Dưới đây là trích xuất nội dung chi tiết của phần tài liệu. Các bạn hãy tham khảo để cảm nhận được vẻ đẹp trong tình yêu qua những lời tỏ tình thật lãng mạn, đáng yêu, ngọt ngào nhưng cũng lắm đắng cay:
NHỮNG LỜI TỎ TÌNH TRONG CA DAO
Bài 1
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói “Thật khó định nghĩa được tình yêu”. Để trả lời câu hỏi “Tình yêu là gì?” khó mà biết được. Chỉ biết rằng, được yêu! Một sự kiện quan trọng biết bao. Yêu càng trọng đại hơn nữa vì yêu trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn hoàn toàn thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng, lớn lao. Nó thể hiện sự hài hòa, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai cuộc đời riêng lẻ. Nhưng đâu phải đôi trai gái nào cũng đến được với tình yêu mà mình mong muốn. Mở đầu cho một cuộc tình luôn là những lời tỏ tình chân thành từ các chàng trai, đôi khi cũng là từ những cô gái. Nói vậy, nhưng tỏ tình đâu dễ, lời đầu luôn là lời khó nói nhất. Người dân Việt Nam xưa cần cù lao động vất vả là thế nhưng họ không kém phần tinh tế, nhạy cảm, bởi khi muốn bộc lộ tình cảm, nỗi lòng họ thường gửi gắm vào những lời thơ, giai điệu nhẹ nhàng. C.Mác có câu “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. Để đến ngày hôm nay, chúng ta được thừa hưởng một kho tang ca dao về tình yêu đôi lứa, nhất là lời tỏ tình của những đôi trai gái đang tuổi thanh xuân vô cùng phong phú.
Nếu ca dao tình yêu chia thành năm mảng: tỏ tình, hờn giận, ghen tuông, cưới hỏi và tình nghĩa vợ chồng thì chùm ca dao tỏ tình chiếm 40%. Trong đó những lời tỏ tình trực tiếp bằng 1/3 lời tỏ tình gián tiếp. Có sự chênh lệch nhiều như vậy cũng bởi con người Việt Nam xưa nay rất hay thẹn thùng, ngượng nghịu, có mấy ai dám bày tỏ tình cảm trực tiếp với nửa kia. Họ thường mượn những hình ảnh giản dị, thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của những người dân lao động như chiếc khăn, cái áo, dải yếm…Kết hợp với các mô típ: ước gì, cây cầu, trầu-cau, khoảng cách… để làm cái cớ gửi gắm nỗi niềm, tâm sự của mình. Đặc biệt các bài ca dao thường rất ngắn gồm: hai, bốn, sáu, tám câu. Về hình thức thì thanh thất, không gò ép, giản dị, tươi tắn. Các bài ca dao cũng hay sử dụng hình ảnh so sánh để làm cụ thể hóa các trìu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ, thắm thiết. Một số bài còn kết cấu theo thể: tỉ - phú- hứng. Trong các bài ca dao tỏ tình chủ thể thường là chàng trai với những ước nguyện được làm quen, gần gũi, kết duyên vợ chồng…Chúng ta hãy cùng đến với một số lời tỏ tình ấn tượng, ý nghĩa, không kém phần dí dỏm, dạt dào sức sống của các chàng trai:
“ Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
Aó anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo
Giúp cho quan tám tiền treo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”.
Bài ca dao là lời tỏ tình của chàng trai với cô gái, mong muốn làm quen, nên duyên vợ chồng. 16 câu thơ lục bát là câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái đang thì cập kê. Mở đầu bài ca dao là khoảng không gian đình làng quen thuộc với hình ảnh bông hoa sen gần gũi. Trong khung cảnh ấy chàng trai đã bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Tại sao không phải là hoa súng hay bất kì một loài hoa nào khác? Hoa sen là biểu tượng của thẩm mĩ, cái đẹp, đôi khi hoa sen còn được cho là quốc hoa của dân tộc Việt:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Câu chuyện để quên cái áo phi lý ấy thực chất là cái cớ thông minh của chàng trai để bắt chuyện với cô gái. Sự thông minh, tinh tế của chàng trai còn thể hiện qua câu hỏi thăm dò để rồi tiện thể thắt buộc, lôi kéo cô gái vào câu chuyện tình yêu mà anh tự vẽ.
“Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà”
Vẫn là câu chuyện cái áo, nhưng lần này chàng trai kể cho cô gái về gia cảnh nhà anh: “vợ chưa có”
“Aó anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”
Chiếc áo mà chàng trai bỏ quên không lành, nó đã bị sứt chỉ mà sứt chỉ nơi kín đáo, khó thấy: “đường tà”. Vậy chàng trai kể chuyện chiếc áo sứt chỉ ấy cho cô gái để làm gì? Liệu chàng trai muốn gợi lòng thương hại của cô gái với mình chăng? Nếu thế chỉ cần nói “Aó anh sứt chỉ đường tà” là được rồi, sao cần kể thêm “Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu”, câu chuyện này dường như đã bị thừa thông tin. Đúng! Nó thừa với chuyện chiếc áo, nhưng không hề thừa với ý định thổ lộ tình cảm, kết duyên của chàng “Aó anh sứt chỉ đã lâu”, không phải anh lười biếng không chịu khâu áo, mà anh chờ cô đến để khâu hộ anh, thể hiện chàng trai không phải là người dễ dãi, chỉ có “cô” và duy nhất là “cô” anh mới nhờ khâu hộ áo. Có điều chỉ khi yêu nhau, người ta mới gửi áo, gửi khăn.
“Yêu nhau cởi áo cho nhau
Vể nhà dối mẹ qua cầu gió bay”
Hãy đăng nhập và tải về máy để xem được toàn bộ nội dung của tài liệu Những lời tỏ tình trong ca dao.