Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CƠ HỌC CỦA THÉP CHUYỂN PHA DO<br />
BIẾN DẠNG DẺO HỌ MnSi DƯỚI ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ CƠ - NHIỆT<br />
Đinh Văn Hiến1*, Đinh Bá Trụ2, Nguyễn Văn Chúc1<br />
<br />
Tóm tắt: Thép 0,22% C-1,4% Mn-1,6% Si được nấu và tinh luyện trong lò cảm<br />
ứng trung tần từ sắt xốp, được rèn-cán nóng và cán nguội với mức độ biến dạng<br />
80%, sau đó, được xử lý nhiệt hai giai đoạn: 1- nung qua vùng hai pha (Ferit +<br />
Austenit) ở 7800C với các thời gian giữ nhiệt 5-10-15 phút; 2- tôi đẳng nhiệt trong<br />
vùng chuyển biến Bainit ở các nhiệt độ 350-400-4500C với các thời gian giữ nhiệt<br />
5-10-15 phút. Kết quả, sau xử lý cơ-nhiệt nhận được thép có tổ chức đa pha gồm:<br />
Bainit và Austenit dư phân tán trong nền Ferit đa cạnh, nhờ đó, thép có độ bền và<br />
tính dẻo tốt. Từ kết quả khảo sát cơ tính đã thiết lập hàm quan hệ giữa các chỉ tiêu<br />
độ bền và độ dẻo với các thông số công nghệ khảo sát. Ngoài ra, tính chất cơ học<br />
của thép qua tôi và ram ở các nhiệt độ khác nhau cũng được khảo sát nhằm xây<br />
dựng cơ sở cho ứng dụng thiết kế các sản phẩm cần độ bền cao khi sử dụng, tính<br />
dẻo cao để dập tạo hình.<br />
Từ khóa: Công nghệ cơ - nhiệt; Thép đa pha, Thép chuyển pha do biến dạng dẻo, Ausenit dư.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiều sản phẩm trong dân dụng và quốc phòng ngày càng đòi hỏi các vật liệu<br />
có độ bền cao hơn, tính dẻo tốt hơn, cho ví dụ, một số chi tiết tấm vỏ trong tên lửa<br />
cần thép có độ bền cao để chịu tải trọng nặng theo điều kiện làm việc, song cũng<br />
cần có độ dẻo cao để có thể dập vuốt sâu, miết mỏng khi chế tạo; các chi tiết tấm<br />
vỏ xe du lịch, xe quân sự cần độ bền cao, khả năng hấp thụ năng lượng lớn khi va<br />
chạm để nâng cao độ an toàn, đồng thời lại cần có độ dẻo đủ để dễ gia công biến<br />
dạng thành hình; các chi tiết kết cấu như bánh răng máy kéo, …, lại cần có độ dẻo<br />
thích hợp để dễ dập nguội, tiết kiệm vật liệu, từ đó, giảm giá, đồng thời cần khả<br />
năng biến cứng nguội gia công lớn cho độ bền cao để chịu tải, …<br />
Gần đây, một nhóm thép nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà khoa<br />
học, các hãng sản xuất xe ô tô là thép TRIP (Transformation Induced Plasticity<br />
Steels) – thép có chuyển pha do biến dạng dẻo bởi có độ bền cao hơn, tính dẻo tốt<br />
hơn so với thép hợp kim thấp thông thường. Các nghiên cứu trọng tâm vào phát<br />
triển dòng thép TRIP hợp kim thấp với thành phần C~0,2%, Mn~12% và<br />
Si~12% [3], [4], [5], bởi giá thành sản xuất không đắt, song bằng xử lý cơ-nhiệt<br />
cho phép nhận được tổ chức đa pha gồm pha nền Ferit, Bainit và Austenit dư tỷ lệ<br />
nhất định và có chuyển biến thành Mactensit cứng của pha Austenit dư khi biến<br />
dạng dẻo làm tăng biến cứng nguội, tức là, độ bền cao hơn, tính dẻo tốt hơn, năng<br />
lượng biến dạng lớn hơn. Một hướng nghiên cứu chủ đạo là xác định ảnh hưởng<br />
của thông số cơ-nhiệt đến tổ chức và cơ tính của thép TRIP nhằm tìm ra được tổ<br />
chức pha cho thuộc tính cơ học tốt nhất theo yêu cầu sử dụng. Tuy vậy, tìm ra quy<br />
