intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu

Chia sẻ: Đoàn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu" tập trung phân tích hình ảnh giáo dục con người như thế nào để trở thành một con người lý tưởng, qua đó tạo nên một xã hội lý tưởng trong sự tương giao của hai nền giáo dục Đông – Tây. Nền giáo dục Đông phương nhắm đến việc đào tạo nên con người lý tưởng và xã hội lý tưởng được hình thành bởi những tiếp thu kiến thức của nền văn hóa Tây phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu

  1. 1 HỌC VIỆN THÁNH GIUSE – DÒNG TÊN VIỆT NAM Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu Luận văn tốt nghiệp Chương trình Triết Học Tại Học Viện Thánh Giuse – Dòng Tên Việt Nam Học viên thực hiện Phêrô Lê Công Đoàn Giáo sư hướng dẫn Lý Minh Tuấn Tháng 05 năm 2021
  2. 1 Mục lục Giới thiệu ........................................................................................................................................ 3 CHƯƠNG I: NHỮNG NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM .......... 6 1. Nho giáo ................................................................................................................................. 6 2. Phật giáo ................................................................................................................................. 8 CHƯƠNG II: NỀN GIÁO DỤC THỰC DÂN ............................................................................. 10 1. Bối cảnh ................................................................................................................................ 10 2. Nền giáo dục cai trị .............................................................................................................. 11 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG............................................................ 13 1. Con người lý tưởng theo nho giáo – thánh nhân .................................................................. 14 1.1. Khái niệm con người lý tưởng........................................................................................ 14 1.2. Tính cách con người lý tưởng ........................................................................................ 15 2. Giáo dục để trở thành con người lý tưởng............................................................................ 15 2.1. Đức dục .......................................................................................................................... 16 2.1.1. Chiết tự chữ đức 德 .................................................................................................. 16 2.1.2. Lòng nhân là yếu tố tiên quyết trong đức dục để trở thành con người lý tưởng ...... 16 2.2. Trí dục ............................................................................................................................ 25 2.2.1. Chiết tự chữ trí 智..................................................................................................... 25 2.2.2. Trí dục là cầu nối hướng tới thế giới ........................................................................ 25
  3. 2 2.3. Thể dục ........................................................................................................................... 32 2.3.1. Chiết tự chữ thể 體 ................................................................................................... 32 2.3.2. Thể dục là yếu tố giúp đức dục và trí dục phát huy đến mức tối đa......................... 33 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HÌNH XÃ HỘI LÝ TƯỞNG .................................................................... 34 1. Cơ sở nền tảng định hình xã hội lý tưởng ............................................................................ 35 2. Xây dựng xã hội lý tưởng ..................................................................................................... 36 2.1. Công cuộc canh tân đất nước ......................................................................................... 37 2.1.1. Ý chí tiến thủ mạo hiểm ........................................................................................... 37 2.1.2. Tinh thần yêu thương ............................................................................................... 38 2.1.3. Tư tưởng tiến bước lên nền văn minh ...................................................................... 39 2.1.4. Thực hành yêu nước ................................................................................................. 40 2.1.5. Thực hành công đức ................................................................................................. 41 2.1.6. Hy vọng về danh dự và lợi ích ................................................................................. 41 2.2. Kết quả canh tân đất nước .............................................................................................. 42 CHƯƠNG V: NHẬN ĐỊNH ......................................................................................................... 48 Tóm kết ......................................................................................................................................... 53 Thư mục tham khảo ...................................................................................................................... 55
