thanh Tú có một phát hiện mới về tính nhại ý thức trong Giã biệt bóng tối, “nơi thế giới bị lộn trái, đổi ngôi, chỉ có quỷ dữ là hiền minh”. Nhân vật bóng tối thâu tóm, điều khiển hành vi của con người hay nói cách khác, trong mỗi con người đều có mặt bóng tối và giờ đây bóng tối đang trên đà thắng thế, chế ngự hành vi suy nghĩ của con người. Tính nhại ý thức đó nhằm khắc sâu hơn mặt trái cuộc sống mà mỗi người đều có trách nhiệm đấu tranh, loại bỏ nó để sống có ý nghĩa hơn bằng sự tha thứ và lòng khoan dung”. Phạm Vĩnh Cư cho 13
  15. rằng Giã biệt bóng tối là cuốn tiểu thuyết mang tính luận đề và khẳng định đó cũng là xu hướng chung của văn học thế giới”. Bởi vì thế giới bận tâm tới việc đúc kết lịch sử chứ không phải mô tả lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá cao thành công của cuốn tiểu thuyết, vẫn còn một số ý kiến chưa thỏa mãn về Giã biệt bóng tối, tức là chưa đáp ứng những đòi hỏi mà người đọc tin tưởng và mong đợi. Nguyễn Hòa đưa ra “Bảy nỗi thất vọng về Giã biệt bóng tối” và coi tiểu thuyết này của Tạ Duy Anh đáng thất vọng về lối viết, khả năng xây dựng nhân vật, tác phẩm, ngôn ngữ... ”. Nguyễn Đăng Điệp nêu ra những vấn đề bất cập của Tạ Duy Anh như còn lộ vấn đề”. Cũng có một số người còn cho rằng tiểu thuyết của Tạ Duy Anh vẫn chưa thực sự gây được ấn tượng như truyện ngắn trước đó hoặc tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Tuy nhiên, hầu như các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, Tạ Duy Anh là một cây bút văn xuôi có sức viết khỏe, dồi dào và gây được sự chú ý, quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo độc giả. Bằng chứng là mỗi cuốn tiểu thuyết in ra đều bán rất chạy, thậm chí in nối bản, và liên tục nối bản. Chỉ trong vòng một năm, Tạ Duy Anh đã tái bản và in nối bản liên tục 6 lần như tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Trong khi đó, năm 2004 lại là một năm thất bát, mất mùa của tiểu thuyết. Điều đó chứng tỏ, tiểu thuyết Tạ Duy Anh có sức thu hút độc giả khá mạnh mẽ không chỉ trong cách đặt vấn đề mới mà còn ở cách thể hiện mới mẻ, mang tính đột phá. Qua khảo sát lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy: cho đến nay, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn. Chọn nghiên cứu đề tài này, luận văn của chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát toàn diện, hệ thống sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, từ đó, khẳng định phần thành công, đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng. 14
  16. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, bao gồm: - Khúc dạo đầu, 1991,Nxb Thanh niên. - Lão Khổ, 1992, Nxb Văn học. - Đi tìm nhân vật (in trong Trò đùa của số phận), 2008, NXB Đồng Nai. - Thiên thần sám hối, 2004, NXB Đà Nẵng. - Giã biệt bóng tối, NXB Hội Nhà văn, 2008 Để có cơ sở so sánh, làm nổi bật những nét đặc sắc của tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng khảo sát những sáng tác truyện ngắn của nhà văn và một số tiểu thuyết tiêu biểu trong thời kì đổi mới cùng một số tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại, Phương pháp phân tích, Phương pháp hệ thống, tổng hợp, Phương pháp thống kê, so sánh. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn của chúng tôi muốn qua thể loại tiểu thuyết để khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo của Tạ Duy Anh, những thành công và phần đóng góp của nhà văn vào công cuộc đổi mới văn học. Đồng thời, qua đó, ở một góc độ nhất định, chúng tôi cũng làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: o Chương 1: Những nội dung thẩm mỹ cơ bản trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh o Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh o Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh 15
