intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp - Hội thảo khoa học: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Hội thảo khoa học Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp" trình bày những bài viết, những đóng góp rất có giá trị tham khảo về chính sách thuế, bảo hiểm, chứng khoán,…. Các bài tham luận được chọn lọc đưa vào Kỷ yếu phân tích lý luận, trình bày thực tiễn, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài chính cho các doanh nghiệp nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp - Hội thảo khoa học: Phần 1

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT KHOA LUẬT KINH TẾ HỘI THẢO KHOA HỌC PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH NĂM 2022
  2. LỜI TỰA HỘI THẢO KHOA HỌC: “PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP” Trong nền kinh tế, chủ thể kinh doanh nói chung, doanh nghiệp nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp tồn tại, phát triển vững mạnh không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp đó, mà còn đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia thông qua việc nộp thuế. Tuy nhiên, nếu con người có quy luật “sinh, bệnh, lão, tử” thì doanh nghiệp cũng có những cung bậc thăng trầm, những giai đoạn phát triển khác nhau. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp là vấn đề tài chính. Từ trước đến nay, rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề tài chính của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau, ở khía cạnh kinh tế và cả ở khía cạnh pháp lý. Hiện tại, nền kinh tế đối mặt với không ít thách thức, đặt doanh nghiệp vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, sau đại dịch Covid – 19, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn trụ vững. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là câu chuyện xoay quanh vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác, khó khăn về tài chính là câu chuyện không của riêng doanh nghiệp nào, không phân biệt quy mô - doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhằm tìm hiểu khung pháp lý về vấn đề này, Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết tổ chức Hội thảo khoa học: “Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp”. Thông qua Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã có những bài viết, những đóng góp rất có giá trị tham khảo về chính sách thuế, bảo hiểm, chứng khoán,…. Các bài tham luận được chọn lọc đưa vào Kỷ yếu phân tích lý luận, trình bày thực tiễn, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài chính cho các doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, một số tác giả cũng có những nghiên cứu để tìm phương hướng cởi trói về pháp luật tài chính cho các doanh nghiệp đặc thù, như: doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp bảo hiểm,… Ban Tổ chức Hội thảo hy vọng quyển kỷ yếu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai có quan tâm về vấn đề tài chính doanh nghiệp dưới góc nhìn khoa học pháp lý. Trân trọng!
  3. MỤC LỤC SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH .................................................................................................7 Cao Vũ Minh THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM TRƯỚC BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ............................................................................................................23 Ths. Trần Linh Huân Trương Thị Thảo Lê Phạm Anh Thơ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM ..........................................................34 Ths. Trần Linh Huân Nguyễn Mậu Thương PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY HỢP DANH ..................................41 ThS. Phan Nguyễn Bảo Ngọc VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG TRÙNG THUẾ TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ......................48 Nguyễn Thị Bích Phượng HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM DƯỚI KHÍA CẠNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ..........................................................................................................55 ThS. Trần Linh Huân HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 DƯỚI KHÍA CẠNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ............................................................................................ 63 Ths. Trần Linh Huân Ths. NCS Nguyễn Thị Bích Phượng HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM VỀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ....................................................................................................................74 Cao Vũ Minh Đoàn Văn Thượng
  4. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ MẶT CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT .............................................................84 Ths. Trần Linh Huân Lê Hoàng Nữ Tố Quyên THÁCH THỨC VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...................93 ThS. Trần Linh Huân Nguyễn Mậu Thương PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM ...................................101 Lê Vũ Huy - Phạm Văn Chắt Đào Bảo Ngọc – Võ Thị Bạch Hà TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 VỚI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN ......................................................................................................................107 ThS. NCS Nguyễn Nam Hưng ThS. NCS Phạm Thị Hồng Tâm CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI KHOẢN ................................................................................................................122 Nguyễn Nhật Khanh THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 DƯỚI KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH ...........................134 ThS. Trần Linh Huân LS. Nguyễn Cảnh Trường CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ....................................................................................................................................143 Nguyễn Thị Bích Phượng – Đỗ Hoàng Anh ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID – 19 TẠI VIỆT NAM ................152 Ths. Trần Linh Huân Trương Thị Thảo Lê Phạm Anh Thơ PHÁP LUẬT VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG ..................................................................................................................160 Nguyễn Thị Bích Phượng – Đỗ Hoàng Anh