  4. 3 Giới thiệu Thế giới và xã hội đang không ngừng biển đổi hàng ngày hàng giờ để cho ngày càng trở nên hoàn thiện hơn về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục… Những thao thức tìm kiếm sự hoàn thiện hay nói đúng hơn là cái “đúng” trong mỗi lĩnh vực cũng đè nặng lên vai những người sống cùng thời đại đó. Vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu nhiều sự thiệt thòi về mặt chính trị cũng như giáo dục bởi sự xâm lược của thực dân Pháp – một trong những thế lực mạnh của châu Âu thời bấy giờ. Chính bởi sự hiện diện của những “người Tây” trên đất nước Việt Nam, vô hình chung đã làm cho nền giáo dục thuần phong kiến của đất nước Việt Nam trở nên “rối loạn”. Sự rối loạn không chỉ đến từ thực dân Pháp mà còn từ chính nền giáo dục thuần phong kiến và cổ hũ của Việt Nam thời bấy giờ, không còn đủ thích hợp để đáp ứng với thời đại. Đứng trước những ưu tư cải cách của đất nước, có nhiều nhà tư tưởng, nhà yêu nước đã đứng lên như những ngọn cờ tiên phong trong việc tìm kiếm cho thời đại một nền triết lý giáo dục mới – nền triết lý lý tưởng cho con người và xã hội như Phan Chu Trinh. Thông qua đó, con người có thể đạt tới sự hoàn thiện là trở thành “con người đích thực” trong “xã hội lý tưởng”. Nói đến việc tìm ra triết lý giáo dục cho đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, khó có ai có thể quên đề cập đến cụ Phan Bội Châu – một nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà thơ, nhà giáo dục. Những công trình tâm đắc như “Việt Nam Quốc sử khảo”, “Ngục trung thư”, “Lưu cầu huyết lệ tân thư”, “Tân Việt Nam”, “Hải ngoại huyết thư” của cụ đã đánh động đến thâm tâm của mỗi con người yêu nước thời bấy giờ về những biến động và khó khăn của quê hương trong thời xâm lược. Tuy nhiên, qua năm tháng,
  5. 4 những công trình tâm đắc ấy bị thiếu hụt vì sự thất lạc. May thay, giáo sư Chương Thâu – một nhà sử học - là một trong những người đầu tiên đứng lên để tìm lại những tác phẩm thất lạc ấy và gom góp chúng thành trọn bộ “Phan Bội Châu toàn tập” với 10 cuốn. Qua những ý tưởng, hành động và những phát biểu, diễn thuyết trước công chúng mang đầy tính nhân văn đan xen với luồng tư tưởng khôi phục lại nhân cách con người và xã hội Việt Nam. Phan Bội Châu muốn đánh bật lên những ý niệm trọng điểm về việc tìm kiếm và xây dựng một nền giáo dục và xã hội lý tưởng cho mỗi người dân Việt trong giai đoạn khốn khó và tương lai. Không phải là lẽ đương nhiên với tư tưởng “bài ngoại” được ăn sâu vào trong máu thịt của người Việt Nam khi Phan Bội Châu đứng lên để chống lại chủ nghĩa thực dân, mà khi nhận thấy một nền giáo dục truyền thống chỉ gói gọn trong trường làng không đủ để phát triển tri thức con người1 - nền giáo dục chuyên môn lấy từ chương khoa cử và một nền giáo dục thực dân chỉ với mục đích dễ bề cai trị con người Việt – nền giáo dục đều do người Pháp quản lý với mục đích chỉ làm cho người Việt Nam trở thành những con trâu, con ngựa cực kỳ ngoan ngoãn và dễ bảo2. Nhận ra chính sách của chủ nghĩa thực dân ảnh hưởng một cách “tiêu cực” đến con người và xã hội Việt Nam và một nền giáo dục truyền thống cổ hủ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển con người và xã hội, Phan Bội Châu đã lên tiếng cảnh tỉnh những con dân Việt Nam để họ không đánh mất chính mình trước những nền giáo dục như thế và coi đó như là một điều kiện cần thiết để tìm kiếm một tư tưởng triết lý giáo dục mới để đào tạo, nuôi dưỡng con người và xây dựng xã hội. 1 Phan Bội Châu, Phan Bội Châu niên biểu (Sài Gòn: Nhóm nghiên cứu sử địa xuất bản, 1971), 17. 2 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 3 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 529.
  6. 5 Ngang qua những tư tưởng và mong muốn của Phan Bội Châu trước những biến động lớn của lịch sử Việt Nam, bài viết khai thác và triển khai một hình ảnh xuất hiện trong suốt chiều dài của cuộc đời Phan Bội Châu mà bản thân ông muốn nhắm đến – hình ảnh con người lý tưởng và một xã hội tương lai. Với tài nghệ và sự khéo léo của mình, Phan Bội Châu đã gắn kết con người lý tưởng đậm chất Đông phương với một xã hội tương lai mang màu sắc Tây phương; cụ thể ông muốn nhắm đến một xã hội trong đó người dân làm chủ. Bài viết dưới đây là sự tập trung phân tích hình ảnh giáo dục con người như thế nào để trở thành một con người lý tưởng, qua đó tạo nên một xã hội lý tưởng trong sự tương giao của hai nền giáo dục Đông – Tây. Nền giáo dục Đông phương nhắm đến việc đào tạo nên con người lý tưởng và xã hội lý tưởng được hình thành bởi những tiếp thu kiến thức của nền văn hóa Tây phương.
