intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai để tìm ra những đặc điểm độc đáo, sáng tạo và đổi mới ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai. Từ đó khẳng định những đóng góp của tác giả trong đời sống văn học đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của nữ nhà văn trong tiến trình phát triển văn học Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI NGỌC LUYẾN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ DIỆP MAI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 U N VĂN THẠC S BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI NGỌC LUYẾN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ DIỆP MAI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 U N VĂN THẠC S NGƢỜI HƢỚNG DẪN HO HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan luận văn Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Võ Văn Nhơn. Toàn bộ các nội dung, dữ liệu đƣợc trình bày trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn là quá trình tôi tự tìm tòi, khám phá, phân tích một cách độc lập, khách quan, trung thực phù hợp với thực tiễn chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, kết quả luận văn này chƣa từng đƣợc công bố ở bất cứ một công trình nghiên cứu nào trƣớc đó. Bình Dương, ngày 13 tháng 07 năm 2022 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Luyến i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đến nay, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Võ Văn Nhơn, ngƣời luôn tận tâm, nhiệt tình động viện, hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô là giảng viên chuyên ngành Văn học Việt Nam – Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã dành thời gian trò chuyện, chia sẻ và cung cấp một số tƣ liệu quý giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chƣơng của nhà văn nhằm giúp tôi thực hiện tốt đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dƣơng, Ban Giám hiệu trƣờng THPT Phƣớc Hòa, cùng toàn thể gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Do thời gian có hạn, cũng nhƣ khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình làm luận văn chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự lƣợng thứ và những ý kiến nhận xét, đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Sau cùng, tôi kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 13 tháng 07 năm 2022 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Luyến ii
  5. MỤC LỤC LỜI C M ĐO N .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 4 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 8 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 8 CHƢƠNG 1. HÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT N M ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ DIỆP MAI ...................................................... 10 1.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại .............................................. 10 1.1.1. Đôi nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa ................................... 10 1.1.2. Đổi mới về nội dung trong thể loại tiểu thuyết ...................................... 13 1.1.2.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực .................................................... 13 1.1.2.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ................................. 18 1.1.3. Đổi mới về hình thức trong thể loại tiểu thuyết ..................................... 24 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai .......................... 28 1.2.1. Cuộc đời của Nguyễn Thị Diệp Mai ...................................................... 28 1.2.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Thị Diệp Mai ...................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 37 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN THỊ DIỆP MAI ................................................................................................... 39 2.1. Những cảm hứng chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai .......... 39 2.1.1. Cảm hứng lịch sử hào hùng, bi tráng ..................................................... 40 2.1.2. Cảm hứng đời tƣ, thế sự nhẹ nhàng, sâu lắng ........................................ 53 2.2. Con ngƣời Nam Bộ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai................. 57 iii