  5. SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH Cao Vũ Minh ∗ Tóm tắt: Trong bối cảnh của một nền kinh tế đang phát triển, các vi phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng và phức tạp, tinh vi về tính chất, thủ đoạn. Các hành vi vi phạm này cần phải được xử lý kịp thời nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Bài viết phân tích sự tương thích giữa pháp luật cạnh tranh với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Từ khóa: Luật Cạnh tranh năm 2018, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính. Abstract: In the context of a developing economy, violations of competition laws in the market are increasing in numbers, diverse and complex, sophisticated in nature and tricks. These violations need to be handled promptly to ensure the healthy development of the economy. This article analyzes the compatibility between the competition law and the 2012 Law on Handling Administrative Violations (amended and supplemented in 2020) regarding sanctions against administrative violations in the field of competition. Keywords: the 2018 Competition Law, the 2012 Law on Handling of Administrative Violations (amended and supplemented in 2020), administrative violation, sanctioning of an administrative violation. 1. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Trong một nền kinh tế đang phát triển, các vi phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và tinh vi về thủ đoạn. Các hành vi vi phạm này cần phải được xử lý kịp thời nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì chế tài hành chính tỏ ra là một công cụ hữu hiệu. Năm 2018, Quốc hội ban hành Luật Cạnh tranh năm 2018 để thay thế cho Luật Cạnh tranh năm 2004. Luật Cạnh tranh năm 2018 đã dành cả Chương IX (từ Điều 110 đến Điều 115) để quy định xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ quy định khái quát về nguyên tắc xử phạt, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Những vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm cụ thể, hình thức xử phạt và mức tiền phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng vi phạm thì Luật Cạnh tranh năm 2018 không quy định mà ủy quyền cho Chính phủ điều chỉnh chi tiết trong nghị định. Ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP để quy định cụ thể vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ∗ TS, Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. 8 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP cạnh tranh. Tuy nhiên, xem xét các quy định xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) có thể nhận thấy rất nhiều điểm không tương đồng, thậm chí mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. 2. Những quy định không tương thích giữa pháp luật cạnh tranh với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh 2.1. Về tên gọi của Chương IX “Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh” Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh tại Chương IX (gồm sáu điều luật, từ Điều 110 đến Điều 115). Theo đó, Chương IX Luật Cạnh tranh năm 2018 có tên gọi là “Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”. Theo tác giả, tên gọi này không chính xác và cũng không thể hiện được đặc trưng của chế tài hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh. Khảo sát sáu điều luật trong Chương IX Luật Cạnh tranh năm 2018 thì có thể khẳng định rằng ngoại trừ Điều 112 quy định về chính sách khoan hồng khi xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh thì 05 điều luật còn lại đều hướng đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Cụ thể, Điều 110 quy định về nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh; Điều 111 quy định về hình thức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính về cạnh tranh; Điều 113 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh; Điều 114 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh; Điều 115 quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh. Tuy không nói rõ nhưng các thuật ngữ “hình thức xử phạt” (Điều 110), “cá nhân bị phạt bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức” (Điều 111), “Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thẩm quyền” (Điều 113), “thi hành quyết định” (Điều 114), “khởi kiện ra Tòa án” (Điều 115) đã cho chúng ta thấy rõ các quy định này đều hướng tới vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh 1. Trên cơ sở điều khoản “Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh” (khoản 5 Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018) và “Chính phủ quy định chi tiết mức 1 Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì vi phạm hành chính mới phải gánh chịu “hình thức xử phạt”. Cũng theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì “đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Ngoài ra, theo Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì “cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại Tòa án”.
