intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết trọng tâm về Ankan

Chia sẻ: Vuhuuthanh Vuhuuthanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

300
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn tài liệu Lý thuyết trọng tâm về Ankan. Tài liệu cung cấp cho các bạn các kiến thức lý thuyết về Ankan cũng như các bài tập trắc nghiệm về Ankan. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết trọng tâm về Ankan

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ANKAN Bài 1. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan ? A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10 C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12 Bài 2. Câu nào đúng khi nói về hiđrocacbon no ? Hiđrocacbon no là A. hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. B. hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. C. hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi. D. hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H. Bài 3. Ankan có những loại đồng phân nào? A. Đồng phân nhóm chức B. Đồng phân cấu tạo C. Đồng phân vị trí nhóm chức. D. Có cả 3 loại đồng phân trên. Bài 4. Ankan có CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Bài 5. Cho ankan X có CTCT là: CH3 – CH(C2H5) – CH2– CH(CH3) – CH3 Tên gọi của X theo IUPAC là A. 2 – etyl – 4 – metylpentan. B. 3,5 – đimetylhexan C. 4 – etyl – 2 – metylpentan. D. 2,4 – đimetylhexan. Bài 6. Ứng với CTPT C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Bài 7. Chất có CTCT sau: CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3 có tên gọi là: A. 2,2 – đimetylpentan B. 2,3 – đimetylpentan C. 2,2,3 – trimetylpentan
  2. D. 2,2,3 – trimetylbutan Bài 8. Khi thực hiện phản ứng đehiđro hóa hợp chất X có CTPT là C5H12 thu được hỗn  hợp 3 anken đồng phân cấu tạo của nhau. Tên của X là A. 2,2­đimetylpentan B. 2,2­đimetylpropan C. 2­metylbutan D. Pentan. Bài 9. Cho các tên gọi sau: 4­metylhexan (1); n­hexan (2); 3­metyl­4­clohexan (3); 2­ metylbutan (4); 2­đimetylpropan (5). Tên gọi không đúng là A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (5) C. (1), (4) và (5) D. (1), (3) và (4) Bài 10. Cho các câu sau: (a) Hiđrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn (b) Ankan là hidrocacbon no, mạch cacbon không vòng. (c) Hidrocacbon no là hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là cacbon và hiđro. (d) Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon. Những câu đúng là A. (a), (b), (d) B. (a), (c), (d) C. (a), (b), (c) D. (a), (b), (c), (d) Bài 11. Khi thực hiện phản ứng vôi tôi xút với RCOONa, người ta thu được butan. R là A. C3H7 B. C3H8 C. C4H9 D. C4H7 Bài 12. Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi nào sau đây ? A. 2­metylpentan B. neopentan C. isobutan D. 1,1­đimetylbutan Bài 13. Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử ankan thay đổi thế nào  theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không tăng, không giảm D. Không theo qui luật nào cả