  7. 6 CHƯƠNG I NHỮNG NỀN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM Truyền thống có thể là một yếu tố vô cùng mạnh mẽ cho quá trình phát triển chung của con người, nếu như người ta thấm nhuần, hiểu đúng bản chất và quá trình phát triển của nó qua từng giai đoạn; như thế người ta biết cách vận dụng sao cho phù hợp với sự tiến lên của con người và đất nước. Tuy nhiên, truyền thống cũng là một vật cản lớn lao, ngăn chặn sự phát triển của con người và xã hội nếu như người ta chưa hiểu hoặc hiểu lầm bản chất của nó. Nền giáo dục truyền thống Việt Nam cũng vậy, một nền giáo dục nho học đã ăn sâu vào tâm khảm của những người dân Việt với những tư tưởng và phương pháp giáo dục không hoàn toàn phù hợp với con người thời hiện đại. Điều này dẫn đến những hệ lụy trong việc giáo dục con người lý tưởng trong tương lai. 1. Nho giáo Việt Nam là một trong những đất nước chịu sự đô hộ của ngoại bang lâu dài nhất (sự đô hộ đến từ Trung Quốc). Do đó, nền giáo dục của nước Việt cũng chịu ảnh hưởng theo, từ phong tục – tập quán, tính cách, ngôn ngữ… Xét trên nhiều phương diện, Việt Nam như là một đất nước thứ hai của Trung Quốc quân chủ. Bởi vì sự đô hộ lên đến hơn 1000 năm, truyền thống giáo dục, đào tạo con người Việt cũng hoàn toàn chịu ảnh hưởng bởi những triết lý của Trung Quốc, nổi bật nhất là giáo dục Nho giáo. Mục tiêu của nền giáo dục này là lấy đạo trung quân làm mục tiêu hướng tới và khuôn vàng thước ngọc là đào tạo ra những bậc quân tử. Từ đó, những chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội cũng bị gói gọn trong “tam cương” (mối quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ -
  8. 7 chồng) và “ngũ thường” (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) đối với nam và “tam tòng” (ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con), “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh) đối với nữ là điều bắt buộc mỗi người phải theo. Nền tảng cho những tiêu chuẩn đạo đức đó được trình bày trong những bộ sách thánh hiền tứ thư và ngũ kinh là những gì không thể thiếu trong việc dạy học; đồng thời luyện tập cho người học để đạt tới văn hay, chữ tốt, tức là có năng lực diễn đạt, trình bày những tư tưởng bằng các bài thơ, phú, văn. Các sĩ tử thấm nhuần trong sách thánh hiền về việc đối nhân xử thế, về cách cai trị “tề gia trị quốc”3 và cao hơn nữa là “bình thiên hạ”4. Xuất phát từ những mục tiêu ấy, ở nước ta trong 10 thế kỷ thời Bắc thuộc, chương trình giáo dục chủ yếu là giáo dục đạo đức, không có ngành nghề khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, không có chương trình dạy con người về sản xuất nông nghiệp. Nội dung của nền giáo dục Nho học Việt Nam là coi trọng giáo dục đạo đức, không chú tâm đến tài trí, vì đối với vua quan, cần thiết là đức, có đức thì mới an dân, có đức thì mới hòa hợp được với đạo trời đất, mới có mưa thuận gió hòa5, còn kiến thức và kỹ năng về sản xuất thì chưa được đưa vào nội dung giáo dục. Người nông dân học nông nghiệp một cách tự phát, đối với thương nghiệp cũng như các ngành nghề khác như khai mỏ, luyện đúc sắt, cơ khí… cũng được truyền lại bằng phương pháp kèm cặp thông qua phường hội và trực tiếp hướng dẫn nhau, chứ không có trường lớp, sách vở6. Với những con em ở những nơi không có được một nền giáo dục khá giả thì chỉ mong trông cậy vào những người hay chữ trong làng để kèm cặp và giáo dưỡng bằng cách học thuộc từng câu, từng chữ trong sách thánh hiền. Việc đa dạng trong các cách dùng từ, ngữ nghĩa của cổ nhân cũng làm khó các thầy hay chữ, vì thế, con em cũng chỉ biết 3 Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải (Nxb Tôn giáo, 2017), 1124. 4 Ibid., 1137. 5 Trần Văn Giàu, Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội, 1993), 94-95. 6 Lê Văn Giang, Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam (Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 2003), 16.