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC | 9 phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này” (khoản 6 Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Do đó, tên gọi và cách quy định trong Chương IX Luật Cạnh tranh năm 2018 là không chính xác và không phù hợp với các quy định tương ứng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Với tên gọi tại Chương IX “Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”, nếu không thấu hiểu rõ ràng bản chất của vi phạm hành chính về cạnh tranh thì rất dễ nhầm lẫn và cho rằng ngoài xử phạt vi phạm hành chính còn có các biện pháp cưỡng chế hành chính nào khác 1. Thậm chí, đến Chính phủ là cơ quan ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh mà vẫn có sự băn khoăn, không nhất quán. Sự băn khoăn, không nhất quán thể hiện trong chính Nghị định số 75/2019/NĐ-CP bởi Nghị định số 75/2019/NĐ-CP lúc thì sử dụng thuật ngữ “xử phạt”, lúc lại là “xử lý” 2. 2.2. Về các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả Theo Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định hai hình thức xử phạt chính là: i. cảnh cáo và ii. phạt tiền. Về hình thức xử phạt bổ sung, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định các hình thức xử phạt là: i. thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ii. tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; iii. tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP cũng quy định hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền giống như Luật Cạnh tranh năm 2018. Tuy nhiên, đối với các hình thức xử phạt bổ sung thì Nghị định số 75/2019/NĐ-CP bổ sung thêm hình thức xử phạt “đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng”. Cụ thể, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định: “Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Xem xét các hình thức xử phạt trong mối tương quan với Luật Xử lý vi phạm hành 1 Có thể khẳng định rằng vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh chỉ bị xử phạt mà không bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. 2 Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt”.
  8. 10 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì có thể thấy chế tài “cảnh cáo”, “phạt tiền”, “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề”, “đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng”, “tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh” nêu tại Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018 và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP chính là các hình thức xử phạt được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Tuy nhiên, chế tài “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” và “tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm” thì hoàn toàn không tìm thấy hình thức xử phạt tương ứng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Có lẽ đây là những chế tài mới và hoàn toàn độc lập với các hình thức xử phạt được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)? Theo khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Một khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể và chấm dứt hoạt động 1. Cũng theo Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau: i. nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; ii. doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập; iii. doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; iv. doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; v. trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể được áp dụng với tính chất là một biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. Như vậy, ngoài sáu trường hợp kể trên thì doanh nghiệp không thể bị áp dụng chế tài thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nói cách khác, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh không thể bị áp dụng chế tài “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” với tính chất một hình thức xử phạt. Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) có quy định hình thức xử phạt “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 1 Điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp sẽ giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác”.
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC | 11 có thời hạn”, nhưng bản chất pháp lý thì hoàn toàn khác với “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Cụ thể, khi bị áp dụng hình thức xử phạt “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn” thì chủ thể vi phạm hành chính không thể tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong một khoảng thời gian nhất định 1. Trong khi đó, chế tài “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP nếu được áp dụng sẽ dẫn đến tình trạng là chấm dứt luôn hoạt động của doanh nghiệp. Theo Điều 25 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP thì hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Câu hỏi đặt ra là hành vi “cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh” đã nguy hiểm đến mức cần phải bị “thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hay không? Điều này dường như không phù hợp với mục đích của việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh nói riêng là trừng trị, răn đe nhưng cũng giáo dục chủ thể vi phạm. Ngoài ra, một điều rất đáng suy ngẫm là hiện nay Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) không quy định bất cứ một hình thức xử phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng nhằm mục đích chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thì chế tài “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP - một biện pháp cưỡng chế có mục đích chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có cơ sở pháp lý ở đâu? Bên cạnh đó, chế tài “tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm” được nêu tại Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018 và Điều 3 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP cũng không phải là một hình thức xử phạt mà chính là biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” được quy định trong điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khác với bản chất pháp lý của hình thức xử phạt là làm thiệt hại đến tình trạng ban đầu vốn có của người vi phạm về quyền sở hữu tài sản hay quyền nhân thân, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi, hoặc khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi 1 Khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