luật quan hệ của thông số cơ-nhiệt với các chỉ tiêu cơ học dưới dạng các hàm quan<br />
hệ còn chưa được thực hiện hoặc không được công bố.<br />
<br />
<br />
<br />
276 Đ.V. Hiến, Đ.B. Trụ, N.V. Chúc, “Nghiên cứu ứng xử cơ học… điều kiện xử lý cơ- nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Xuất phát từ điều này, nhóm tác giả xác định mục đích nghiên cứu là thiết lập<br />
quy luật quan hệ giữa một số thông số xử lý nhiệt với các chỉ tiêu cơ học cho thép<br />
MnSi có thành phần C~0,20,25%, Mn~1,5% và Si~1,5% được cán nguội trước<br />
với mức độ biến dạng 80%. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm được sử dụng để<br />
thiết kế chiến lược thực nghiệm và thiết lập mối quan hệ giữa chúng.<br />
2. CÔNG NGHỆ, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Công nghệ nghiên cứu<br />
Thép được nấu và tinh luyện trong lò cảm ứng trung tần từ nguyên liệu sắt xốp<br />
và phế thép xây dựng, cùng các chất hợp kim hóa là Mn kim loại, FeSi75, dùng<br />
dây nhôm để khử khí và chất tinh luyện là hệ xỉ CaO/CaF2 nhằm thu được phôi<br />
thép đáp ứng thành phần hợp kim chính, ít tạp chất phi kim và tạp chất P, S. Thành<br />
phần hóa học chính của thép đạt được 0,22% C-1,4% Mn -1,6% Si-0,021% P và<br />
0,009%S. Phôi sau đúc được cắt thành dạng thanh, được rèn nóng với tỷ số rèn y =<br />
4, sau đó, được cán nóng với mức độ biến dạng 50% ở nhiệt độ khoảng 9500C, sau<br />
đó, được cán nguội với mức độ biến dạng tổng 80% đến chiều dày 2mm. Thép<br />
sau khi cán nguội được xử lý nhiệt hai giai đoạn:<br />
1. Nung trong vùng hai pha (Ferit+Austenit) ở 7800C với các thời gian giữ<br />
nhiệt khác nhau. Ở nhiệt độ nung 7800C tỷ phần pha Ferit đạt khoảng 50% thông<br />
qua đo giãn nở nhiệt – hình 1.<br />
2. Tôi đẳng nhiệt trong vùng chuyển biến Banit ở các nhiệt độ và thời gian giữ<br />
nhiệt khác nhau. Vùng nhiệt độ hình thành Bainit khi nguội đẳng nhiệt từ 7800C<br />
của thép nghiên cứu được dự báo bằng phần mềm Jmatpro – hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ do giãn nở nhiệt. Hình 2. Giản đồ nguội đẳng nhiệt của<br />
Ac1 = 7400C và Ac3 = 8640C (50C/phút). thép nghiên cứu từ 7800C.<br />
2.2. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu<br />
Chế độ xử lý nhiệt được thiết kế bằng phương pháp quy hoạch trực giao cấp 2<br />
với 3 thông số khảo sát (bảng 1). Thiết bị xử lý nhiệt là cặp lò điện trở gồm: 01 lò<br />
buồng dùng để nung phôi và 01 lò giếng đặt thùng muối nóng chảy.<br />
Mẫu thử kéo là mẫu tấm, phương pháp thử kéo theo tiêu chuẩn ASTM E8M-<br />
04. Thiết bị thử là máy kéo W300P tại Phòng thí nghiệm Khí động - Động lực của<br />
Viện Tên lửa (chứng nhận hiệu chuẩn số V03.CN5.3166.15). Các số liệu về chỉ<br />
tiêu cơ tính từ đường cong thử kéo được ghi vào bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 277<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Tổ chức tế vi các mẫu thép được tẩm thực bằng dung dịch Lepera (50 ml<br />
Na2S2O5 1% trong cồn ethanol + 50 ml axit Picric 4% trong cồn ethanol) [2] và<br />
được quan sát trên kính hiển vi quang học Axio-A2M.<br />
Kỹ thuật nhiễu xạ tia X cũng được sử dụng để xác thực sự có mặt và mất đi của<br />
pha Austenit dư trước và sau khi biến dạng, tức là xác thực chuyển pha Austenit dư<br />
thành Mactensit. Thiết bị sử dụng là máy D8-Advance.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Ảnh hưởng của thông số công nghệ đến tính chất cơ học<br />
Chế độ thực nghiệm được thiết kế theo quy hoạch trực giao cấp 2 và các kết<br />
quả đo các chỉ tiêu cơ học chỉ ra trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Chế độ thực nghiệm và cơ tính đạt được của các mẫu thép.<br />
Mức tiến hành<br />
Các yếu tố<br />
- -1 0 1 +<br />
+ Thời gian giữ nhiệt khi nung, phút 3 5 10 15 17<br />
TB Nhiệt độ tôi đẳng nhiệt Bainit, 0C 330 350 400 450 470<br />
B Thời gian giữ nhiệt Bainit, phút 3 5 10 15 17<br />
Tính chất cơ học<br />
Thực nghiệm Mô hình hồi quy Sai số tương đối (%)<br />
STT + TB B<br />
Re Rm A Re Rm A<br />
Re Rm A<br />
(MPa) (MPa) (%) (MPa) (MPa) (%)<br />
1 5 350 5 464 851 29,6 456 859 29,5 1,7 0,9 0,3<br />
2 15 350 5 454 907 25,9 460 897 26,0 1,4 1,1 0,2<br />
3 5 450 5 421 820 28,3 428 814 28,4 1,8 0,8 0,4<br />
4 15 450 5 427 860 25,3 421 865 24,9 1,4 0,6 1,7<br />
5 5 350 15 469 770 35,0 474 765 34,5 1,1 0,7 1,5<br />
6 15 350 15 443 807 30,3 435 813 30,9 1,8 0,8 2,1<br />
7 5 450 15 475 754 28,7 468 764 28,5 1,5 1,3 0,8<br />
8 15 450 15 410 834 24,9 417 826 24,9 1,7 1,0 0,1<br />
9 10 400 10 468 802 36,6 471 801 35,3 0,6 0,1 3,6<br />
10 10 400 10 474 800 36,1 471 801 35,3 0,7 0,2 2,2<br />
11 10 400 10 472 798 35,2 471 801 35,3 0,2 0,4 0,3<br />
12 10 400 10 471 806 35,4 471 801 35,3 0,0 0,6 0,3<br />
13 17 400 10 443 810 32,1 444 815 32,8 0,1 0,6 2,2<br />
14 3 400 10 475 749 36,4 476 745 37,8 0,3 0,5 3,8<br />
15 10 470 10 429 852 21,9 428 850 22,4 0,2 0,2 2,4<br />
16 10 330 10 457 873 27,3 460 873 27,4 0,7 0,0 0,3<br />
17 10 400 17 461 765 34,0 463 763 34,0 0,4 0,3 0,1<br />
18 10 400 3 453 854 30,2 453 856 30,5 0,0 0,2 1,0<br />
Tính chất cơ học các mẫu tôi và ram<br />
Chế độ nhiệt Tính chất cơ học<br />
STT Nhiệt độ tôi, Nhiệt độ ram, Re Rm A<br />
0 0 Môi trường tôi<br />
C C (MPa) (MPa) (%)<br />
1 900 300 Nước 1280 1519 7<br />
2 900 450 Nước 800 1045 12,5<br />
3 900 600 Nước 770 877 17<br />
Ghi chú: Re, Rm và A tương ứng là giới hạn chảy, giới hạn bền và độ giãn dài tương đối.<br />
Từ các kết quả thực nghiệm, sử dụng phương pháp tính toán các hệ số hồi quy<br />
theo quy hoạch trực giao, kiểm định hệ số hồi quy theo chuẩn Student và kiểm<br />
định tương thích của mô hình hồi quy theo chuẩn Fisher với độ chính xác của mô<br />
<br />
<br />
278 Đ.V. Hiến, Đ.B. Trụ, N.V. Chúc, “Nghiên cứu ứng xử cơ học… điều kiện xử lý cơ- nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hình là 5% ( = 0,05) [1], nhận được các hàm quan hệ giữa các thông số công<br />
nghệ với các chỉ tiêu cơ học như sau:<br />
Re= -345,89 + 11,12.τα+γ + 4,031.TB + 1,746.τB - 0,012.τα+γ.TB-0,435.τα+γ.τB<br />
+ 0,022.TB.τB - 0,225.τα+γ2 - 0,005.TB2 - 0,265.τB2<br />
(1)<br />
Rm= 3058,52 + 7,224.τα+γ - 10,543.TB - 28,812.τB + 0,014.τα+γ.TB +<br />
0,105.τα+γ.τB + 0,045.TB.τB – 0,435.τα+γ2 + 0,012.TB2 + 0,165.τB2<br />
(2)<br />
A= -314,6 - 0,354.τ α+γ + 1,7098.TB + 3,46.τB - 0,005.TB.τB -0,002.TB2 -<br />
0,062.τB2<br />
