intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ trong dân ca quan họ

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

298
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ trong dân ca quan họ Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo của dân tộc ta. Giá trị của dân ca quan họ cổ truyền được thể hiện không chỉ bằng những bài ca lời đẹp, hát hay, bằng phong cách lịch sự, trang nhã... mà bằng cả những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó. Liền anh, liền chị trong quan họ luôn giao du, đi hát với nhau, nhưng không bị sa vào rượu chè, vào những quan hệ buông thả. Khi đi hát thì rất vui vẻ, say...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ trong dân ca quan họ

  1. Ngôn ngữ trong dân ca quan họ Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo của dân tộc ta. Giá trị của dân ca quan họ cổ truyền được thể hiện không chỉ bằng những bài ca lời đẹp, hát hay, bằng phong cách lịch sự, trang nh ã... mà bằng cả những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó. Liền anh, liền chị trong quan họ luôn giao du, đi hát với nhau, nhưng không bị sa vào rượu chè, vào những quan hệ buông thả. Khi đi hát thì rất vui vẻ, say sưa, nhưng tránh nhất là thái độ lả lơi sàm sỡ. Về cách xưng hô, quan họ lịch sự, nhún nhường, thường tự xưng là em, dù đó là nam hay nữ, già hay trẻ: ví như: 'Thưa chị hai, chị ba, biết thì ca trước lên để anh em chúng em tiếp bước theo sau'. Hoặc khi được liền anh mời trầu, liền chị đáp lại: Chị em chúng em cả sữa no căng Ăn trầu đã vậy biết nói năng thế nào Bên liền anh cũng như bên liền chị đều tôn trọng nhau, cho nên trong câu quan họ, họ thường gọi nhau là người.
  2. Người ơi ! Người ở đừng về Người đừng tưởng gió trông mây... Người về em dặn người rằng Đâu hơn người ấy, đâu bằng đợi em Nếu chúng ta thấy chữ ''chàng'' trong câu quan họ thì đó là ca dao mà quan họ mượn vào: Chăn chiếu ai trải giường này Đêm qua chàng ngủ đêm nay chàng nằm Đến chữ mình người ta cũng thấy suồng sã quá, nên khi hát quan họ đã đổi chữ mình thành chữ tình. Đêm qua ghé nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, thương tình bấy nhiêu Trong giao tiếp, quan họ, ngoài việc xưng hô ý tứ, tôn trọng nhau, lời ăn ý ở cũng được nghệ nhân răn dạy rất chu đáo, không gặp gì nó nấy, gập gì làm nấy.
  3. Các cụ dặn rằng: Đã là người làng quan họ. Không phải chỉ biết hát mà am hiểu cả lề lối, tập quán nữa. Lại phải hiểu từng lời ăn ý ở đến những tập tục ăn nói, lúc đứng ngồi. Quan họ muốn mời nhau về nhà hát phải nói năng ý tứ lắm. 'Mời quan họ liền anh sang chơi bên nhà chúng em, trước là thăm thầy mẹ chúng em, sau là cho chúng em học đòi quan họ vài đôi lối...' Và liền an đáp lời: 'Em đỡ lời chị Hai, chúng em chỉ sợ nắng mưa thì tốt lúa đồng, chúng em năng đi lại thì thầy mẹ lại coi thường chúng em ra'. Ngay trong lúc nói 'kháy' nhau, ý muốn nói vốn liếng của các liền anh về quan họ chưa có là bao, đừng tỏ ra ta đây, thì người quan họ cũng rất lịch sự: 'Dạ thưa anh Hai, anh Ba... biết thì đi chợ xa, còn chị em chúng em không biết thì đi bảy mươi ba cái chợ gần đấy ạ'. Có các nói rurn rẩy (danh từ của 'đường quan họ'): 'Thực là anh Hai cứ đánh lửa cho đau lòng khói'. Cách nói đưa đẩy: 'Anh Hai, anh Ba nói mà như sấm bên Đông, chớp động bên Tây, mưa tỉnh Hà Nội mà đây ướt đường đấy ạ'. Hoặc cách nói khách khí: 'Dạ thưa chị Hai, đã có lòng sang đất nhà chúng em, thì cho anh em chúng em được thừa tiếp dăm ba lối nữa'. Khi hát đối đáp, nếu bên liền chị ra một vế đối, bên liền anh đáp đúng thì bên liền chị lên tiếng: 'Dạ, thưa liền anh, tương hằng rồi đấy ạ'. Nếu bên liền anh ca
  4. sai thì bên liền chị lê tiếng: 'Dạ thưa liền anh, ca bất hợp rồi đấy ạ'. Khi canh hát đã về khuya, quan họ chủ trương mời mọi người giải lao ăn cơm, họ nói bằng một giọng văn hoa, lễ phép, khiêm tốn: 'Hôm nay bên liền chị sang bên đất nhà em, anh em nhà em có mâm cơm, thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa gừng, mâm đan bát đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa, lên chén, để anh em chúng mình được thừa tiếp đấy ạ'. Trong bữa ăn, các liền anh thấy các liền chị ăn uống nhỏ nhẹ rụt r è thì mời khéo: Cơm hẩm ăn với rau dưa Quan họ làm khách em chưa bằng lòng (đấy ạ) Liền chị đáp lại: Liền anh nói vậy chứ: Cơm trắng ăn với thịt gà Tuy rằng ăn ít nhưng mà no lâu (đấy ạ) Tiếng nói của quan họ thật là ý nhị, thật là văn hoa. Ngôn ngữ trong quan họ mềm mại, khéo léo, tinh tế và đậm đà tình người. Người quan họ không chấp nhận
  5. sự thô kệch, vụng về, mà coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ, giao tiếp. Lề lối, tập quán trong quan họ tuy không ai soạn th ành văn, nhưng từ đời này, qua đời khác mọi người đều tuân thủ. Nếu quan họ nhỡ một lời, làm vụng một việc thì lòng riêng cứ băn khoăn mãi. Hình ảnh ngôi chùa Việt Nam qua ca dao Đạo Phật đã được truyền bá, thâm nhập vào Việt Nam từ trong những thế kỷ đầu của cuộc dựng nước; đã ăn sâu vào mọi sinh hoạt tình cảm, văn hóa, đạo đức của dân tộc; và nhất là đã hòa nhập vào con người Việt Nam một cách tự nhiên, bởi sự thích nghi hoàn hảo, mầu nhiệm của giáo lý Phật Đà với bản chất truyền thống của dân tộc. Nhìn vào làng quê Việt Nam, tìm hiểu các phong tục, tập quán; các sinh hoạt văn hóa - xã hội của dân tộc, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của đạo Phật - qua những ngôi chùa thân yêu - là một điều không ai có thể phủ nhận.
  6. Trong nền văn chương truyền khẩu Việt Nam còn lưu lại khá nhiều ghi nhận về ngôi chùa, như một biểu tượng không thể thiếu, không thể tách rời khỏi đời sống chung của cộng đồng: Đồng đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh... * Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài nghiêng, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai xây dựng nên non nước này? * Đông Ba, Gia Hội hai cầu, Ngó qua Diệu Đế bốn lầu hai chuông. Tên của những ngôi chùa đã gắn liền với tên của làng quê, sông núi, danh thắng như là một địa danh đáng ghi nhớ, trân trọng trong lòng mọi người. Bởi vậy, hình ảnh của ngôi chùa thân yêu luôn có mặt bên cạnh đời sống tình cảm sâu đậm, biết bao đổi thay vui buồn của kiếp nhân sinh: Ngó lên chùa Các (1) cao lầu, Biệt ly em hỡi, để sầu cho anh ...
  7. * Ngó lên dốc Một chùa Lầu(2) Cảm thương người bạn buổi đầu thâm ân * Bao giờ cạn lạch Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền! Ngôi chùa đã hiện diện bàng bạc, sâu rộng trong sinh hoạt tình cảm riêng tư của mọi người, nhưng cũng luôn có mặt trong các sinh hoạt chung của làng quê, của tập thể: Nhớ ngày mồng Bảy tháng Ba, Trở về Hội Láng, trở ra Hội Thầy... * Nhớ ngày mồng Sáu tháng Ba, Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây (3). * Em đi nhớ lũy tre làng Nhớ ngôi chùa cổ, nhớ hàng cau xanh Đêm rằm trẩy hội cùng anh, Mãi vui quên tỏ cùng anh đôi lời!
  8. Những ngày đại lễ, những ngày lễ vía, đã tự nhiên là ngày hội của làng: Hội chùa cũng là hội làng. Tất cả đều đã trở thành phong tục, tập quán xa xưa rất đáng yêu quý, đáng bảo tồn và phát triển của nền văn hóa dân tộc. Ngoài những tình cảm riêng và chung trong sinh hoạt; hình ảnh của những ngôi chùa - sự hiện diện thiêng liêng của nó, đã có tầm ảnh hưởng sâu xa, rất quan trọng trong việc hình thành một nền đạo lý căn bản của con người: những ngôi chùa luôn gợi nhắc mọi người phải ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sống cao thượng với bốn tâm lớn "Từ, Bi, Kỷ, Xả". "Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời về sau Đời xưa quả báo còn chầy Đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền". Lên chùa thấy Phật muốn tu, Về nhà nghĩ mẹ công phu chưa đền! Mình về đường ấy thì xa, Để anh bắc cầu sông Cái về qua Ninh Bình Đất Ninh Bình có chùa Non Nước,
  9. Núi Phi Diêu, Hồi Hạc chung quanh... Em về, em chớ quên anh. Chiều chiều ra ngõ, Em ngó hướng Tây... Thấy chùa mái ngói rêu dày Thương anh nương rẫy bấy chầy quạnh hiu! Ngó lên chùa cao thấy ông Bụt đứng Ngó xuống ruộng thấp, Nhớ mẹ công lao... Nhắn ai ăn ở cùng nhau, Nghĩa tình cho đặng trước sau vẹn toàn... Ngôi chùa, đôi khi được dùng làm danh từ riêng- xóm Chùa, sông Chùa, cầu Chùa... Để tỏ lòng yêu quý, nhớ tưởng; hay là biểu tượng cho sự tinh khiết; hay gợi nhớ bao kỷ niệm của một thời tuổi trẻ êm đẹp, khó quên của đời người: Lòng thương con gái Xóm Chùa. Khéo may đãy gấm, khéo thùa bông dâu! *
  10. Quê em ở cạnh sông Chùa Có đò đưa đón sớm trưa hai lần... * Em như cây kiểng trên chùa Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng? * Thuở xưa theo mẹ lên chùa... Bây giờ mẹ mất, biết ai đưa đón mình? Nói đến ngôi chùa mà không đề cập tới tiếng chuông chùa là một thiếu sót lớn, bởi vì, ngoài sự tác động, ảnh hưởng của hình sắc, tiếng chuông chùa thiêng liêng nhiệm mầu, cũng đã để lại dấu ấn sâu đậm, vi tế hơn; khó phai nhạt trong đời sống tâm linh của mỗi người. Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương * Lắng nghe chuông gọi trên chùa, Hỡi ai mê ngủ hãy chừa dục tham * Chuông rơi từng tiếng gọi về, Lòng trần từng hạt bụi mê rụng rời!
  11. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam - ở mỗi miền, mỗi tỉnh đều còn lưu lại khá nhiều câu ca, tục ngữ, truyện cổ... biểu tỏ rõ nét sự ảnh hưởng của đạo Phật, của những ngôi chùa, đối với mọi sinh hoạt trong đời sống... Sự hiện diện của những ngôi chùa sẽ xoa dịu đi bao nỗi thương đau, mang nguồn vui sống, an lạc cho tất cả. Bởi vậy hình ảnh ngôi chùa cổ là hình ảnh gần gũi thân thương nhất của bao tâm hồn, bao cảnh đời - mà thơ ca còn ghi dấu lưu lại trong kho tàng văn học của dân tộc ....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2