NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH<br />
PHÁT TRIỂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
TS.KTS. Nguyễn Quốc Tuân<br />
Trường Đại học Phương Đông<br />
GS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng<br />
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Đô thị đã và đang là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, các trường<br />
đại học, học viện, các hiệp hội và các tổ chức hành nghề từ cuối thế kỷ XIX, khi loài<br />
người chuyển sang nền văn minh công nghiệp. Công tác nghiên cứu về Đô thị ở Việt<br />
Nam hiện đang được thực hiện theo hướng đơn ngành, chủ yếu là công tác quy<br />
hoạch tại các bộ, ngành: quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch sử dụng<br />
đất, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tài nguyên, quy hoạch biển… nên khó có<br />
thể thống nhất về chiến lược và phân bổ nguồn lực cho phát triển. Trong khi đó, đô<br />
thị là cơ thể thống nhất về không gian và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội,<br />
phân bổ tài nguyên và môi trường sống… cần nguồn nhân lực đô thị theo cách tiếp<br />
cận đa ngành và hệ thống.<br />
Bài viết đề cập tới thực trạng chất lượng nguồn nhân lực đô thị và dự báo<br />
nhu cầu nhân lực trình độ cao cho công tác nghiên cứu và quản lý đô thị ở Việt<br />
Nam trong bối cảnh phát triển và đô thị hóa. Bài viết nêu lên tính cấp thiết của việc<br />
triển khai nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Quản lý phát triển đô thị theo hướng<br />
liên ngành và tích hợp. Bên cạnh đó, bài viết cũng gợi mở một số nội dung cần<br />
nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Quản lý phát triển đô thị.<br />
Từ khóa: Quản lý đô thị, Quản lý phát triển, Đào tạo, Nhân lực, Liên ngành<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đô thị đã và đang là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, các trường<br />
đại học, học viện, các hiệp hội và các tổ chức hành nghề từ cuối thế kỷ XIX, khi<br />
loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp. Với vai trò ngày càng quan<br />
trọng trong tiến trình phát triển của xu thế toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, đô thị<br />
và các thành phần liên quan của nó ngày càng phát triển và mở rộng hơn. Đến 2008,<br />
với hơn 50% nhân loại sống ở đô thị đã đưa thế giới sang kỷ nguyên đô thị hóa. Cho<br />
đến nay, những nước phát triển đều có tỷ lệ đô thị hóa trên 80% dân số và GDP ở<br />
khu vực đô thị chiếm từ 70-80% quốc gia mặc dù diện tích nhỏ hơn khu vực nông<br />
thôn nhiều lần.<br />
<br />
187<br />
Công tác nghiên cứu về Đô thị ở Việt Nam hiện đang được thực hiện theo<br />
hướng đơn ngành, chủ yếu là công tác quy hoạch tại các bộ, ngành: quy hoạch xây<br />
dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy<br />
hoạch tài nguyên, quy hoạch biển… khó có thể thống nhất về chiến lược và phân<br />
bổ nguồn lực cho phát triển. Trong khi đó, đô thị là cơ thể thống nhất về không<br />
gian và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, phân bổ tài nguyên và môi trường<br />
sống… cần nguồn nhân lực đô thị theo cách tiếp cận đa ngành và hệ thống. Nhu<br />
cầu về nhân lực đô thị được đào tạo và tích hợp các kiến thức liên ngành, đa ngành<br />
ngày càng cấp thiết.<br />
Bài viết đề cập tới thực trạng chất lượng nguồn nhân lực đô thị và dự báo<br />
nhu cầu nhân lực trình độ cao cho công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở<br />
Việt Nam. Bài viết nêu lên tính cấp thiết của việc triển khai đào tạo sau đại học về<br />
Quản lý đô thị trong bối cảnh phát triển liên tục theo hướng liên ngành và tích hợp<br />
nhiều ngành khoa học nghiên cứu về đô thị. Bên cạnh đó, bài viết cũng gợi mở một<br />
