intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phần 2: VISUAL BASIC FOR APPLICATION (VBA)

Chia sẻ: Nguyen Le Huy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:84

249
lượt xem
143
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'phần 2: visual basic for application (vba)', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phần 2: VISUAL BASIC FOR APPLICATION (VBA)

  1. Phần 2: VISUAL BASIC FOR APPLICATION (VBA) Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VB Chương 2: CÁC KHAI BÁO TRONG VB Chương 3: CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN VÀ KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC Chương 4: THỦ TỤC CỦA NGƯỜI DÙNG Chương 5: ĐỐI TƯỢNG VÀ BIẾN ĐỐI TƯỢNG Phạm Thị Kim Ngoan 1
  2. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VBA I. Giới thiệu chung II. Module III. Cấu trúc của Module VI. Tạo và thực hiện các thủ tục V. Một số hiệu ứng khi viết và sửa chữa mã lệnh Phạm Thị Kim Ngoan 2
  3. I. Giới thiệu chung Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để ràng buộc các đối tượng trong ứng dụng với nhau thành một hệ thống hợp nhất. Các chương trình của VBA (Visual Basic for Application) được tổ chức và hoạt động trong Access nhằm mục đích xây dựng các ứng dụng phức tạp. Có thể dùng VB để thực hiện các công việc sau: - Làm cho ứng dụng dễ bảo trì hơn - Tạo ra các hàm/thủ tục của người sử dụng để xử lý các thao tác phức tạp mà chưa được MS Access cung cấp sẵn. - Xử lý lỗi theo ý người sử dụng. Phạm Thị Kim Ngoan 3
  4. I. Giới thiệu chung - Tạo hay thao tác với các đối tượng - Thực hiện các thao tác cấp hệ thống : thực hiện một ứng dụng khác, liên kết giữa các ứng dụng. Đặc điểm: - Chương trình của VBA hoạt động chủ yếu theo hướng sự kiện : bấm chuột tại các nút lệnh, di chuyển vào hay ra đối tượng điều khiển của form, report … - Các thủ tục và hàm của VBA nằm rải rác trong các module của form, report hoặc module chung của CSDL và chúng có thể gọi lẫn nhau. Phạm Thị Kim Ngoan 4
  5. II. Module 1. Khái niệm Module: Là tập các tuỳ chọn, các khai báo, các thủ tục cùng được lưu trữ trong một đơn vị chương trình. 2. Phân loại Module: - Module chuẩn: Có thể thi hành bất cứ nơi nào trong ứng dụng. - Module lớp: Các thủ tục định nghĩa trong Module lớp sẽ trở thành các phương thức của đối tượng này. * Mỗi Form/Report đều có thể kết hợp với một Module lớp (Form Module/Report Module), Module lớp này được lưu cùng với Form/Report. Phạm Thị Kim Ngoan 5
  6. III. Cấu trúc của Module 1. Module chuẩn: - Các tuỳ chọn - Các khai báo toàn cục (Public) - Các khai báo cấp module (Dim) - Các thủ tục sử dụng toàn cục - Các thủ tục sử dụng cấp module 2. Module loại: - Các tuỳ chọn - Các khai báo cấp module - Các thủ tục xử lý sự kiện - Các thủ tục sử dụng cấp module Phạm Thị Kim Ngoan 6
  7. Module chuẩn Phạm Thị Kim Ngoan 7
  8. Module loại Phạm Thị Kim Ngoan 8
  9. III. Cấu trúc của Module 3. Cấu trúc một thủ tục: a. Cấu trúc Sub procedure : Sub Tên_thủ _tục ([Các tham số]) Các lệnh End Sub b. Cấu trúc Function procedure : Function Tên_hàm ([Các tham số]) [AS kiểu dữ liệu] Các lệnh Tên_hàm = biểu thức giá trị End Sub c. Cấu trúc thủ tục xử lý sự kiện : Private Sub Tênđốitượng__tênsựkiện ([Các tham số]) Các lệnh End Sub Phạm Thị Kim Ngoan 9
  10. VI. Tạo và thực hiện các thủ tục 1. Thủ tục xử lý sự kiện: Thường là các thủ tục gắn với các điều khiển của Form (nút lệnh, …) đặt trong Module loại - Tạo mới: • Mở Form có điều khiển cần gắc thủ tục ở dạng thiết kế. • Chọn Properties của điều khiển cần gắn thủ tục, chọn ngăn sự kiện (Event) • Chọn sự kiện cần gắn (On Click, …), chọn nút …, chọn Code Builder, MS Access đưa ra khuôn dạng của thủ tục với tên tương ứng, tại vị trí con trỏ: gõ các lệnh cần thực hiện trong thủ tục. - Thực thi: Mở Form, tác động sự kiện vừa gắn lên nút lệnh. Phạm Thị Kim Ngoan 10
  11. VI. Tạo và thực hiện các thủ tục 2. Thủ tục Sub procedure và Function procedure: Đặt trong Module loại hoặc chuẩn. - Tạo mới: Mở màn hình viết mã lệnh, viết thủ tục theo cấu trúc tương ứng. - Thực thi: • Biên dịch cho đến khi không còn lỗi cú pháp Menu Debug → Complie Loaded Modules • Chạy xem kết quả trong khung trực tiếp: Mở mà hình trực tiếp: Menu View → DebugWindow / Immediate Window Phạm Thị Kim Ngoan 11
  12. VI. Tạo và thực hiện các thủ tục Chạy thủ tục: Thủ tục không có tham số: Tên_Module.Tên_thủ_tục Call Tên_Module.Tên_thủ_tục Call Tên_Module.Tên_thủ_tục () Ví dụ: Tinhtoan.Tong Call Tinhtoan.Tong Call Tinhtoan.Tong() Phạm Thị Kim Ngoan 12
  13. VI. Tạo và thực hiện các thủ tục Thủ tục có tham số: Call Tên_Module.Tên_thủ_tục (Các tham số thực sự) Ví dụ: Call Tinhtoan.Tongab(15, 56) Hàm (Function procedure): ? Tên_Module.Tên_hàm () ? Tên_Module.Tên_hàm ? Tên_Module.Tên_hàm (Các tham số thực sự) Ví dụ: ?Tinhtoan.Tong1() ?Tinhtoan.Tong2(25, 35) Phạm Thị Kim Ngoan 13
  14. VI. Tạo và thực hiện các thủ tục Gọi thủ tục từ các thủ tục khác: Thủ tục: Call Tên_Module.Tên_thủ_tục (Các tham số thực sự) Hàm: đặt trong các biểu thức Tên_Module.Tên_hàm (Các tham số thực sự) Phạm Thị Kim Ngoan 14
  15. V. Một số hiệu ứng khi viết và sửa chữa mã lệnh - Tự động xây dựng các phát biểu: Tools -> Options -> Module -> Auto list Members - Thông tin nhanh: Tools -> Options -> Module -> Auto QuickInfo - Tự động kiểm tra cú pháp: Tools -> Options -> Module -> Auto Syntax Check - Di chuyển giữa các thủ tục trong module: Ctrl + Page Down / Ctrl + Page Up Phạm Thị Kim Ngoan 15
  16. Chương 2: CÁC KHAI BÁO TRONG VB I. Các tuỳ chọn II. Các kiểu dữ liệu cơ bản II. Khai báo IV. Các hàm/thủ tục nhập xuất dữ liệu V. Một số hàm / thủ tục của VB Phạm Thị Kim Ngoan 16
  17. I. Các tuỳ chọn Option Explicit: người dùng phải khai báo tường minh các biến Option Compare Binary: phân biệt chữ thường và hoa khi viết chương trình Option Compare Text: phân biệt chữ thường và hoa khi so sánh Option Base n: qui định chỉ số đầu tiên trong kiểu dữ liệu mảng Phạm Thị Kim Ngoan 17
  18. II. Các kiểu dữ liệu cơ bản Kiểu dl Kích thước Phạm vi Byte 1 byte 0 … 255 Boolean 1 byte True/False Integer 2 bytes -32.768 … 32.767 Long 4 bytes -2.147.483.648 … 2.147.483.647 Single 4 bytes -3,402823E+38 …3,402823E+38 Double 8 bytes -1,7976E+308 … 1,7976E+308 Currency 8 bytes -9,223E+14 … 9,223E+14 Phạm Thị Kim Ngoan 18
  19. II. Các kiểu dữ liệu cơ bản Kiểu dl Kích thước Phạm vi Date 8 bytes 1/1/100…31/12/9999 Object 4 bytes Các đối tượng String(variable – length) 10 bytes + string length 0 … 231 ký tự String(fixed – length) Length of string 1…65.400 ký tự Variant (with numbers) 16 bytes Như kiểu double Variant (with characters) 10 bytes + string length Như kiểu string có độ dài thay đổi Phạm Thị Kim Ngoan 19
  20. III. Khai báo 1. Khai báo hằng: Public/Private CONST Tên_hằng [AS Kiểu dữ liệu] = Biểu thức giá trị Ví dụ: Const Pi=3.14 Public Const S = “Đây là ví dụ” Private Const so As Integer = 5 2. Khai báo biến: Public/Private/Dim/Static Tên_biến [AS Kiểu dữ liệu] Ví dụ: Public Hoten As String, DTB As Double Private Diachi As String Phạm Thị Kim Ngoan 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2