  10. 12 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP phạm hành chính xâm hại 1. Khi thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, chủ thể vi phạm đã thu được một khoản lợi nhuận nhất định. Do đó, khi bị xử phạt, chủ thể vi phạm phải có nghĩa vụ nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. Việc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính không nhằm mục đích gây thiệt hại đến quyền sở hữu tài sản hay quyền nhân thân của người vi phạm mà chỉ nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm đã gây ra 2. Chính vì vậy, “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính” phải là biện pháp khắc phục hậu quả chứ không thể là hình thức xử phạt bổ sung như quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm” là không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và cũng không phát huy được giá trị của biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, việc áp dụng các hình thức xử phạt phải tuân thủ thời hiệu và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Trong khi đó, khi hết thời hiệu hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Nói cách khác, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vào bất cứ thời điểm nào kể từ thời điểm chấm dứt hoặc phát hiện hành vi vi phạm 3. Như vậy, pháp luật cạnh tranh đã tự “trói tay” của mình khi quy định “tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm” là hình thức xử phạt bổ sung bởi khi hết thời hiệu hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì đương nhiên sẽ không thể thu được khoản lợi bất hợp pháp này. 2.3. Về chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 51. Khảo cứu các điều luật trên thì nhận thấy Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không quy định cho bất kỳ chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Khi Quốc hội ban hành Luật Cạnh tranh năm 2018 thì có hai chủ thể đặc trưng có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh 4. Trên cơ sở Luật Cạnh tranh năm 2018, Chính phủ đã ban hành 1 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013, tr. 524. 2 Cao Vũ Minh, “Sự chồng chéo giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, năm 2018. 3 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tái bản lần thứ 1), Nxb. Hồng Đức, năm 2017, tr. 267. 4 Điều 113 Luật Cạnh tranh năm 2018.
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC | 13 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP để quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 1 và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh 2. Như vậy, đây là sự không tương thích giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với Luật Cạnh tranh 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP xoay quanh vấn đề chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh. Phải nhận thức được rằng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là đạo luật hoàn thiện nhất điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho tất cả các lĩnh vực. Do đó, các văn bản khác, kể cả luật do Quốc hội ban hành cũng không được “xé rào”, quy định thêm thẩm quyền xử phạt cho chủ thể không được liệt kê trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Sau đó, để “hợp thức hóa” thẩm quyền của hai chủ thể đặc trưng nay, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, đạo luật này đã bổ sung Điều 45a quy định về “Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia”. Tuy nhiên, ngoài quy định mang tính nguyên tắc “việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đối được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền xử phạt” thì Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng không có bất kỳ quy định nào phân định rõ thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Ngoài ra, tên của điều luật là “Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” cũng không chính xác vì chỉ khái quát được thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhưng không bao hàm được thẩm quyền của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh bởi Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không phải là bộ phận cấu thành của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 3. Theo tác giả, việc Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) bổ sung Điều 45a là cần thiết nhưng trong tương lai cần phải điều chỉnh tên điều luật cũng như định danh chính xác chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Cụ thể, có thể sửa đổi Điều 45a Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) theo hướng đặt tên điều luật là “Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh”. Trên tinh thần đó, khoản 1 của điều luật này sẽ quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và khoản 2 sẽ quy định về thẩm quyền xử phạt của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. 2.4. Thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cạnh tranh Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh không chỉ ảnh hưởng đến trật tự quản lý 1 Điều 26 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. 2 Điều 27 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. 3 Khoản 3 Điều 60 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
  12. 14 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP nhà nước mà còn gây ra những tổn hại lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Vấn đề này đã được cụ thể hóa thành một trong những nguyên tắc của việc xử phạt vi phạm hành chính là “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” 1. Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm pháp hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Theo Luật Cạnh tranh năm 2018 thì các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm: i. cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; ii. loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; iii. chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; iv. chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; v. cải chính công khai; vi. các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm. Đời sống xã hội luôn biến động và phát triển, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong tương quan đó, vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh cũng diễn ra rất đa dạng, liên tục, khó lường trước. Điều này đòi hỏi hoạt động quản lý phải ứng phó nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật, tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất 2. Luật Cạnh tranh năm 2018 cho phép Chính phủ có quyền bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả khác so với những biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Với điều khoản “các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm” và “Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh”, Quốc hội đã ủy quyền lập pháp để Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cạnh tranh. Điều này khá hợp lý vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh rất đa đạng, hậu quả do vi phạm hành chính gây ra cũng vì thế mà trở nên vô cùng phức tạp. Chính vì vậy, ủy quyền cho một thiết chế hoạt động thường xuyên là Chính phủ quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả là một sự đúng đắn. Kết hợp với các biện pháp khắc phục hậu quả 1 Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). 2 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2010, tr. 58.
