Mối liên quan của hành vi ăn uống đến tình trạng tỉ lệ mỡ cơ thể cao ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 2
download
Bài viết Mối liên quan của hành vi ăn uống đến tình trạng tỉ lệ mỡ cơ thể cao ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được tiến hành nhằm xác định mối liên quan của hành vi ăn uống với BFP cao ở học sinh THCS tại thành phố Từ Sơn, từ đó đề ra những giải pháp kịp thời, giúp nâng cao sức khoẻ của học sinh tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối liên quan của hành vi ăn uống đến tình trạng tỉ lệ mỡ cơ thể cao ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0077 MỐI LIÊN QUAN CỦA HÀNH VI ĂN UỐNG ĐẾN TÌNH TRẠNG TỈ LỆ MỠ CƠ THỂ CAO Ở HỌC SINH 11 - 14 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH Nguyễn Thị Hồng Hạnh1,*, Đỗ Thị Chuyên2, Lê Thị Tuyết1 Tóm tắt. Hành vi ăn uống không lành mạnh làm tăng tỉ lệ mỡ cơ thể (Body Fat Percentage, BFP) ở trẻ em. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định mối liên quan của hành vi ăn uống với BFP cao điều chỉnh theo tuổi và giới, ở học sinh 11 - 14 tuổi tại thành phố Từ Sơn. Một nghiên cứu bệnh - chứng được tiến hành trên 338 học sinh có BFP ở mức bình thường và 68 học sinh có BFP ở mức cao phân loại dựa trên ngưỡng bách phân vị (percentile) theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Thành phần cơ thể, bao gồm BFP được đo bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Hành vi ăn uống được đánh giá qua bộ câu hỏi CEBQ. Sau khi điều chỉnh theo tuổi và giới, các chỉ số: mức hưởng ứng thức ăn (FR) và việc ăn nhiều khi cảm xúc thay đổi (EOE) làm tăng nguy cơ mắc BFP cao lên lần lượt là 1,88 lần (P < 0,0001) và 1,66 (P = 0,007) lần. Như vậy, tỉ lệ mỡ cơ thể bị ảnh hưởng bởi một số hành vi ăn uống của học sinh tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có các can thiệp giáo dục dinh dưỡng thường xuyên ở cả gia đình và nhà trường để học sinh có hành vi ăn uống lành mạnh nhằm cải thiện tích cực chỉ số BFP. Từ khóa: Hành vi ăn uống, học sinh 11 - 14 tuổi, tỉ lệ mỡ cơ thể. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉ lệ mỡ cơ thể (Body Fat Percentage, BFP) được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì vì chỉ số này đo lượng mỡ cơ thể một cách trực tiếp (khối lượng mỡ/tổng khối lượng cơ thể × 100). Mặc dù chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI) được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì ở người lớn cũng như trẻ em nhưng chỉ số này không hoàn toàn phản ánh khối lượng mỡ chính xác, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên (Jun và cộng sự, 2022). Một số nghiên cứu ở người trưởng thành chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa BMI và BFP với hệ số tương quan r2 trong khoảng từ 0,7 đến 0,8 (Deurenberg và cộng sự, 1998; Gallagher và cộng sự, 1996). Trong khi đó, ở trẻ em, mối quan hệ giữa BMI và BFP được ghi nhận yếu hơn nhiều (r < 0,6) (Daniels và cộng sự, 1997; Le và cộng sự, 2019; Widhalm và cộng sự, 2001). Mối quan hệ yếu hơn này có thể là do sự thay đổi không đồng bộ của khối lượng mô mỡ và khối lượng cơ trong quá trình phát triển (Freedman và cộng sự, 2015). Theo Yajnik và Yudkin (2004), hai người có thể có cùng BMI nhưng BFP khác nhau. Những khác biệt về xu hướng BFP giữa nam và nữ ở tuổi dậy thì cũng đã được chứng minh (Taylor và cộng sự, 2002). Tại Việt Nam, nghiên cứu trên 899 trẻ 11 - 14,5 tuổi cho thấy, BFP có 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường THCS Từ Sơn, Bắc Ninh * Email: hanhnth@hnue.edu.vn