(3)<br />
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các thông số công nghệ khảo sát đến các chỉ tiêu<br />
cơ học hãy xem biểu đồ quan hệ giữa các chỉ tiêu cơ tính với các thông số công<br />
nghệ khảo sát chỉ ra trên hình 3, 4, 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a- + = 5 phút b- + = 10 phút c- + = 15phút<br />
Hình 3. Biểu đồ quan hệ giữa giới hạn chảy với các nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt<br />
Bainit tại các thời gian giữ nhiệt khi nung + = 5, 10 và 15 phút.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a- + = 5 phút b- + = 10 phút c- + = 15 phút<br />
Hình 4. Biểu đồ quan hệ giữa giới hạn bền với các nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt<br />
Bainit tại các thời gian giữ nhiệt khi nung + = 5, 10 và 15 phút.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a- + = 5 phút b- + = 10 phút c- + = 15 phút<br />
Hình 5. Biểu đồ quan hệ giữa độ giãn dài tương đối với các nhiệt độ và thời gian<br />
giữ nhiệt Bainit tại các thời gian giữ nhiệt khi nung + = 5, 10 và 15 phút.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 279<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Từ các hình 3, 4, 5 có thể nhận thấy, giới hạn bền tăng với thời gian giữ nhiệt<br />
khi nung + dài, nhiệt độ TB thấp và thời gian giữ nhiệt B ngắn. Giới hạn chảy<br />
phụ thuộc bậc 2 (parabol) và các các giá trị thông số khảo sát. Ở thời gian + = 5<br />
phút, cả giới hạn chảy và độ dãn dài tương đối đạt được lớn nhất ở vùng nhiệt độ<br />
TB khoảng 3900C và thời gian B khoảng 1214 phút. Ở thời gian + = 10 phút,<br />
cả giới hạn chảy và độ dãn dài tương đối đạt được lớn nhất ở vùng nhiệt độ TB<br />
khoảng 3900C, đỉnh cực đại giới hạn chảy xuất hiện ở khoảng thời gian B khoảng<br />
1012 phút, trong khi đỉnh cực đại độ giãn dài tưởng đối xuất hiện ở khoảng thời<br />
gian B khoảng 1214 phút. Ở thời gian + = 15 phút, đỉnh cực đại giới hạn chảy<br />
xuất hiện ở nhiệt độ TB khoảng 3700C và thời gian B khoảng 57 phút, trong khi<br />
đó, đỉnh cực đại độ giãn dài tưởng đối xuất hiện ở nhiệt độ TB khoảng 3900C và<br />
thời gian B khoảng 1214 phút.<br />
Tính chất cơ học qua tôi và ram: Bảng 1 trình bày kết quả các chỉ tiêu cơ học<br />
của các mẫu thép được cán nguội sau đó được tôi và ram ở các nhiệt độ 300, 450<br />
và 600 0C. Nhận thấy rằng, nhiệt độ ram tăng làm giảm giới hạn chảy và giới hạn<br />
bền, song làm tăng độ giãn dài tương đối. Giới hạn chảy và giới hạn bền có thể đạt<br />
tương ứng trên 1200 MPa và 1500 MPa cho mẫu tôi và ram thấp, trong khi đó độ<br />
giãn dài tương đối khoảng 7% cho thấy thép ở trạng thái phá hủy dẻo. Điều này<br />
đặc biệt thuận lợi cho các ứng dụng kết cấu chịu lực.<br />
3.2. Tham số công nghệ tối ưu<br />
Từ các hàm quan hệ, tìm tham số công nghệ theo giá trị các hàm mục tiêu lớn<br />
nhất. Phương pháp tối ưu sử dụng là phương pháp gradient lớn nhất. Kết quả giá trị<br />
tối ưu đạt được chỉ ra trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Giá trị thông số công nghệ và hàm mục tiêu tối ưu.<br />
STT Giá trị +, TB, B, Các giá trị hàm mục tiêu<br />
0<br />
tối ưu phút C phút Re, MPa Rm, MPa A, %<br />
