intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói trước đám đông

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

353
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nó góp phần đưa những suy nghĩ, năng lực và phẩm chất của người nói đến với người nghe. Thế nhưng không phải ai cũng có tài ăn nói lưu loát và hấp dẫn để có thể tự tin đứng trước nhiều người phát biểu ý kiến của mình. Nếu bạn là một trong số những người thường bị căng thẳng, toát mồ hôi và lắp bắp khi nói trước đám đông, có thể những lời khuyên sau sẽ giúp bạn được phần nào trong việc hạn chế những biểu hiện đó. 1. Nói chứ không phải đọc Bạn luôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói trước đám đông

  1. Nói trước đám đông Nó góp phần đưa những suy nghĩ, năng lực và phẩm chất của người nói đến với người nghe. Thế nhưng không phải ai cũng có tài ăn nói lưu loát và hấp dẫn để có thể tự tin đứng trước nhiều người phát biểu ý kiến của mình. Nếu bạn là một trong số những người thường bị căng thẳng, toát mồ hôi và lắp bắp khi nói trước đám đông, có thể những lời khuyên sau sẽ giúp bạn được phần nào trong việc hạn chế những biểu hiện đó. 1. Nói chứ không phải đọc Bạn luôn muốn bài phát biểu của mình thật hay, thật bóng bẩy nên dành không ít thời gian để soạn thảo một văn bản chỉnh chu cho bài nói đó. Và khi lên trình bày, bạn cứ thể đọc không sót chữ nào trong văn bản và tự hỏi tại sao mọi người bên dưới bắt đầu ồn ào và chẳng mấy người còn nghe những gì bạn nói. Đó là vì không ai muốn nghe một bài tập đọc dài ngoằng, vừa tốn thời gian của họ, vừa cho thấy bạn không đủ tự tin để nói những gì có sẵn trong đầu. Do đó, hãy cứ soạn văn bản, nhưng phải liệt kê những ý chính cần nói. Sau đó, dùng chính ngôn ngữ của mình, với những câu cú đơn giản, có trọng tâm và ngữ điệu lên xuống để thu hút sự chú ý của mọi người. 2. Ánh nhìn Nếu bạn nói trước những người đã từng quen biết thì thật tuyệt vời, nhưng nếu đó là những người xa lạ thì sao? Vậy hãy hướng ánh nhìn của mình đến một vài người trong số họ - những người có vẻ tập trung nhất đến vấn đề bạn đang nói. Mỗi ánh nhìn chỉ cần vài giây có thể giúp bạn tin rằng mình đang được lắng nghe, chia sẻ. Còn nếu trường hợp bạn sợ bị “khớp” đến mức chẳng dám nhìn ai, thì
  2. không nên nhìn lên trần nhà hay cửa sổ vì đó là hành động khiến người nghe thấy rất buồn cười và càng không thèm nghe bạn nói hơn. Do đó, hãy nhìn lên đỉnh đầu người nào đó, vì họ sẽ nghĩ bạn đang nhìn ai đó sau lưng họ. 3. Xem người nghe là bạn Không ai muốn bạn thất bại hay vấp váp trong bài phát biểu của mình, vì chúng ta đều hiểu nói trước công chúng là một kĩ năng rất khó. Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí. Vì vậy, bạn hãy xem người nghe là những người bạn. Nếu vấp váp chỗ nào đó, hãy xin lỗi và nở một nụ cười, sẽ không ai trách bạn cả. 4. Cầm nắm một vật gì đó Bạn hay run và mất tập trung khi nói ? Hãy cầm theo tờ giấy, tấm danh thiếp, khi nói hãy cầm chặt nó hoặc nắm một góc bục diễn thuyết. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run và toát mồ hôi hơn nhiều. 5. Xử lí vấn đề Trước khi trình bày, bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng trong quá trình nói, sẽ xuất hiện những vấn đề bạn không lường trước được, ví dụ như những câu hỏi khó. Nếu bạn lúng túng cố gắng trả lời cho bằng được, sẽ khiến người đặt câu hỏi vặn vẹo bạn thêm nữa. Thay vào đó, hãy lấy giấy ghi lại câu hỏi và xin phép được nghiên cứu thêm để trả lời sau. 6. Ngữ điệu Giống như một cô hoa hậu, dù đẹp mấy nhưng nhìn mãi cũng thấy chán. Giọng nói một người dù có hay đến mức nào nhưng cứ đều đều, không lên không xuống, không có cao trào thì cũng chẳng ai chú ý. Do đó, nếu bắt đầu thấy những biểu hiện mệt mỏi, ồn ào của đám đông bên dưới, hãy tạm ngưng và chuyển đổi ngữ
  3. điệu sinh động hơn bằng các câu nói ngoài lề một chút như “ Các bạn đã ăn sáng chưa?”, “Tôi có một thông tin rất hấp dẫn đây” … và chỉnh lại micro cho âm lượng dễ nghe hơn. 7. Trăm hay không bằng tay quen Bất cứ khi nào có thể phát biểu, hãy cứ xung phong lên. Ngay cả những người có kinh nghiệm cũng phải luyện tập rất nhiều trước khi họ có thể đứng diễn thuyết trước đám đông. Luyện tập diễn thuyết từ 10 đến 20 lần sẽ giúp bạn tự tin h ơn. Hơn nữa, nếu bài nói của bạn có giới hạn về thời gian thì càng rèn luyện nhiều càng giúp bạn cô đọng lại những ý chính cần trình bày. 8. Hình dung thành công Chẳng ai chết trên bục phát biểu cả, do đó, hãy cứ hình dung ra cảnh bạn có một buổi nói chuyện thật thành công và được mọi người khen ngợi. Điều đó sẽ khiến bạn thêm phấn khích khi bước lên trình bày, và biết đâu, những điều bạn tưởng tượng sẽ thành sự thật thì sao ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2