  17. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG NỘI DUNG THẨM MỸ CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH Cùng với sự chuyển đổi chung của cả nền văn học đổi mới trên mọi phương diện, sáng tác của Tạ Duy Anh cũng có những đổi mới quan trọng. Những quan niệm nghệ thuật mới mẻ về hiện thực, về con người, về chức năng của văn học và vai trò tiếp nhận của công chúng đã chi phối và để lại dấu ấn rất đậm trong việc khai thác, khám phá và thể hiện hiện thực đời sống và con người. Khảo sát qua các tiểu thuyết Khúc dạo đầu, Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh bao quát những nội dung thẩm mỹ cơ bản như sau: 1.1. Nhận thức lại hiện thực lịch sử: Một trong những đặc điểm của tư duy văn học mới là yêu cầu “nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại kể cả quá khứ, hiện tại và tương lai”. Vấn đề nhận thức lại là một trong những xu hướng chung của cả nền văn học đổi mới hiện nay. Sau chiến tranh, không khí ngợi ca hào khí của cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc đã nhường chỗ cho những vấn đề của đời tư thế sự, con người trở lại với nhịp sống của đời thường và lúc này, người ta có thời gian để ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời mình, thế hệ mình và cả những ẩn khuất âm ỉ trong một thời gian dài. Giật mình nhìn lại Thời xa vắng (Lê Lựu), người ta cảm thấy xót xa cho một thời con người cá nhân phải hi sinh lớn cho cộng đồng, hạnh phúc của cá nhân là những khuôn mẫu do cộng đồng áp đặt. Thân phận tình yêu (Bảo Ninh) thì mong muốn được tự do khóc cho tình yêu trong trắng bị chối bỏ bởi 16
  18. chiến tranh, hay nói cách khác, chiến tranh không có chỗ cho tình yêu đôi lứa; phóng chiếu cái nhìn đau đớn vào cuộc chiến tranh nghiệt ngã mà dư âm của nó vẫn vẳng lên âm điệu rùng rợn của những cái chết và sự cô đơn lạc lõng của thế hệ bước ra từ chiến tranh. Mong muốn nhìn thẳng vào lịch sử để nói thật, để lí giải những số phận cá nhân đằng sau bức mành hào quang của lịch sử, nhân vật trở thành phương tiện để nhà văn nhìn nhận lại lịch sử và nhiều vấn đề trong đời sống thường nhật của con người. Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh cũng hướng đến nhận thức lại hiện thực đời sống lịch sử, đặc biệt là những vấn đề của nông thôn trong quá khứ (Lão Khổ, Bước qua lời nguyền, Luân hồi…). Tuy nhiên, nhà văn không chú mục và cũng không nhằm tái hiện lại sự kiện lịch sử mà chính là số phận con người – những dấu ấn của cuộc nhào nặn dữ dằn, nghiệt ngã của lịch sử đã hằn đọng trên từng bi kịch số phận cuả mỗi con người và từ đó hướng tới những bài học nhân văn sâu sắc. Nếu đặt vấn đề nhận thức lại trong mối quan hệ lịch sử thì Lão Khổ là một trong những tiểu thuyết điển hình của Tạ Duy Anh mà Hoàng Ngọc Hiến đã từng đánh giá là đã góp “thêm một giả thuyết về bản chất người nông dân” trong giai đoạn văn học đổi mới. Cuộc đời ông Khổ là sự tổng kết một giai đoạn lịch sử đầy biến động, và không tránh khỏi những sai lầm, sai lầm lịch sử, sai lầm số phận “lừng danh một thời, ba đào một thời, lụn bại một thời” [2,tr.11]. Cuộc đời của Lão Khổ làm nên một lịch sử đầy sóng gió mà lịch sử của cộng đồng là cái phông nền để cho bức tranh về số phận, cuộc đời và bản chất của người nông dân có tên Tạ Khổ hiện lên. “Đời ông Khổ là một bằng chứng cho sự long đong của kiếp người…” [2, tr.18]. Sau những chiêm nghiệm về cái được cái mất, lão Khổ tự tổng kết: “Đời lão xét đến cùng, là hiện thân cho sự đổ vỡ thảm hại” [2]. 17