  6. 2.2.1. Con ngƣời trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc .............................. 57 2.2.1.1. Con ngƣời trong sự nghiệp mở cõi ................................................. 57 2.2.1.2. Con ngƣời trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc 64 2.2.2. Con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới thời hậu chiến .... 72 2.2.2.1. Con ngƣời vật vã, đau đớn trong hệ lụy của chiến tranh ............... 72 2.2.2.2. Con ngƣời bƣơn chải, thống khổ trong cuộc sống mƣu sinh ......... 77 2.2.2.3. Con ngƣời say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu ............................ 82 2.3. Miền đất Nam Bộ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai ................... 92 2.3.1. Miền đất phƣơng Nam trù phú và màu mỡ............................................ 92 2.3.2. Miền đất phƣơng Nam đậm sắc màu đa văn hóa của nhiều dân tộc anh em ......................................................................................................................... 97 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................... 102 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THU T TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN THỊ DIỆP MAI .............................................................................. 103 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 103 3.1.1. Miêu tả chi tiết và sắc nét ngoại hình của nhân vật ............................. 103 3.1.2. Khắc họa cụ thể và sinh động nội tâm của nhân vật............................ 109 3.2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu ....................................................................... 115 3.2.1. Kết cấu theo trình tự thời gian ............................................................. 116 3.2.2. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh ............................................................... 122 3.2.3. Pha trộn và lồng ghép các thể loại khác vào kết cấu tiểu thuyết ......... 126 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................... 129 3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính lịch sử cụ thể ........................................................ 130 3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thƣờng ........................................... 133 3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính triết lý ................................................................... 137 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................... 139 KẾT LU N ....................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 144 PHỤ LỤC ................................................................................................................ iv
  7. v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Nam Bộ từ miền đất hoang vu, vắng vẻ trở thành nơi nhộn nhịp và trù phú. Vốn là vùng đất đƣợc “mẹ” thiên nhiên ƣu đãi, đất đai màu mỡ, hệ sinh thái đa dạng nên Nam Bộ sớm đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa và văn học. Tuy văn học Nam Bộ chƣa có nhiều bề dày truyền thống nhƣ văn học miền Bắc, nhƣng lại có nhiều ƣu thế hơn, bởi ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX văn học miền Nam đã sớm tiếp xúc với nền văn hóa, văn học phƣơng Tây, cùng với sự xuất hiện của các tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại mảnh đất phƣơng Nam đã chắp cánh cho nền văn học Nam Bộ hiện đại hóa sớm hơn, phát triển mạnh mẽ hơn so với các vùng miền khác. Văn học Nam Bộ vốn là mảng văn học phong phú, độc đáo, là bộ phận tiên phong và góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc, trong đó thể loại tiểu thuyết giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trong bức tranh đa dạng của các thể loại văn học thì tiểu thuyết chiếm một vị trí đặc biệt, là một thể loại trung tâm làm nên đời sống văn học. Tiểu thuyết hiện đại xuất hiện khá sớm ở Nam Kỳ, ngay cả khi các vùng, các miền khác chƣa tiếp cận đƣợc với nó, thì tại miền Nam tiểu thuyết đã nở rộ với hàng chục tác giả, hàng trăm tác phẩm khác nhau. Tiểu thuyết Nam Bộ là một bức tranh có nhiều mảng đậm nhạt khác nhau với những tác phẩm mang tính chất mở đƣờng nhƣ Thầy Lazarô Phiền (1887), Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910), Hoàng Tố Anh hàm oan (1910), Hà Hương phong nguyệt (1912) của các tác giả Nguyễn Trọng Quản, Trƣơng Duy Toản, Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mƣu... Ngoài ra còn có các nhà văn tên tuổi khác nhƣ Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Nam Đình Nguyễn Thế Phƣơng, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên,... Họ hƣớng ngòi bút của mình đến các đề tài chính nhƣ tiểu thuyết tâm lí xã hội, tiểu thuyết hành động và tiểu thuyết lịch sử. Để qua đó, tiểu thuyết tái hiện diện mạo hiện thực cuộc sống bộn bề, cùng tình cảm của ngƣời dân Nam Bộ những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám, 1
