intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân loại vi khuẩn gây bệnh hại thực vật

Chia sẻ: Ong Ngọc Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

147
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tin chung Phân loại vi khuẩn gây bệnh thực vật là một vấn đề rất phức tạp, còn chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn bệnh cây đã được xây dựng như hệ thống phân loại Migula, Smith, Bergey, Crassinicop, Dowson, Tesic, Gorlenco...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân loại vi khuẩn gây bệnh hại thực vật

  1. Phân loại vi khuẩn gây bệnh hại thực vật Thông tin chung Phân loại vi khuẩn gây bệnh thực vật là một vấn đề rất phức tạp, còn chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn bệnh cây đã được xây dựng như hệ thống phân loại Migula, Smith, Bergey, Crassinicop, Dowson, Tesic, Gorlenco... Người ta đã áp dụng tương đối rộng rãi bảng phân loại vi khuẩn Bergey. Nhưng trong bảng phân loại vẫn thiếu một sự thống nhất trong nguyên tắc xếp loại. Chi Corynebacterium gồm các vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương, không có lông roi (không chuyển động). Chi này cũng tương tự như chi Aplanobacter của bảng phân loại Smith. Chi Pseudomonas gồm các vi khuẩn hình gậy, chuyển động, hình thành các khuẩn lạc không màu. Chi Xanthomonas cũng gồm các vi khuẩn có hình dạng như trên nhưng hình thành các khuẩn lạc màu vàng. Chi Erwinia gồm các loài vi khuẩn không hình thành bào tử và có lông roi toàn thân. Chi Bacillus cũng gồm các vi khuẩn như chi trên chỉ khác là có hình thành bào tử. Ngoài 5 chi trên đây còn một chi đặc biệt gồm các vi khuẩn gây hiện tượng u sưng, có bướu trên cây là chi Agrobacterium. Việc tách riêng chi này dựa trên một nguyên tắc hoàn toàn khác (triệu chứng bệnh) và cơ sở không được thống nhất. Một số loài bắt nguồn từ Rhizobium, một số loài bắt nguồn từ loài vi khuẩn Pseudomonas fluorescens.
  2. Chi Erwinia theo sắp xếp của Bergey, là một chi không đồng nhất. Vì vậy năm 1945 một tác giả khác đã chia chi này ra làm hai chi: Erwinia gồm các vi khuẩn gây bệnh có lông roi toàn thân, không có enzyme pectinase và protopectinase. Chi Pectobacterium cũng gồm các vi khuẩn hình gậy có lông roi toàn thân, nhưng có các loại enzymee nói trên. Tóm lại, các cơ sở phân loại rất khác nhau tùy theo quan điểm phân loại của các nhà nghiên cứu và hầu hết các chỉ tiêu phân loại chưa được nghiên cứu đầy đủ nên các bảng phân loại đó có vấn đề chưa thống nhất còn thiếu cơ sở cụ thể trong việc phân loại một số loài (species). Song nhìn chung để phân loại vi khuẩn gây bệnh cây, người ta đã dựa vào nhiều chỉ tiêu phân loại, chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái, sinh trưởng (hình dạng, kích thước tế bào, đặc điểm khuẩn lạc, đặc điểm lông roi, tính chuyển động, khả năng nhuộm Gram...), đồng thời dựa vào đặc tính sinh lý sinh hoá (quan hệ với ôxy, nhiệt độ, sắc tố, thủy phân gelatin, tinh bột, khả năng phân giải protein tạo thành indole, H2S, NH3, khả năng khử nitrate (NO3) thành nitrite (NO2) hoặc N tự do, khả năng phân giải nguồn carbon, đặc biệt là các loại đường... và dựa vào tính gây bệnh, tính kháng nguyên, tính chuyên hóa ký chủ, đặc điểm triệu chứng bệnh... Gần đây còn dựa vào đặc điểm thành phần cấu trúc DNA của vi khuẩn, phân tích trên cơ sở sinh học phân tử để xác định, phân loại loài vi khuẩn. Trong những năm gần đây, phân loại vi khuẩn hiện đại nghiên cứu trên cơ sở sinh học phân tử phân tích cấu trúc DNA của loài. DNA của các cá thể, các isolate của cùng một loài đều có một mã di truyền tương tự nhau nghĩa là thành phần nucleotide giống nhau, hàm lượng guanine và cytosine (GC) tương tự nhau. Những nghiên cứu khẳng định hàm lượng GC của các loài trong chi Erwinia là 50-54%, Corynebacterium 54-55%, Pseudomonas 58-63%, Xanthomonas 64-69%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0