  9. 8 đón nhận những gì người dạy học truyền thụ mà không có một chút nghi ngờ hay sáng tạo trong việc học. Khi vượt qua được các trường thí thì người học được bổ nhiệm làm các chức vụ trong đất nước, để thực hiện điều quan trọng bậc nhất là trở thành những người ái quốc. Tuy nền giáo dục nho giáo vẫn mang đến những ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam giai đoạn thời bấy giờ như tư tưởng hiếu học, tinh thần ham học hỏi của người Việt Nam và tư tưởng về các mối quan hệ giữa học và tập, giữa học và hành, giữa dạy và học nhưng dường như những mặt trái của nền giáo dục truyền thống càng tỏ rõ hơn khi người nước ta không bắt kịp với nền văn minh của thế giới. Phương hướng học tập của Nho giáo là hướng về đời xưa, người xưa và việc xưa. Khi gặp những vấn đề gì thì tìm hiểu xem các tiên hiền đi trước đã giải quyết như thế nào rồi áp dụng theo. Như thế dẫn đến hệ lụy của những tư tưởng ấy để lại những vết hằn sâu đậm trong tư tưởng của người Việt. Không chỉ dừng lại ở đó, việc giáo dục của người xưa hầu như chú trọng vào việc lặp đi lặp lại nhưng cái cũ cho đến khi thuộc lòng dù không hiểu cũng không sao. Chính như vậy làm cho người ta nghèo nàn về sự phát triển và sáng tạo trong cách học. Sự phiến diện trong nội dung giáo dục và mục tiêu giáo dục Nho giáo đã dần dần không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, do đó chính nó làm trì trệ nền giáo dục nước nhà, là lực cản cho sự phát triển của đất nước và là nguyên nhân chính yếu gây nên những hệ lụy cho tương lai. 2. Phật giáo Mặc dù, Phật giáo ít ảnh hưởng đến con người Việt Nam vào những năm tiền và trong giai đoạn Pháp thuộc, vì ưu ái của các vua chúa dành cho Nho giáo, tuy nhiên, những ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Phật giáo đối với đạo đức con người vẫn còn tiếp diễn đặc biệt đối với đại đa số quần chúng nhân dân. Nền giáo dục cổ Việt Nam không phải khi nào và ở đâu cũng là giáo dục Nho giáo. Giáo dục Phật giáo tồn tại trong nhiều thế kỷ góp phần vào việc hình thành vào
  10. 9 giáo dục con người Việt Nam. Có thể nói rằng giáo dục Phật giáo khi đặt nền móng tại Việt Nam là một nền giáo dục bổ sung cho Nho giáo vào những thời kỳ đầu. Bản chất của Phật giáo thời kỳ mới đến Việt Nam là chủ nghĩa nhân đạo, giúp con người tìm về những triết lý sống với tư tưởng tự do, cởi mở, đoàn kết, khoan dung với mọi người. Đó là một nền giáo dục muốn nhận thức về thế giới bên ngoài và nhận thức chính bản thân mình. Khác với những luồng tư tưởng khác, Phật giáo đưa ra ba lý thuyết về nghiệp báo, nhân duyên và ý chí con người7. Những lý thuyết này đã ảnh hưởng sâu đậm trên tiềm thức và sinh thức hành động con người Việt Nam. Những tăng lữ của Phật giáo đi sâu vào trong các làng mạc để truyền bá những kiến thức, tư tưởng, mở chùa chiền và huấn luyện dân chúng về các vấn đề thế tục. Những hành động và những triết thuyết tích cực này của Phật giáo giúp cho con người Việt sống với tinh thần từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, tránh xung đột, bạo hành, tâm hồn luôn luôn vui vẻ, bình đẳng, bác ái. Thế nhưng, vì chính việc ăn sâu vào tâm khảm của con người về nhân đạo, việc nhận thức chính mình, thoát khổ bằng tu tâm dưỡng tính và quan niệm cuộc sống một cách bi quan, sống trong trần gian chỉ là thoáng qua, sống gửi. Việc nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên làm cho đại đa số người dân Việt dễ chùn bước khi gặp khó khăn hoặc sống buông trôi cho qua ngày đoạn tháng. Khi gặp trắc trở, khó khăn người ta thường nghĩ đến số phận, nghiệp chướng, nhân quả, do đó, nó hình thành cho con người một tính cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội, thờ ơ, do dự đối với những cái tiêu cực của xã hội, cái ác đang xảy ra trong cộng đồng. Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, người dân Việt dễ an phận 7 Lý Minh Tuấn, Đông phương triết học cương yếu (TP Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, 2019), 450 – 460.
  11. 10 với hoàn cảnh chịu sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân mà ít có tư tưởng đứng lên để chống lại mà chỉ chờ đợi và tin vào nhân quả tự đến. CHƯƠNG II NỀN GIÁO DỤC THỰC DÂN Mặc dù giáo dục truyền thống của dân Việt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế nhưng nó vẫn chưa phải là điều kiện tiên quyết để cụ Phan Bội Châu có thể lấy đó làm nền tảng cho những thay đổi về giáo dục sau này. Mà nguyên nhân chính yếu nhất là việc đứng trước cảnh nền giáo dục của nước nhà đang phải hứng chịu một nền giáo dục của thực dân Pháp, một nền giáo dục chỉ nhằm vào lợi ích cho chính người Pháp mà không quan tâm đến con người Việt Nam thời đó. 1. Bối cảnh Sau những năm dày công để xâm lược trên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp mới có thể ổn định để bắt tay vào công cuộc áp bức, bóc lột nhân nhân Việt Nam. Trong khi đó, xã hội Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng trì trệ với nền sản xuất tự cung tự cấp, không có chính sách mở cửa với nước ngoài. Xã hội Việt Nam ngày càng đi vào bước đường cùng của lịch sử bởi những chính sách đè nặng lên con người Việt Nam. Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển. Thực dân Pháp vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở nông thôn và biến Việt Nam thành một đất nước nửa thuộc địa. Hậu quả của việc duy trì chính sách lạc hậu ấy đã làm phá sản và bần cùng hóa người lao động. Không chỉ dừng lại việc đánh