1 max Re 3 400 17 489 702 36,5<br />
2 max Rm 14 330 3 455 955 18,8<br />
3 max A 3 390 12,5 484 730 38,3<br />
Từ kết quả bảng 2 cho thấy, vùng thông số công nghệ tối ưu cho giới hạn chảy<br />
và độ giãn dài tương đối gần sát nhau, đạt được với thời gian + ngắn khoảng 3<br />
phút giữ nhiệt, nhiệt độ TB nằm trung gian trong miền khảo sát khoảng 3904000C<br />
và thời gian giữ nhiệt B dài khoảng 1217 phút. Trong khi đó, giới hạn bền lớn<br />
nhất đạt được với thời gian giữ nhiệt dài + =14 phút, nhiệt độ và thời gian giữ<br />
nhiệt Bainit nằm ở cận dưới miền khảo sát, TB = 3300C và B = 3 phút. Điều này<br />
nhấn mạnh rằng, không thể tìm được một vùng thông số công nghệ để đạt được cả<br />
độ bền và độ giãn dài tương đối là lớn nhất.<br />
ơ<br />
<br />
<br />
3.3. Austenit dư và chuyển biến thành Mactensit do biến dạng dẻo<br />
Ảnh tổ chức tế vi được tẩm thực màu Lepera của các mẫu 1, 3 và 9 chỉ ra trên<br />
hình 6. Thấy rằng, ở cả 3 nhiệt độ Bainit khảo sát (cận dưới, điểm tâm và cận trên)<br />
đều xuất hiện pha Austenit dư với màu trắng sáng. Mẫu 9 có tỷ lệ Austenit lớn<br />
nhất, tiếp đến là mẫu 1 và cuối cùng là mẫu 3. Vai trò của Austenit dư trong thép<br />
<br />
<br />
280 Đ.V. Hiến, Đ.B. Trụ, N.V. Chúc, “Nghiên cứu ứng xử cơ học… điều kiện xử lý cơ- nhiệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TRIP được nhiều tài liệu nghiên cứu [3], [4], [5], hầu hết đều thừa nhận tỷ lệ<br />
Austenit lớn cho độ giãn dài tương đối cao, đồng thời có sự kết hợp tốt giữa độ<br />
bền và độ dẻo. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát cơ tính trình bày<br />
trong bảng 1 khi ở điểm khảo sát trung tâm (4000C), độ giãn dài tương đối đạt<br />
~36% và tích số bx đạt rất cao khoảng 28000 MPa%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a- Mẫu 1 (TB = 3500C) b- Mẫu 3 (TB = 4500C) c- Mẫu 9 (TB = 4000C)<br />
Hình 6. Tổ chức tế vi một số mẫu thép (x 500 lần).<br />
Chuyển biến của pha Austenit dư<br />
thành Mactensit khi biến dạng dẻo<br />
được xác thực bằng phương pháp<br />
nhiễu xạ tia X. Hình 7 chỉ ra ảnh<br />
nhiễu xạ tia X của mẫu 9 trước và sau<br />
khi biến dạng (lấy mẫu tại vùng hình<br />
thành cổ thắt khi thử kéo). Ở mặt<br />
nhiễu xạ (1 1 1) chỉ rõ sự xuất hiện<br />
và mất đi của pha Austenit một cách<br />
rõ rệt. Điều này hàm ý rằng, Austenit<br />
dư đã chuyển biến thành Mactensit Hình 7. Ảnh nhiễu xạ tia X của mẫu 9<br />
khi biến dạng dẻo. trước và sau khi biến dạng.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Thép MnSi với thành phần 0,22%C-1,4%Mn-1,6%Si xử lý cơ-nhiệt thu được<br />
tổ chức đa pha gồm Ferit, Bainit và Austenit dư phân tán trong tổ chức nền, đồng<br />
thời có chuyển pha Austenit dư thành Mactensit khi biến dạng dẻo, nhờ đó, thép<br />
nhận được tương quan tốt giữa độ bền và độ dẻo.<br />
Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã đưa ra hàm tối ưu quan hệ giữa<br />
3 thông số công nghệ gồm +, TB và B với các chỉ tiêu cơ tính là Re, Rm và A. Từ<br />
các quan hệ này, nhà sản xuất có thể chọn ra chế độ công nghệ cho chỉ tiêu cơ học<br />
tối ưu nhất theo yêu cầu sử dụng. Trường hợp cần giới hạn bền cao, nên chọn thời<br />
