
NHẬN THỨC VỀ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT CỐT YẾU (KPI)
TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
ThS. Tạ Huy Hùng1
Tóm tắt: Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong đánh giá thực hiện công việc với người lao động trong các
doanh nghiệp là một chủ đề mới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được áp dụng trong
nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai KPIs, các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc, thách
thức, một trong số thách thức đến từ người lao động do người lao động nhận thức chưa đầy đủ, chính xác.. Trong
nghiên cứu này, với phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát 188 doanh nghiệp có từ 50 tới 100 lao
động, tác giả cung cấp bức tranh thực trạng về nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp về bản chất
chỉ số KPIs, vai trò và những khó khăn khi triển khai KPIs trong doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích thực trạng về
nhận thức của người lao động và những khó khăn, thách thức khi triển khai KPIs, tác giả có những đề xuất, giải
pháp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong triển khai KPIs trong hệ thống đánh giá thành tích.
Từ khóa: Nhận thức người lao động, KPIs, đánh giá thành tích
Abstract: Key Performance Indicators in performance management system was attracted by researchers
and practitioners. In practical perspective, many enterprises deal with huge challenges which comes from
the employees in their organization because they have not enough knowledge about KPIs. In this research,
author collects information from 188 enterprises which have 50 to 100 employees. Based on this information,
author indicates that how employees understand about the KPIs, the role of KPIs in their organization and
some difficulties in KPIs implementation. Author propose some suggestions, solutions to overcome these
challenges in KPIs implemntation.
Keywords: SMEs; KPIs; Performance appraisal.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, áp lực cạnh tranh và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng,
nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần được xem như nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh các
doanh nghiệp cần xây dựng lợi thế cạnh tranh Barney (1991), Lado & Wilson (1994), Tạ Huy
Hùng (2018). Nguồn nhân lực của doanh nghiệp chỉ thực sự được xem là nguồn lực mang lại lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi nguồn nhân lực có thể đáp ứng được các yêu cầu mang lại
giá trị cho doanh nghiệp, nguồn lực có tính khan hiếm, nguồn lực khó có thể bắt chước và nguồn
lực khó có thể thay thế. Với mục tiêu xây dựng nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp, các hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm của các
1 Email: tahuyhung.vcu@gmail.com,Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.