  12. 11 thẳng tay vào việc duy trì nền kinh tế lạc hậu, thực dân Pháp còn đặt gánh nặng trên những đôi vai của người Việt bằng cách tạo ra nhiều loại “thuế bất thường” khiến người dân phải ca thán… Bao nhiêu đồ vật gì cũng có thuế, bao nhiêu những sự sống gì cũng có thuế, bao nhiêu những chỗ sinh sản gì cũng thuế! Cho đến thân ta do cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng, mỏi chân tay, hao tâm huyết, thế mà cũng phải cung phụng cho giặc Pháp mỗi năm bốn hay năm đồng bạc để chuộc thân8 và tăng nhiều loại thuế khóa như thuế điền thổ, thuế nhân khẩu, thuế nhà cửa, thuế bến đò, thuế sinh tử, thuế khê khoán, tạp thuế nhân sự, thuế thuyền hộ, thuế buôn bán, thuế chợ, thuế muối, rượu, thuế đền chùa, thuế công nghệ, thuế địa sản, thuế ruộng trồng thuốc, thuế thuốc sống, thuế thuốc chín, thuế thuốc công nghệ, thuế tư cục9. Thực dân Pháp thực hiện những hình phạt cho những nhà tri thức dám đứng lên chống lại chúng như Phan Đình Phùng, Nguyễn Sĩ…làm lòng dân Việt phải sợ hãi như đào bới xác lên để đốt thành tro và rải rắc khắp nơi, hoặc bị cắt đầu bêu rếu khắp chợ như Hà Văn Mỹ10…, cầm tù vua nước Nam nơi đất khách để hàng năm lấy tiền cung dưỡng, mọi quyền lợi đều bị người Pháp nắm giữ. Chính sách khai thác kinh tế cùng với những chính sách chính trị, văn hóa xã hội ngày càng làm cho xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa nhanh chóng hơn và khiến cho mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân Việt ngày càng gia tăng. 2. Nền giáo dục cai trị Trong khi bối cảnh xã hội bị ảnh hưởng nặng từ những chính sách khai thác của thực dân Pháp, thì bối cảnh giáo dục người dân Việt cũng chẳng khấm khá hơn. Với việc nền giáo dục 8 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 2 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 259. 9 Ibid., 133 – 142. 10 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 2 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 124.
  13. 12 Nho giáo đang trong thời gian suy tàn với một lối dạy học lạc hậu, không chỉ nội dung phiến diện không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân tài cho đất nước mà còn đang hạn chế sự phát triển đường lối tư duy, suy nghĩ của con người. Người Việt Nam ngày xưa chúng ta lấy Hán học làm cơ sở để giáo dục và đào tạo con người, trong khi đó người Pháp lấy việc thi chuyên môn từ chương khoa cử để làm cho nhân dân thêm ngu muội, vì thế, người Việt thời đó chỉ học hành theo những gì mà chương khoa cử đưa ra. Kèm theo một nền giáo dục thực dân chăm lo phần lớn với mục đích cai trị, cưỡng bức con người như nô lệ, trâu ngựa, từ bỏ các lối giáo dục khoa võ, chỉ chú trọng đến khoa văn để làm giảm sự kiên cường, mạnh mẽ của người Việt. Không chỉ dừng lại ở đó, người Pháp còn giáo dục và quản lý các sách giáo khoa, môn học với những nội dung chủ yếu là ca ngợi công đức của người Pháp và khoe khoang sức mạnh của chính bản thân mình mà thôi. Còn lịch sử nước Việt Nam thì bị cấm trong việc giáo dục thời Pháp thuộc. Có nhiều sự khác biệt giữa hệ thống trường học cho người Việt và người Pháp chẳng hạn như môn thể dục, môn học được coi là tiền đề để trau dồi sức khỏe của người dân Việt thì không có hoặc không được chú trọng trong chương trình học, tuy nhiên trường học cho người Pháp thì có đầy đủ. Đối với một số nơi, số ít giáo viên còn lạm dụng đối với nữ sinh, nếu xét về tiêu chuẩn đạo đức giáo dục thì những giáo viên đó không đủ tư cách để gọi là giáo viên hoặc một số ít còn lạm dụng chức quyền để trục lợi bằng việc thu những đồng tiền không có trong chương trình giảng dạy, phần lớn giáo viên có năng lực thì tập trung ở các trường học cho người Pháp hoặc cho những trường có danh tiếng. Cuối cùng, tất cả mọi chi phí giáo dục người Việt đều phải trả cho người Pháp. Đồng thời, mê hoặc những lớp thanh niên thông minh để hủy hoại nhân tài trong nước. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn thành lập một trường học Đại Pháp, một trường học Pháp – Việt nhưng tập trung chủ yếu dạy viết văn Pháp, để phục vụ cho nhu cầu cai trị còn đối
  14. 13 với những gì liên quan đến người Việt thì học sinh phải tự tìm tòi, nghiên cứu mà không được hướng dẫn một cách kỹ càng. Việc xuất dương để du học và giao thiệp với nước khác, ngoài một phần vì điều kiện kinh tế đất nước Việt Nam và gia đình không cho phép, nhưng một phần cũng vì những quy định hạn chế giao du nước ngoài của thực dân Pháp, vì thế tạo nên sự khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức từ những nền văn minh tiên tiến. Tuyên truyền cho người dân Việt những tư tưởng văn hóa, tư tưởng “mẫu quốc”, “a dua”, đua đòi theo những thứ Tây để làm cho tầng lớp trí thức và thanh niên sa ngã là điều mà thực dân Pháp muốn nhắm đến trong chính sách cai trị. Trong khi đó phần lớn người dân Việt vẫn ở trong đói nghèo, lạc hậu và mù chữ. Đứng trước những sự khó khăn và suy đọa của nền giáo dục và xã hội Việt, một sự khẩn thiết được đưa ra là làm thế nào để chấn hưng lại đất nước bao gồm cả về con người và xã hội. CHƯƠNG III XÂY DỰNG CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG Nhìn lại lịch sử nước nhà phải chịu nhiều sự khổ cực, tủi nhục vì chính sách cai trị của thực dân Pháp, dường như khái niệm quyền bình đẳng giữa con người không còn tồn tại trong đất Việt. Bản chất con người vốn được Trời phú, cho nên mỗi người đều phải tu dưỡng và giáo dục chính mình, không để những hoàn cảnh cũng như những thực tại đánh mất bản tâm để giữ lấy bản chất thiện của con người Việt.