gian + = 1315 phút, nhiệt độ TB = 3303500C và B = 35 phút. Ngược lại, khi<br />
cần giới hạn chảy và độ dãn dài tương đối cao, nên chọn thời gian + = 35 phút,<br />
nhiệt độ TB = 3904000C và B = 1217 phút.<br />
Tính chất cơ học qua tôi và ram, cùng với xử lý nhiệt TRIP chứng tỏ tiềm năng<br />
ứng dụng lớn của thép nghiên cứu cho các sản phẩm đòi hỏi độ bền cao khi sử<br />
dụng và cần độ dẻo cao để gia công biến dạng tạo hình.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 281<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bùi Minh Trí, “Xác xuất thống kê và quy hoạch thực nghiệm”, Hà Nội, Nhà<br />
xuất bản Khoa học kỹ thuật (2006).<br />
[2]. K. D. Amar, G. S. John, and K. M. David, “Color tint-etching for multiphase<br />
steels”, Advanced Materials and Processes (2003).<br />
[3]. Y Sakuma, O Matsumura, and O Akisue, "Influence of C Content and<br />
Annealing Temperature on the Microstructure and Mechanical Properties of<br />
4000C Transformed Steel Containing Retained Austenite," ISIJ International,<br />
Vol. 31, No. 11 (1991).<br />
[4] Koh-ichi SUGIMO, Noboru O. USUI, Mitsuyuki KOBAYASH, and Shun-<br />
ichi HASHIMOTO, "Effects of Volume Fraction and Stability of Retained<br />
Austenite on Ductility of TRIP-aided Dual-phase Steels," ISIJ International,<br />
Vol. 32, No. 12 (1992).<br />
[5] I. Tsukatani, S. Hashimo, and T. Inoue, "Effects of silicon and manganese<br />
addition on mechanical properties of high-strength hot rolled sheet steel<br />
containing retained austenite" ISIJ International, Vol. 31, No. 9 (1991).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF THE MECHANICAL BEHAVIOUR OF THERMO-<br />
MECHANICAL TREATMENTED MnSi TRANSFORMATION<br />
INDUCED PLASTICITY STEEL<br />
<br />
The 0,22%C-1,4%Mn-1,6%Si steel is melted and refined in induction furnace<br />
from sponge iron, it is hot forged-rolled and cold rolled with 80% reduction in<br />
thickness, then via two heat treatment stages: 1- intercritical anealling at 7800C with<br />
hold times 5-10-15 minutes; 2- fast cooling to Bainitic isothermal temperatures 350-<br />
400-4500C with hold times 5-10-15 minutes. The results, after thermo-mechanical<br />
treatment received multiphase microstructure: Bainite and retained Austenite<br />
disperse in the polygonal Ferrite matrix, thus the steel has the good combination of<br />
strength and ductility. From this results have established relationships between<br />
mechanical properties and processing parameters. Additionally, mechanical<br />
properties of tempered and quenched steel at different tempering temperatures were<br />
also examined in order to build the basis for the design of products requiring high<br />
strength when used and good ductility for stamping.<br />
<br />
Keywords: Thermo-mechanical processing, Multiphase steels, Transformation induced plasticity steels,<br />
Retained Austenite.<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 08 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
* Email: vanhiencompany221182@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
282 Đ.V. Hiến, Đ.B. Trụ, N.V. Chúc, “Nghiên cứu ứng xử cơ học… điều kiện xử lý cơ- nhiệt.”<br />