intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi Đại học: Polime và vật liệu polime

Chia sẻ: Ken Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

184
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Luyện thi Đại học: Polime và vật liệu polime" sau đây gồm 85 câu hỏi lý thuyết và bài tập với hình thức trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo để ôn tập và luyện thi hóa học thật hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi Đại học: Polime và vật liệu polime

POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:12A . . . . . Trường THPT Tiên Du 1-Bắc Ninh. 1. KN, phân loại và tính chất vật lí.<br /> Câu 1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime : “Polime là những hợp chất có phân tử khối ...(1)..., do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là ....(2)....) liên kết với nhau tạo nên. A. (1): trung bình; (2): monome B. (1): rất lớn; (2): mắt xích C. (1): rất lớn; (2): monome D. (1): trung bình; (2): mắt xích. Câu 2: Cho công thức: (-NH-[CH2]6-CO-)n .Giá trị n trong công thức này không thể gọi là A. Hệ số polime hóa B. Độ polime hóa C. Hệ số trùng hợp D. Hệ số trùng ngưng. Câu 3: Phát biểu sau đây không đúng là A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. C. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome. D. Polime tổng hợp được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. Câu 4: Trong bốn polime cho dưới đây, theo nguồn gốc, polime cùng loại polime với tơ capron là A. tơ tằm B. tơ nilon- 6,6 C. xenlulozơ trinitrat D. cao su thiên nhiên. Câu 5: Trong bốn polime cho dưới đây, polime cùng loại polime với cao su Buna là A. Poliisopren. B. Nhựa phenolfomanđehit. C. Poli(vinyl axetat). D. Policaproamit. Câu 6: Nhận xét về tính chất vật lý chung của polime không đúng là A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng. C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 7: Phát biểu sau đây không đúng là A. Polime có khối lượng phân tử rất cao và kích thước phân tử rất lớn B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau C. Protit không thuộc loại hợp chất polime D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ.<br /> <br /> 2. Các phản ứng điều chế polime.<br /> Câu 8: Phản ứng trùng hợp là phản ứng A. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime). B. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước). C. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước). D. cộng hợp liên hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime). Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp: A. phải là hiđrocacbon B. phải có 2 nhóm chức trở lên C. phải là anken hoặc ankađien. D. phải có một liên kết đôi hoặc vòng no không bền. Câu 10: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin. B. Tơ capron từ axit ε- aminocaproic<br /> <br /> - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Bài tập TNKQ LTĐH Polime và vật liệu polime trungngoc879@gmail.com<br /> <br /> 1<br /> <br /> C. Tơ nilon - 6,6 từ hexametilenđiamin và axit ađipic. D. Tơ lapsan từ etilenglicol và axit terephtalic. Câu 11: Hợp chất dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp là A. axit ε- aminocaproic B. caprolactam C. metyl metacrylat D. buta-1,3-đien. Câu 12: Polime (- CH2- CH(CH3)-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp của monome A. CH2=CH-CH3 B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 C. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH2 -CH=CH2 D. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH=CH2 Câu 13: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren; clobezen; isopren; but-1-en. B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. C. 1,2-điclopropan; vinyl axetilen; vinyl benzen; toluen. D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. Câu 14: Polime được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp là: A. poli (ure fomandehit) B. Teflon C. poli (etylen terephtalat) D. poli (phenol-fomandehit) Câu 15: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế theo sơ đồ. X → Y → Z → PVC. chất X là A. etan. B. butan. C. metan. D. propan. −H O t ,P ⎯ ⎯ Câu 16: Cho sơ đồ: (X) ⎯⎯ → Y ⎯⎯ → polime. Chất (X) thoả mãn sơ đồ là B. C6H5-CH(OH)-CH3. A. CH3CH2-C6H4-OH. D. C6H5-O-CH2CH3. C. CH3-C6H4-CH2OH. Câu 17: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ (như nước) gọi là phản ứng A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng Câu 18: Polime thiên nhiên: tinh bột (C6H10O5)n; cao su isopren (C5H8)n; tơ tằm (-NH-R-CO-)n. Polime có thể được coi là sản phẩm trùng ngưng là B. tinh bột (C6H10O5); cao su isopren (C5H8)n. A. tinh bột (C6H10O5) D. tinh bột (C6H10O5); tơ tằm (-NH-R-CO-)n C. cao su isopren (C5H8)n Câu 19: Chất hoặc cặp chất sau đây có phản ứng trùng ngưng là A. ancol etylic và hexametilenđiamin B. axit ω-aminoenantoic C. axit stearic và etylen glicol D. axit eloric và glixerol Câu 20: Trong các cặp chất sau, cặp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là A. CH2 = CH-Cl và CH2 = CH-OCO - CH3. B. CH2 = CH - CH = CH2 và C6H5-CH=CH2. C. CH2 = CH-CH=CH2 và CH2 = CH-CN. D. HOCH2- CH2OH và p-HOOC-C6H4-COOH. Câu 21: Chất hoặc cặp chất dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. phenol và fomanđehit B. butađien-1,3 và stiren. C. axit ađipic và hexametilen điamin D. axit ε-aminocaproic<br /> 2 0<br /> <br /> 3. Chất dẻo.<br /> Câu 22: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp B. CH2=CHCOO-C2H5. A. C2H5COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOCH=CH2. Câu 23: Thủy tinh hữu cơ plexiglas được điều chế từ monome A. vinyl axetat. B. metyl acrylat. C. metyl metacrylat. D. etyl metacrylat.<br /> <br /> - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Bài tập TNKQ LTĐH Polime và vật liệu polime trungngoc879@gmail.com<br /> <br /> 2<br /> <br /> Câu 24: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là A. Polietilen; tơ tằm, nhựa rezol. B. Polietilen; cao su thiên nhiên, PVA. C. Polietilen; đất sét ướt; PVC. D. Polietilen; polistiren; bakelit (nhựa đui đèn) Câu 25: Polime sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo là A. Poli(metylmetacrylat) B. Poliacrilonitrin C. Poliphenol fomanđehit. D. Poli(vinyl clorua) Câu 26: Thường dùng poli(vinyl axetat) để làm vật liệu A. Chất dẻo B. Tơ C. Cao su D. Keo dán. Câu 27: Poli(vinylancol) được tạo ra từ A. phản ứng trùng hợp CH2=CH(OH) B. phản ứng thủy phân poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm. C. phản ứng cộng nước vào axetilen D. phản ứng giữa axit axetic với axetilen. Câu 28: Nhựa rezol được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với: A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường axit. C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit. Câu 29: Nhựa novolac được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với: A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường bazơ. C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit. Câu 30: Nhựa rezit được điều chế bằng cách A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian. B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian. C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian. D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian. Câu 31: Mô tả ứng dụng của polime dưới đây không đúng là A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện. B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa… C. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả. D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện... Câu 32: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong định nghĩa về vật liệu compozit. “Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ....(1)...thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà........(2).... A. (1) hai; (2) không tan vào nhau B. (1) hai; (2) tan vào nhau C. (1) ba; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau<br /> <br /> 4. Cao su.<br /> Câu 33: Phát biểu về cấu tạo của cao su thiên nhiên dưới đây không đúng là A. Cao su thiên nhiên là polime của isopren. B. Các mắt xích của cao su tự nhiên đếu có cấu hình transC. Cao su thiên nhiên có thể tác dụng với H2 ; HCl ; Cl2,…. và đặc biệt là lưu huỳnh. D. Các phân tử cao su xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Câu 34: Tính chất dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên là A. Không tan trong xăng và benzen. B. Không dẫn điện và nhiệt. C. Không thấm khí và nước. D. Tính đàn hồi Câu 35: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của A. buta-1,4-đien. B. buta-1,3-đien. C. 3-metybuta-1,3-đien. D. 2-metybuta-1,3-đien. Câu 36: Bản chất của sự lưu hoá cao su là<br /> <br /> - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Bài tập TNKQ LTĐH Polime và vật liệu polime trungngoc879@gmail.com<br /> <br /> 3<br /> <br /> A. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian. B. tạo loại cao su nhẹ hơn. C. giảm giá thành cao su. D. làm cao su dễ ăn khuôn. Câu 37: Phát biểu sau đây không đúng là: A. Cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên. B. Cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất hiđrocacbon. C. Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt. D. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch hở không nhánh gồm nhiều sợi xen kẽ nhau. Câu 38: Loại cao su dưới đây được sản xuất từ polime của phản ứng đồng trùng hợp là A. cao su Buna B. cao su Buna-S C. cao su isopren D. cao su cloropren. Câu 39: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là A. cao su Buna. B. cao su Buna-S. C. cao su Buna- N. D. cao su cloropren. Câu 40: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.<br /> <br /> 5. Tơ.<br /> Câu 41: Tơ gồm 2 loại là A. tơ hóa học và tơ tổng hợp. B. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo. C. tơ hóa học và tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo. Câu 42: Trong các chất sau, chất không phải sợi nhân tạo là A. tơ visco. B. tơ poliamit. C. tơ axetat. D. tơ đồng amoniac. Câu 43: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enan. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là A. Tơ tằm và tơ enan. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 44: Nilon–6,6 là một loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 45: Theo nguồn gốc, loại tơ dưới đây cùng loại với len là A. bông B. capron C. visco D. xenlulozơ axetat. Câu 46: Loại tơ dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là A. tơ capron B. tơ nilon -6,6 C. tơ capron D. tơ nitron. Câu 47: Tơ sợi axetat được sản xuất từ A. visco. B. sợi amiacat đồng. C. poli(vinylaxetat). D. xenlulozơđiaxetat và xenlulozơtriaxetat. Câu 48: Tơ nilon- 6,6 được sản xuất từ A. hexacloxiclohexan. B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. C. poliamit của axit ε- aminocaproic. D. polieste của axit ađipic và etylen glicol. Câu 49: Tơ lapsan được sản xuất từ A. polieste của axit ađipic và etylen glicol. B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. C. poliamit của axit ε- aminocaproic. D. polieste của axit terephtalic và etylen glicol. Câu 50: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợ bông, len, tơ enan, tơ visco, sợi đay, nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6. B. sợi bông, len, tơ axetat, tơ visco. C. sợi bông, len, tơ enan, nilon-6,6. D. tơ visco, sợi bông, sợi đay, tơ axetat. Câu 51: Phát biểu sai là A. Policaproamit được điều chế từ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.<br /> <br /> - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Bài tập TNKQ LTĐH Polime và vật liệu polime trungngoc879@gmail.com<br /> <br /> 4<br /> <br /> B. Trùng hợp 2- metylbutađien-1,3 được polime dùng sản xuất cao su Buna C. Cao su isopren có thành phần giống cao su thiên nhiên. D. Nhựa rezol được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomanđehit lấy dư, xúc tác bằng bazơ. Câu 52: Phát biểu sai là A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit; của sợi bông là xenlulozơ. B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt. Câu 53: Phát biểu sau đây không đúng là A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O6)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không. B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm. C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét. D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn. Câu 54: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 55: Cho các monome sau: (3). H2N-(CH2)5-COOH (1). HOOC-(CH4)2-COOH (2). H2N-(CH2)6-NH2<br /> CH2 CH2 CH2 CO<br /> <br /> (4) . CH2 CH2 NH Chất được dùng để điều chế tơ nilon-6 là A. 3 hoặc 4. B. 3. C. 4. D. 3 và 4. Câu 56: Phát biểu sau đây đúng là A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. B. Tơ visco là tơ tổng hợp. C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). Câu 57: Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng: B. Nilon - 6,6 thuộc loại tơ tổng hợp A. Cao su là những polime có tính đàn hồi. C. Vật liệu compozit có thành phần chính là các polime D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên<br /> <br /> 6.Cấu trúc của polime.<br /> Câu 58: Số dạng cấu trúc của polime là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 59: Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là A. Amilozơ B. Glicogen C. Cao su lưu hóa D. Xenlulozơ. Câu 60: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, nhựa rezit, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá . B. PE, PVC, polibutađien, nhựa rezit, poliisopren, xenlulozơ. C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ. D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.<br /> <br /> - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Bài tập TNKQ LTĐH Polime và vật liệu polime trungngoc879@gmail.com<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2