  15. 14 1. Con người lý tưởng theo nho giáo – thánh nhân Trước hết để biết thế nào trở thành một con người toàn thiện, thì cần chất vấn lại bản thân đối với việc giáo dục – đào tạo chính mình. Phan Bội Châu có khẳng định rằng: “Chúng ta sở dĩ học là cốt học để làm người, mà khuôn mẫu làm người, tất phải làm cho đến thánh; mà muốn làm cho đến thánh, tất phải tìm cho ra tinh túy của thánh nhân; muốn cho được tinh túy của thánh nhân tất phải hết sức dụng công ở nơi học”11. Trong khi đó, phương pháp giáo dục con người hầu hết nằm ở chữ “nhân”, có hoàn toàn đức nhân mới hoàn toàn được chữ thánh. Ông đề cao chữ nhân và coi nó như là một điều thiết yếu của đời sống, từ đó, con người mới làm được những việc khác. 1.1. Khái niệm con người lý tưởng Khi nói đến con người toàn thiện, Phan Bội Châu đã nại đến cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Lộ trong Luận Ngữ để đưa ra khái niệm về người toàn thiện. Khi Tử Lộ ba lần gạn hỏi về người quân tử, thì Khổng Tử đáp lại rằng: “Sửa mình trở nên kính, sửa mình làm cho người được an bình, sửa mình làm cho trăm họ được an bình”12. Và Khổng Tử còn nhấn mạnh rằng đến những bậc như vua Nghiêu, vua Thuấn còn khó có thể làm được. Nếu một người quân tử đạt tới mức ấy thì đã trở thành một thánh nhân. “Sửa mình trở nên kính” muốn nhấn mạnh đến việc tu sửa những thứ bên trong con người, sửa mình để trong lòng luôn được tốt lành. Tu sửa để chính bản thân không còn những ý nghĩ đen tối, tối tăm mà tu sửa để tâm hồn trở nên tốt lành, trong sáng. “Sửa mình làm cho người được an bình” là sửa chính bản thân để mang đến sự bình an – an nhiên cho những thân nhân của mình. Không chỉ dừng lại ở việc mang đến cho người thân sự bình an mà còn cho những người mà bản thân không quen biết, sự hiện diện của người quân tử 11 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 9 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 259. 12 Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải (Nxb Tôn giáo, 2017), 368.
