
135
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VỚI
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
TS. Vũ Quốc Thông
Trường Đại học Mở TP. HCM
Tóm tắt
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan tỏa mọi nơi và Việt nam
cũng không ngoài tầm ảnh hưởng đó đến với nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Nhận
định về cuộc đổi mới với những thuận lợi mang đến ra sao? Bài viết này sẽ khái lược từ
phần mở đầu để làm cơ sở phân tích tác động của thời đại số hóa đến nhu cầu nhân lực
và tác động đến giáo dục bậc Đại học. Nhằm so sánh giáo dục Đại học 4.0 với các nước
trong khu vực và trên thế giới, tác giả tập trung tìm hiểu những biểu hiện ở Việt Nam từ
quản lý vĩ mô đến việc thực hiện tại các cơ sở đào tạo. Từ đó, bài viết đưa ra gợi ý cho
những thay đổi cần thiết cho giáo dục Đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.
Từ khóa: CMCN 4.0; Giáo dục 4.0; giáo dục Đại học.
Cách mạng công nghệ 4.0 với những thuận lợi
Thế giới đang bắt đầu vào cuộc CMCN 4.0, một cuộc cách mạng sản xuất mới
gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet vạn
vật (IoT), điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... (Prisecaru, 2017).
Năm 2013, khái niệm CMCN 4.0 xuất hiện trong một báo cáo của Đức nhằm đề cập đến
chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không cần đến sự tham gia của con
người. Theo ước tính của Rabel và cộng sự cho đến năm 2017, CMCN 4.0 đã vượt khỏi
khuôn khổ dự án của nước Đức, lan rộng ra nhiều quốc gia và trở thành xu thế tất yếu của
việc phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục…
Cuộc cách mạng mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh đến mọi quốc gia thể
hiện ở nhiều cấp độ bao gồm các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo
và người dân khắp năm châu. ỷ nguyên số hóa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông
tin đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, học tập, làm việc và sản xuất. Bản chất
của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số cùng với việc tích hợp các công nghệ
thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình kinh doanh, phương thức sản xuất, mở ra nhiều
phương thức truyền tải tri thức cho nhân loại. ỷ nguyên mới của sự đầu tư, nâng cao
năng suất và mức sống xã hội kỳ vọng được gia tăng là nhờ vào nền tảng của công nghệ.
Điều này sẽ tác động đáng kể đến các hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục trên toàn thế
giới (Magruk, 2016).
Nếu như trước đây, các nhà máy sản xuất được tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ
hoặc các quốc gia phát triển với nguồn nhân lực giá rẻ và thị trường mua bán trực tiếp dồi
dào. u hướng hiện nay, với sự tham gia của lực lượng người máy thông tin được điều
khiển bởi những hệ thống thông tin kết nối, hệ thống chuyên gia hỗ trợ cho việc ra quyết
định cộng thêm với sự lớn mạnh của kênh giao dịch thương mại trực tuyến thì các hoạt