intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi THPTQG môn Sinh học: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Chia sẻ: Le Huutuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu với 20 câu hỏi và bài tập về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể; giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình luyện thi môn Sinh học, vượt qua kì thi THPTQG với kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi THPTQG môn Sinh học: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  1. Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình TÀI LIỆU LIVESTREAM Buổi 6: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh Câu 1: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. II. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN. III. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n. IV. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Khi nói về NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở sinh vật nhân sơ, NST là một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng. II. Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ hai thành phần chính là ADN và Protein histon. III. Khi ở dạng sợi kép, mỗi NST gồm hai phân tử ADN giống nhau. IV. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái về cấu trúc. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST II. Đột biến cấu trúc có 4 dạng là mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. III. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống. IV. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới? A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến đa bội. Câu 5. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. B. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. C. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau. D. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau. Câu 6: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi trật tự gen trên nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. C. Chỉ phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng mà không phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh giao tử. D. Đa số đột biến nhiễm sắc thể có hại cho sinh vật vì nó làm mất cân bằng hệ gen. Câu 7: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. B. Không thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. D. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
  2. Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 8. Một nhóm liên kết có trình tự các gen HIDCBAK. Xuất hiện một đột biến cấu trúc NST làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đổi thành HIDCK. Đột biến này A. chỉ làm thay đổi hình thái của NST chứ không làm thay đổi số lượng gen trên nhóm liên kết. B. được. sử dụng để loại bỏ gen có hại và được. dùng để xác định vị trí của gen trên NST. C. thường gây chết hoặc làm cho thể đột biến bị mất khả năng sinh sản. D. không trở thành nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Câu 9. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1, đảo 1 đoạn ở NST số 5. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử mang đột biến? A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. Câu 10. Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit. B. đảo đoạn NST. C. mất đoạn và lặp đoạn NST. D. chuyển đoạn NST. Câu 11. Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABGEDCH. Dạng đột biến này A. không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST. B. được. sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác. C. không làm thay đổi hình thái của NST. D. thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Câu 12. Khi nói về đột biến đảo đoạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động. II. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới. III. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. IV. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Trong các hệ quả sau đây thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả? I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST. III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết. IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động. V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. VI. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 14. Trong các hệ quả sau đây thì đột biến chuyển đoạn NST có bao nhiêu hệ quả? I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST. III. Làm thay đổi thành phần và số lượng gen trong nhóm gen liên kết. IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động. V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. VI. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó. A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
  3. Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 15. Khi nói về đột biến đảo đoạn, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động. II. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới. III. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. IV. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen ABDE QMNPO HKLX được kí hiệu là: . Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen abde qmnpo hklx PNMQO HKLX là ABDE . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? abde qmnpo hklx I. Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đối chéo giữa hai cromatit thuộc hai cặp NST không tương đồng. II. Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường. III. Thể đột biến có thể có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường. IV. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen N. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen ABDE QMNPO HKLX được kí hiệu là: . Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là abde qmnpo hklx ABDE QPNMO HKLX . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? abde qmnpo hklx I. Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. II. Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến. III. Thể đột biến có thể sẽ làm tăng sự biểu hiện của gen P. IV. Thể đột này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen ABDE QMNPO HKLX được kí hiệu là: . Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là abde qmnpo hklx ABDE QMNPO HKLX . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? abde npo hklx I. Thể đột biến này có số lượng gen ít hơn cơ thể bình thường. II. Dạng đột biến này có thể gây chết với thể đột biến. III. Hình thái của 1 cặp NST bị thay đổi. IV. Nếu thể đột này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  4. Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 19. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến câu trúc ở 5 nhiễm sắc thể của 5 cặp từ 1 đến 5; Thể đột biến thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp từ 6 đến 8. Giả sử rằng các thể đột biến này có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho hai thể đột biến này giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong các loại giao tử của thể đột biến thứ nhất, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 3/8. II. Trong các loại giao tử của thể đột biến thứ hai, loại giao tử có 1 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 1/8. III. Đời F1 có hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ 255/256. IV. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 7/64. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến cấu trúc ở 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp từ 1 đến 2; Thể đột biến thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp số 5, 6 và 8. Giả sử rằng các thể đột biến này có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho hai thể đột biến này giao phấn với nhau, thu được F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1 I. Trong các loại giao tử của thể đột biến thứ nhất, loại giao tử có 1 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ là . 2 3 II. Trong các loại giao tử của thể đột biến thứ hai, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ là . 8 1 III. Ở F1, loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ là 32 5 IV. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là . 16 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. CÁC KHÓA HỌC CỦA THẦY PHAN KHẮC NGHỆ ĐÃ KHAI GIẢNG 1. Khóa PROSAT gồm 3 khóa: + Khóa PROS - Luyện thi THPT Quốc Gia 2019. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/pro-s-luyen- thi-thpt-quoc-gia-2019-1118 + Khóa PROA – Luyện đề THPT Quốc Gia 2019. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/pro-a-luyen- de-thpt-quoc-gia-2019-1119 + Khóa PROT – Tổng ôn THPT Quốc gia 2019. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/pro-t-tong-on- thpt-quoc-gia-2019-1120 2. Khóa NÂNG CAO gồm 3 khóa: + Khóa NC sinh học: P1 - Cơ chế di truyền và biến dị. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/pro-a- khoa-nang-cao-sinh-hoc-2019-1289 + Khóa NC sinh học: P2 - Quy luật di truyền. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/khoa-nc-sinh- hoc-p2-co-che-di-truyen-va-bien-di-1294 + Khóa NC sinh học: P3 - Di truyền quần thể, di truyền người, sinh thái và tiến hóa. Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/khoa-nc-sinh-hoc-p3-co-che-di-truyen-va-bien-di-1299 3. Khóa SINH HỌC 10 Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/khoa-sinh-hoc-10-2019-1155 4. Khóa SINH HỌC 11 Link khóa học: https://moon.vn/khoa-hoc/khoa-sinh-hoc-11-k2002-1150
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0