  3. Bài 14. Có các phản ứng sau: (a) Nung natri axetat với vôi tôi xút                  (b) Crackinh butan (c) Cho nhôm cacbua tác dụng với nước       (d) Cho C tác dụng với H2 Số phản ứng có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Bài 15. Ankan X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất  monoclo. Tên của X là A. pentan B. iso­pentan C. neo­pentan D. 2,2­đimetylpropan Bài 16. Ankan có CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Bài 17. Khi cho metan tác dụng với clo (có askt) theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành sản phẩm  chính là: A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4 Bài 18. Cho ankan X có CTCT là CH3 – CH(C2H5) – CH2 – CH(CH3) – CH3 Tên gọi của X theo IUPAC là A. 2 – etyl – 4 – metylpentan. B. 4 – etyl – 2 – metylpentan. C. 3,5 – dimetylhexan D. 2,4 – dimetylhexan. Bài 19. Cho phản ứng sau: CH3CH2CH2CH3 X + Y. X và Y có thể là: A. CH3CH2CH = CH2, H2 B. CH2 = CH2, CH3CH3 C. CH3CH = CHCH3, H2 D. Tất cả đều đúng. Bài 20. Chọn đúng sản phẩm của phản ứng sau: CH4 + O2
  4. A. CO2, H2O B. HCHO, H2O C. CO, H2O D. HCHO, H2 Bài 21. Cho ankan X có CTPT là C6H14, biết rằng khi cho X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol  1:1 thu được 2 sản phẩm thế monoclo. CTCT đúng của X là A. 2,3­đimetylbutan B. Hexan C. 2­metylpentan D. 2,2­đimetylbutan. Bài 22. Khi đốt ankan trong khí clo sinh ra muội đen và một chất khí làm đỏ giấy quỳ tím  ẩm. Những sản phẩm đó là A. CO, HCl B. CO2, H2O C. C, HCl D. C, H2O Bài 23. Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng nào A. Phản ứng cộng B. Phản ứng tách C. Phản ứng thế D. Phản ứng đốt cháy Bài 24. Hãy gọi tên ankan sau theo IUPAC:   A. 3­isopropylheptan hoặc 3(2­metyletyl)heptan B. 2­metyl­3­butylpentan C. 3­etyl­2­metylheptan D. 4­isopropylheptan Bài 25. Tên gọi của chất hữu cơ X có CTCT: A. 2­metyl­2,4­đietylhexan B. 5­etyl­3,3­đimetylheptan C. 2,4­đietyl­2­metylhexan D. 3,3,5­trimetylheptan
  5. Bài 26. Một ankan có tên đọc sai là 2,3,4­trietylpentan. Tên đúng theo danh pháp quốc tế là A. 3­metyl­4,5­đietylhexan B. 4­etyl­3,5­đimetylheptan C. 3,4­đietyl­5­metylhexan D. 1,2,3­ trietyl­1,3­đimetylpropan Bài 27. Tên gọi của hợp chất hữu cơ X có CTCT:  A. 5­etyl­3,3,5­trimetyloctan B. 2,4­đietyl­2,4­đimetylheptan C. 4­etyl­4,6,6­trimetyloctan D. 4,6­đietyl­4,6­đimetylheptan Bài 28. Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo  chiều tăng của phân tử khối. B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Các ankan có khả năng phản ứng cao. D. Các ankan đều nhẹ hơn nước. Bài 29. Các ankan không tan trong dung môi nào dưới đây ? A. nước B. tetraclometan (CCl4) C. n­hexan D. đietyl ete (C2H5­O­C2H5) Bài 30. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở  126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách nào  dưới đây? A. chưng cất B. kết tinh C. thăng hoa D. chiết Bài 31. Cho biết nhiệt độ sôi của chất X là 36oC, chất Y là 28oC và chất Z là 9,4oC. Vậy  X, Y, Z là chất nào: neopentan, isopentan hay n­pentan ? A. X là neopentan, Y là isopentan, Z là n­pentan B. X là n­pentan, Y là neopentan, Z là isopentan C. X là n­pentan, Y là isopentan, Z là neopentan D. X là isopentan, Y là neopentan, Z là n­pentan Bài 32. Có các chất sau: etan (1), propan (2), butan (3), isobutan (4). Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