- 696 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM xu hướng giảm dần theo tuổi ở trẻ em trai trong khi có sự gia tăng nhẹ BFP theo tuổi ở trẻ em gái (Le và cộng sự, 2019). BFP cao gây thừa cân, béo phì ở lứa tuổi v thành ni n g y ra những hậu quả nghi m trọng về cả thể chất và tinh thần, tạo n n gánh nặng cho ngành y tế và xã hội. BFP cao làm tăng nguy cơ mắc các ệnh mạn t nh không l y nguy hiểm như ệnh nội tiết, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, ung thư, vi m xương khớp, B n cạnh đó, BFP cao c n là một trong những nguy n nh n n đến ậy thì sớm, làm ngừng tăng trưởng chiều cao sớm đồng thời c n g y ra những ảnh hưởng nặng nề về t m l ở trẻ như tự ti, nh t nhát, k m h a đồng Đặc biệt, tình trạng BFP cao trong giai đoạn ậy thì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ trong giai đoạn trưởng thành nếu không có iện pháp can thiệp và ph ng ngừa từ sớm (Ebbeling và cộng sự, 2002). Hành vi ăn uống có liên quan mật thiết đến BFP. Các quan sát từ một nghiên cứu ở thành phố Tehran cho thấy nếu can thiệp toàn diện về lối sống sẽ giúp làm giảm BFP ở thanh thiếu niên béo phì (Kalantar và cộng sự, 2017). Những trẻ có hành vi ăn uống tích cực (chẳng hạn như ăn sáng thường xuyên), có BFP trung bình thấp hơn, trong khi những trẻ thường bỏ bữa sáng, ít hoạt động thể chất hơn có tương quan chặt với BFP cao (Madan và cộng sự, 2014). Việc ph n t ch những yếu tố nguy cơ từ hành vi ăn uống là cơ sở để đưa ra những khuyến cáo và đề xuất các iện pháp k p thời, nhằm giảm tình trạng tăng BFP ngay từ lứa tuổi v thành ni n Đ y là cơ sở để đề xuất các iện pháp ự ph ng thừa c n, o phì ở lứa tuổi học đường, giúp giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội. Từ Sơn là đô th vệ tinh của thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Từ Sơn là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du nhập thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng đã n đến gia tăng tỉ lệ thừa c n, o phì Đến nay, chưa có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về mối liên quan của hành vi ăn uống với BFP cao ở học sinh THCS tại thành phố Bắc Ninh. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác đ nh mối liên quan của hành vi ăn uống với BFP cao ở học sinh THCS tại thành phố Từ Sơn, từ đó đề ra những giải pháp k p thời, giúp nâng cao sức khoẻ của học sinh tại đ a phương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu bệnh - chứng được tiến hành trên 430 học sinh từ 11 đến 15 tuổi tại trường THCS Từ Sơn (gồm 165 học sinh nam và 138 học sinh nữ) và trường THCS Nguyễn Văn Cừ (gồm 67 học sinh nam và 60 học sinh nữ), thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Học sinh hiện đang mắc các bệnh cấp tính, tật cong vẹo cột sống hay các bệnh mạn t nh như lao, HIV/AIDS được loại trừ khỏi nghiên cứu. BFP của học sinh được phân loại dựa tr n ngưỡng bách phân v (percentile) theo tiêu chuẩn của Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa d ch bệnh, CDC). Nhóm bệnh gồm 68 học sinh có BFP ≥ 85th percentile theo tuổi và giới. Nhóm chứng gồm 338 học sinh có 5th percentile ≤ BFP < 85th percentile theo tuổi và giới (Đỗ Th Chuyên và cộng sự, 2021).
