intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

222
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 : Hãy nêu đ nh nghĩa v t ch t c a Lênin? T đ nh nghĩa này ta rút ra ị ậ ấ ủ ừ ị được nhựng nội dung cơ bản nào? Theo Lênin : “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, đc đem lại cho con người trong cảm giác, đc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh & tồn tại ko phụ thuộc vào cảm giác.” Từ định nghĩa nêu trên , ta rút ra đc những nội dung cơ bản sau : _Vật chất – Cái tồn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ

  1. Câu 1 : Hãy nêu định nghĩa vật chất của Lênin? Từ định nghĩa này ta rút ra được nhựng nội dung cơ bản nào? Theo Lênin : “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, đc đem lại cho con người trong cảm giác, đc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh & tồn tại ko phụ thuộc vào cảm giác.” Từ định nghĩa nêu trên , ta rút ra đc những nội dung cơ bản sau : _Vật chất – Cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức & ko phụ thuộc vào ý thức. _Vật chất – Cái gây nên cảm giác ở con người, khi bằng một cách nào đó (Trực tiếp or gián tiếp) tác động lên cảm giác của con người. _Vật chất – Cái mà cảm giác, tư duy chẳng qua là sự phản ánh của nó. Câu 2 : Phân tích sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất ? Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu đc bản chất, quy luật vận động ptriển của sự vật, hiện tượng. Sự tác động của ý thức đvới vật chất phải thông qua hoạt động của con người, con người dựa trên những tri thức về các quy luật khách quan mà đề ra phương hướng, mục tiêu thực hiện. Vì vậy, ý thức tác động trở lại đvới vật chất theo hai hướng chủ yếu : _Nếu ý thức phản ánh đúng đắn đkiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy or tạo đkiện thuận lợi cho sự ptriển của vật chất. _Nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực, sẽ làm cho hđộng của con người ko phù hợp với quy luật khách quan, do đó sẽ kiềm hãm sự phát triển của vật chất. Câu 3 : Hãy nêu tên những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật? Trình bày những nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn? a./ Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: _ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) _ Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất & ngược lại (quy luật lượng-chất) _ Quy luật của phủ định & phủ định b./ Những nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn : _ Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập _ Các mặt đối lập trog mỗi sự vật vừa thống nhất với nhau, vừa đtranh với nhau. _ Đấu tranh of các mặt đối lập là nguồn dốc, động lực của sự phát triển. _ Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối. Câu 4 : Phủ định biện chứng là gì? Phân tích những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng ?
  2. Phủ định biện chứng là sự phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển nghĩa là nó pải tạo đkiện, tiền đề cho sự phát triển, phủ định biện chứng có những đặc trưng cơ bản sau : _ Tính khách quan : Sự vật hiện tượng nào cũng nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển do sự đấu tranh of các mặt đối lập bên trong sự vật hiện tượng & tất yếu dẫn tới sự tự thân phủ định của chúng. _ Tính kế thừa : Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, đó là sự phủ định có kế thừa. phủ định có kế thừa là sự loại bỏ những yếu tố ko phù hợp, gây cản trở cho sự phát triển, đồng thời cũng chọn lọc, cải biến các yếu tố của cái cũ thành các yếu tố phù hợp với cái mới. Câu 5 : Quá trình nhận thức của con người vận động & phát triển qua những giai đoạn nào ? Phân tích các giai đoạn đó ? Quá trình nhận thức của con người vận động & phát triển qua 2 giai đoạn :Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. _ Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) : Đây là giai đọan đầu của quá trình nhận thức và gắn liền với thực tiễn. Nó phản ánh trực tiếp khách thể bằng các giác quan và diễn ra qua các hình thức cơ bản kế tiếp nhau : Cảm giác, tri giác, biểu tượng. _ Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) : Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở những tài liệu do trực quan sinh động đưa lại. Chỉ qua giai đoạn này, nhận thức mới nắm đc bản chất, quy luật của hiện thực và từ đó chỉ đạo hđộng thực tiễn cải tạo hiện thực. Tư duy trừu tượng đc biểu hiện dưới các hình thức cơ bản : Khái niệm, phán đoán, suy lý. Câu 6 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa LLSX &QHSX ? Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX . LLSX quyết định QHSX : _ Tính chất & trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. _ Khi LLSX đã thay đổi về tính chất & trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp _ Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi & QHSX mới ra đời.
  3. . QHSX tác động trở lại LLSX : Nguyên tắc của sự tác động trở lại là nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại, nếu QHSX ko phù hợp thì nó sẽ kiềm hãm sự phát triển của LLSX. Do đó, ta ko chấp nhận một QHSX quá bảo thủ, lạc hậu và cả một QHSX vượt trước so với LLSX. Câu 7 : Trình bày những đặc trưng của cấu trúc xã hội chưa có giai cấp ? Cấu trúc xã hội chưa có giai cấp có những đặc trưng sau đây : _ Phương thức sản xuất là quan hệ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. _ Hình thái tổ chức xã hội là cộng đồng thị tộc, bộ lạc hay liên minh bộ lạc chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. _ Mỗi cộng đồng tự đặt ra những quy tắc chung mà những quy tắc này đc hình thành từ phong tục, tập quán, từ những kinh nghiệm lâu đời trong quá trình sống và lao động chung, đc mọi người tự nguyện tuân theo. _ Trong xã hội này mọi người đều bình đẳng, chưa có giai cấp chưa có nhà nước. Các chức vụ trong cộng đồng do toàn thể các thành viên bầu ra dựa trên uy tín, tài đức, kinh nghiệm, và sự cống hiến của người đó. Câu 8: Trong thời kỳ chưa có chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra như thế nào? Phân tích hình thức đấu tranh chính trị ? Trong thời kỳ chưa có chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra như sau : _ Hình thức đấu tranh kinh tế _ Hình thức đấu tranh chính trị _ Hình thức đấu trannh tư tưởng Hình thức đấu tranh chính trị là hình thức cao của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với mục tiêu là đập tan chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản. Để thực hiện được mục tiêu này, một mặt bản thân giai cấp vô sản phải được tổ chức chặt chẽ, có Đảng làm bộ tham mưu, có đường lối và phương pháp CM đúng đắn, sáng tạo. Mặt khác, phải xây dựng được khối liên minh công nông làm nòng cốt cho sự liên minh giai cấp rộng rãi. Câu 9 : Trình bày mô hình nhân cách con người mới XHCN Việt Nam trong thời kỳ quá độ hiện nay ?
  4. Mô hình nhân cách con người mới XHCN Việt Nam trog thời kỳ quá độ hiện nay là : _ Tự giác nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin, tư tưởng HCM để hình thành thế giới khách quan khoa học & phương pháp luận biện chứng. _Hăng say học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn để có năng lực thật sự trong công việc, có sáng kiến cải tiến công tác nhằm nâng cao năng suất & đạt hiệu quả cao. _ Ko ngừng nâng cao đạo đức, lối sống trên cơ sở những chuẩn mực giá trị mới đã và đang hình thành trong xã hội. Câu 10 : Trình bày những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam ? Ở Việt Nam dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, CNXH mà nhân dân ta xây dựng gồm những đặc trưng sau : _ Là xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ. _ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất & trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. _ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. _ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện. _ Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ & giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. _ Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ViệtNam. _ Có quan hệ hữu nghị & hợp tác với nhân dân các nước trên thế giời. Câu 11 : Từ thực tiễn của hai mươi năm đổi mới đất nước (1989-2006), Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ ra những bài học lớn nào? Từ thực tiễn của hai mươi năm đổi mới đất nước 1989-2006), Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ ra những bài học lớn như sau: _ Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, và tư tưởng HCM. _ Hai là, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ & có kế thừa, có bước đi và cách làm phù hợp. _ Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và nhạy bén với cái mới. _ Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. _ Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của Đảng, ko ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
  5. Câu 12 : Trình bày những đặc điểm cơ bản của VN khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH ? Những đặc điểm cơ bản của VN khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH là: _ Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, trong đó nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, có tính tự cấp, tự túc. _ Đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, hậu quả để lại nặng nề, những tàn dư của chế độ cũ còn quá nhiều. Nền sản xuất nhỏ để lại nhiều nhược điểm, tập quán lạc hậu. Tuy nhiên nước ta cũng đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH. _ Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và nền độc lập của dân tộc ta. _ Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo & anh dũng trog đấu tranh, có ý thức tự lực, tự cường để thực hiện công cuộc xây dựng CNXH. Câu 13 : Hãy nêu khái niệm tư tưởng HCM ? Nội dung đạo đức CM HCM nêu thành những vấn đề cơ bản nào ? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định : “ Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.” Nội dung đạo đức CM được HCM nêu thành bốn vấn đề cơ bản sau : _ Trung với nước, hiếu với dân. _ Yêu thương con người. _ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. _ Tinh thần quốc tế trong sáng Câu 14 : Hãy nêu những vấn đề cơ bản về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta? Những vấn đề cơ bản về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta : _ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. _ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. _ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. _ Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải
  6. thiện môi trường. _ Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Câu 15 : Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ta cần phải nắm vững những quan điểm cơ bản nào? Trong quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ta cần phải nắm vững những quan điểm cơ bản sau: _ Phát triển nhanh, hiệu quả, và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. _ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. _ Đầy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực. _ Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. _ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng an ninh. Câu 16 : Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong những năm sắp tới, ta cần phải quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản nào ? Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong những năm sắp tới, ta cần phải quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản sau đây : _ Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ tri thức làm nền tảng, do Đảng Công sản lãnh đạo. _ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp. _ Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. _ Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục và nâng cao đạo đức. _ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Câu 17 : Trình bày những nội dung cơ bản của chính sách xã hội ? Chính sách xã hội tập trung ở một số nội dung cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau như sau: _ Đảm bảo việc làm đầy đủ, hợp lý cho người lao động & cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động _ Từ kết quả của các hoạt động kinh tế, nâng cao điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hóa của nhân dân. _ Tạo những điều kiện thuận lợi để con người vươn lên tự hoàn thiện mình theo hướng phát triển toàn diện.
  7. _ Điều tiết các quan hệ xã hội giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu xã hội, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong xã hội. Câu 18 : Trình bày chủ trương & chính sách đối ngoại cụ thể của Đảng ta ? Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác & phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đảng ta đã đưa ra chủ trương & chính sách đối ngoại cụ thể như sau: _ Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản, công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng & tiến bộ trên thế giới. _ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. _ Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm : ” Chủ đông, linh hoạt, sáng tạo & hiệu quả”. _ Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. _ Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Câu 19 : Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đưa ra phương hướng chủ yếu của đổi mới, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của Đảng bao gồm những nội dung nào ? Phương hướng chủ yếu của đổi mới, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của Đảng bao gồm những nội dung sau : _ Nâng cao bản lĩnh chính trị, & trình độ trí tuệ của Đảng. _ Kiện toàn & đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên. _ Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. _ Đổi mới tổ chức, bộ máy & công tác cán bộ. _ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Câu 20 : Hãy nêu những thành tựu cụ thể mà toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã đạt đc sau 20 năm đổi mới đất nước ? Sau 20 năm đổi mới đất nước (1986 – 2006), những thành tựu cụ thể mà toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã đạt được là : _ Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản & toàn diện. _ Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. _ Đời sống nhân dân đc cải thiện rõ rệt. _ Hệ thống chính trị & khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố & tăng cường. _ Chính trị xã hội ổn định.
  8. _ Quốc phòng & an ninh đc giữ vững. _ Vị thế của nước ta trên trường quốc tế ko ngừng đc nâng cao. _ Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng rất nhiều, tạo thế & lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với nhiều triển vọng tốt đẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2