  6. A. 3, 4, 2, 1 B. 1, 2, 4, 3 C. 3, 4, 1, 2 D. 1, 2, 3, 4 Bài 33. Cho các hợp chất: CaC2, Al4C3, C3H8, C, CH3COONa, KOOC­CH2­COOK. Các  chất có thể tạo ra CH4 nhờ phản ứng trực tiếp là A. CaC2, Al4C3, C3H8, C B. Al4C3, C3H8, C C. Al4C3, C3H8, C, CH3COONa D. Al4C3, C3H8, C, CH3COONa, KOOC­CH2­COOK Bài 34. Trong thực tế, ankan thường được dùng làm nhiên liệu cho động cơ hoặc làm  chất đốt. Tại sao ankan có ứng dụng này ? A. Ankan có phản ứng thế B. Ankan có sẵn trong tự nhiên C. Ankan là chất nhẹ hơn nước D. Ankan cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên Bài 35. Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol, có ánh sáng khuếch tán.  Sản phẩm monoclo dễ hình thành nhất là A. CH3CHClCH(CH3)2. B. CH3CH2CCl(CH3)2. C. (CH3)2CHCH2CH2Cl. D. CH3CH(CH3)CH2Cl. Bài 36. Ankan X là chất khí ở điều kiện thường. X phản ứng với clo (có askt) tạo 2 dẫn  xuất monoclo. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện trên ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Bài 37. Cho tất cả ankan thể khí, điều kiện thường tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì  tạo ra được bao nhiêu dẫn xuất monoclo tất cả ? A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Bài 38. Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp   natri axetat với vôi tôi xút. Có 4 phương án lắp dụng cụ thí nghiệm như sau: 
  7. Hình vẽ lắp đúng là A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Bài 39. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử của X  là A. C4H8 B. C5H12 C. C4H10 D. C3H8 Bài 40. Cho hỗn hợp 2 ankan X và Y ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp: nX : nY = 1 :  4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan X và Y lần  lượt là A. C2H6 và C4H10 B. C5H12 và C6H14 C. C2H6 và C3H8 D. C4H10 và C3H8 LỜI GIẢI CHI TIẾT
  8. Câu 1: Đáp án C Đáp án A sai vì C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 thuộc dãy đồng đẳng của ankin CnH2n ­ 2. Đáp án B sai vì C2H2 và C3H4 thuộc dãy đồng đẳng của ankin CnH2n ­ 2. Đáp án D sai vì C5H10 thuộc dãy đồng đẳng của anken CnH2n. Câu 2: Đáp án A Hiđrocacbon no (còn gọi là hiđrocacbon bão hòa) là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có các  liên kết đơn C­C. Hiđrocacbon no với mạch cacbon no với mạch cacbon hở (không vòng)  gọi là ankan Câu 3: Đáp án B Hiđrocacbon no (còn gọi là hiđrocacbon bão hòa) là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có các  liên kết đơn C­C. Hiđrocacbon no với mạch cacbon no với mạch cacbon hở (không vòng)  gọi là ankan Câu 4: Đáp án C Có 3 đồng phân thỏa mãn: CH3CH2CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2CH3, (CH3)4C Câu 5: Đáp án D Gọi tên: số chỉ vị trí ­ tên nhánh + tên mạch chính + an. Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc  mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn. Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh đặt ngay  trước gạch nối với tên nhánh đó. • Ta đánh số mạch C: C6H3­C5H2­C4H(CH3)­C3H2­C2H(CH3)­C1H3 → Tên gọi: 2,4­ddimetylheexxan Câu 6: Đáp án C Có 5 CTCT thỏa mãn là CH3CH2CH2CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2CH2CH3,  CH3CH2CH(CH3)CH2CH3, (CH3)2CHCH(CH3)2, (CH3)3CCH2CH3 Câu 7: Đáp án B Tên gọi: số chỉ vị trí ­ tên nhánh + tên mạch chính + an. Đánh số mạch cacbon: C1H3­C2H(CH3)­C3H(CH3)­C4H2­C5H3 → Tên gọi: 2,3­đimetylpentan Câu 8: Đáp án C