  9. cũng nhƣ tái dựng lại hình ảnh các nhân vật lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là những nhân vật sống nơi vùng đất phƣơng Nam, gắn liền với giai đoạn lịch sử bi thƣơng. Nhƣ vậy, tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đƣợc xem là “phát súng” đầu tiên mở đƣờng cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết ở các giai đoạn sau. Nối tiếp thành công của các thế hệ đi trƣớc, những nhà văn Nam Bộ, đặc biệt là đội ngũ tác giả vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã miệt mài sáng tác, âm thầm đóng góp cho nền văn học nƣớc nhà. Những thế hệ trong làng văn đi trƣớc đã khơi lửa, tiếp lửa và giữ lửa cho các các thế hệ sau phải kể đến nhƣ: Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Anh Động, Trang Thế Hy, Trịnh Bửu Hoài,... giúp tiểu thuyết Nam Bộ ngày càng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu ở cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định vị trí của thể loại tiểu thuyết trong nền văn xuôi Việt Nam. Đặc biệt, tiểu thuyết Đồng bằng sông Cửu Long những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã mang trên mình một diện mạo mới, phong phú và đa dạng. Một số nhà văn trẻ đã không ngừng bộc lộ sự sáng tạo, thay đổi tƣ duy nghệ thuật, phƣơng thức thể hiện, đa dạng về đề tài, chủ đề phản ánh từ vấn đề đời tƣ, thế sự, đến đề tài lịch sử, chiến tranh,... cùng sự cách tân, đổi mới về nghệ thuật. Họ đã dần định hình phong cách và khẳng định mình nhƣ: Nguyễn Ngọc Tƣ, Trầm Hƣơng, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Thị Diệp Mai,... Tiếp bƣớc thế hệ đi trƣớc, đặc biệt là ngƣời cha - “ngƣời thầy” (nhà văn Anh Động), nữ nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã “dấn thân” vào con đƣờng văn chƣơng. Sinh năm 1972, tác giả là ngƣời đa tài và ở thể loại nào cũng gây đƣợc tiếng vang nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết,... Trong đó, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại mang lại nhiều thành công và góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Riêng về mảng tiểu thuyết, nhà văn sáng tác không nhiều, nhƣng ở mỗi tác phẩm, Nguyễn Thị Diệp Mai đều tạo đƣợc những dấu ấn riêng cả về nội dung lẫn phƣơng thức thể hiện. Mở đầu là tiểu thuyết Ân tình theo gió cuốn (1992) với quan niệm “nhân sinh nhƣợc mộng - danh lợi phù vân” cùng những câu chuyện 2
  10. lý thú ly kì, thì có lẽ tiểu thuyết Trả hoa hồng cho đất (2005) đạt giải B (không có giải A) tại cuộc vận động “Sáng tác văn học cho tuổi trẻ năm 2004” lần 2 của nhà xuất bản Thanh niên là tác phẩm ấn tƣợng hơn cả. Tiểu thuyết chứa đầy ắp những kỉ niệm, chứa chan tình ngƣời, đó là câu chuyện tình cảm của những thanh niên trẻ quê ở Kiên Giang nhƣng họ đã sống quãng đời đẹp nhất ở đất Hà Thành với nhiều mâu thuẫn, xung đột đan cài vào nhau ngẫu nhiên và bất ngờ, nhẹ nhàng nhƣng lại trĩu nặng sự khắc khoải, nhớ thƣơng. Sau Trả hoa hồng cho đất, Nguyễn Thị Diệp Mai đã âm thầm viết và cho ra đời tiểu thuyết lịch sử Nam chí toàn đồ truyện (Đường về Hà Tiên) (2005),... và đƣợc bạn đọc quan tâm, đón nhận. Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của tác giả đƣợc khai thác theo cách nhìn khá riêng, trong mỗi truyện tƣởng nhƣ đã “cũ” nhƣng dƣới ngòi bút của Nguyễn Thị Diệp Mai lại hiện lên tƣơi mới và có hồn, để rồi mỗi một câu truyện khép lại ngƣời đọc tự rút ra những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Nguyễn Thị Diệp Mai đƣợc xem là một cây bút trẻ giàu nội lực, có năng lực sáng tạo dồi dào. Tác giả sinh năm 1972, cũng là một trong những tác giả trẻ sớm tìm đến với tiểu thuyết lịch sử, nếu không có bản lĩnh, cùng lòng say mê với văn chƣơng và một tấm lòng sâu nặng với lịch sử nƣớc nhà, với các bậc tiền nhân, thì chắc chắn không thể vƣợt qua những thử thách mà đề tài tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi ở một cây bút trẻ. Tiếp tục hƣớng ngòi bút đến đề tài lịch sử, nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã sáng tác và cho ra đời tiểu thuyết Hoa Trân của dòng họ vào năm 2008, khi viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân vùng Tây Nam Bộ. Mặc dù có nhiều đóng góp cho văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại nói chung, nhƣng đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. Vì vậy chúng tôi xin đƣợc mạnh dạn tìm hiểu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai với mong muốn thông qua việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn giúp chúng ta có cái nhìn toàn vẹn về đặc điểm tiểu thuyết của nữ nhà văn Nam Bộ, qua đó khẳng định những đóng góp của Nguyễn 3
  11. Thị Diệp Mai trong nền văn học đƣơng đại. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai để tìm ra những đặc điểm độc đáo, sáng tạo và đổi mới ở cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai. Từ đó khẳng định những đóng góp của tác giả trong đời sống văn học đƣơng đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của nữ nhà văn trong tiến trình phát triển văn học Nam Bộ. 3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Nguyễn Thị Diệp Mai là một trong những gƣơng mặt nữ nhà văn trẻ và tài năng. Vốn là ngƣời khiêm tốn, không phô trƣơng, những tác phẩm của Nguyễn Thị Diệp Mai viết ra để thỏa đam mê với nghiệp văn chƣơng, để chia sẻ với ngƣời đọc những điều yêu, ghét, trăn trở, suy tƣ cũng nhƣ bộc bộ tấm lòng với lịch sử nƣớc nhà. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Thị Diệp Mai đều chân thực và gần gũi, với chất giọng ấm áp của ngƣời Nam Bộ, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về các sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt gặp ở đâu đó một vài lời giới thiệu, nhận định, đánh giá hay phê bình rải rác trên các trang báo, tạp chí, báo điện tử nhƣ: Tác giả Nguyễn Hòa trong bài viết “Mùa xuân và văn chương trẻ” đăng trên báo Nhân dân ngày 28/1/2006 đã chia sẻ: “Với các cây bút trẻ, ấn tƣợng nhất với tôi trong năm 2005 là đã đƣợc đọc ba cuốn tiểu thuyết lịch sử, hai cuốn mới xuất bản là Mắt đêm của Dƣơng Ngọc Hoàn (Trần Ngọc Linh) và Nam chí toàn đồ truyện (Phần một: Đường về Hà Tiên) của Nguyễn Thị Diệp Mai; còn một cuốn sắp ra mắt ở NXB Kim Đồng là Trần Quốc Toản của Lƣu Sơn Minh”; cũng nhƣ bày tỏ sự bất ngờ khi nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai chuyển hƣớng từ đề tài hiện đại sang đề tài lịch sử “Nguyễn Thị Diệp Mai, cây bút nữ Kiên Giang, sau tiểu thuyết Trả hoa hồng cho đất (Giải B cuộc thi văn học của NXB Thanh niên 2004) tôi ngỡ chị sẽ “chung sống” với các đề tài hiện đại, nhƣng không, bộ sách mới nhất của Diệp Mai - dự kiến khoảng 1000 trang, lại là tiểu thuyết lịch sử. 4
  12. Nam chí toàn đồ truyện viết về một thời kỳ cách chúng ta khá xa, thời ngƣời Việt “mang gƣơm đi mở nƣớc” và ở Hà Tiên quê chị, cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích đặt những nhát cuốc đầu tiên, vun xới nên vùng đất Tổ quốc”. Ngày 2/10/2012, trên báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch viết bài “Đề tài lịch sử: Người viết trẻ vẫn đủ tự tin!” có đƣa ra những nhận định và đánh giá về những nhà văn trẻ khi đến với đề tài lịch sử trong đó có Nguyễn Thị Diệp Mai “Khoảng 5 - 7 năm về trƣớc, tìm tác giả trẻ sáng tác về đề tài lịch sử chỉ có thể điểm tên đƣợc đúng 4 ngƣời: Lƣu Sơn Minh, Dƣơng Ngọc Hoàn, Trần Thu Hằng và Nguyễn Thị Diệp Mai”, “Nguyễn Thị Diệp Mai, Uông Triều viết về lịch sử, văn hóa vùng đất quê hƣơng bằng tấm lòng tri ân, tự hào và ngƣỡng mộ,... Tất cả họ gặp nhau ở sự nặng lòng với lịch sử, với quê hƣơng và văn hóa truyền thống của dân tộc... Họ đều thấy “mắc nợ” nên đang âm thầm, miệt mài trả món nợ đó trong hành trình sáng tạo của mình. Và dù ít ỏi, nhƣng rõ ràng họ không lẻ bóng trên con đƣờng đầy chông gai mình đã chọn, dấn bƣớc”. Trên tạp chí Sông Hƣơng - tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - văn hóa, ngày 4/7/2011, bài “Người trẻ viết về lịch sử” của tác giả Uông Triều cũng bàn về những sáng tác, những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Thị Diệp Mai, cũng nhƣ khẳng định Diệp Mai là một trong những nhà văn trẻ hiện nay chọn mảng đề tài “khó nhằn” này và đƣa ra những lí do khiến các tác giả trẻ ít chọn đề tài lịch sử làm chủ đề sáng tác. Võ Tấn Cƣờng có bài viết “Nhận diện phê bình văn học vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đăng trên Văn chương phương Nam - diễn đàn của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/8/2019, bộc bạch những băn khoăn về một số hiện tƣợng văn học vùng đồng bằng sông Cửu Long chƣa đƣợc các nhà phê bình văn học quan tâm, đánh giá. Cụ thể nhƣ tiểu thuyết lịch sử Nam chí toàn đồ truyện (Đường về Hà Tiên) của Nguyễn Thị Diệp Mai dù đã đƣợc xuất bản, in ấn và tạo đƣợc sự quan tâm của bạn đọc cả nƣớc những vẫn chƣa đƣợc giới phê bình chuyên nghiệp đánh giá. Tuy có sự khác biệt trong một vài đánh giá nhƣng nhìn chung các ý kiến đều có những thống nhất rất cao về sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn Nguyễn Thị 5
  13. Diệp Mai trong quá trình theo đuổi con đƣờng sáng tác văn chƣơng; đều thừa nhận, Nguyễn Thị Diệp Mai là một trong những cây bút nữ có sức viết khỏe, dồi dào và không ngừng sáng tạo. Nhƣ vậy, qua quá trình nghiên cứu khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: cho đến nay, các bài viết về Nguyễn Thị Diệp Mai còn ít và khá sơ sài, mới chỉ dừng lại ở việc “điểm mặt, gọi tên”, chứ chƣa một bài viết, công trình nào đi sâu vào nhìn nhận, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các tác phẩm của nhà văn để có thể đánh giá thỏa đáng những đóng góp của Nguyễn Thị Diệp Mai cho nền văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và văn học Nam Bộ nói chung. Vì vậy, với việc thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại cái nhìn bao quát về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. Cho nên, luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, nhìn nhận và đánh giá những đặc điểm về nội dung (Những cảm hứng chính, con ngƣời và miền đất Nam Bộ trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai) và đặc điểm nghệ thuật (kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,…) trong các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai, chúng tôi tập trung khảo sát bốn cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai gồm: - Ân tình theo gió cuốn (NXB Hội văn nghệ Kiên Giang, 1992) - Trả hoa hồng cho đất (NXB Thanh niên, 2005) - Nam chí toàn đồ truyện (Đường về Hà Tiên) (NXB Công an nhân dân, 2005) - Hoa Trân của dòng họ (NXB Công an nhân dân, 2008) Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu các sáng tác của tác giả Nguyễn Thị Diệp Mai ở các thể loại khác để hiểu rõ hơn những tìm tòi sáng tạo của nhà văn. 6
  14. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng so sánh tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai với tiểu thuyết của một số nhà văn khác trong nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại để đối chiếu, so sánh, tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt của tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai với các cây bút khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai, chúng tôi sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, nhƣng chủ yếu tập trung vào các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tiểu sử: với phƣơng pháp tiểu sử, chúng tôi làm rõ con đƣờng đến với văn chƣơng, cùng những đóng góp của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai cho thể loại tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung. Qua đó, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại. - Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: sử dụng phƣơng pháp này giúp chúng tôi khảo sát, tìm hiểu những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hƣởng, liên quan đến các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng nhằm vừa tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai, vừa khái quát những đóng góp của nhà văn với nền văn học đƣơng đại Việt Nam. - Phƣơng pháp so sánh: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi thực hiện trong việc tìm hiểu, so sánh với các tác giả, nhà văn Nam Bộ khác sáng tác theo thể loại tiểu thuyết nhƣ Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tƣ, Võ Diệu Thanh,... để thấy đƣợc những điểm chung cũng nhƣ sự khác biệt, từ đó chỉ ra những đặc điểm riêng, những đặc sắc nổi bật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. - Phƣơng pháp thi pháp học: sử dụng phƣơng pháp thi pháp học nhằm tiếp cận tác phẩm nhƣ một chỉnh thể nghệ thuật, phƣơng pháp nghiên cứu này giúp chúng tôi có thể đi sâu vào tìm hiểu các phƣơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai nhƣ: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,… Từ đó làm bật lên các giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết 7
  15. của Nguyễn Thị Diệp Mai. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nhiều phƣơng pháp, thao tác khác để phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc hoàn chỉnh nhƣ: phƣơng pháp loại hình và thao tác thống kê,… với sự kết hợp này, ngƣời nghiên cứu có đƣợc cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu để từ đó đƣa ra đƣợc những đánh giá, nhận xét, kết luận logic, chính xác và có cơ sở. 6. Đóng góp của đề tài Đứng trên góc nhìn chủ quan, chúng tôi nhận thấy đây là công trình đầu tiên tìm hiểu nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai. Chính vì vậy, nếu thực hiện thành công đề tài này, luận văn sẽ góp phần phân tích rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của nữ nhà văn, đồng thời khẳng định những đóng góp của Nguyễn Thị Diệp Mai cho nền văn xuôi đƣơng đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Diệp Mai. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận văn đƣợc triển khai với ba chƣơng sau: Chƣơng 1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại và nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai Ở chƣơng một, chúng tôi tiến hành khái quát đôi nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam sau năm 1986, đồng thời chỉ ra những cách tân, đổi mới cơ bản về nội dung và hình thức trong thể loại tiểu thuyết. Chúng tôi cũng giới thiệu sơ lƣợc về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai, trong đó tập trung làm rõ quan niệm của tác giả đối với nghề viết văn và hành trình sáng tác bốn quyển tiểu thuyết của cô. Chƣơng 2. Đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai Ở chƣơng hai, chúng tôi tập trung tìm hiểu những đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai thông qua việc khám phá, nghiên cứu những cảm hứng chính trong tiểu thuyết của tác giả; đồng thời, khám phá về con ngƣời 8
  16. và miền đất Nam Bộ trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai. Chƣơng 3. Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai Trên cơ sở phân tích và tìm hiểu về những đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Diệp Mai, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về những đặc điểm nghệ thuật đƣợc nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết nhƣ: nghệ thuật kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. 9
  17. CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT N M ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ DIỆP MAI 1.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Đôi nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nƣớc, chấm dứt những năm tháng chiến tranh, từ đó mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và hạnh phúc. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985 nƣớc ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách, là một trong những quốc gia có lợi thế về nông nghiệp nhƣng chúng ta phải đối diện với nạn đói và tình trạng thiếu lƣơng thực; không chỉ có ngành nông nghiệp, mà ngành công nghiệp cũng gặp nhiều trở ngại do cơ chế quản lí còn nhiều bất cập nhƣ quan liêu, bao cấp. Hậu quả của chiến tranh bao trùm lên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong đó có giao thông, liên lạc; cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, công nghệ,… thì thiếu thốn, lạc hậu không đủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, phải đến năm 1986 Việt Nam mới thật sự có những bƣớc “chuyển mình” mạnh mẽ. Đứng trƣớc tình hình đó, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã đề ra những đƣờng lối lãnh đạo mới nhằm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, bởi vì “Đối với nƣớc ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006a, tr.459), đây đƣợc xem là Đại hội lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới. Trên tinh thần lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, Đại hội đã chỉ ra những khủng hoảng, khó khăn của nền kinh tế - xã hội, đồng thời nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, từ đó kịp thời đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, kế hoạch để phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đã thông qua chƣơng trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hƣớng chính là: “Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nƣớc trực tiếp điều kiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch 10
  18. pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trƣờng với sự quản lí của Nhà nƣớc ở tầm vĩ mô, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài” [71]. Đồng thời, thực hiện ba chƣơng trình lớn để nhanh chóng ổn định nền kinh tế là: lƣơng thực – thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu phù hợp với thực trạng, bối cảnh của Việt Nam; gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa công nghiệp và nông nghiệp; cải thiện và điều chỉnh quản lí về giá cả, thƣơng nghiệp, tài chính, tiền tệ; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào chiến lƣợc phát triển kinh tế;… Với việc đề ra các chính sách cải cách, đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, giúp chúng ta tháo gỡ đƣợc những khó khăn, khủng hoảng kinh tế kéo dài, khắc phục lạm phát, đói nghèo… Đồng thời khai thác đƣợc tiềm năng của đất nƣớc, từ đó đƣa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hƣớng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, mở rộng các mối quan hệ ngoại giao. Bằng ý chí quyết tâm, cùng sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế nƣớc ta ngày càng ổn định và phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao. Nhƣ vậy, việc lấy kinh tế làm trọng tâm chính là “chìa khóa” thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển. Bên cạnh mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế, thì vấn đề văn hóa, văn nghệ cũng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, coi trọng, bởi nó là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Hiểu đƣợc tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng đề ra các phƣơng hƣớng cơ bản, dài lâu cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhƣ: luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tổ chức các hoạt động văn hóa cần chú trọng đến hiệu quả, tránh phô trƣơng, hình thức; “nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con ngƣời mới, bắt đầu từ mỗi gia đình; chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc; khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hóa, vun đắp các tài năng; 11
