
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN
CHUYỂN SANG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PGS.TS. Phạm Công Đoàn1
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu. Cách
mạng 4.0 sẽ làm mất đi các công việc, lao động có tính truyền thống chuyển dần sang tự động hóa, robot, trí
tuệ nhân tạo… do đó điều cần thiết là phải có sự nhận diện đúng đắn về nhân lực cho giai đoạn công nghệ 4.0
và có thay đổi trong quản trị nhân lực thích hợp với yêu cầu thực tiễn của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Bài viết tập
trung vào những vấn đề lý luận và yêu cầu cơ bản về quản trị nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0, khái
quát thực tiễn về quản trị nhân lực DN Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị về quản trị nhân lực
DN đối với các doanh nghiệp và Nhà nước cho giai đoạn chuyển sang kỷ nguyên công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Từ khóa: Cách mạng 4.0, quản trị nhân lực 4.0
Abstract: Industrial revolution 4.0 has been going and becomes an inevitable trend. When the industrial
revolution 4.0 happens, some traditional jobs will be loose, trational labor tranfers to the automation,
robots, artificial intelligence, so on… Thus, it is necessary to have a proper identification of human resources
for the period and some change in human resource management in line with the practical requirements of
technology era. This research focuses on the theory of human resource requirement in Industrial revolution
4.0. Based on this theory, author implements in Vietnam enterprise and propose some solution, suggestion for
state enterprise in industrial revolution 4.0
Keywords: Industrial revolution 4.0; human resource management 4.0.
1. KHÁI QUÁT CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho đến nay xã hội loài người đã trải qua 03 cuộc cách mạng công nghiệp và đang diễn ra
cuộc cách mạng thứ 4. Các cuộc cách mạng này đã làm thay đổi toàn diện lĩnh vực sản xuất và
các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, văn hóa – xã hội qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của loài người.
Cuộc cách mạng thứ nhất (cách mạng 1.0) bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Anh với sự
ra đời của máy hơi nước kéo theo sự phát triển của hệ thống đường sắt, phát triển nông nghiệp nhờ
các nghiên cứu về sinh học, canh tác … dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của nước Anh và Tây Âu.
1 Email: doandhtm2@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.