  9. (CH3)2CHCH2CH3  CH2=C(CH3)CH2CH3 + (CH3)2C=CHCH3 + (CH3)2CHCH=CH2 → Tên gọi của X là 2­metylbutan Câu 9: Đáp án A (CH3)2CHCH2CH3 CH2=C(CH3)CH2CH3 + (CH3)2C=CHCH3 + (CH3)2CHCH=CH2 → Tên gọi của X là 2­metylbutan Câu 10: Đáp án A (c) sai vì hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn C­C. → Các câu đúng là (a), (b), (d) Câu 11: Đáp án C • RCOONa + NaOH R­H + Na2CO3 Mà R­H là C4H9­H → R là C4H9 Câu 12: Đáp án A Tên gọi: số chỉ vị trí ­ tên nhánh + tên mạch chính + an. Đánh số mạch cacbon: C1H3­C2H(CH3)­C3H2­C4H2­C5H3 → Tên gọi: 2­metylpentan Câu 13: Đáp án A Đặt CTC của ankan là CnH2n + 2   → n càng tăng thì %C càng tăng Câu 14: Đáp án B •(a) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (b) CH3CH2CH2CH3   (c) Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3 (d) C + 2H2 CH4 Phản ứng (b) sinh ra nhiều sản phẩm, đồng thời phản ứng (d) điều kiện phản ứng khó  khăn → không thích hợp điều chế metan trong phòng thí nghiệm Câu 15: Đáp án B
  10. (CH3)2CHCH2CH3 + Cl2 CH2Cl­CH(CH3)­CH2­CH3 + (CH3)C(Cl)­CH2­CH3 + (CH3)2CH­ CHCl­CH3 + (CH3)2CH­CH2­CH2Cl Câu 16: Đáp án C Có 3 đồng phân thỏa mãn: CH3CH2CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2CH3, (CH3)4C Câu 17: Đáp án B • CH4 + 2Cl2 CH2Cl2 → Sản phẩm chính là CH2Cl2 Câu 18: Đáp án D Gọi tên: số chỉ vị trí ­ tên nhánh + tên mạch chính + an. Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc  mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn. Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh đặt ngay  trước gạch nối với tên nhánh đó. • Ta đánh số mạch C: C6H3­C5H2­C4H(CH3)­C3H2­C2H(CH3)­C1H3 → Tên gọi: 2,4­ddimetylheexxan Câu 19: Đáp án D CH3CH2CH2CH3  → Sản phẩm X và Y có thể là cả 3 đáp án Câu 20: Đáp án B Khi có xúc tác, nhiệt độ thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất  chứa oxi. CH4 + O2 HCH=O + H2O Câu 21: Đáp án A (CH3)2CH­CH(CH3)2 + Cl2 CH2Cl­CH(CH3)­CH(CH3)2 + (CH3)2C(Cl)­CH(CH3)2 → X là 2,3­đimetylbutan Câu 22: Đáp án C • CnH2n + 2 + (n + 1)Cl2 → nC + (2n + 2)HCl → muội than đen là C, chất khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm là HCl Câu 23: Đáp án C
  11. Ở phân tử ankan chỉ có liên kết C­C và C­H. Đó là các liên kết σ bền vững, vì thế ankan  tương đối trơ về mặt hóa học: Ở nhiệt độ thường chúng không phản ứng với axit, bazơ  và chất oxi hóa mạnh (như KMnO4). Dưới tác dụng với ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan tham gia các phản ứng thế, phản ứng  tách và phản ứng oxi hóa. Tuy nhiên, phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế Câu 24: Đáp án C Đánh số: C7H3­C6H2­C5H2­C4H2­C3H(CH2­CH3)­C2H(CH3)­C1H3 → Tên gọi: 3­etyl­2­metylheptan Câu 25: Đáp án D Đánh số: C1H3­C2H2­C3(CH3)2­C4H2­C5H(CH3)­C6H2­C7H3 → Tên gọi: 3,3,5­trimetylheptan Câu 26: Đáp án B Ankan đọc sai do chọn sai mạch chính. Ta có mạch chính: C1H3­C2H2­C3H(CH3)­C4H(CH2CH3)­C5H(CH3)­C6H2­C7H3 → Tên gọi chính xác: 4­etyl­3,5­đimetylheptan Câu 27: Đáp án A Ta có mạch chính: C1H3­C2H2­C3(CH3)2­C4H2­C5(CH3)(C2H5)­C6H2­C7H2­C8H3 → Tên gọi: 5­etyl­3,3,5­trimetyloctan Câu 28: Đáp án C Đáp án C sai vì ở phân tử ankan chỉ có các liên kết C­C và C­H. Đó là các liên kết σ bền  vững, nên ankan khá trơ về mặt hóa học: Ở nhiệt độ thường không phản ứng với axit,  bazơ và chất oxi hóa mạnh. Câu 29: Đáp án A Ankan là những dung môi không phân cực, hòa tan tốt những chất không phân cực. Nước là dung môi phân cực nên ankan không tan trong nước Câu 30: Đáp án A Vì pentan, heptan, octan, nonan có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều nên người ta dùng phương  pháp chưng cất để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp Câu 31: Đáp án C Nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc vào các yếu tố: ­ phụ thuộc vào liên kết hiđro.
  12. ­ phụ thuốc vào khối lượng riêng của phân tử ­ chất nào có mạch C càng dài thì nhiệt độ sôi càng cao.  ­ nếu hai chất có cùng số cacbon thì chất nào có nhiều nhánh hơn thì sẽ có nhiệt độ sôi  thấp hơn. → X là n­pentan (36oC), Y là isopentan (28oC), Z là neopentan (9,4oC) Câu 32: Đáp án B Nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc vào các yếu tố: ­ phụ thuộc vào liên kết hiđro. ­ phụ thuốc vào khối lượng riêng của phân tử ­ chất nào có mạch C càng dài thì nhiệt độ sôi càng cao.  ­ nếu hai chất có cùng số cacbon thì chất nào có nhiều nhánh hơn thì sẽ có nhiệt độ sôi  thấp hơn. → Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là: etan, propan, isobutan, butan → 1, 2, 4, 3 Câu 33: Đáp án D CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 CH3CH2CH3 CH4 + CH2=CH2 C + 2H2 CH4 CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 KOOC­CH2­COOK + 2KOH CH4 + 2K2CO3 → Các chất thỏa mãn là Al4C3, C3H8, C, CH3COONa, KOOC­CH2­COOK Câu 34: Đáp án D Khi đốt ankan bị cháy tạo thì rất dễ cháy tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt. Đặc biệt  ankan còn có nhiều trong khí thiên nhiên và dầu mỏ nên được dùng làm nhiên liệu cho  động cơ hoặc làm chất đốt Câu 35: Đáp án B Clo thế H ở cacbon các bậc khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm dễ hình thành nhất là sản  phẩm clo thế H ở cacbon bậc cao nhất.
  13. → Isopentan + Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 thì sản phẩm monoclo dễ hình thành nhất là  CH3CH2CCl(CH3)2 Câu 36: Đáp án B Ankan X thỏa mãn là CH3CH2CH3, CH3CH2CH2CH3, (CH3)3CH CH3CH2CH3 + Cl2 CH3CH2CH2Cl + CH3CH(Cl)CH3 CH3CH2CH2CH3 + Cl2 CH3CH2CH2CH2Cl + CH3CH2CH(Cl)CH3 (CH3)3CH + Cl2  (CH3)2(CH2Cl)CH + (CH3)3C(Cl) Câu 37: Đáp án C • Các ankan ở thế khí là: CH4, CH3­CH3, CH3CH2CH3, CH3CH2CH2CH3, (CH3)3CH CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl CH3CH2CH3 + Cl2 CH3CH2Cl CH3CH2CH3 + Cl2 CH3CH2CH2Cl + CH3CH(Cl)CH3 CH3CH2CH2CH3 + Cl2 CH3CH2CH2CH2Cl + CH3CH2CH(Cl)CH3 (CH3)3CH + Cl2  (CH3)2(CH2Cl)CH + (CH3)3C(Cl) → Tạo ra tất cả 8 dẫn xuất monoclo Câu 38: Đáp án A Vì CH4 không tan trong nước nên ta dùng phương pháp đẩy nước. Vì CH4 nhẹ hơn không khí nên đầu ống nghiệm đựng hh rắn phải chúc xuống dưới → (1)  thích hợp Câu 39: Đáp án C Ankan X có CTC là CnH2n + 2  → n = 4 → X là C4H10 Câu 40: Đáp án A Đặt CTC của hai ankan X và Y lần lượt là CnH2n + 2 và CmH2m + 2 Đặt nCnH2n + 2 = 1 mol; nCmH2m + 2 = 4 mol. →  → n + 4m = 18
  14. Biện luận → n = 2, m = 4 → X và Y lần lượt là C2H6 và C4H10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0