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 697 2.2. Phương pháp đo một số chỉ số nhân trắc * Đo chiều cao đứng và chu vi vòng eo và vòng mông Đo chiều cao bằng thước đứng, kết quả đo được tính bằng cm. Đo chu vi vòng eo và vòng mông bằng thước dây không co dãn, kết quả đo t nh ằng cm. Các chỉ số tr n được đo theo hướng d n của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). * Đo cân nặng và một số chỉ số thành phần cơ thể Cân nặng và một số chỉ số thành phần cơ thể bao gồm BFP, tỉ lệ cơ xương, tỉ lệ mỡ ưới a, BMI được đo ằng máy ORMON (HBF 362, Nhật Bản) bằng phân tích trở kháng điện sinh học (Bioelectrical Impedance Analysis). Để hạn chế sai số, trước khi đo, học sinh hạn chế vận động mạnh trong ít nhất 12 giờ, không ăn hoặc uống trong ít nhất 3 giờ và không đi tiểu trong vòng 30 phút. Không tiến hành đo cho học sinh nữ khi các em đang trong thời kỳ kinh nguyệt Các ph p đo đều được thực hiện vào buổi sáng. 2.3. Phương pháp điều tra Bộ câu hỏi ùng để đánh giá hành vi ăn uống của trẻ (Chil ren’s Eating Behavior Questionnaire - CEBQ) được d ch từ bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt gồm 35 câu hỏi. Bộ câu hỏi đã được kiểm đ nh và được sử dụng tại Việt Nam (Đỗ Nam Khánh, 2020). Đ y là bộ câu hỏi được các chuy n gia đánh giá có độ tin cậy và tính nhất quán cao (Sleddens và cộng sự, 2008). Phiếu câu hỏi được phát cho học sinh trả lời bằng cách lựa chọn theo mức độ tần suất diễn ra (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn). Các câu hỏi đánh giá 8 yếu tố hành vi ăn uống hiện tại của trẻ được chia làm 2 nhóm (Wardle và cộng sự, 2001): Nhóm 1: Mong muốn được ăn (foo approach) gồm các biến “Hưởng ứng thức ăn” (food responsiveness, FR), “Ăn nhiều khi cảm xúc thay đổi” (emotional overeating, EOE), “Thích thức ăn” (enjoyment of food, EF) và “Th ch đồ uống” (desire to drink, DD). Nhóm 2: Tránh đồ ăn (foo avoi ance) gồm các biến “Phản ứng no” (satiety responsiveness, SR), “Ăn chậm” (slowness in eating, SE), “Ăn t khi cảm x c thay đổi” (emotional undereating, EUE) và “Từ chối thức ăn” (food fussiness, FF). 2.4. Phương pháp xử lí số liệu Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu được nhập vào excel và xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Các biến đ nh t nh được so sánh bằng kiểm đ nh Chi-square test hoặc Fisher Exact test. Các biến đ nh lượng phân phối chuẩn được biểu diễn ưới dạng trung bình ± chuẩn lệch (𝑋 ± SD), so sánh bằng kiểm đ nh Student t-test. Các biến đ nh lượng phân phối không chuẩn được biểu diễn ưới dạng trung v (25th - 75th percentile), so sánh bằng kiểm đ nh Man-Whitney-U-test. Các giá tr có nghĩa thống kê khi P < 0,05 theo 2 phía. Mối liên quan của hành vi ăn uống với BFP ở học sinh được phân tích bằng phương pháp hồi quy logistic đa iến điều chỉnh theo tuổi và giới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 1.
- 698 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu bệnh - chứng Chỉ số Nhóm chứng Nhóm ệnh P (n = 338) (n = 68) Tuổia 12,9 3,2 13,3 3,5 0,139 Giới tính nam (n, %)c 174 (51,5%) 37 (54,4%) 0,092 Chiều cao (cm)a 155,9 7,9 152,3 9,3 0,056 C n nặng (kg)b 46,0 (46,2 - 48,7) 52,8 (51,4 - 59,1) < 0,0001 Chu vi mông (cm)b 85,0 (83,8 - 85,8) 90,0 (87,9 - 93,4) < 0,0001 Chu vi vòng eo (cm)b 67,0 (66,8 - 69,0) 71,5 (72,3 - 78,2) < 0,0001 BMI (kg/m2)b 18,9 (19,0 - 20,5) 22,8 (22,2 - 28,2) < 0,0001 Mỡ ưới a (%)a 14,6 4,9 21,0 4,1 < 0,0001 Mỡ cơ thể (%)a 18,6 4,3 27,3 3,2 < 0,0001 Cơ xương (%)b 33,5 (32,8 - 34,1) 29,5 (27,9 - 29,6) < 0,0001 a Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, P nhận được từ kiểm định Student’s T - test; b Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung vị và 25th - 75th percentile, P nhận được từ kiểm định Mann - Withney U test; c Biến định tính, p nhận được từ kiểm định Chi-square test. BMI: Chỉ số khối cơ thể. Giá trị P in đậm: có ý nghĩa thống kê. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa nhóm bệnh và nhóm chứng nhưng có sự khác biệt rõ ràng ở hầu hết các chỉ số nhân trắc Trong đó, rõ rệt nhất là các chỉ số về BFP (nhóm bệnh có tỉ lệ mỡ có thể trung bình là 27,3 % trong khi giá tr này ở nhóm chứng chỉ là 18,6 %) Tương tự, nhóm bệnh có cân nặng, tỉ lệ mỡ ưới da, chu vi vòng eo, chu vi v ng mông, BMI cao hơn nhóm chứng (P < 0,0001) Ngược lại, tỉ lệ cơ xương ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm bệnh (33,5 % so với 29,5 %; P < 0,0001). 3.2. Điểm số hành vi ăn uống của học sinh 11 - 14 tuổi tại thành phố Từ Sơn Bảng 2. Điểm số hành vi ăn uống giữa nhóm bệnh và chứng Chỉ số CEBQ Nhóm chứng Nhóm ệnh P (n = 338) (n = 66) Mong muốn được ăn FR (Hưởng ứng thức ăn) 2,63 0,84 3,08 0,99 < 0,0001 EOE (Ăn nhiều khi cảm x c thay đổi) 2,74 0,71 3,00 0,78 0,007 EF (Th ch thức ăn) 2,97 0,91 3,01 0,92 0,239 DD (Th ch đồ uống) 2,54 0,91 2,57 0,93 0,857 Tránh đồ ăn SR (Phản ứng no) 2,62 0,58 2,75 0,58 0,086 SE (Ăn chậm) 2,58 0,82 2,43 0,92 0,362 EUE (Ăn t khi cảm x c thay đổi) 2,68 0,86 2,70 0,81 0,822 FF (Ăn t khi cảm x c thay đổi) 2,45 0,92 2,55 0,81 0,401 Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, P nhận được từ kiểm định Student’s T - test. Giá trị P in đậm: Có ý nghĩa thống kê.
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 699 Để đánh giá ảnh hưởng của thói quen ăn uống đến BFP, các chỉ số hành vi ăn uống được so sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, kết quả thể hiện qua Bảng 2. Kết quả Bảng cho thấy sự chênh lệch điểm số CEBQ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Ở nhóm bệnh có điểm số FR (Hưởng ứng thức ăn) là 3,08 và EOE (Ăn nhiều khi cảm xúc thay đổi) là 3,0; cao hơn so với nhóm đối chứng (FR và EOE lần lượt là 2,63 và 2,74). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan của các yếu tố EF (thích thức ăn), DD (Thích đồ uống), SR (Phản ứng no), SE (Ăn chậm), EUE (Ăn ít khi cảm x c thay đổi) và FF (Từ chối thức ăn) giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. 3.3. Mối liên quan của hành vi ăn uống với tỉ lệ mỡ cơ thể cao ở học sinh 11 - 14 tuổi tại thành phố Từ Sơn Mối liên quan của hai điểm số FR và EOE với BFP cao tiếp tục được phân tích, kết quả được thể hiện qua Bảng 3. Bảng 3. Mối liên quan giữa hành vi ăn uống với BFP cao ở trẻ 11 - 14 tuổi tại thành phố Từ Sơn Chỉ số CEBQ OR (95 % CI) P FR (Hưởng ứng thức ăn) 1,88 (1,37 - 2,57) < 0,0001 EOE (Ăn nhiều khi cảm x c thay đổi) 1,66 (1,15 - 2,40) 0,006 P nhận được từ phân tích hồi quy logistic đa biến điều chỉnh theo tuổi và giới; 95 %CI (95 % Confidence interval): khoảng tin cậy 95 % Phân tích hồi quy logistic đa iến, điều chỉnh theo tuổi và giới tính cho thấy việc hưởng ứng thức ăn (FR) và việc ăn nhiều khi cảm x c thay đổi (EOE) làm tăng nguy cơ mắc BFP cao lên lần lượt là 1,88 lần (P < 0,0001) và 1,66 (P = 0,007) lần. Giai đoạn 11 - 14 tuổi là thời gian mà việc lựa chọn thức ăn và chế độ ăn uống chuyển từ sự quyết đ nh của bố mẹ sang việc học sinh tự lựa chọn thức ăn cho mình Ở giai đoạn này, sự thay đổi nồng độ hormone o tác động của giai đoạn dậy thì d n đến những thay đổi trong v giác và sở th ch ăn uống của trẻ. Trẻ có thể th ch ăn những đồ ăn mặn, đồ ăn ngọt hay đồ ăn có hàm lượng chất béo cao (McNeil và cộng sự, 2013). Cùng với đó, sự đa ạng và phổ biến của các đồ ăn, đồ uống có hàm lượng calo cao nhưng inh ưỡng thấp sẽ d n đến sự thay thế các thực phẩm có lợi cho sức khỏe (Thornton và cộng sự, 2013; Trivedi và cộng sự, 2014) d n đến BFP tăng nhanh. Khi cảm xúc thay đổi thì học sinh thường không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Theo Derks và cộng sự (2018), EOE có mối quan hệ hai chiều với BMI, vừa là yếu tố dự đoán vừa là kết quả của chỉ số BMI cao. Ashcroft và cộng sự (2008) cũng chỉ ra rằng việc ăn quá nhiều theo cảm xúc tăng l n theo thời gian từ khi trẻ 4 tuổi đến khi trẻ 10 tuổi. Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên các cặp song sinh tại Anh đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều để đối phó với những cảm xúc tiêu cực là một hành vi học được chứ không phải do yếu tố di truyền (Herle và cộng sự, 2017). Nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh (2020) cũng chỉ ra rằng EOE làm tăng nguy cơ o phì ở trẻ em mầm non lên 1,44 lần (95 %CI = 1,07 - 1,92). Ngoài ra, hưởng ứng thức ăn (như đ i hỏi đồ ăn, nếu được phép học sinh có thể ăn rất nhiều, khi đã no v n có thể ăn,…) cũng là một trong những nguy cơ làm BFP tăng cao Một nghiên cứu theo thời gian trên 3331 trẻ tại Hà Lan đã chỉ ra rằng, khi trẻ 4 tuổi, chỉ số
- 700 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM hưởng ứng thức ăn (FR), thích thức ăn (EF) cao hơn ở trẻ có BMI cao. Khi trẻ 10 tuổi, có mối liên quan ương t nh giữa chỉ số hưởng ứng thức ăn (FR), thích thức ăn (EF) và ăn nhiều khi cảm x c thay đổi (EOE) với BMI và khối lượng mỡ cơ thể (Fat Mass Index, FMI) trong khi phản ứng no (SR) có mối liên hệ âm tính với BMI và khối lượng mỡ cơ thể (Derks và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, Steins ekk và cộng sự (2017) cũng cho thấy rằng khối lượng chất béo và khối lượng cơ có mối liên quan mạnh với các hành vi ăn uống cụ thể. FR cũng làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ em với OR = 1,83 (1,32 - 2,55) (Đỗ Nam Khánh, 2020). Như vậy, BFP ở học sinh tăng cao có thể do một số thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn tuỳ hứng, ăn nhiều khi cảm xúc thay đổi, ngay cả khi no v n thích ăn,… Tr n cơ sở ph n t ch đó, đề ra các biện pháp có sự kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội để tạo ra một chế độ inh ưỡng hợp lý sẽ cho học sinh phát triển toàn diện về thể chất l n tinh thần. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như cơ m u nghiên cứu chưa cao và mới chỉ nghiên cứu tại một thời điểm nên cần có những nghiên cứu với quy mô lớn hơn và nghiên cứu theo thời gian để thấy rõ hơn mối liên quan giữa hành vi ăn uống với tỉ lệ mỡ cơ thể ở trẻ em. 4. KẾT LUẬN Hưởng ứng thức ăn (FR) và ăn nhiều khi cảm xúc thay đổi (EOE) làm tăng nguy cơ mắc BFP cao lên lần lượt là 1,88 và 1,66 lần ở học sinh 11 - 14 tuổi tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Do đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về inh ưỡng ở cả gia đình và nhà trường để học sinh có hành vi ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tích cực chỉ số BFP. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu về mối liên quan giữa hành vi ăn uống và tỉ lệ mỡ cơ thể cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ashcroft, J., Semmler, C., Carnell, S., Van Jaarsveld, C. H. M., & Wardle, J. (2008). Continuity and stability of eating behaviour traits in children. European journal of clinical nutrition, 62(8), 985-990. Centers for Disease Control an Prevention, “Defining Chil hoo O esity” [Online] Available: https://www.cdc.gov. [Accessed July 01, 2019]. Daniels, S. R., Khoury, P. R., & Morrison, J. A. (1997). The utility of body mass index as a measure of body fatness in children and adolescents: differences by race and gender. Pediatrics, 99(6), 804-807. Derks, I. P., Sijbrands, E. J., Wake, M., Qureshi, F., van der Ende, J., Hillegers, M. H., ... & Jansen, P. W. (2018). Eating behavior and body composition across childhood: a prospective cohort study. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 15(1), 1-9. Deurenberg, P., Yap, M., & Van Staveren, W. A. (1998). Body mass index and percent body fat: a meta analysis among different ethnic groups. International journal of obesity, 22(12), 1164-1171.