  19. tăng cƣờng và hiện đại hóa công tác thông tin đại chúng, nâng cao chất lƣợng, nội dung phù hợp với các đối tƣợng, các dân tộc và mở rộng tới các vùng xa xôi hẻo lánh; phát triển các hình thức hoạt động văn hóa của cả Nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân” (Nguyễn Ngọc Mão, 2017, tr.219); đồng thời, xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại,… từ đó, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ sau năm 1986 đến nay, quá trình mở cửa giao lƣu hợp tác kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại đã tạo điều kiện cho nền văn hóa Việt Nam có cơ hội tiếp xúc rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới, từ đó hòa chung vào dòng chảy văn hóa toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 1995 Việt Nam tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995) và chính thức gia nhập tổ chức Asean vào ngày 28/7/1995, giúp cho hoạt động đối ngoại ngày càng sôi động, quan hệ giao lƣu văn hóa với các nƣớc trong và ngoài khu vực ngày càng đƣợc tăng cƣờng đẩy mạnh và nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng thế giới. Nhƣ vậy, văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội, và tất cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ phải luôn đƣợc đảm bảo tính dân chủ, tự do sáng tạo; hơn hết phát triển văn hóa phải gắn liền với mở rộng giao lƣu văn hóa với nƣớc ngoài. Khi nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực đều có sự “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn học, tại cuộc gặp gỡ thân mật của Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ vào năm 1987, ông đã tuyên bố “cởi trói” để tự do sáng tạo, đổi mới tƣ duy, giúp các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật trong quá trình tiếp cận với hiện thực đời sống của con ngƣời. Từ đó, đội ngũ sáng tác đã có cơ hội nhìn lại, đồng thời làm mới quan niệm nghệ thuật theo một trƣờng thẩm mĩ mới phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học, góp phần làm cho văn học thời kì đổi mới phát triển mạnh mẽ theo phƣơng châm dân chủ hóa. Có thể khẳng định, sự sáng tạo của nhà văn trong giai đoạn này không còn bị bó hẹp theo những khuôn mẫu của thời kì bao cấp mà họ đƣợc tự do sáng tạo và bứt phá trong việc phản ảnh thực tiễn một cách sinh động và đa chiều. Ngƣời 12
  20. cầm bút bắt đầu khám phá thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thƣờng bên trong mỗi con ngƣời, những điều mà trƣớc đây văn học né tránh thì giờ đƣợc “nói lớn” lên nhằm giúp ngƣời đọc có cái nhìn toàn vẹn về con ngƣời và cuộc sống. Để phản ánh đƣợc con ngƣời, cuộc sống dƣới nhiều góc khuất, đa diện, đa chiều, cùng đời sống nội tâm phong phú,... thì tiểu thuyết đƣợc xem là một trong những thể loại tối ƣu, bởi sự năng động, cũng nhƣ khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian của nó, hơn hết thể loại này vừa có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, vừa có thể đi sâu vào khám phá đời tƣ, tâm hồn con ngƣời một cách toàn diện. Chính vì vậy, tiểu thuyết giai đoạn này phát triển vô cùng phong phú cả về số lƣợng và chất lƣợng với hàng loạt các tác giả tên tuổi nhƣ Bảo Ninh, Chu Lai, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái,… 1.1.2. Đổi mới về nội dung trong thể loại tiểu thuyết 1.1.2.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực Văn học là tấm gƣơng phản ánh hiện thực và ở từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, nó lại mang trên mình những sứ mệnh khác nhau. Trong văn học giai đoạn 1945 – 1975, các nhà văn quan niệm văn học phải phản ánh hiện thực lớn lao của dân tộc là các cuộc chiến tranh vệ quốc và theo sát từng biến cố lịch sử, từng bƣớc phát triển của phong trào cách mạng, để từ đó khẳng định chân lí cách mạng và phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Các tác phẩm giai đoạn này đều tập trung thể hiện một hiện thực đƣợc biết trƣớc, một hiện thực vận động theo lối mòn, khuôn mẫu với xu hƣớng lí tƣởng hóa hiện thực và rất ít nói đến “cái bi”, “cái lụy”, cái đau khổ mất mát mà con ngƣời phải đối diện trong cuộc sống, thậm chí nếu có nói đến cái bi thì đó cũng là bi hùng, bi tráng. Ngƣời viết không dám lên tiếng đả kích, phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội vì “Cái xấu cái tiêu cực nằm ngay trong nội bộ nhân dân, trong những kẻ có chức quyền, trong bộ máy của Đảng, của Nhà nƣớc. Trƣớc đây ta thƣờng có quan niệm giản đơn: hễ đã nói tới xã hội chủ nghĩa là chỉ có những điều tốt đẹp. Quan niệm nhƣ vậy rõ ràng là ảo tƣởng ngây thơ… Vì vậy, trong sáng tác thƣờng thiên về hƣớng ca ngợi một 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2