số nội dung kiến thức cần trang bị trong đào tạo sau đại học về Quản lý phát triển<br />
đô thị.<br />
2. Thực trạng nguồn nhân lực cho công tác Quy hoạch và Quản lý phát<br />
triển đô thị<br />
Theo số liệu thống kê mới đây của Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng<br />
(tháng 6/2018), Việt Nam có tổng cộng 817 đô thị các loại với dân số sống trong đô<br />
thị đạt gần 38%. Trong khi tốc độ đô thị hoá đang diễn ra ngày một mạnh mẽ và<br />
không có dấu hiệu chậm lại thì chắc chắn số lượng đô thị sẽ ngày một tăng dần theo<br />
đà phát triển của kinh tế, xã hội. So sánh từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ lập quy hoạch<br />
chung đô thị đạt 100%, tăng chỉ 7%; quy hoạch phân khu đạt khoảng 72%, tăng<br />
27%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 33%, tăng 13%; quy hoạch xây dựng nông thôn<br />
đạt 98,2%, tăng 71,8%. Theo các chuyên gia, chất lượng nhân lực là khâu then chốt<br />
nhất quyết định chất lượng quy hoạch, từ lập quy hoạch cho đến triển khai thực hiện<br />
xây dựng theo quy hoạch. Vấn đề tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nhất trong các<br />
đồ án quy hoạch do thiếu nhân lực quản lý và triển khai thực hiện các dự án quy<br />
hoạch đô thị. Nhân lực quản lý đô thị cần được bố trí đủ để tham gia vào mọi khâu<br />
trong hoạt động của một đô thị, ở nhiều cấp độ quản lý - từ cấp hành chính phường<br />
tới cấp thành phố và cao hơn nữa. Nhu cầu nhân lực nghiên cứu, quản lý đô thị lớn<br />
và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, song khả năng đáp ứng hiện nay còn hạn chế.<br />
Theo thống kê, cả nước hiện có 7 cơ sở đào tạo ngành Quản lý đô thị ở trình<br />
độ đại học, 3 cơ sở đào tạo ở trình độ sau đại học với số lượng tuyển sinh hàng năm<br />
khoảng 1.000 sinh viên và học viên các hệ, gồm có: trường đại học Kiến trúc Hà<br />
Nội, đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, đại học Xây dựng, Học viện Hành<br />
<br />
<br />
188<br />
chính Quốc gia, đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, đại<br />
học Tôn Đức Thắng, đại học Hồng Bàng. Đa số chương trình đào tạo Quản lý đô thị<br />
được thiết kế dưới góc độ quản lý về quy hoạch xây dựng như ở Trường Đại học<br />
Kiến trúc Hà Nội, hay ở Trường Đại học Hồng Bàng lại xếp Quản lý đô thị là một<br />
chuyên ngành hẹp của khối ngành Quản trị kinh doanh... Bên cạnh đó, một số<br />
trường đại học khác cũng cung cấp hàng ngàn nhân lực mỗi năm ở các chuyên<br />
ngành gần như Kiến trúc, Kinh tế và quản lý xây dựng, Quản lý sử dụng đất, Tài<br />
nguyên môi trường, Quản lý xây dựng, Quản lý hạ tầng đô thị. Tuy số lượng sinh<br />
viên tốt nghiệp hàng năm khá nhiều, song vẫn thiếu vì thực trạng nhiều nhưng chưa<br />
đủ luôn xảy ra ở nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực quản lý đô thị.<br />
Lấy ví dụ, trường đại học Kiến trúc Hà Nội có Khoa Quy hoạch đô thị và<br />
nông thôn và Khoa Quản lý đô thị với chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm khoảng 100<br />
đến 150 sinh viên mỗi khoa. Trường đã đào tạo ngành Quy hoạch vùng và đô thị<br />
từ hơn 20 năm nay và cấp bằng Kiến trúc sư quy hoạch cho những sinh viên tốt<br />
nghiệp ngành này. Cách làm này chỉ có rất ít quốc gia trên thế giới thực hiện, vì<br />
nó thể hiện sự thiếu logic trong việc xác định mục tiêu đào tạo và định hướng xây<br />
dựng chương trình. Trong khi đó, thế giới đã đi trước Việt Nam khoảng 30 năm về<br />
nghiên cứu và đào tạo về phát triển đô thị. Khoảng cách này không dễ thu hẹp, nếu<br />
như không nói tới nguy cơ có thể còn gia tăng, nếu nước ta không có những thay<br />
đổi kịp thời công tác nghiên cứu và chuẩn bị nguồn nhân lực cho quy hoạch và<br />
quản lý phát triển đô thị.<br />
Theo đánh giá của chúng tôi, để có sự chuyển biến cơ bản gắn với chuyển<br />