  16. 15 mang đến niềm vui, an nhiên cho người khác. Đó là ý nghĩa của việc “sửa mình làm cho trăm họ được an bình”. Tuy nhiên, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến yếu tố thời cơ vì dù sống trong bậc sống nào, một người cũng không thể “chiều” hết tất cả mọi người trong xã hội. 1.2. Tính cách con người lý tưởng Để trở thành một thánh nhân, điều đầu tiên và trên hết đó là chữ “nhân”, Phan Bội Châu cho rằng có chữ “nhân” mới làm cho con người trở nên toàn thiện hay trở thành thánh nhân. Trong Nho giáo, nhân là đức hạnh nền tảng của con người, là lòng yêu thương con người, có đầy đủ các đức tính tốt, hiểu biết thấu đáo, là lòng trung thành với đạo trời, chữ nhân có thể coi vừa là năng lực và vừa là đường lối hoàn thiện con người – hay nói cách khác là đường lối dẫn con người tới bậc thánh nhân. Nội dung của chữ nhân cũng được người xưa thể hiện trong cách chiết tự của nó. Chữ “nhân” (仁) được ghép từ chữ nhân 人 là người và chữ nhị 二 là hai, muốn thể hiện lòng nhân của con người là biết thương người mến vật thông qua đó thể hiện lòng thương yêu của Trời đối với con người. Như thế, người có chữ nhân trong mình cũng tức là người sống có Trời trong lòng vì họ sống bằng đạo tâm hay là đạo của Trời. 2. Giáo dục để trở thành con người lý tưởng Có thể nói Nho gia là một trong những hệ tư tưởng đặt việc giáo dục con người lên hàng đầu. Vì thế, Phan Bội Châu đã đưa một chương trình giáo dục con người lý tưởng trên cơ sở Nho giáo kèm theo những lối đan xen phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ để hình thành nên một con người mới – con người lý tưởng. Theo tư tưởng của Phan Bội Châu thì để giáo dục nên con người lý tưởng hiện đại thì cần phải giáo dục cả về trí dục, đức dục và thể dục và tất cả những khía cạnh liên quan đến con người. Như thế mới có thể tạo ra được con người có
  17. 16 ích cho xã hội, mới có thể tạo ra những con người phát triển toàn diện, từ đó góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. 2.1. Đức dục Đối với Phan Bội Châu, đã là con người không có gì đáng giá hơn việc được giáo dục, cổ vũ khí dân và nuôi nấng đức dân. Trong đó việc nuôi dưỡng đức dân được đặt lên hàng đầu. Theo ông, để trở thành một con người lý tưởng thì sẵn sàng học tất cả những điều hay cái đẹp đến từ mọi nơi nhưng không làm mất đi căn tính của mình. Đó là cái tâm hướng thiện của con người. 2.1.1. Chiết tự chữ đức 德13 Chữ đức 德 được chiết tự từ bộ xích 彳 nghĩa là bước những bước ngắn, thong thả; chữ trực 直 nghĩa là ngay thẳng và chữ tâm 心 là nhân tâm con người. Chữ đức 德 muốn biểu thị đến việc hành động với một lương tâm ngay thẳng, từng bước một. 2.1.2. Lòng nhân là yếu tố tiên quyết trong đức dục để trở thành con người lý tưởng Lo lắng về việc chạy đua theo con đường địa vị, tiền bạc và Tây hóa con người bằng rượu Tây, cơm Tây, mặc đồ Tây, xe Tây, lầu Tây14 của những người thuộc tầng lớp tri thức của Việt Nam vào thời bấy giờ, cụ Phan Bội Châu đã lên tiếng cảnh báo những người trong tầng lớp ấy để họ có thể thức tỉnh trước những cạm bẫy về tiền bạc và địa vị mang lại mà đánh mất chính mình, đánh mất chính những gì sâu thẳm thuộc về con người. Vì thế, Phan Bội Châu đã nhấn mạnh đến 13 Thiều Chửu, Hán Việt tự điển (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993), 197. 14 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 4 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 44.
  18. 17 việc giáo dục lòng nhân như là điều kiện tiên quyết để con người trở về với những gì thuộc về mình. Đối với Khổng Tử, nhân là thiên mệnh, là đạo mà con người nhận lãnh được từ Trời15. Đức nhân còn là cái vốn đã có sẵn trong con người, là một tiềm năng để trở nên tốt, nên thiện16. Ngoài ra, trong phạm vi lớn hơn là xã hội, đức nhân còn là lòng thương người. Nói một cách chính xác hơn, nhân là một đức tính phổ quát bao gồm tất cả các đạo lý. Học giả W.T. Chan nhận xét rằng: Khổng Tử là người đầu tiên đã nói về chữ nhân như là nhân đức phổ quát, là toàn đức17. Trong khi đó, theo từ điển Tiếng Việt từ nhân còn có những cách hiểu nghĩa khác nhau như nhân là lòng yêu thương người, ăn ở có nhân, hay như nhân ái: yêu thương con người, giàu lòng nhân ái18. Nhân ái là tình cảm thúc đẩy hành động thiện chí, luôn muốn điều tốt, điều hay cho anh em đồng loại, từ vật chất đến tinh thần, những gì đã, đang có và cố gắng phấn đấu để có. Lòng nhân là tâm điểm của cuộc sống con người, là trung tâm của mọi thái độ hành vi trong cuộc đời19, cũng giống như đại từ, đại bi, chúng sinh bình đẳng của Phật Thích Ca; nghĩa là yêu người như mình và xem thù như bạn của Chúa Giêsu vậy20. Phan Bội Châu cũng quan niệm rằng: Khi bàn bạc chữ nhân thời chỉ duy Khổng Tử mới là bậc tìm đến tận căn của chữ nhân hay nói cách 15 Trương Lập Văn, Thiên (Nxb Khoa học Xã hội, 2003), 100 – 105. 16 Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải (Nxb Tôn giáo, 2017), 177. 17 Hall, David L.; Ames, Roger T., Thinking Through Confucius (New York: State University of New York Press, 1987), 111. 18 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học và Nxb Đà Nẵng, 2006), 709. 19 Nguyễn Vinh Sơn, SCJ, Nhân (Nxb Đại học quốc gia TPHCM), 10. 20 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 9 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 41.
  19. 18 khác tận thiện tận mỹ21; từ tình yêu của con người đối với mình, đối với nhau, đối với vũ trụ vạn vật. Nó chính là linh hồn, nền tảng và là cầu nối liên kết mọi nhân đức lại với nhau. Nhân là tình yêu đối với chính mình Theo Phan Bội Châu, muốn giáo dục được lòng nhân thì trước hết cần phải truy nguyên đến cái căn bản làm nhân khi cho rằng tính nhân Trời phú cho mình, đức nhân sẵn có ở trong mình, chỉ cần bản thân muốn làm điều nhân thì sẽ làm được. Sau đó mới đến việc giáo dục lòng nhân bằng cách trừng trị hết cái bệnh tư dục nghĩa là khắc chế lấy mình và làm sống lại cái chân lý của Trời là trở lại theo khuôn phép là làm điều nhân. “Khắc kỷ, phục lễ vi nhân”22. Ở đây, Phan Bội Châu muốn nhấn mạnh đến ý tứ của Đức Khổng Tử về lòng nhân trước hết không phải thể hiện lòng nhân cho người khác nhưng mà là “qui nhân23” nghĩa là yêu thương chính mình. Để làm điều nhân thì con mắt, cái miệng, lỗ tai, cái thân cần phải được khắc chế lại, những thói hư tật xấu và những dục vọng riêng của mình cần phải được loại bỏ, chính mình cần phải trở về với những khuôn phép tốt đẹp của các thánh hiền ngày xưa để lại mà những bậc làm cha mẹ, họ hàng, thầy giáo đã dạy bảo mình. Phải thường hỏi lại ở lòng lương tri của bản thân; hễ có cái gì không đúng với lẽ Trời ở trước mắt chớ dòm, biết được cái gì không hợp thói thường ở bên tai chớ nghe; những lời lẽ gì biết được mà không đúng thì miệng chớ nói ra; những việc gì không hợp với khuôn phép thân chớ hành động24. Nếu khắc chế được những dục vọng của bản thân và quay trở về với khuôn phép nghĩa là bản thân đang thi hành điều nhân. Lòng nhân còn được thể hiện trong sự thận trọng của việc nói năng “Nhân giả, kỳ ngôn dã nhẫn”25 ý muốn nói rằng trước khi nói cần phải nghĩ ngợi một cách thấu đáo, có những điều 21 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 9 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 41. 22 Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải (Nxb Tôn giáo, 2017), 279. 23 Ibid., 42. 24 Ibid., 43. 25 Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải (Nxb Tôn giáo, 2017), 282.
  20. 19 nói được ở nơi này nhưng có những điều có thể chỉ được nói ở nơi khác hoặc là không thể nói. Trong thời kỳ Pháp thuộc, có nhiều người dám đứng lên để cổ vũ phong trào chống lại Pháp, tuy nhiên khi bị truy bắt người ta nên biết cân nhắc, đắn đo và suy nghĩ một cách thấu đào trước khi nói về họ. Không làm tổn hại đến họ trong tương quan giữa người với người và không làm trái với lương tâm, ấy chính là lòng nhân được thể hiện việc nói năng. Tình yêu đối với chính mình không phải là dung túng, phóng khoáng đối với bản thân nhưng mà là khắc kỷ đối với chính những tham – sân – si, chẳng hạn khi mới cắp sách đi nhà trường miệng chưa đọc mấy chữ a, b, c, mà đã trong bụng chất đầy những Hồng với Thị26! Khi đã bập bẹ năm ba tiếng “moi, toi, non, oui”27 thì chân lo xỏ “bốt tin”28 sao cho “mốt” tay lo cắp “ba toong”29 sao cho “cù”. Khi đã được cái “Đốc” hay “Tham”30 chi rồi mặt múa mày nhẵn, ngó như hình dòng giống họ hàng nhà mình không ai hơn nữa31. Hơn nữa, thể hiện lòng nhân đối với chính mình cũng chính là nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ của con người mình hiện hữu trong cuộc sống này. Nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ đối với chính bản thân là tiền đề để con người có thêm những động lực mà phấn đấu với lý tưởng của mình. Phan Bội Châu cũng đã khơi gợi cho người Việt nhận thấy trách nhiệm của một con người đó là học đức nhân trước qua việc tu sửa chính mình nhờ đó để sửa đổi người khác, học trí để mở mang đầu óc để phục dựng lại đất nước. 26 Hồng: Hồng lô. Thị: Thị độc – Những phẩm hàm của triều đình ban tặng cho quan. 27 Moi: tôi; toi: mày; non: không; oui: có (tiếng Pháp) 28 Bốt tin: Giày Tây có cổ. 29 Ba toong: Cái gậy 30 Đốc: Bác sĩ; Tham: tham tá (một chức quan) 31 Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập - tập 4 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1990), 80.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2