
367
MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC VÀ
NĂNG LỰC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
Bùi Thị Thanh
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Nguyễn Lê Duyên
Công ty ACS Trading Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và
năng lực đổi mới tổ chức. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 281 nhân viên và nhà quản
lý đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành logistics ở TP. HCM. Mô hình nghiên cứu
đề xuất dựa vào lý thuyết học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức và nghiên cứu
của Kiziloglu (2015), Calantone & cộng sự (2002); và được kiểm định bằng phương
pháp phân tích hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu xác định các thành phần học tập của tổ
chức ảnh hưởng đến năng lực đổi mới tổ chức sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần:
(1) cam kết đối với việc học tập; (2) chia sẻ tầm nhìn trong việc học tập; (3) tư duy mở;
(4) chia sẻ kiến thức trong nội bộ tổ chức. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý
liên quan đến việc học tập của tổ chức để gia tăng năng lực đổi mới tổ chức.
Từ khóa: Cách mạng công nghệ 4.0; doanh nghiệp Logistics; năng lực đổi mới tổ chức;
việc học tập của tổ chức.
1. Giới thiệu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng công nghệ số và tích hợp
công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương pháp sản xuất và quản lý đã và
đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các ngành nghề. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần
nỗ lực duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự của chính họ (như chất lượng nguồn
nhân lực, việc học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức,..) để tạo ra sự khác biệt với
đối thủ trên thị trường ( iziloglu, 2015). Nhiều nghiên cứu (Calantone & cộng sự, 2002;
Kiziloglu, 2015; Hao & cộng sự; 2012) đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có khả năng học
tập sẽ thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường và năng lực học tập của tổ
chức đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh, hiệu quả của
tổ chức cũng như việc phát triển năng lực đổi mới trong tổ chức đó. Do đó, một doanh
nghiệp muốn có năng lực đổi mới và tạo ra nó như một thói quen thì trước tiên họ cần tạo
điều kiện cho những ý tưởng mới được ra đời và áp dụng những ý tưởng đó trong tổ chức
(Weerewardena & cộng sự, 2006).
Tại Việt Nam, theo chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến năm 2020,
ngành dịch vụ logistics được nhấn mạnh là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất,
hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập
khẩu. Năm 2012, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực logistics quốc
gia của Việt Nam đứng thứ 53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực SE N;
năm 2014, chỉ số này được cải thiện lên hạng 48/166 quốc gia; tuy nhiên, đến năm 2016,
thì đã tụt hạng xuống 64/160 quốc gia (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2018).