đổi tư duy quản lý đô thị trong bối cảnh phát triển liên tục, thì phải có những nhà<br />
nghiên cứu, quản lý được đào tạo, bồi dưỡng với tầm nhìn mới, nhận thức mới về<br />
quản lý phát triển đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự đan xen nhiều chiều của<br />
các yếu tố đa ngành tác động lên thực thể đô thị. Cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa<br />
quản lý đô thị theo quy hoạch và quản lý đô thị hướng tới phát triển.<br />
3. Nhân lực đô thị phải được đào tạo liên ngành với tư duy và tầm nhìn mới<br />
Thực tế cho thấy, sau nhiều năm đô thị hóa và phát triển đô thị, bên cạnh<br />
những mặt tích cực cũng đồng thời có không ít hệ lụy. Quản lý đô thị bằng quy<br />
hoạch đô thị là phương thức xơ cứng, chỉ có thể làm được việc “quản” mà chưa làm<br />
được việc “kích” cho đô thị phát triển. Quản lý đô thị ở Việt Nam hiện đang được<br />
thực hiện theo hướng đơn ngành, chủ yếu là thông qua công tác qui hoạch tại các<br />
bộ: qui hoạch xây dựng đô thị, qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch hạ tầng giao<br />
thông/cấp thoát nước/năng lượng/viễn thông/hạ tầng xã hội, qui hoạch kinh tế - xã<br />
hội, qui hoạch tài nguyên, qui hoạch biển… nên rất khó thống nhất về chiến lược và<br />
phân bổ nguồn lực cho phát triển Quốc gia. Trong khi đó, đô thị vốn phức tạp với<br />
<br />
<br />
189<br />
nhiều thành phần song lại có tính thống nhất về không gian và tổ chức các hoạt<br />
động như kinh tế, xã hội, phân bổ tài nguyên và môi trường sống… Có thể ví dụ<br />
đô thị như một cơ thể sống rất cần được chăm bón, nuôi dưỡng và quản lý khoa<br />
học, để có thể kích thích sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của “cơ thể” đặc<br />
thù này. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu, quản lý đô thị theo cách tiếp cận đa<br />
ngành và hệ thống.<br />
Quản lý đô thị khi soi chiếu dưới góc độ phát triển đòi hỏi phải luôn nhìn<br />
nhận đô thị như một thực thể sống động, với vô vàn tiềm năng cần được khơi thông,<br />
để có thể trở thành động lực cơ bản thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Những hạn<br />
chế về quản lý “cứng” hiện nay rất cần được khắc phục, thông qua việc trang bị<br />
những nhận thức mới, phương pháp mới và nhân lực mới được đào tạo tiên tiến.<br />
Trong đó, cần thiết phải thay đổi phương thức đào tạo nhân lực quản lý đô thị từ<br />
đơn ngành sang đa ngành/liên ngành. Việt Nam hiện nay đã có tới hai trung tâm<br />
vùng đô thị với dân số tới gần 10 triệu dân sinh sống như TP. Hồ Chí Minh và Hà<br />
Nội đã làm cho yêu cầu về nhân lực liên ngành, đa ngành, tích hợp các mục tiêu<br />
phát triển ngày càng cấp thiết.<br />
Việc xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học theo hướng liên ngành<br />
và liên thông nhiều cấp độ có chất lượng cao và quốc tế hóa là định hướng cần thiết.<br />
Nghiên cứu, đào tạo sau đại học về Đô thị với phát triển bền vững theo hướng tiếp<br />
cận liên ngành là hướng đi phù hợp, đáp ứng thực tiễn phát triển đô thị đòi hỏi cấp<br />
bách nguồn nhân lực hiện nay. Trong chương trình đào tạo cần tích hợp các nội<br />
dung: địa lý, kinh tế, xã hội học, tài nguyên, sử dụng đất, luật pháp, kỹ năng quản<br />
trị, hệ thống hành chính nhà nước, quy hoạch bền vững… thông qua việc xây dựng<br />
chương trình mới về Quản lý phát triển đô thị, trong đó nhấn mạnh đến tư duy<br />
chiến lược tích hợp và công cụ đa ngành để đánh giá tiềm năng, xây dựng các<br />
kịch bản phát triển gắn với phân bổ không gian lãnh thổ đô thị và vùng đô thị là<br />
hướng đi đúng đắn. Chương trình đào tạo cần trang bị các tư duy chiến lược và giúp<br />
người học xây dựng được các giải pháp quản lý phát triển tổng thể cho những thực<br />