  19. Tạ Duy Anh không chú trọng đến năm tháng cụ thể, chỉ nêu tên sự kiện là mốc thay đổi cuộc đời nhân vật. Nghĩa là nhà văn xem xét lịch sử trên phương diện cá nhân chứ không mô tả diễn biến của sự kiện mang tính lịch sử của toàn dân tộc. Đời lão từ một thằng đi ở bị bóc lột đến tận xương tủy và chịu biết bao nhục nhã cùng cực bỗng chốc thăng hoa lên đến đỉnh cao của quyền lực, được nắm trong tay chức Chủ tịch xã; đang thăng hoa thì đột ngột từ đỉnh cao lão lại bị rơi xuống đáy sâu của vòng tù tội; khi cải cách ruộng đất đến, lão bị đưa ra truy tố, thành một thằng Quốc dân Đảng, một tên gián điệp. Rồi như để sửa sai cho hành động bị bỏ tù 8 tháng ở chuồng trâu, lão được khôi phục danh hiệu chiến sĩ cách mạng, được cất nhắc làm Chủ tịch xã. Lão say mê thử nghiệm mô hình cuộc sống mới dẫn đến Thiên Đường, để rồi cuối cùng lại bị quẳng xuống dưới đáy, bị vò nát tấm lí lịch thành một “kẻ mất hết khả năng làm công dân”, bị đem ra trước tòa như một tên tội phạm nguy hiểm. Bàn tay tráo trở của lịch sử có thể đưa người ta “lên voi” nhưng cũng bất ngờ lật ngược bàn tay, đẩy họ xuống kiếp “chó”, rơi vào những hoàn cảnh cực kỳ trớ trêu. Lịch sử như một cô nàng đỏng đảnh, đong đưa mà con người như là con rối trong tay lịch sử, rốt cuộc số phận chỉ là một trò đùa ác nghiệt. Lịch sử dẫn lão Khổ đến đỉnh vinh quang, nhưng cũng chính lịch sử vứt toẹt mọi phẩm hạnh, đưa đẩy lão rơi xuống vực thẳm. Qua nhân vật lão Khổ, chúng ta có thể soi chiếu đến những số phận khác trong tiểu thuyết, trong và sau Đổi mới, đó là nhân vật Nghĩa, Vạn và Hạnh trong Bến không chồng, là Phương và Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, và Sài trong Thời xa vắng… Chừng ấy mẩu cuộc đời đầy bi kịch, sóng gió. Tuổi trẻ của lão cũng giống như hình ảnh anh nông dân Chí Phèo lương thiện. Một thanh niên khỏe mạnh với tâm hồn trong trắng, chất phác, hiền lành bị đánh thức ước mơ hạnh phúc về gia đình đầm ấm khi đứng trước một người con gái. Giống như một câu chuyện cổ tích thơ mộng, một anh chàng 18
  20. chăn vịt bên lều cỏ bỗng chốc đổi đời sau một đêm dẫn đầu đoàn người vùng lên lật đổ ách áp bức, bóc lột và nắm lấy chính quyền. Đời lão Khổ phất lên đến chức Chủ tịch xã đầy uy quyền. Lão mơ màng hoang tưởng tìm cách đưa mọi người tới Thiên Đường. Lão hăng say làm việc tốt, nhưng cũng không ít lần lão hành động như một kẻ cố chấp, nuôi dưỡng hiềm thù. Lão ra tay thanh trừng Tạ Bông. Lão đẩy cả một chi họ của Tư Vọc tan gia bại sản, phải lũ lượt tha hương, uất ức chờ thời, đợi ngày quay về phục thù, rửa hận. Lão làm cho Tạ Tự bị cô lập đến mức bị mọi người ruồng bỏ, tẩy chay. Không những thế, những đứa trẻ vô tội, con cái của kẻ thù, cũng bị Lão khép vào tội “đời cha ăn mặn”. Lão ức hiếp ngay cả với tuổi thơ của hai đứa bé Hai Duy và bé Tâm. Lão làm tất cả những việc ấy mà không hề hay biết rằng, chính những việc làm ấy đang đưa lão trượt dốc xuống địa ngục, tự biến mình thành quỷ dữ. Lão đã dần đánh mất tình thương và lòng vị tha. Lão trở thành một công cụ đắc lực của quyền lực, một cái máy cứng nhắc của thể chế mới, với mong muốn mặc đồng phục cho tất cả mọi người. Đồng thời với việc nhìn lại lịch sử cuộc đời mình, lão Khổ cũng nhìn nhận lại những được mất trong cuộc đời chung. Luẩn quẩn với vòng thù hận cứ truyền từ đời này sang đời nọ, hết thế hệ này sang thế hệ khác, dai dẳng kéo lê và đày đọa những số phận con người theo những thăng trầm của lịch sử, lúc lên voi lúc lại xuống chó. Làng Đồng bé nhỏ phải gánh vác sức nặng của sự chây ì đang cố thủ trong lâu đài định kiến. “Bước qua lời nguyền” như là một thách thức mà bao đời nay vẫn chưa vượt qua được. Dường như Lão Khổ là một sự tiếp nối, tập hợp một cách đầy đủ, triệt để hơn từ những truyện ngắn trước đó. Đó là những lời nguyền dòng họ, là những lời nguyền truyền kiếp đã đến mức lạc hậu, lỗi thời nhưng vẫn như một đám mây đen bao trùm lấy cả làng Đồng, tạo nên những huyền thoại 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1