intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm cần tránh trong trò chuyện

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những sai lầm cần tránh trong trò chuyện .1. Hỏi quá nhiều “Bạn làm gì? Quê bạn ở đâu? Hôm qua bạn có đi đâu không? Nhà bạn có bao nhiêu anh chị em?….Thật kinh khủng – Bạn chẳng khác gì một thẩm vấn viên đang cố tìm kiếm nhiều thông tin càng tốt! Hỏi chuyện người khác thể hiện sự quan tâm của bạn với người đó, nhưng hỏi chuyện quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy ngột thở và e sợ bạn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm cần tránh trong trò chuyện

  1. Những sai lầm cần tránh trong trò chuyện
  2. 1. Hỏi quá nhiều “Bạn làm gì? Quê bạn ở đâu? Hôm qua bạn có đi đâu không? Nhà bạn có bao nhiêu anh chị em?….Thật kinh khủng – Bạn chẳng khác gì một thẩm vấn viên đang cố tìm kiếm nhiều thông tin càng tốt! Hỏi chuyện người khác thể hiện sự quan tâm của bạn với người đó, nhưng hỏi chuyện quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy ngột thở và e sợ bạn. Thay vì hỏi nhiều thông tin, hãy hỏi sâu về một vấn đề nào đó hoặc hỏi kỹ hơn thông tin họ mới đưa ra, sau đó phản hồi ý kiến của bạn. Như vậy cuộc hội thoại mới có tính tương tác và thú vị được. Bạn cũng bị xem là hỏi quá nhiều khi hỏi những thông tin không cần thiết, quá riêng tư so với mối quan hệ của hai người như “Lương tháng của bạn bao nhiêu? Bố mẹ bạn làm nghề gì? Bạn có người yêu chưa?…” 2. Vô tư kể chuyện bản thân Bạn không cần biết người kia có quan tâm đến câu chuyện của mình hay không, cứ kể lể hết chuyện ở nhà đến chuyện trường học, chuyện ông anh họ đến cô em út…
  3. Tán gẫu kiểu không có giới hạn như thế sẽ làm cho người nghe chán ngấy khi gặp bạn. Hãy nhớ, chia sẻ về cuộc sống của bản thân là tốt, nhưng nếu những chia sẻ của bạn không có ý nghĩa gì với cả hai người mà chỉ là chuyện phiếm, nói để có chuyện mà nói thì hãy xem xét lại. Bạn có thế mất đi bạn bè chỉ vì cách nói chuyện không đâu này đấy. 3. Hay chen ngang câu chuyện Đó là trường hợp của một người bạn của tôi. Về mọi mặt, cô ấy chẳng có gì chê trách, nhưng cô có một thói quen khá khó chịu đó là hay ngắt lời người khác bằng câu chuyện của mình. Một hôm, tôi đang gặp vấn đề trầm trọng với bệnh viêm mũi và nhờ mọi người tư vấn xem nên đi bệnh viện nào. Đề tài mới được khởi xướng ra thì cô bạn tôi lập tức kể ngay câu chuyện bị viêm mũi hồi còn nhỏ của cô ấy. Câu chuyện chẳng có gì, chỉ là cô ấy kể lại cảm giác khó chịu, được mẹ chăm sóc ra sao, đã phải kiêng kỵ như thế nào…Mọi người bắt đầu kể chuyện của bản thân mà quên mất sự nhờ vả của tôi ban đầu. Khi bạn đang găp khó khăn mà phải tham gia một buổi nói chuyện như thế, quả thật tâm trạng rất bực bội. Vì vậy, với vai trò là một người tham gia buổi trò chuyện, hãy lắng nghe chân thành và phản hồi khi cần thiết.
  4. 4. “Tôi là chuyên gia” Vâng, không có gì căng thẳng hơn là nói chuyện với một người biết tuốt. Khi bạn nói chuyện với họ, bạn cảm giác không dám “liều lĩnh” tham gia một cuộc tranh luận nào vì sợ họ bóc mẽ những điều bạn chưa biết. Người biết tuốt quả thật họ biết khá nhiều, về nhiều lĩnh vực khác nhau, và trong số chúng ta không có nhiều người như thế. Sẽ là tuyệt vời nếu chúng ta được nói chuyện với một người hiểu biết, vì qua đó, chúng ta biết thêm nhiều điều; nhưng thật kinh khủng khi họ luôn thể hiện điều đó trong cuộc nói chuyện. Bất cứ những gì bạn nói họ đều giải thích thêm, vặn vẹo lại hoặc phê phán ý kiến của bạn. Một người hiểu biết nhiều, thú vị là người biết dừng đúng lúc, tỏ ra thông thái ở mức vừa phải và không tranh luận đến cùng để tìm ra ai đúng ai sai. Họ sẽ nói “bạn không biết gì đâu, tôi đã đến đó rồi/Tôi đã chứng kiến/tôi biết rõ nó″… Thật là chẳng còn có chỗ nào để bạn “làm ăn” trong cuộc trò chuyện nữa, đúng không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2