thể đô thị khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, tính đặc thù và tính chính xác, để có thể<br />
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.<br />
Hình thành một chương trình đào tạo có mục tiêu sâu sắc và tham vọng cao<br />
như vậy đòi hỏi việc tích cực và chủ động tập hợp chuyên gia và nguồn lực để xây<br />
dựng bài bản, tiến bộ và sát với nhu cầu đô thị, và nhu cầu người học (có phổ rộng<br />
từ quản lý nhà nước, bộ, ngành, chính quyền đô thị, kỹ thuật đô thị, quy hoạch, kiến<br />
trúc, chính sách và pháp lý đầu tư, bất động sản…). Điểm mạnh chính là tư duy đào<br />
tạo và nghiên cứu liên ngành, tiên tiến và hội nhập quốc tế để cung cấp các tư duy<br />
chiến lược tích hợp, công cụ và phương pháp đa ngành, phương pháp luận phát triển<br />
và các kỹ năng chuyên môn để vận dụng cho thực tế đô thị từ nhiều góc độ. Với thế<br />
<br />
190<br />
mạnh đang có về đào tạo đa ngành, các Đại học vùng, và đặc biệt là Đại học Quốc<br />
gia - nơi tập hợp nhiều ngành học có liên quan đến đô thị, sẽ là những cơ sở đào tạo<br />
phù hợp nhất để có thể triển khai nghiên cứu, đào tạo theo hướng liên ngành về<br />
Quản lý đô thị trong bối cảnh phát triển và đô thị hóa.<br />
<br />
<br />
KẾT HỢP KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU VỀ ĐÔ THỊ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LÝ THUYẾT VỀ ĐÔ THỊ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN<br />
&KHÔNG GIAN LÃNH THỔ LÃNH THỔ & LĨNH VỰC<br />
ĐÔ THỊ<br />
<br />
<br />
<br />
KINH TẾ - TÀI CHÍNH<br />
CHO PHÁT TRIẺN ỨNG DỤNG GIẢI<br />
QUYẾT CÁC BÀI TOÁN<br />
CỦA ĐÔ THỊ<br />
<br />
<br />
NHÂN HỌC ĐÔ THỊ<br />
&ĐỊNH CƯ CON NGƯỜI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Kết hợp kiến thức liên ngành trong nghiên cứu về đô thị và<br />
quản lý phát triển đô thị<br />
<br />
(Nguồn: tác giả)<br />
4. Gợi mở về xây dựng chương trình đào tạo theo hướng liên ngành<br />
Xuất phát từ quan điểm về quản lý phát triển, với đô thị là đối tượng khoa<br />
học cần được nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn, từ đó phải xây dựng và đào tạo<br />
được các chuyên gia hiểu biết sâu sắc về đô thị trên nhiều mặt: đánh giá quy hoạch<br />
không gian, hiệu quả sử dụng đất, kinh tế - xã hội, chính sách, pháp lý, tiềm năng<br />
phát triển, xác định các chỉ số phát triển bền vững, đánh giá các nguồn tài nguyên,<br />
nuôi dưỡng các hoạt động lành mạnh của cộng đồng... Các nhà nghiên cứu, quản lý<br />
đô thị phải có được tư duy quản lý phát triển, cũng như đánh giá được nội lực và<br />
điều kiện của một đô thị để có thể định hướng phát triển, thiết lập chính sách và<br />
đưa ra được các giải pháp “kích” tăng trưởng bền vững cho đô thị. Chúng ta cần đào<br />
tạo ra được những chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia tư vấn độc lập, có thể phát<br />
triển trong tất cả các ngành nghề của đô thị, với mục tiêu làm cho đô thị phát triển,<br />
làm cho các nhóm kinh tế phát triển, các nhóm cộng đồng phát triển, đồng thời đẩy<br />
mạnh các hoạt động đô thị phát triển đồng đều và bền vững.<br />
<br />
<br />
191<br />
Nội dung đào tạo cần được xây dựng tiên tiến, hiện đại và tương thích với<br />
các chương trình Quản lý đô thị/Quản lý phát triển đô thị của các trường đại học<br />
quốc tế có uy tín. Qua quá trình tham gia tổ công tác xây dựng chương trình đào tạo<br />
sau đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi nhận thấy Đại học Quốc gia đã<br />
chủ động nắm bắt, xây dựng chương trình nghiên cứu sau đại học về Quản lý phát<br />
triển đô thị theo hướng quốc tế, phân chia thành các mô-đun kiến thức như sau:<br />
1. Đô thị và bối cảnh phát triển.<br />
<br />
2. Dân cư và xã hội đô thị.<br />
<br />
3. Kinh tế và tài chính cho phát triển đô thị.<br />
<br />