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 701 Đỗ Nam Khánh (2020). Nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và một số đặc điểm gen, thói quen inh ưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ mầm non. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Đỗ Th Chuyên, Nguyễn Th Quỳnh Anh, Đỗ Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Th Như Trang, Nguyễn Th Lan Hương, Nguyễn Th Hồng Hạnh (2021). Tình trạng inh ưỡng phân loại theo tỉ lệ mỡ cơ thể ở học sinh 11 - 14 tuổi tại th xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019. Tạp chí Khoa học Đại học Thái Nguyên 226(01), 20-26. Ebbeling, C. B., Pawlak, D. B., & Ludwig, D. S. (2002). Childhood obesity: public-health crisis, common sense cure. The lancet, 360(9331), 473-482. Freedman, D. S., Wang, J., Maynard, L. M., Thornton, J. C., Mei, Z., Pierson, R. N., ... & Horlick, M. (2005). Relation of BMI to fat and fat-free mass among children and adolescents. International journal of obesity, 29(1), 1-8. Gallagher, D., Visser, M., Sepulveda, D., Pierson, R. N., Harris, T., & Heymsfield, S. B. (1996). How useful is body mass index for comparison of body fatness across age, sex, and ethnic groups?. American journal of epidemiology, 143(3), 228-239. Herle, M., Fildes, A., Steinsbekk, S., Rijsdijk, F., & Llewellyn, C. H. (2017). Emotional over-and under-eating in early childhood are learned not inherited. Scientific Reports, 7(1), 1-9. Kalantari, N., Mohammadi, N. K., Rafieifar, S., Eini-Zinab, H., Aminifard, A., Malmir, H., ... & Doaei, S. (2017). Indicator for success of obesity reduction programs in adolescents: body composition or body mass index? Evaluating a school-based health promotion project after 12 weeks of intervention. International journal of preventive medicine, 8. Jun, M. A., Ning, F. E. N. G., Zhang, S. W., Yong-Ping, P. A. N., & Huang, Y. B. (2009). Comparison of changes in body composition during puberty development of obese and normal-weight children in China. Biomedical and Environmental Sciences, 22(5), 413-418. Le, T. T., Trung, N. N., Chu, D. T., & Hanh, N. T. H. (2019). Percentage body fat is as a good indicator for determining adolescents who are overweight or obese: a cross- sectional study in Vietnam. Osong public health and research perspectives, 10(2), 108. Madan, J., Gosavi, N., Vora, P., & Kalra, P. (2014). Body fat percentage and its correlation with dietary pattern, physical activity and life-style factors in school going children of Mumbai, India. J Obes Metab Res, 1(1), 14-19. McNeil, J., Cameron, J. D., Finlayson, G., Blundell, J. E., & Doucet, É. (2013). Greater overall olfactory performance, explicit wanting for high fat foods and lipid intake during the mid-luteal phase of the menstrual cycle. Physiology & behavior, 112, 84-89. Sleddens, E. F., Kremers, S. P., & Thijs, C. (2008). The Children's Eating Behaviour Questionnaire: factorial validity and association with Body Mass Index in Dutch
- 702 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM children aged 6-7. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 5(1), 1-9. Steinsbekk, S., Llewellyn, C. H., Fildes, A., & Wichstrøm, L. (2017). Body composition impacts appetite regulation in middle childhood. A prospective study of Norwegian community children. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 14(1), 1-7. Taylor, R. W., Jones, I. E., Williams, S. M., & Goulding, A. (2002). Body fat percentages measured by dual-energy X-ray absorptiometry corresponding to recently recommended body mass index cutoffs for overweight and obesity in children and adolescents aged 3-18 y. The American journal of clinical nutrition, 76(6), 1416- 1421. Thornton, L. E., Cameron, A. J., McNaughton, S. A., Waterlander, W. E., Sodergren, M., Svastisalee, C., ... & Crawford, D. A. (2013). Does the availability of snack foods in supermarkets vary internationally?. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 10(1), 1-9. Trivedi, S., Burton, A., & Oden, J. (2014). Management of pediatric obesity: A lifestyle modification approach. The Indian Journal of Pediatrics, 81(2), 152-157. Wardle, J., Guthrie, C. A., Sanderson, S., & Rapoport, L. (2001). Development of the children's eating behaviour questionnaire. The Journal of Child Psychology and Psychiatry and Allied Disciplines, 42(7), 963-970. Widhalm, K., Schönegger, K., Huemer, C., & Auterith, A. (2001). Does the BMI reflect body fat in obese children and adolescents? A study using the TOBEC method. International Journal of Obesity, 25(2), 279-285. Yajnik, C. S., & Yudkin, J. S. (2004). The YY paradox. The Lancet, 363(9403), 163.
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 703 THE ASSOCIATION OF EATING BEHAVIORS WITH HIGH BODY FAT PERCENTAGE AMONG 11 - 14 YEAR OLD STUDENTS IN TU SON CITY, BAC NINH PROVINCE Nguyen Thi Hong Hanh1,2*, Do Thi Chuyen3, Le Thi Tuyet1 Abstract. Unhealthy eating behaviors increase the risk of high body fat percentage (BFP) in children. This study aimed to investigate the association of unhealthy eating behaviors with the BFP in adolescents at the age of 11 - 14 in Tu Son city, Bac Ninh province, modified by age and gender. A case- control study was conducted on 338 students with normal BFP and 68 students with high BFP classified by the percentile according to the criteria of the Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Parents or guardians reported on the Child Eating Behavior Questionnaire. Body composition, consisting of BFP was measured by Bioelectrical Impedance Analysis method. After adjusting for age and gender, food responsiveness (FR) and emotional overeating (EOE) increased the risk of high BFP by 1.88 times (P < 0.0001) and 1.66 times (P = 0.007), respectively. The BFP was affected by several factors related to students' eating behaviors in Tu Son city, Bac Ninh province. This warrants the need for frequent nutrition education interventions in both families and schools, so that students can have healthy eating behaviors to positively improve the BFP index. Keywords: Body fat percentage, eating behaviors, 11 - 14 year old students. 1 Hanoi National University of Education 2 Tu Son Secondary School, Bac Ninh province * Email: hanhnth@hnue.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện tượng heo cắn đuôi nhau
7 p | 108 | 8
-
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các dòng bố mẹ phục vụ chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng cao
6 p | 106 | 8
-
10Tỷ lệ nhiễm và lây lan bệnh khảm lá sắn/ virus trên sắn tại Campuchia và Việt Nam
5 p | 55 | 4
-
Quá trình xây dựng nông thôn mới trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
10 p | 14 | 4
-
Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
5 p | 78 | 3
-
Lưu hành kháng thể trong huyết thanh và bệnh tích liên quan đến Mycoplasma gallisepticum ở gà Ai Cập nuôi tại huyện Đông Anh - Hà Nội
7 p | 49 | 2
-
Ô nhiễm salmonella ở các điểm giết mổ gia cầm qui mô nhỏ tại các huyện ngoại thành Hà Nội
8 p | 47 | 2
-
Phân tích hệ gen phiên mã của tôm sú cái (Penaeus monodon) ở Việt Nam liên quan đến tính trạng sinh sản bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới
5 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn