Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Điện Biên
lượt xem 12
download
báo cáo phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên là một trong những nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em cấp tỉnh đầu tiên mà UniceF Việt nam hỗ trợ các tỉnh trong khuôn khổ chương trình tỉnh bạn hữu. Sáng kiến này nhằm góp phần cung cấp thông tin cho quá trình lập Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm 2011-2015 cũng như kế hoạch hàng năm và kế hoạch của các ngành, giúp cho các bản kế hoạch chú trọng hơn tới các vấn đề của trẻ em và dựa trên minh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Điện Biên
- LỜi cẢm Ơn báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình tỉnh bạn hữu là một phần của chương trình hợp tác Quốc gia giữa chính phủ Việt nam và Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc (UniceF) chu kỳ 2006-2011. Ấn phẩm là sự hợp tác giữa tỉnh điện biên và UniceF Việt nam. nghiên cứu do nhóm tư vấn gồm hai tư vấn là edwin Shanks và Dương Quốc hùng hoàn thành. Kết quả nghiên cứu thu được từ nhiều cuộc tham vấn sâu rộng với địa phương trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa vào tháng 9 năm 2009 và tại hội thảo tham vấn tại điện biên vào tháng 9 năm 2010. báo cáo đã nhận được góp ý từ các chuyên gia của các Sở, ban ngành có liên quan của tỉnh bao gồm Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế, cục thống kê, Sở tài chính, trung tâm bảo trợ Xã hội, hội Phụ nữ, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm nước và Vệ sinh nông thôn, Ủy ban Dân tộc, đại diện của các huyện điện biên, tủa chùa và tuần Giáo cùng đại diện của các xã thanh Xương, Quài nưa và mường bang. các cán bộ UniceF Việt nam chịu trách nhiệm rà soát và hiệu chỉnh báo cáo. tỉnh điện biên và UniceF Việt nam xin trân trọng cảm ơn tất cả những người đã đóng góp vào bản báo cáo này. Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 1
- LỜi nÓi đẦU báo cáo phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên là một trong những nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em cấp tỉnh đầu tiên mà UniceF Việt nam hỗ trợ các tỉnh trong khuôn khổ chương trình tỉnh bạn hữu. Sáng kiến này nhằm góp phần cung cấp thông tin cho quá trình lập Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm 2011-2015 cũng như kế hoạch hàng năm và kế hoạch của các ngành, giúp cho các bản kế hoạch chú trọng hơn tới các vấn đề của trẻ em và dựa trên minh chứng thuyết phục. báo cáo phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên cung cấp một bức tranh toàn diện về tình hình của trẻ em nữ và trẻ em nam, bao gồm những phân tích sâu về những thách thức mà trẻ em vẫn đang phải đối mặt. báo cáo cũng phân tích những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng hiện thời, phân tích tình hình của tỉnh trong bối cảnh vùng tây bắc nói riêng và của Việt nam nói chung. báo cáo nhằm góp phần vào việc xây dựng một cơ sở kiến thức vững chắc về trẻ em bằng cách thu thập và phân tích những thông tin và số liệu liên quan đến các vấn đề của trẻ em hiện đã có nhưng chưa được tổng hợp và phân tích một cách toàn diện. những phát hiện trong báo cáo khẳng định những tiến bộ đáng kể của tỉnh trong việc quan tâm đến các vấn đề của trẻ em trên nhiều khía cạnh gắn với những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây. tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực tồn tại sự chênh lệch và cần phải nỗ lực nhiều hơn, như vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc y tế cho trẻ em dân tộc thiểu số và con em các hộ nghèo, tỷ lệ nhiễm hiV/AiDS ngày càng gia tăng, thiếu cung cấp nước sạch tới các xã, các bản làng miền núi, tiếp cận vệ sinh của người dân nông thôn còn hạn chế, giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số ở các cấp còn nhiều khó khăn, tiếp cận của các nhóm trẻ dễ bị tổn thương tới các dịch vụ bảo trợ còn hạn hẹp. chúng tôi mong rằng bản báo cáo phân tích tình hình này sẽ được tỉnh điện biên sử dụng như một tài liệu tham khảo thường xuyên trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của tỉnh và kế hoạch của các ngành. chúng tôi cũng khuyến khích các tổ chức phát triển hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh tham khảo kết quả báo cáo. 2 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- mỤc LỤc LỜi cẢm Ơn............................................................................................................................1 LỜi nÓi đẦU............................................................................................................................2 mỤc LỤc..................................................................................................................................3 DAnh SÁch hình...................................................................................................................6 DAnh SÁch bẢn đỒ..............................................................................................................7 DAnh SÁch hỘP....................................................................................................................7 DAnh SÁch bẢnG.................................................................................................................8 CHỮ ViẾt tẮt.........................................................................................................................9 tÓm tẮt VÀ KhUYẾn nGhỊ chính....................................................................................10 1. GiỚi thiệU........................................................................................................................24 1.1 mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................................24 1.2 Khung và phương pháp phân tích..............................................................................25 1.3 các địa điểm nghiên cứu thực địa..............................................................................26 1.4 nội dung của báo cáo.................................................................................................27 2. tỉnh điện biên - bỐi cẢnh Kinh tẾ - XÃ hỘi............................................................30 2.1 đặc điểm địa lý và hạ tầng cơ sở...............................................................................30 2.2 đặc điểm và xu thế dân số..........................................................................................30 2.3 Sự đa dạng và khác biệt về dân tộc thiểu số..............................................................33 2.4 thực trạng và xu thế nghèo........................................................................................34 2.5 Kinh tế, thu nhập và chi tiêu hộ gia đình.....................................................................37 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 3
- 2.6 chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt nam giai đoạn 2001-2010.............41 3. KhPtKtXh cỦA tỉnh - LẬP KẾ hOẠch VÀ nGân SÁch chO trẻ em.....................46 3.1 tổng thu và chi của tỉnh..............................................................................................46 3.2 ngân sách đầu tư phát triển KhPtKtXh...................................................................48 3.3 đầu tư cho các mục tiêu cụ thể cấp quốc gia và cấp tỉnh..........................................50 3.4 các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn...............................................50 3.5 Sự sống còn của trẻ em..............................................................................................51 3.6 Phát triển – Giáo dục trẻ em.......................................................................................53 3.7 bảo vệ trẻ em..............................................................................................................55 3.8 Kế hoạch ngân sách huyện.........................................................................................56 3.9 Kinh phí cho các hoạt động “phần mềm”....................................................................57 4. SỰ SỐnG cÒn VÀ chẢm SÓc SỨc KhỎe cỦA trẻ em ...........................................60 4.1 tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trẻ em.......................................................................61 4.2 Sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn........................................................................63 4.3 tiếp cận chăm sóc sức khỏe có chất lượng...............................................................64 4.4 Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế..........................................................................................67 4.5 hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe.............................................................68 4.6 Dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em.......................................................................69 4.7 cấp nước và vệ sinh...................................................................................................72 4.8. Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.................................................................74 5. PhÁt triỂn - GiÁO DỤc trẻ em..................................................................................78 5.1 Số liệu và thông tin về giáo dục..................................................................................78 4 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- 5.2 tình hình chung về giáo dục mầm non, tiểu học và trung học...................................78 5.3 trường bán trú dân tộc thiểu số.................................................................................85 5.4 chuyển cấp lên trung học đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nữ..............86 5.5 các chi phí giáo dục....................................................................................................87 5.6 cơ sở vật chất trường học, đồ dùng và các hoạt động ngoại khóa............................87 5.7 Giáo dục thường xuyên và tỷ lệ biết chữ của người lớn............................................88 6. bẢO Vệ trẻ em...............................................................................................................90 6.1 Số liệu và thông tin về bảo vệ trẻ em.........................................................................90 6.2 đánh giá năng lực hệ thống bảo vệ trẻ em.................................................................91 6.3 chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt...................................................................92 6.4 nhận thức và phòng ngừa hiV/AiDS..........................................................................94 6.5 Lao động trẻ em..........................................................................................................98 6.6 đăng ký khai sinh........................................................................................................99 6.7 Lạm dụng trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật..........................................................100 7. SỰ thAm GiA cỦA trẻ em...........................................................................................104 7.1 Góc độ văn hóa và dân tộc.......................................................................................104 7.2 tham gia trong bối cảnh gia đình..............................................................................105 7.3 tham gia trong các hoạt động ngoài cộng đồng.......................................................105 DAnh mỤc tÀi LiệU thAm KhẢO.....................................................................................107 DAnh SÁch PhỤ LỤc.........................................................................................................111 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 5
- DAnh SÁch hình hình 1. tháp dân số 1999 và 2008...................................................................................32 hình 2. Dân số là người dân tộc thiểu số và số hộ nghèo, 2008......................................36 hình 3 tỷ lệ trẻ em nghèo tiền tệ và đa chiều theo khu vực, 2008 (phần trăm)..............37 hình 4. trình độ học vấn của chủ hộ ở 12 tỉnh, 2008 (phần trăm)...................................39 hình 5. nguồn thu nhập hộ gia đình và mức trợ cấp công ở 12 tỉnh, 2008 (phần trăm)..........................................................................................................39 hình 6. cơ cấu nguồn thu nhập hàng tháng ở 9 tỉnh, 2008 (phần trăm)..........................40 hình 7. thu của tỉnh theo nguồn và năm, 2005 - 2009 (tỷ đồng).....................................46 hình 8. chi ngân sách nhà nước của tỉnh theo hạng mục chi, 2005 - 2008 (tỷ đồng)...........................................................................................46 hình 9. chi ngân sách nhà nước của tỉnh cho các lĩnh vực xã hội, 2005 - 2009 (tỷ đồng)...........................................................................................47 hình 10. cơ cấu của kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, 2007 - 2009 (phần trăm)......................................................................................49 hình 11. cơ cấu ngân sách giáo dục năm, 2008 (phần trăm)............................................54 hình 12. So sánh tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi cả nước, vùng và theo tỉnh, 2008 (trên 1,000 trẻ sinh ra sống).................................................................................61 hình 13. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức vừa ở trẻ dưới 5 tuổi cả nước, vùng và theo tỉnh, 2009 (phần trăm)....................................................................61 hình 14. So sánh các chỉ số y tế cả nước, vùng và theo tỉnh, 2008 (phần trăm)...............64 hình 15. nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em ở điện biên...............................................71 6 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- hình 16. So sách phạm vi bao phủ cấp nước và vệ sinh nông thôn cả nước, vùng và theo tỉnh, 2009 (phần trăm).............................................................................73 hình 17. tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số theo cấp học, 2006 - 2009 (phần trăm)...............81 hình 18. tỷ lệ học sinh nữ theo cấp học, 2006 - 2009 (phần trăm)...................................81 hình 19. tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số theo cấp học, 2006 - 2009 (phần trăm)..........82 hình 20. So sánh tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở cả nước, vùng và theo tỉnh, 2009 (phần trăm)..................................................................................................83 hình 21. So sánh tỷ lệ nhiễm mới hiV / 100.000 cả nước, vùng và theo tỉnh, 2008..........95 DAnh SÁch bẢn đỒ bản đồ 1. Dân số theo huyện, 2009.....................................................................................31 bản đồ 2. tỷ lệ hộ nghèo, 2009 (phần trăm)........................................................................35 bản đồ 3. tỷ lệ các xã đạt chuẩn y tế quốc gia, 2009..........................................................66 DAnh SÁch hỘP hộp 1. Số liệu về dân tộc thiểu số...................................................................................34 hộp 2. nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em tại xã mường bang......................................62 hộp 3. Quan điểm về chất lượng dịch vụ y tế từ xã thanh Xương.................................68 hộp 4. các trường hợp trẻ bị đuối nước.........................................................................76 hộp 5. Phụ nữ thái và khả năng dễ bị lây nhiễm hiV ở điện biên.................................97 hộp 6. thực hiện các hoạt động với trẻ em một cách hiệu quả tại xã thanh Xương.....................................................................................................106 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 7
- DAnh SÁch bẢnG bảng 1. các địa điểm nghiên cứu, 2009..........................................................................26 bảng 2. tỷ lệ nghèo theo huyện, 2007 - 2009 (phần trăm).............................................35 bảng 3. huyện tủa chùa: đặc thù dân tộc thiểu số của các hộ gia đình nghèo, 2008.....................................................................................36 bảng 4. cơ cấu chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình, 2008 (phần trăm)......................41 bảng 5. các mục tiêu và thành tựu của tỉnh thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, 2001-2010...........................................................................42 bảng 6. Kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển của tỉnh, KhPtKtXh 2007 – 2009.......49 bảng 7. chi cho các ctmtQG, 2006 – 2009..................................................................51 bảng 8. tỷ lệ chi theo kế hoạch cho cung cấp dịch vụ và đầu tư theo các ctmtQG và các dự án lớn, KhPtKtXh 2008 & 2009.....................................................51 bảng 9. Vốn sự nghiệp theo ctmtQG về phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch và hiV/AiDS, 2006 – 2009.................................................................................52 bảng 10 một số chỉ số sức khỏe sinh sản và sống còn trẻ em, 2006-2008.....................62 bảng 11 Xếp hạng các huyện theo các chỉ số dịch vụ y tế, 2009.....................................65 bảng 12 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 2005 – 2009 (phần trăm).........................................................................................................69 bảng 13 tai nạn và thương tích ở trẻ em theo báo cáo của bệnh viện tỉnh và huyện, 2008...................................................................................................75 bảng 14 tỷ lệ nhập học, 2005 - 2010..............................................................................80 bảng 15 tỷ lệ hoàn thành cấp học, 2008 - 2009 (phần trăm)..........................................82 bảng 16. điện biên: các trường hợp nhiễm hiV/AiDS, 2006 - 2009................................95 8 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- chỮ ViẾt tẮt ADb ngân hàng Phát triển châu Á AiDS hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải crc công ước Quyền trẻ em ctmtQG chương trình mục tiêu quốc gia đtmShGđ điều tra mức sống hộ gia đình GD&đt Giáo dục và đào tạo iDU Sử dụng ma túy thông qua tiêm tĩnh mạch Kh & đt Kế hoạch và đầu tư KhPtKtXh Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội Lđtb & Xh Lao động, thương binh và Xã hội micS điều tra về tình hình phụ nữ và trẻ em nhtG ngân hàng thế giới nS&VSmtnt nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ODA hỗ trợ phát triển chính thức PcFP chương trình tỉnh bạn hữu với trẻ em PcLttmSc Phòng chống lây truyền từ mẹ sang con PeDc Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn QLDA Quản lý dự án tctK tổng cục thống kê UbnD Ủy ban nhân dân UnFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc UniceF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Tỷ giá: 1 US$ = VND 19,490 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 9
- tÓm tẮt VÀ KhUYẾn nGhỊ chính 1. báo cáo này đưa ra một phân tích tình hình của trẻ em tại tỉnh điện biên. mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch thông tin về các vấn đề và ưu tiên trẻ em ở tỉnh hiện nay. các mục tiêu cụ thể là: (i) tập hợp thông tin và phân tích tình hình trẻ em trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; (ii) xác định các vấn đề có liên quan ảnh hưởng đến sự hiểu biết về quyền trẻ em và tiến bộ của việc thực hiện các quyền trẻ em, và (iii) đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình trẻ em có thể được đưa vào Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội (KhPtKtXh) và các kế hoạch ngành và ngân sách cho y tế, giáo dục và bảo vệ trẻ em của tỉnh. 2. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu này có hai yếu tố chính. thứ nhất, các vấn đề trẻ em được phân tích theo các nhóm quyền trẻ em liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của hoạt động ngành, bao gồm quyền sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia. Việc này tuân theo các định nghĩa về quyền trẻ em được đưa ra trong công ước về Quyền của trẻ em cũng như trong pháp luật và các chính sách của Việt nam, trong đó có Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em, và Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em (2001-2010). thứ hai, nghiên cứu kết hợp phương pháp dựa trên quyền này với một phân tích được cấu trúc về lập chương trình và ngân sách cho những vấn đề liên quan tới trẻ em trong KhPtKtXh của tỉnh. Việc này là nhằm xác định những khía cạnh đã được giải quyết và có ngân sách tương đối tốt, và những khía cạnh còn chưa được giải quyết và phân bổ nguồn lực đầy đủ trong các kế hoạch và ngân sách hiện tại. 3. Phần báo cáo tóm tắt này trình bày các kết quả chính của nghiên cứu và các khuyến nghị cho việc tăng cường lồng ghép các vấn đề của trẻ em vào kế hoạch của tỉnh và ngành. những nội dung này được trình bày theo các ưu tiên của ngành; những lĩnh vực phối hợp liên ngành, hợp tác và xây dựng năng lực; và các ưu tiên nhằm lấp những khoảng trống về số liệu và thông tin. báo cáo chính sẽ đưa ra nhiều khuyến nghị khác nhau, còn phần này chỉ đưa ra những khuyến nghị mà chúng tôi cho là các khuyến nghị chính. tham khảo được làm trong dấu ngoặc vuông [] tới các phần của báo cáo chính nơi trình bày và phân tích đầy đủ từng vấn đề được phát hiện. Các chỉ số so sánh về y tế, nước sạch và vệ sinh, và giáo dục (2008) Chỉ số Tỉnh Điện Biên Toàn quốc Vùng Tây Bắc Nguồn tỷ lệ nghèo 2006 (%) 42,9 15,5 39,4 a) tỷ lệ nghèo 2008 (%) 39,3 13,4 35,9 a) tử vong trẻ dưới một tuổi (‰) 33 15 25,5 b) trẻ dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) 93 93,9 95,1 b) Suy dinh dưỡng cân/tuổi mức vừa (%) 22,5 16,7 22 c) cơ sở y tế xã có bác sỹ (%) 27,5 65,9 32,4 b) Xã có nữ hộ sinh/y sỹ sản (%) 90,6 93 86,2 b) Xã đạt chuẩn y tế quốc gia (%) 32,8 55,5 18,3 b) tỷ lệ nhiễm hiV trên 100,000 người 148,9 23,5 49,3 b) cộng dồn số ca nhiễm hiV trên 100,000 người 595,5 208,5 375,3 b) tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp nước sạch (%) 72 75 70* d) tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh (%) 39 51 52* d) tỷ lệ nhập học chung cấp tiểu học 2008-09 (%) 103,8 100,2 100,5 e) tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học 2008-09 (%) 96,4 97 97 e) 10 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- Chỉ số Tỉnh Điện Biên Toàn quốc Vùng Tây Bắc Nguồn tỷ lệ nhập học chung cấp trung học 2008-09 (%) 75,4 89,7 88,9 e) tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp trung học 2008-09 69,75 84,4 79 e) (%) Nguồn: (a) tctK (2010) ĐTMSHGĐ 2008; (b) bộ Y tế (2008); (c) hệ thống Giám sát Dinh dưỡng Quốc gia; (d) trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (2008); (e) bộ Giáo dục & đào tạo SỰ SỐnG cÒn VÀ chĂm SÓc SỨc KhỎe cỦA trẻ em 4. Chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em [Phần 3.5 và 4.3]. đã có những cải thiện đáng kể trong cơ sở hạ tầng y tế, trong hệ thống chẩn đoán và điều trị và cung cấp các chương trình sức khỏe ban đầu ở điện biên trong những năm gần đây. chi phí công về y tế đã tăng từ 42,7 tỷ đồng năm 2005 lên khoảng 249 tỷ đồng năm 2009 (483%). theo Sở tài chính, kinh phí cho các dịch vụ cơ bản chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em dưới 6 tuổi đã tăng từ khoảng 4,32 tỷ đồng năm 2006 lên 7,86 tỷ đồng năm 2008. trong những năm gần đây, khoảng một nửa (47%) kinh phí cung cấp dịch vụ của chương trình mục tiêu quốc gia (ctmtQG) Phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch và hiV/AiDS đã được phân bổ cho ba dự án có liên quan mật thiết nhất đến sự sống còn của trẻ em – các dự án phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 5. Kinh phí cho dự án chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo ctmtQG này được bổ sung các nguồn ngân sách từ ctmtQG về Dân số và Kế hoạch Gia đình (được phân bổ 4 tỷ đồng trong năm 2009), và lĩnh vực này dường như đã được phân bổ nguồn lực tương đối tốt. ngược lại, có thể quan sát rằng dự án tiêm chủng mở rộng (được phân bổ 400 triệu đồng năm 2009) và dự án phòng chống suy dinh dưỡng (được phân bổ 1,29 tỷ đồng năm 2009) có vẻ chưa có đủ nguồn lực. Quan sát này dựa trên việc hiểu rằng các dự án về suy dinh dưỡng và tiêm chủng mở rộng cần phải được tăng cường cấp thiết nhất ở các xã và thôn bản vùng nông thôn xa xôi, nơi mà các chi phí trực tiếp và chi phí giao dịch cho cải thiện việc cung cấp dịch vụ là cao nhất. như được chỉ ra dưới đây, xét về tầm quan trọng then chốt của những vấn đề này đối với sự sống còn của trẻ, việc phân bổ nguồn lực cho phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và tiêm chủng mở rộng cần phải được tăng lên. hơn nữa, có vẻ các nguồn lực phân bổ cho các ctmtQG về vệ sinh an toàn thực phẩm còn tương đối ít, mặc dù đây là một vấn đề quan tâm chung trên cả nước và có tác động trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em. 6. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản [Phần 4.2]. ngân sách cho các dự án và chương trình kế hoạch gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được tăng lên trong những năm gần đây. mặc dù vậy, số liệu của tỉnh cho thấy những thay đổi hoặc cải thiện đối với một số các chỉ số quan trọng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản mới chỉ ở mức độ hạn chế, chẳng hạn như tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai thường xuyên; tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ tuổi sinh đẻ; tỷ lệ phụ nữ sinh con có sự trợ giúp của cán bộ y tế có chuyên môn và tỷ lệ tử vong mẹ. có sự khác biệt rõ ràng trong các mô hình sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các nhóm dân tộc. điều này cho thấy các yếu tố xã hội và văn hóa xác định hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản rất quan trọng. nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, giáo dục và truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề này, cũng như cung cấp dịch vụ một cách thích hợp cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Ví dụ, cung cấp dịch vụ khám phụ khoa và khám thai trong một khung cảnh riêng tư và thân thiện; cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các cuộc sinh đẻ tại nhà bao gồm cung cấp gói đỡ đẻ sạch; và nhắm tới các nhà lãnh đạo truyền thống và những người có ảnh hưởng (già làng, những người đứng đầu tôn giáo, các lương y dân gian) để tăng cường tác động của thông tin, giáo dục và truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 11
- 7. Tiêm chủng trẻ em [Phần 4.3]. theo thống kê chính thức, điện biên đã phần lớn đạt được các mục tiêu quốc gia về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi. tuy nhiên, các nguồn tin không chính thức cho thấy tỷ lệ thực tế thấp hơn các con số báo cáo chính thức (ví dụ như tỷ lệ khoảng 70% được tính cho các xã nông thôn của huyện tủa chùa và tuần Giáo). những lý do cho sự khác biệt giữa số liệu báo cáo chính thức và tỷ lệ thực tế có thể do chính quyền địa phương thường có xu hướng báo cáo lên để đạt các mục tiêu, và báo cáo tỷ lệ đăng ký ban đầu và tỷ lệ vắc-xin chứ không báo cáo số trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo thời gian. chương trình tiêm chủng vẫn còn gặp khó khăn ở các xã và thôn bản vùng xa vì cha mẹ chưa nhận ra tầm quan trọng của tiêm chủng, thiếu cán bộ y tế, thiếu dây truyền lạnh để lưu trữ vắc-xin, và các hoạt động thông tin, Giáo dục và truyền thông chưa hiệu quả cho người dân tộc thiểu số. điều này cho thấy chính quyền địa phương phải chú ý nhiều hơn đến nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng đầy đủ, và đảm bảo các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này một cách hiệu quả. đặc biệt khuyến nghị rằng nên tăng nguồn lực cho hoạt động của các đội tiêm chủng di động của huyện cho các xã có nhiều thôn bản, kể cả gửi cán bộ từ các huyện đã thành công để giúp các huyện khó khăn hơn cải thiện phạm vi bao phủ. 8. Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [Phần 4.3]. mặc dù đã có những cải thiện về số lượng và chất lượng dịch vụ chẩn đoán và điều trị cơ bản, vẫn còn những khoảng trống trong độ bao phủ của dịch vụ thăm khám cơ bản và y tế dự phòng cho trẻ em. một lĩnh vực đặc biệt đáng quan tâm là nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đây tiếp tục là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ em nói chung trong tỉnh. chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không nằm trong ctmtQG về bệnh xã hội, bệnh dịch và hiV/AiDS. còn thiếu kinh phí cho can thiệp này và cho các can thiệp liên quan đến chỗ ở và quần áo cho trẻ em các hộ gia đình nghèo. nên phân bổ thêm các nguồn lực để giải quyết vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một nhân tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ em. tương tự như vậy, có những khía cạnh khác của sức khỏe trẻ em không được đưa vào các ctmtQG và ngân sách hiện tại còn hạn chế, bao gồm vấn đề kiểm soát thiếu iốt và nha học đường. 9. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo [Phần 4.4]. trong các cuộc thảo luận nhóm với người dân địa phương, nhiều ý kiến đã bày tỏ về chất lượng dịch vụ y tế và việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. người dân địa phương công nhận những cải thiện trong việc khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi và thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. tuy nhiên, có vẻ như vẫn còn có khá nhiều yếu tố hạn chế việc sử dụng hiệu quả thẻ bảo hiểm y tế. thứ nhất là việc không có giấy đăng ký khai sinh ảnh hưởng tới việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế. thứ hai, việc cung cấp thông tin và hiểu biết của cha mẹ về các quyền lợi được hưởng bảo hiểm vẫn còn hạn chế. thứ ba, người dân địa phương vẫn lo ngại về hệ thống chuyển viện để sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khẩn cấp (tức là hệ thống chuyển viện từ xã lên huyện và từ quận, huyện lên tỉnh). trong một số trường hợp, người dân chưa hiểu biết rõ ràng, hoặc không được cung cấp thông tin rõ ràng về hệ thống chuyển tuyến bảo hiểm. người dân cũng còn quan ngại về các khoản phí không chính thức phải trả để được điều trị tại bệnh viện cấp tỉnh. 10. Hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và bình đẳng [Phần 4.5]. có vẻ có những sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm dân tộc về tình trạng sức khỏe của trẻ em và tỷ lệ trẻ em được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tiêm chủng đầy đủ. các yếu tố xã hội liên quan đến tình hình của người dân tộc thiểu số cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của cha mẹ để tìm kiếm sự chăm sóc cho trẻ bị ốm. có vẻ có một loạt các yếu tố làm tăng sự do dự và lo âu của nhiều người dân tộc thiểu số khi đi đến các cơ sở y tế công lập, gây tác động bất lợi đến sự sống còn của trẻ em. các yếu tố này bao gồm: (i) khoảng cách và chi phí đi đến trạm y tế xã hoặc bệnh viện huyện 12 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- / tỉnh từ các bản xa; (ii) không quen với các thủ tục do rào cản ngôn ngữ và thiếu giải thích và thông tin về cách thực hiện theo các thủ tục này; (iii) thiếu kiến thức trong các cộng đồng này về các bệnh thông thường và bệnh tật nói chung, các bệnh này nghiêm trọng đến đâu và điều trị như thế nào; (iv) vẫn tồn tại các quan niệm và thực hành chăm sóc sức khỏe truyền thống – cho dù các quan niệm và thực hành này xét trong một chừng mực chăm sóc sức khỏe nào đó có thể phù hợp, nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng thì có thể cản trở các hành vi tìm kiếm việc chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, và (v) trong một số trường hợp người bệnh phải trả các khoản phí không chính thức để được điều trị ở bệnh viện. các vấn đề này cho thấy cần nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở tất cả các nhóm dân số. 11. Dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em [Phần 4.6]. theo thống kê của tỉnh, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở điện biên đã giảm từ 28,4% năm 2006 xuống 24,3% năm 2009. theo hệ thống giám sát dinh dưỡng trên toàn quốc, điện biên xếp hạng 52 trong số 63 tỉnh về tỷ lệ trẻ em thiếu cân mức vừa năm 2009. mặc dù vậy, cần lưu ý rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh không hề cao một cách không cân xứng so với các tỉnh và khu vực khác. Dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn quốc, và điện biên cũng là tỉnh gặp phải vấn đề này. đặc biệt, suy dinh dưỡng trẻ em vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn đối với một số nhóm dân tộc thiểu số và các hộ gia đình nghèo. Khoảng 25% kinh phí cho cung cấp dịch vụ của ctmtQG về bệnh xã hội, bệnh dịch và hiV/AiDS được phân bổ cho Dự án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. những hoạt động này được thực hiện tại tất cả các xã, tuy nhiên, hiệu quả của dự án còn hạn chế do thiếu kinh phí thường xuyên để thực hiện đồng bộ các hoạt động tại tất cả các địa phương. 12. Giải quyết suy dinh dưỡng trẻ em đòi hỏi một nỗ lực toàn diện và phối hợp giữa các ngành khác nhau bao gồm y tế, giáo dục, khuyến nông, và thương mại v.v… cần nỗ lực hơn để đảm bảo sẵn có đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em với giá cả phải chăng, đảm bảo các bữa ăn đủ dinh dưỡng tại các cơ sở trường học bán trú, và nâng cao năng lực sản xuất của hộ nghèo trong việc trồng rau quả và chăn nuôi nhằm cải thiện việc cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hộ gia đình. điều này cần phải được kết hợp với việc cải thiện thu thập số liệu điều tra để hiểu biết tốt hơn về các mô hình suy dinh dưỡng trẻ em giữa các nhóm dân tộc khác nhau, để ưu tiên việc phân bổ nguồn lực cho các nhóm dân cư nghèo nhất. 13. Cấp nước và vệ sinh [Phần 4.7]. trong những năm gần đây đã có những tiến bộ ổn định trong việc mở rộng cung cấp nước sạch cả ở thành thị và nông thôn. theo ước tính, tỷ lệ dân số nông thôn được tiếp cận với nước sạch đã tăng từ 54% năm 2005 lên 75% năm 2009, và đang trên đường đạt được mục tiêu của tỉnh là 85% như đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em 2001-2010. tuy nhiên, cấp nước thường xuyên ở nhiều xã và bản miền núi là một vấn đề khó khăn vì thiếu nước tuyệt đối trong mùa khô. nhiều hệ thống cấp nước ở những địa bàn này sử dụng các phương pháp lắng/ lọc, có nghĩa là chất lượng nước và vệ sinh không được đảm bảo, đặc biệt là trong mùa mưa. Việc thiếu vận hành và bảo dưỡng thường xuyên cũng có nghĩa là ở một số địa phương cung cấp nước thường xuyên không được đảm bảo. cần phải đảm bảo có các hệ thống vận hành và bảo dưỡng và tổ chức quản lý hiệu quả để duy trì các công trình đầu tư và những tiến độ đã đạt được trong việc cung cấp nước sạch trong những năm gần đây. 14. mặt khác, các chỉ số về vệ sinh vẫn tiếp tục tụt hậu so với các tiêu chuẩn và mục tiêu quốc gia. theo số liệu của tỉnh, tính đến năm 2009 khoảng 53% dân số nông thôn và 75% dân số đô thị sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; thấp hơn chỉ tiêu tương ứng tỉnh là 70% và 90% tương ứng theo Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em 2001-2010. Số Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 13
- liệu từ trung tâm Quốc gia về nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đưa ra tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn thấp hơn, khoảng 40% trong năm 2008. các phương pháp tiếp cận tốt hơn về thông tin, giáo dục và truyền thông về vệ sinh và Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ đã được giới thiệu ở một số địa phương thí điểm thông qua các dự án do các nhà tài trợ hỗ trợ. các phương pháp tiếp này có thể đưa ra được những mô hình thành công về làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số về các vấn đề vệ sinh và có thể nhân rộng trong hệ thống chính phủ. điều này nên được kết hợp với tăng cường nhận thức về vấn đề vệ sinh trong trường học, kết hợp với các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng và các phương pháp truyền thông trực tiếp. 15. Phòng chống thương tích trẻ em [Phần 4.8]. trong những năm gần đây chính phủ đã chú trọng việc tăng cường các chương trình vì an toàn trẻ em. mặc dù vậy, trên cả nước, số trường hợp tử vong do thương tích đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi vẫn liên tục tăng từ 6.938 năm 2005 lên gần 8.000 trong năm 2008, với 48% số ca tử vong do đuối nước và 28% do tai nạn đường bộ. Do đó, đây là một vấn đề nghiêm trọng cho tất cả các cơ quan chính quyền và cộng đồng địa phương. các số liệu có sẵn về thương tích trẻ em ở điện biên còn rải rác. tuy nhiên, nhìn chung mô hình thương tích trẻ em cũng phản ánh tình hình như ở nhiều nơi khác. một vấn đề đáng báo động là khoảng 20% thương tích trẻ em như báo cáo của tỉnh và các bệnh viện huyện là do tai nạn giao thông. điều này cho thấy rõ rằng cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về an toàn đường bộ cho cả cha mẹ và trẻ em. mặc dù các hoạt động nâng cao nhận thức về phòng chống thương tích cho cha mẹ và trẻ em đang được tập trung tiến hành ở một số địa phương, nhìn chung ngân sách của tỉnh còn thiếu hụt cho các hoạt động này. tính đến năm 2008, chỉ có 4/9 huyện, 4/106 xã, phường đã có ban chỉ đạo, kế hoạch hoặc các hoạt động phòng chống thương tích trẻ em. cần phải ưu tiên nhân rộng các hoạt động này trong tương lai, đặc biệt là đối với an toàn đường bộ và luật giao thông, đuối nước, và bảo vệ trẻ em khỏi bị thương tích có liên quan đến lao động. PhÁt triỂn - GiÁO DỤc trẻ em 16. Cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục [Phần 3.6 & 5.2]. cải thiện tiếp cận với trường học và nâng cao chất lượng giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền tỉnh điện biên. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong chi tiêu công hàng năm, tăng từ 15% (258 tỷ đồng) năm 2005 lên 28.3% (763 tỷ đồng) năm 2008. Phần lớn đầu tư cơ bản dành cho việc mở rộng và nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng và phương tiện dạy học của các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học trên địa bàn tỉnh. Xây dựng năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, các phương tiện giảng dạy tốt hơn, và cải tiến phương pháp giảng dạy cũng đã được thực hiện với sự hỗ trợ của ctmtQG về Giáo dục và đào tạo và một số các dự án do các nhà tài trợ / Phi chính phủ hỗ trợ. điều này được phản ánh trong những tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển trẻ em đặt ra trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2001-2010, bao gồm tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo và tỷ lệ nhập học và hoàn thành tiểu học và trung học. 17. Đi học nhà trẻ và mẫu giáo [Phần 5.2]. trong năm học 2008-09, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo là 94,2%; tỉnh do đó đã gần như đạt được mục tiêu 95% đề ra trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em. tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ chỉ là 10,3% trong năm học 2008-09. điều này cho thấy vẫn có những khó khăn trong việc tiếp cận các trường mầm non và chuẩn bị đi học cho trẻ em. Số lượng các lớp nhà trẻ và mẫu giáo ở cấp xã và làng bản đang được tăng lên; ngay cả như vậy, tại một số địa bàn, việc tiếp cận với nhà trẻ vẫn còn hạn chế. theo bộ GD & đt, điện biên là một trong ba tỉnh thuộc miền núi phía bắc không có trường mầm non hoặc trường mẫu giáo ngoài công 14 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- lập. điều này hạn chế sự lựa chọn của các bậc cha mẹ khi họ phải dựa vào các trường công lập. điều này cũng có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ em giữa các thành phần công lập và ngoài công lập. những lý do của tình hình này cần được nghiên cứu thêm, trong đó xem xét đến các yếu tố về nhu cầu có thêm các cơ sở, và chính sách hỗ trợ cá nhân và tập thể để đầu tư thành lập nhà trẻ và trường mẫu giáo ngoài công lập. 18. Giáo dục cho trẻ em và trẻ em gái dân tộc thiểu số [Phần 5.2 đến 5.4]. tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số theo học tiểu học và trung học cơ sở tại điện biên (80% đến 90%) tương ứng với tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong dân số nói chung. tuy nhiên, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số theo học trường trung học phổ thông lại giảm (60% đến 70% trong những năm gần đây). trong khi tỷ lệ trẻ em gái đi học tiểu học là một chỉ báo tích cực (48,6% năm 2008-09), tỷ lệ trẻ em gái theo học trung học cơ sở (40%) và trung học phổ thông (khoảng 37,5% năm 2008-09) lại thấp hơn. hiện chưa thấy có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ trẻ em gái theo học ở cấp trung học cơ sở trong những năm gần đây. có sự khác biệt đáng kể trong các số liệu báo cáo của mỗi huyện, với tỷ lệ trẻ em gái theo học trung học cơ sở và trung học phổ thông thấp ở các huyện tủa chùa, mường nhé và điện biên đông. 19. đối với trẻ em gái dân tộc thiểu số, những khác biệt này rõ rệt hơn. trong khi trẻ em gái dân tộc thiểu số chiếm khoảng 39% tổng số học sinh tiểu học, tỷ lệ này giảm xuống khoảng 31% tổng số học sinh trung học cơ sở và thấp hơn ở cấp trung học phổ thông (23% năm 2008-09). những con số tổng thể không cho thấy được những sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc, với tỷ lệ học sinh và học sinh nữ người Kinh và thái tiếp tục học lên trung học cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác. nên có những nghiên cứu thêm để xác định cần nỗ lực và phối hợp hành động như thế nào để cải thiện cơ hội học trung học cho những nhóm dân tộc thiểu số nào. 20. tất cả những số liệu này cho thấy vẫn còn những rào cản đối với tiếp cận học trung học cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là cho các em gái. những phát hiện này xác nhận kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy trẻ em gái dân tộc thiểu số tiếp tục có khó khăn trong việc chuyển tiếp lên trung học. có nhiều lý do giải thích tại sao việc chuyển tiếp này lại có vấn đề. Lao động trẻ em thường liên quan đến việc tạm nghỉ học vào mùa nông nghiệp cao điểm, cũng như là một trong những nguyên nhân chính của việc thôi học vĩnh viễn. trẻ em làm việc ít có khả năng hưởng lợi từ các lớp học thêm dạy ngoài giờ học chính khóa. trẻ em cảm thấy khó bắt kịp thường cảm thấy tự ti và có thể tự bỏ học vĩnh viễn. Khi cần có người chăm sóc cho các thành viên gia đình, trẻ em gái thường bị cha mẹ ép ở nhà. các giá trị truyền thống vẫn còn ưu tiên hoàn thành việc học cho con trai, mặc dù việc đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái là một quyết định kinh tế quan trọng, vì trẻ em gái nếu được giáo dục tốt có khả năng mang lại thu nhập tốt hơn, lập gia đình muộn hơn và có ít con hơn nhưng trẻ con lại khỏe mạnh hơn. mặc dù trường học và giáo viên đã có nhiều nỗ lực, họ đều báo cáo rằng tình trạng này là khó giải quyết. 21. Trường bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số [Phần 3.6 và 5.3]. các cơ sở bán trú đã trở thành một phần quan trọng để tăng tiếp cận trường học cho trẻ em từ các làng hẻo lánh. hiện số lượng các trường học với các cơ sở bán trú đang tăng trưởng ổn định từ 84 trường năm 2004 lên 181 năm 2009 (50% số trường tiểu học và 74,5% trường trung học cơ sở có các cơ sở bán trú). Số lượng học sinh bán trú đã tăng từ 8.619 năm 2004 lên 17.456 năm 2009 (tức là khoảng 16,6% tổng số học sinh hiện nay). Kinh phí cho các cơ sở bán trú từ các nguồn bên ngoài đã gia tăng trong những năm gần đây từ các nguồn lực của chính quyền địa phương và một số dự án do các nhà tài trợ / tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. hỗ trợ của tỉnh cho học sinh bán trú đã tăng từ 4 tỷ đồng năm 2004-05 lên 7,855 tỷ đồng năm 2008-09. Kinh phí cũng đã được phân bổ theo hợp phần iV của Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 15
- chương trình 135-ii để cải thiện các cơ sở bán trú và hỗ trợ học sinh nghèo bằng tiền mặt hoặc bổ sung thực phẩm. mặc dù vậy, hỗ trợ của nhà nước vẫn chỉ chiếm 6% kinh phí cho các cơ sở trường học, và 94% còn lại là từ các khoản đóng góp của địa phương. nhiều cơ sở bán trú vẫn còn trong tình trạng nghèo, thiếu các cơ sở phụ trợ như nhà bếp và cung cấp nước, với nguồn cung cấp hạn chế về chăn và màn vv 22. bộ Giáo dục và đào tạo gần đây đã ban hành hướng dẫn mới về thành lập, tổ chức và hoạt động của các trường học bán trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số. thông tư này quy định rằng ngoài nhà ở, cấp nước và vệ sinh môi trường, trường học bán trú phải được trang bị các thiết bị thể thao và giải trí và có tủ thuốc. tuy nhiên, thông tư không xác định cụ thể mức hỗ trợ tài chính cho các bữa ăn và chỗ ở cho học sinh hoặc nguồn tài chính cho việc thành lập hoặc hoạt động các trường học. cần phải tăng kinh phí của tỉnh cho vấn đề này. trong khi không phải tất cả các trường đều có thể được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cao về xây dựng, cần phải đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo các bữa ăn đủ dinh dưỡng, khu sinh hoạt riêng biệt và an toàn cho trẻ em gái, và cung cấp nước sạch và vệ sinh. 23. Kinh phí vận hành và bảo dưỡng cho các trường học [Phần 3.6]. 80-90% ngân sách thường xuyên cho các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học là chi tiền lương nhân viên và các chi phí liên quan đến tiền lương. điều này gây ra khó khăn về ngân sách thường xuyên và ngân sách cơ bản cho tất cả các loại chi phí xây dựng và bảo dưỡng trường học khác. đặc biệt, trong bối cảnh cần lượng ngân sách lớn cho cơ sở hạ tầng của các trường học mới, có khả năng trong tương lai sẽ thiếu ngân sách thường xuyên cho việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng. Phân bổ thêm kinh phí cho hoạt động duy trì và bảo dưỡng và chi phí thay thế cho các cơ sở trường học, thiết bị, vật liệu là rất quan trọng để duy trì chất lượng cơ sở hạ tầng các trường học và chất lượng giáo dục trong những năm tới. hiện nay, ngân sách ngành giáo dục chưa nhấn mạnh đầy đủ các loại chi phí này. Khi chi phí cho cơ sở hạ tầng giảm, cần đặc biệt chú ý đánh giá những nhu cầu này. bẢO Vệ trẻ em 24. Trách nhiệm và tài chính cho bảo vệ trẻ em [Phần 3.7]. bảo vệ trẻ em bao gồm một loạt các vấn đề và hoạt động bao gồm việc chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, nhận thức và phòng chống hiV/AiDS, kiểm soát lao động trẻ em đăng ký khai sinh, và phòng chống lạm dụng và buôn bán trẻ em. trách nhiệm thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em được chia xẻ giữa nhiều lĩnh vực và cơ quan bao gồm Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở công an, Sở tư pháp, chính quyền xã, các đoàn thể và các lãnh đạo cộng đồng truyền thống. theo đó, việc phân bổ tài chính rất phân tán và do vậy rất khó xác định tổng phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ trẻ em. tuy nhiên, rõ ràng là trong điều kiện các nguồn lực của tỉnh và quận còn hạn chế, một số khía cạnh của bảo vệ trẻ em ở điện biên tiếp tục thiếu nguồn lực. 25. Kinh phí bảo trợ xã hội cho việc chăm sóc dựa vào cộng đồng [Phần 3.7 và 6.3]. từ năm 2007 đã có một sự hợp nhất về các thủ tục cấp và phân bổ kinh phí cho bảo trợ xã hội và bảo vệ trẻ em ở cấp xã theo nghị định no.67/2007/nD-cP về chính sách hỗ trợ các mục tiêu bảo trợ xã hội. có vẻ quy định hợp nhất này đã đơn giản hóa và cải tiến các thủ tục hỗ trợ các hộ gia đình nghèo. tuy nhiên, tỉnh cần thực hiện một cuộc điều tra chi tiết hơn để xác định tính hiệu quả của các tiêu chí và chiến lược mục tiêu và mức độ đầy đủ của kinh phí bảo vệ trẻ em theo nghị định no.67 để phục vụ việc lập kế hoạch KhPtKtXh. 26. Những hạn chế về năng lực trong hệ thống bảo vệ trẻ em [Phần 6.2]. theo báo cáo của UniceF Việt nam, một thách thức quan trọng trong vấn đề bảo vệ trẻ em ở Việt 16 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- nam là sự thiếu vắng một hệ thống bảo vệ xã hội đủ mạnh và hiệu quả, thiếu các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp đủ năng lực để đáp ứng cho trẻ em dễ bị tổn thương, và sự vắng mặt của một “tổ hợp dịch vụ” có thể đảm bảo bảo vệ trẻ em ở mọi thời điểm và cho nhiều vấn đề bảo vệ trẻ em. nghiên cứu này đã xác định một số vấn đề về năng lực trong hệ thống bảo vệ trẻ em như sau: • Không có mạng lưới các cộng tác viên địa phương tham gia vào việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bao gồm việc thiếu kinh phí cho mạng lưới này, thiếu cán bộ xã hội chuyên nghiệp ở cấp cộng đồng, và người dân địa phương có các kỹ năng và kinh nghiệm công tác xã hội. • chính quyền xã và các trưởng thôn thấy khó đánh giá chính xác và theo dõi các nhu cầu bảo vệ trẻ em trong cộng đồng, và các cán bộ pháp lý xã gặp khó khăn trong việc cập nhật các yêu cầu đăng ký khai sinh. • chính quyền xã, người đứng đầu cộng đồng và bản thân các cộng đồng ở địa phương đều thiếu kinh nghiệm với các cách tiếp cận hiệu quả hơn để xử lý các vấn đề xã hội và bảo vệ trẻ em mới và đang nổi lên (ví dụ như hiV/AiDS và lạm dụng ma túy). • ngành tư pháp thiếu cán bộ ở cấp huyện và cấp xã để theo được đầy đủ các thủ tục đăng ký khai sinh ngoài việc thực hiện các trách nhiệm khác; và mặc dù các phòng khám y tế xã và bệnh viện chịu trách nhiệm chứng sinh, việc chứng sinh thường không được làm ngay khi sinh vì vì nhiều trường hợp sinh con tại nhà. 27. Chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt [Phần 6.3]. trong những năm gần đây, hỗ trợ của chính phủ cho việc chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt đã được mở rộng. mặc dù vậy, trong điều kiện các nguồn lực của tỉnh và huyện còn hạn chế, một số khía cạnh của bảo vệ trẻ em tiếp tục không đủ nguồn lực. đa số trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt được chăm sóc trong cộng đồng và hỗ trợ tài chính được cung cấp cho một số gia đình, trong khi các chăm sóc mang tính thể chế được thực hiện cho một số trẻ em tại các trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. theo Sở LđtbXh, trong giai đoạn 2007-08, khoảng 308 trẻ em đã được nhận hỗ trợ tài chính thường xuyên, tương đương với khoảng 12% tổng số trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. trong số này, 198 trẻ em (64%) đã được chăm sóc và hỗ trợ tài chính dựa vào cộng đồng. năm 2007, khoảng 50% trẻ em hoàn toàn mồ côi và bị bỏ rơi nhận được hỗ trợ dưới một hình thức nào đó (bao gồm 34% trẻ được chăm sóc mang tính thể chế hoặc chăm sóc nuôi dưỡng, và 16% khác nhận được hỗ trợ tài chính trong cộng đồng). hỗ trợ trẻ em khuyết tật thay đổi tùy theo loại khuyết tật và tình trạng nghèo của hộ gia đình. các hộ nghèo có người lớn hoặc trẻ em khuyết tật và thiếu lao động đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ tài chính. tuy nhiên, độ bao phủ của hỗ trợ dựa vào cộng đồng này có vẻ còn hạn chế: năm 2007 chỉ có 6,6% trẻ em khuyết tật nhận được hỗ trợ tài chính trong cộng đồng. 28. Nhận thức và phòng chống HIV/AIDS [Phần 6.3]. tỷ lệ nhiễm hiV/AiDS đang tăng nhanh ở vùng tây bắc. năm 2008 điện biên có tỷ lệ nhiễm mới hiV cao nhất trong cả nước với mức 149/100.000 người. thực hiện các biện pháp can thiệp toàn diện là rất quan trọng trước khi dịch hiV/AiDS trong vùng này đạt đến mức tương đương như tại các trung tâm đô thị và các dịch bệnh trước đây. các trường hợp nhiễm hiV/AiDS xảy ra ở tất cả các huyện và 86/112 xã phường năm 2009. tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm người tiêm chích ma túy là cao, đi kèm với việc phổ biến lạm dụng ma túy. Lạm dụng ma túy không chỉ giới hạn trong dân số đô thị, mà còn ở các vùng nông thôn và người dân các dân tộc thiểu số. cũng có bằng chứng về tỷ lệ nhiễm hiV ngày càng tăng trong số gái mại dâm ở các vùng nông thôn. Dự kiến tỷ lệ lây nhiễm theo đường tình dục sang dân số nữ và số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ sang con sẽ tăng trong vài năm tiếp theo. Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 17
- 29. Việc nâng cao nhận thức, phòng ngừa và điều trị hiV/AiDS đã được tăng cường đáng kể ở tỉnh. Khoảng 35% kinh phí tỉnh trong ctmtQG về Phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch và hiV/AiDS đã được phân bổ cho dự án hiV/AiDS từ năm 2006 đến 2008. Kinh phí này bao gồm đầu tư vào một trung tâm Phòng chống hiV/AiDS và tăng chi phí hàng năm cho cung cấp dịch vụ từ 620 triệu đồng năm 2006 lên 1,1 tỉ đồng năm 2009. mặc dù vậy, cần phải tăng cường các hoạt động này trên địa bàn toàn tỉnh trong vài năm tới, đòi hỏi nguồn lực đáng kể về tài chính và con người. 30. có lẽ những nỗ lực phòng chống hiV/AiDS sẽ gặp khó khăn hơn ở điện biên so với ở một số địa phương khác. điều này là do một trong những nhóm có nguy cơ cao hơn nằm trong dân cư nông thôn và dân tộc thiểu số. đây rất có thể là một yếu tố làm dịch bệnh lây truyền nhanh hơn so với ở trong các trung tâm đô thị có dịch vì dân cư nông thôn nằm rải rác, và có nhiều thách thức trong việc thông tin, giáo dục và truyền thông có hiệu quả đối với dân tộc thiểu số. một điều rất quan trọng là không được bỏ qua nhóm dân cư chủ yếu là ở nông thôn này, đặc biệt là phụ nữ và những người trẻ tuổi dân tộc thiểu số. cần phải có các phương pháp truyền thông nâng cao để tiếp cận được cả nam giới và phụ nữ trong các nhóm này, và để giải quyết các vấn đề khó khăn của việc sử dụng ma túy ở nông thôn. Dự án phòng chống hiV/AiDS cho thanh niên đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận tổng thể để nâng cao chất lượng thông tin và nâng cao nhận thức về dân số và kế hoạch hoá gia đình kết hợp với phòng chống hiV/AiDS cho thanh thiếu niên. cần phải xem xét việc nhân rộng các bài học từ các hoạt động thí điểm một cách có hiệu quả. 31. Lao động trẻ em [Phần 6.5]. Lao động trẻ em là một trong những vấn đề bảo vệ trẻ em ít nhất được biết đến nhất ở điện biên. Ước tính tổng thể chỉ có cho số trẻ em nông thôn tham gia vào công việc nông nghiệp và làm việc nhà cho gia đình các em. tuy nhiên, số liệu về số trẻ em nông thôn hoặc thành thị tham gia vào các loại hình lao động có tiền lương trong nông nghiệp, hoặc trong các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương lại rất hạn chế. chính phủ đã có những quy định rõ ràng về các quy định pháp luật về lao động trẻ em và các hình thức lao động nguy hiểm bị cấm cho trẻ em. tuy nhiên, không có số liệu có sẵn về số lượng trẻ em ở điện biên tham gia vào các hình thức lao động nguy hiểm. thu thập và phân tích số liệu là một ưu tiên quan trọng. đầu tiên và trước hết là cần phải có các số liệu tốt hơn về số trẻ em có thể tham gia vào các hình thức lao động độc hại, kết hợp với hành động trực tiếp để cải thiện tình trạng này nếu nó tồn tại. thứ hai, cần tăng cường các biện pháp phòng chống để giảm số lượng trẻ em tham gia vào lao động trẻ em, bao gồm (i) tiếp tục cải thiện việc tiếp cận và các cơ hội học trung học, đặc biệt đối với trẻ em gái; (ii) tăng cường các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó trẻ em tạm thời nghỉ học có thể bắt kịp và hoàn tất việc học và (iii) tiếp tục nâng cao nhận thức trong các cộng đồng địa phương. 32. Đăng ký khai sinh [Phần 6.6]. đăng ký khai sinh là điều cần thiết để đảm bảo nhiều khía cạnh về phúc lợi và và cơ hội sinh kế trong tương lai của trẻ em bao gồm giáo dục, y tế và việc làm. nhiều nguồn thông tin cho thấy một tỷ lệ khá cao của trẻ em ở điện biên vẫn không được đăng ký khai sinh. trên toàn quốc, theo điều tra micS năm 2006, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh là 87,6%, trong khi ở khu vực tây bắc tỷ lệ này thấp hơn ở mức 75,3% được ghi nhận. theo Sở tư pháp, tỷ lệ đăng ký khai sinh ở điện biên chỉ khoảng 60-70% trong năm 2007, trong khi ở một số xã nông thôn tỷ lệ này có thể thấp tới 30-40%. nâng cao nhận thức của nhân dân về pháp luật và các quyền lợi liên quan đến đăng ký khai sinh phải được thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện bởi chính quyền địa phương, kết hợp với các sáng kiến khác như xây dựng gia đình và làng văn hóa. năng lực của cán bộ ngành tư pháp cần phải được cải thiện. nên áp dụng các cơ chế cụ thể để tạo điều kiện đăng ký khai sinh cho người dân tộc thiểu số, chẳng hạn như trực tiếp hướng dẫn và tiến hành đăng ký khai sinh lưu động cấp thôn bản ở những vùng sâu vùng xa. 18 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
- nhỮnG VẤn đề chỦ YẾU Về PhỐi hợP Liên nGÀnh VÀ XâY DỰnG nĂnG LỰc 33. Đánh giá năng lực. nhiều nhu cầu về xây dựng năng lực và đào tạo đã được xác định trong nghiên cứu này. tuy nhiên, chưa có đủ thời gian để điều tra đầy đủ những nhu cầu này. tất cả các sở ban ngành và các cấp chính quyền địa phương đều nói rằng cần phải xây dựng năng lực và xây dựng năng lực hiệu quả hơn. tương tự, nhiều người dân địa phương thể hiện sự cần thiết phải nâng cao năng lực của các cơ quan và cá nhân tham gia vào công tác xã hội ở cấp độ cộng đồng, cũng như nhu cầu phải có các nguồn thông tin tốt hơn. Vì vậy, đề nghị tỉnh cần thực hiện một đánh giá năng lực toàn diện đối với các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của trẻ em. 34. Dựa trên các bằng chứng từ nghiên cứu này, có ba lĩnh vực xây dựng năng lực nổi bật là ưu tiên cao nhất trong vài năm tới. đầu tiên là cải thiện và đẩy mạnh phối hợp và hợp tác liên ngành trong các vấn đề quan trọng đối với sự sống còn và bảo vệ trẻ em, bao gồm: (i) kết nối giữa kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhận thức và phòng chống hiV/AiDS; và (ii) kết nối giữa dinh dưỡng trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng và cấp nước sạch vệ sinh. thứ hai là xây dựng hệ thống công tác xã hội chính thức ở cấp tỉnh, huyện và cộng đồng theo chính sách mới của chính phủ. thứ ba là đánh giá và tăng cường hệ thống cộng tác viên thôn bản tham gia vào vấn để bảo vệ và sống còn của trẻ em. 35. Xây dựng hệ thống công tác xã hội. [Phần 3.7 và 6.2] Việc ban hành Quyết định no.32/QD-ttg (ngày 25/03/2010) về phê duyệt đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, đưa đến một cơ hội tuyệt vời để phát triển toàn diện hơn và có hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em. cần phải có những quyết định về nội dung công việc, tuyển dụng và triển khai đội ngũ nhân viên xã hội; phạm vi hoạt động và dịch vụ mà họ tham gia vào; tổ chức và quản lý hoạt động ở cấp cơ sở; và cách phối hợp với các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia vào vấn đề phúc lợi và bảo vệ trẻ em. cần phải phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo và huấn luyện có hiệu quả cho cán bộ xã hội đáp ứng nhu cầu học tập cụ thể và yêu cầu xã hội của các nhóm dân cư khác nhau trong tỉnh. tất cả các hoạt động này yêu cầu phải có nguồn lực đầy đủ từ KhPtKtXh trong những năm tới. 36. Các cộng tác viên thôn bản về sự sống còn và bảo vệ trẻ em. nên đặc biệt chú ý tới việc nghiên cứu lại vai trò và trách nhiệm của các cộng tác viên thôn bản tham gia vào các hoạt động vì sự sống còn và bảo vệ trẻ em theo nghị định 32. Việc này cần có sự phối hợp giữa Sở Lao động và Sở Y tế. mục đích là kết hợp vai trò và trách nhiệm của các cộng tác viên thôn bản nhằm tăng cường sự đồng bộ trong việc cung cấp dịch vụ trong nội bộ ngành và giữa hai ngành. Ví dụ, Sở Y tế đề xuất rằng có thể sẽ hiệu quả hơn nếu các cô đỡ thôn bản đồng thời chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường nhận thức về hiV/AiDS cho bà mẹ, trợ giúp khi sinh, và dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ em. cần tập trung những nỗ lực tăng cường hệ thống các cộng tác viên thôn bản này cho những thôn làng xa và các cộng đồng người dân tộc thiểu số. 37. Quyết định 32 cũng sẽ tạo cơ hội cho chính quyền tỉnh và Sở Lđtb & Xh đánh giá và nhân rộng các yếu tố thành công của các phương pháp tiếp cận cải tiến đang giới thiệu thông qua các dự án khác nhau, chẳng hạn như các hoạt động của mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. nhiều nghiên cứu khẳng định lợi thế của việc chăm sóc và hỗ trợ tại gia đình và dựa vào cộng đồng. rõ ràng, với bối cảnh xã hội ở điện biên, đây sẽ là cách thích hợp và hiệu quả nhất để mở rộng dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trong các cộng đồng dân tộc thiểu số. các thách thức chính trong tương lai sẽ là: (a) Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên 19
- tăng cường cơ sở nguồn nhân lực để tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; (b) cung cấp sự hỗ trợ thích hợp để giúp họ có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn và lãnh đạo các hoạt động bảo trợ xã hội ở địa phương; và (c) tăng cường mức độ tham gia của trẻ em trong các tổ chức này. 38. cấp huyện chịu trách nhiệm chính thực hiện các chính sách và dịch vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn. tuy nhiên, nguồn vốn cho các hoạt động này tại cấp huyện tùy thuộc vào nguồn vốn nhà nước thông qua các quỹ bảo trợ xã hội. Sự tham gia của cấp huyện còn hạn chế trong các chương trình, dự án bổ sung nguồn lực cho bảo vệ trẻ em và nhằm giới thiệu các cách tiếp cận mới. Việc tăng thêm ngân sách cấp huyện cho bảo vệ trẻ em là điều quan trọng để mỗi huyện có thể triển khai linh hoạt các dịch vụ theo tình hình thực tế địa phương. 39. Tăng cường nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin. trong những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm nâng cao nhận thức và thông tin về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và hiV/AiDS. đây không chỉ bao gồm các hoạt động thông tin và tuyên truyền thường xuyên, mà còn là các phương pháp tiếp cận mới sử dụng “truyền thông lồng ghép thay đổi hành vi” và “truyền thông cá nhân dựa vào cộng đồng” kết hợp với huy động và cung cấp dịch vụ dựa vào cộng đồng. trước đây tỉnh chủ yếu dựa vào các dự án ODA và các nguồn tài chính của các ctmtQG trong lĩnh vực này, và phạm vi bao phủ và quy mô của các hoạt động này trong một số trường hợp còn hạn chế. Kinh phí chung của tỉnh còn thiếu để nhân rộng những phương pháp tiếp cận này cho tất cả các xã và thôn. cần phải tăng kinh phí cho các hoạt động này từ ctmtQG là quan trọng trong những năm tới. đặc biệt cần phải mở rộng sự hiểu biết về quyền tham gia của trẻ em, đặc biệt là thông qua các cơ chế khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tham gia đóng góp vào các công việc của địa phương. CÁc VẤn đề VÀ ƯU tiên Về SỐ LiệU VÀ thônG tin 40. có ba khía cạnh chính còn thiếu thông tin thống kê, phân tích và hiểu biết về mặt chất lượng về tình hình của trẻ em ở điện biên. cần phải tiến hành các bước để lấp đầy những khoảng trống này để phục vụ tốt hơn quá trình lập kế hoạch và các nội dung của KhPtKtXh trong năm 2010 và 2011. 41. Phạm vi bao phủ và chất lượng của số liệu của các chỉ số bảo vệ trẻ em [Phần 6.1]. các thông tin thống kê sẵn có về một số chỉ tiêu bảo vệ trẻ em còn phân tán và không đưa ra được một bức tranh đầy đủ đáng tin cậy về tình hình hiện nay. ngoài ra còn thiếu thông tin định tính chuyên sâu và sự hiểu biết về một số vấn đề bảo vệ trẻ em quan trọng. có lẽ có nhiều lý do cho việc này. thứ nhất, trách nhiệm thu thập số liệu về một số vấn đề bảo vệ trẻ em được phân công cho các cơ quan ngành khác nhau khiến cho sự tổng hợp số liệu còn khó khăn. thứ hai, không có số liệu của một số chỉ số vì chưa thực hiện các cuộc điều tra đầy đủ (ví dụ như đối với tình hình lao động trẻ em). thứ ba, do nhạy cảm xã hội xung quanh các vấn đề như hiV/AiDS, lạm dụng trẻ em và sử dụng ma túy, có khả năng chỉ có một số thông tin được báo cáo, ngoài ra là không báo cáo. thứ tư, do thiếu cộng tác viên địa phương xử lý cụ thể với công tác xã hội và năng lực yếu kém của cán bộ xã và thôn, việc thu thập số liệu cho các chỉ số bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng gặp khó khăn. cuối cùng, có những mâu thuẫn trong các báo cáo về hỗ trợ bảo vệ trẻ em giữa các cấp hành chính và địa phương. Về mặt này, có bốn ưu tiên cho việc cải thiện thu thập số liệu và phân tích: • cải thiện thông tin và sự hiểu biết cơ bản về tình hình lao động trẻ em trong tỉnh, đặc biệt là số trẻ em có thể tham gia vào các hình thức lao động nguy hiểm, để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giải pháp thích hợp. 20 Phân tích tình hình trẻ em tỉnh điện biên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội
157 p | 244 | 57
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng tại khoa Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
0 p | 196 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
105 p | 89 | 19
-
Báo cáo Tóm tắt chính sách Thành phố an tòan cho phụ nữ và trẻ em gái - Nơi giấc mơ trở thành sự thật
28 p | 103 | 16
-
Toán tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ trong luật Hình sự Việt Nam
13 p | 205 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
77 p | 65 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh điều trị trên trẻ em mắc viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai năm 2021
74 p | 29 | 12
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng cho trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2018
0 p | 80 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)
113 p | 19 | 8
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng cho trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh
0 p | 111 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 7 đến 11 tuổi
86 p | 35 | 5
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp của mô hình cộng đồng an toàn tại các xã vùng ven, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
134 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam
71 p | 37 | 5
-
Tóm tắt báo cáo: Phân tích tình hình trẻ em và phụ nữ tỉnh Kon Tum
32 p | 49 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)
113 p | 18 | 3
-
Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp 1: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2018
0 p | 50 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)
102 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn