intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần làm sau phỏng vấn

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết thúc buổi phỏng vấn, hơn một nửa chặng đường bạn đã đi qua. Hãy lạc quan và phấn khởi vì bạn đã tự mình vượt qua giai đoạn thử thách này. Bây giờ còn lại là khoảng thời gian chờ kết quả, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện tròn vẹn “nhiệm vụ” của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần làm sau phỏng vấn

  1. Những điều cần làm sau phỏng vấn Kết thúc buổi phỏng vấn, hơn một nửa chặng đường bạn đã đi qua. Hãy lạc quan và phấn khởi vì bạn đã tự mình vượt qua giai đoạn thử thách này. Bây giờ còn lại là khoảng thời gian chờ kết quả, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện tròn vẹn “nhiệm vụ” của mình.
  2. Tâm lý lúc này của bạn sẽ theo hai hướng: + Quên đi cuộc phỏng vấn + Mang tâm trạng căng thẳng, lo âu. Đây là những biểu hiện tâm lý bình thường, tuy nhiên bạn nên gạt bỏ tâm trạng hoang mang vì dù kết quả có ra sao bạn cũng đã cố gắng hết sức. Vì vậy, bạn có quyền tin vào bản thân mình và chờ đợi điều tốt đẹp từ cuộc phỏng vấn. Sau đây là những việc bạn cần làm sau kỳ phỏng vấn: Viết thư cảm ơn Đây là phép xã giao thông thường bạn nên làm sau phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao thái độ này của bạn. Viết thư cảm ơn cũng là cách bạn nhớ lại những diễn biến xảy ra trong cuộc phỏng vấn, điều này còn giúp trấn an tinh thần bạn. Hãy cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành quỹ thời gian quý giá để bạn tham dự phỏng vấn. Bạn có thể khéo léo nhắc lại một vài điều nhà tuyển dụng đã nói, có thể thêm vào một số lời nhà tuyển dụng khích lệ bạn.
  3. Cấu trúc của một bức thư cảm ơn cần thể hiện sự trang trọng, ngôn từ súc tích, cô đọng. Bạn không nên viết lan man, dài dòng, đừng để nhà tuyển dụng cảm thấy bị làm phiền vì nội dung thư bạn gửi. Chú ý viết về những điều bạn lĩnh hội được về vị trí tuyển dụng cũng như xu hướng phát triển của công ty để cả hai phía đều có cơ hội gặp lại. Đánh giá lại cuộc phỏng vấn Đừng cố tình phớt lờ những diễn biến đã xảy ra trong kỳ phỏng vấn. Bạn nên dành một ít thời gian để xem xét, đánh giá lại cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng. Hồi tưởng những gì đã diễn ra sẽ giúp bạn dự đoán phần trăm khả năng thành công.
  4. + Viết ra giấy những điều bạn tâm đắc nhất khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng. + Chỉ ra những câu trả lời bạn cho là chưa thật thuyết phục + Suy nghĩ về phương án trả lời khác để rút kinh nghiệm cho lần sau. Hãy kiên nhẫn Nhà tuyển dụng cần có thời gian đánh giá tổng thể để đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, dù bạn đang trong tâm trạng nôn nón muốn biết kết quả đến đâu thì nên giữ kiên nhẫn, điều này cũng góp phần vào kết quả cuối cùng của cuộc phỏng vấn. Đừng vội vàng nhấc máy hỏi kết quả ngay ngày hôm sau, điều này càng mang đến một kết quả tồi tệ hơn nữa. Hãy biết chờ đợi và nhẫn nại.
  5. Đừng quá nôn nóng biết kết quả phỏng vấn Thiết lập liên lạc Nhà tuyển dụng vẫn chưa hồi âm kết quả dù đã đến ngày nhận thông báo chính thức. Thay vì ngồi phỏng đoán, bạn có thể chủ động gọi điện đến phòng nhân sự để xác minh chính xác lại thời gian trúng tuyển. . Bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội Du kết quả không như bạn mong đợi, đừng mang tâm trạng bất mãn hay tỏ ra bi quan. Bạn có quyền cảm thấy buồn, nhưng tâm trạng bi quan sẽ khiến bạn mất phương hướng. Vì vậy, bạn hãy xác định rằng đây là kết quả cuối cùng của kỳ phỏng vấn lần này, nhưng không phải là kết quả duy nhất trong chặng đường tìm việc của bạn. Bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội ở phía trước, hãy đi tìm chúng và hãy biến chúng thành kết quả mà bạn mong muốn nhất. Ban Biên tập (First-Viec-Lam)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2