4. Môi trường đô thị bền vững.<br />
<br />
5. Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị.<br />
<br />
6. Công cụ tích hợp trong quản lý phát triển đô thị.<br />
<br />
7. Đồ án / dự án liên ngành quản lý phát triển đô thị.<br />
<br />
LIÊN KẾT HỆ THỐNG TRONG CÁC MÔĐUN LIÊN NGÀNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH<br />
<br />
<br />
CÁC P.P<br />
ĐÁNH GIÁ &<br />
PHÂN TÍCH<br />
ĐÔ THỊ<br />
LÝ THUYẾT ĐỒ ÁN THỰC<br />
CÁC LÝ CHUYÊN HÀNH / LUẬN<br />
THUYẾT MÔN NỀN THỰC VĂN TỐT<br />
CƠ SỞ CỦA NGÀNH NGHIỆM NGHIỆP<br />
HỌC CÔNG CỤ<br />
QUẢN LÝ<br />
PHÁT<br />
TRIỂN<br />
<br />
<br />
<br />
TIẾN TRÌNH TƯ DUY LIÊN NGÀNH VÀ CÁC MÔDUN KIẾN THỨC / KỸ NĂNG<br />
<br />
Hình 2: Tính liên kết hệ thống từng mô đun kiến thức trong<br />
tiến trình tư duy liên ngành<br />
<br />
(Nguồn: tác giả)<br />
Việc cơ cấu các khối kiến thức theo mô-đun sẽ cơ động và linh hoạt hóa quá<br />
trình đào tạo, vừa có thể triển khai đào tạo tổng thể cả chương trình, vừa có thể tổ<br />
chức thành các khóa học ngắn hạn theo hướng đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao<br />
năng lực cho lực lượng cán bộ quy hoạch và quản lý đô thị tại các địa phương. Mỗi<br />
mô-đun kiến thức sẽ bao gồm 1 đến 2 môn học chính, từ 2 đến 4 môn học tự chọn /<br />
<br />
<br />
192<br />
bổ trợ, cho phép cơ động lựa chọn, cập nhật kịp thời theo nhu cầu của xã hội và<br />
thực tế công tác quản lý phát triển đô thị. Có một chương trình đào tạo sau đại học<br />
về đô thị mới mẻ, hiện đại và có tính thực tiễn cao được tiên phong triển khai ở Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội từ năm 2018 là tín hiệu rất đáng khích lệ với các nhà nghiên<br />
cứu, nhà quản lý đô thị ở Việt Nam.<br />
5. Kết luận<br />
Với kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành<br />
Quản lý đô thị và Quy hoạch/Kiến trúc, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số suy nghĩ<br />
về định hướng nghiên cứu và đạo tạo về Quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam theo<br />
hướng liên ngành trong bối cảnh mới. Với thế mạnh đa ngành đang có của các Đại<br />
học vùng hay Đại học Quốc gia, chúng tôi có kỳ vọng sâu xa về khả năng tập hợp<br />
các nhà khoa học đang hoạt động nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực đơn<br />
ngành vào một chương trình ứng dụng liên ngành có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao<br />
như Quản lý phát triển đô thị. Chúng tôi rất kỳ vọng có những trao đổi học thuật<br />
tiếp tục trong việc làm rõ Quản lý đô thị trong bối cảnh phát triển là hết sức cần<br />
thiết ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đây là những vấn đề mà thế giới đã giải quyết từ<br />
30 năm trước.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Đặng Hùng Võ (2016), Phương pháp tiếp cận của quản lý phát triển, Tài liệu<br />
hội thảo, Hà Nội.<br />
2. Nguyễn Hồng Thục (2016), Đào tạo cao học liên ngành về Quản lý phát triển<br />
đô thị trong bối cảnh sau hiện đại, Kỷ yếu hội thảo, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
3. Trương Quang Hải, Trần Mạnh Liểu, Nguyễn Ngọc Trực (2016), Tình hình<br />
nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực đô thị trên thế giới, trong nước và xu hướng<br />
đào tạo liên ngành quản lý phát triển đô thị ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ<br />
yếu hội thảo, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
4. Nguyễn Ngọc Hiếu, Đào Thị Bích Vân (2016), Thành phố thông minh và vấn<br />
đề quản lý phát triển đô thị, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.<br />
5. Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Chương<br />
trình đào tạo cao học Quản lý Phát triển Đô thị, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
193<br />