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC | 15 được định danh chính thức trong Luật Cạnh tranh năm 2018, các biện pháp khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định tạo thành một “cánh rừng đa dạng sinh học”, đủ sức chống chọi và khắc phục mọi hậu quả do “thủy triều” vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh gây ra. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP được ban hành và bổ sung thêm sáu biện pháp khắc phục hậu quả mới là “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm”; “buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu; “buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở”; “buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng”; “buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng”; “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”. Sáu biện pháp khắc phục hậu quả bổ sung này chính là sự cụ thể hóa điều khoản “các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm” được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Qua những gì đã trình bày, có thể khái quát, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đã thiết chế sáu hình thức xử phạt, trong đó có 05 hình thức xử phạt tương ứng với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và 01 hình thức xử phạt “lạ lẫm” là “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Đồng thời, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP cũng quy định về 11 biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau. Vấn đề có tính pháp lý đặt ra là thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cạnh tranh. Dưới góc độ lý luận, thẩm quyền là một hệ thống các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm sau: i. các quyền và nghĩa vụ chung để thực hiện các chức năng nhất định mà một chủ thể được trao để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của mình; ii. các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung nói trên 1. Trong xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt là một chế định pháp lý bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của những chức danh có thẩm quyền xử phạt trong việc áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể vi phạm. Nghiên cứu thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP có thể thấy rất nhiều bất cập và cũng không thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể: Một là, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định thẩm quyền xử phạt cho hai chủ thể đặc trưng là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP bổ sung thêm hai chức danh có thẩm quyền xử phạt về cạnh tranh là Chánh thanh tra Bộ Công Thương và Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ. Tuy nhiên, tất cả bốn chủ thể này đều không có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt “thu 1 Cao Vũ Minh, “Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1, năm 2020.
  14. 16 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Theo Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP, các chủ thể Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 1, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh 2, Chánh thanh tra Bộ Công Thương 3 chỉ có quyền “yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương”. Như đã trình bày, thẩm quyền là “mảnh sân riêng” mà nhà nước đã phân định, đã trao cho một chủ thể nhất định. Nói cách khác, thẩm quyền không phải là “con đường chung” nên không thể tùy tiện trao cho bất kỳ ai 4. Nói cách khác không phải mọi quyền và nghĩa vụ của một chủ thể đều là yếu tố của thẩm quyền. Như vậy, chính “quyền quyết” chứ không phải “quyền trình”, “quyền yêu cầu” mới là yếu tố cấu thành của thẩm quyền 5. Với tư duy đó thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính là việc chủ thể trực tiếp áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả chứ không phải “quyền trình” hay “quyền yêu cầu”. Qua phân tích trên, có thể thấy, “yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” thực chất không phải là thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chánh thanh tra Bộ Công Thương. Do đó, đặt “quyền yêu cầu” này trong phạm vi thẩm quyền của các chủ thể trên là rất khiên cưỡng và không phù hợp với lý luận về thẩm quyền. Một điều đáng để suy ngẫm là trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) có hơn 200 chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì tất cả đều được quy định theo hướng trực tiếp áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) không quy định “quyền yêu cầu” trong phạm vi thẩm quyền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt. Do đó, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đặt “quyền yêu cầu” trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chánh thanh tra Bộ Công Thương là không phù hợp với logic thẩm quyền được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Không biết có phải do tính chất lạ lẫm, khác biệt của chế tài “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương” như đã trình bày ở trên nên dẫn đến tình trạng không có chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh mà có quyền trực tiếp áp dụng biện pháp này. 1 Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. 2 Điểm d khoản 2 Điều 113 Luật Cạnh tranh năm 2018. 3 Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. 4 Nguyễn Cửu Việt, “Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, năm 2005. 5 Nguyễn Cửu Việt, “Các yếu tố cấu thành và tính hệ thống của thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9, năm 2005.
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC | 17 Hai là, để bộ máy nhà nước hoạt động chính xác, nhịp nhàng và đạt hiệu quả, nhà nước tiến hành “phân công lao động” giữa các bộ phận của bộ máy, giữa các chủ thể với nhau, nghĩa là phân định thẩm quyền 1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ ra giới hạn quyền và nghĩa vụ mà chủ thể phải tiến hành từ khi phát hiện vi phạm hành chính đến khi ban hành và thi hành quyết định xử phạt. Thẩm quyền phải thỏa mãn yêu cầu sao cho mỗi chức danh có một khối lượng công việc hợp lý, tương xứng với vị trí và khả năng của chủ thể đó, sao cho không có công việc quan trọng đáng kể nào bị bỏ sót và không có công việc nào bị giao mâu thuẫn, chồng lấn nhau. Thế nhưng, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP lại không được xây dựng một cách hợp lý như thế. Đơn cử, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm” là một biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh. Thế nhưng, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP lại không quy định bất cứ chủ thể nào có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này. Vậy khi xử phạt hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm” 2 thì chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt? Sự thiếu sót trong Nghị định số 75/2019/NĐ-CP chắc chắn sẽ dẫn đến những khó khăn đáng kể, thậm chí là bế tắc khi xử phạt hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” trên thực tế. Ba là, theo khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ chỉ có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”; “buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh”; “buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại”. Điều này có nghĩa, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ không có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu”. Thế nhưng, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP lại “cho phép” Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ được quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu” 3. Theo tác giả, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đã mâu thuẫn với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong việc quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. 1 Nguyễn Cửu Việt, “Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, năm 2005. 2 Điều 20 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm”. 3 Điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP.
  16. 18 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 2.4. Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một trong những phương thức bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Để thi hành quyết định xử phạt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau: - Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; - Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; - Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản. - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ban hành nhưng không được tự nguyện thi hành thì Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt này. Điều 6 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại quy định: “người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới”. Tổng hợp các quy định trên, có thể hiểu, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và thậm chí là Ủy ban cạnh tranh quốc gia lại không có lực lượng cưỡng chế. Do đó, việc Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tự cử công chức đi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt là bất khả thi. Trường hợp này, liệu Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía Ủy ban nhân dân, lực lượng công an, lực lượng thi hành án hay không? Vấn đề nằm ở chỗ là các cơ quan này có thực sự muốn hỗ trợ cho Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Thiết nghĩ, một khi pháp luật không quy định thì Ủy ban nhân dân, lực lượng công an, lực lượng thi hành án cũng sẽ không “dại gì” ôm đồm thêm trách nhiệm. 2.5. Về các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng Luật Cạnh tranh năm 2018 không quy định về các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng. Vấn đề này chỉ có thể được làm rõ thông qua Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP thì các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được quy định
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC | 19 tại Điều 5 như sau: “1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm: a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm; c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc; d) Vi phạm lần đầu. 2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm: a) Vi phạm có tổ chức; b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm; d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm; e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn”. Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trong Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP có phạm vi hẹp hơn so với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng dựa trên cơ cở tính đối xứng khi xem xét các tiêu chí như: chủ thể vi phạm với nạn nhân; thái độ của người vi phạm; điều kiện, hoàn cảnh vi phạm. Đơn cử, xét về chủ thể, người vi phạm hành chính là “phụ nữ mang thai”, “người già yếu” thì được xem là tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, vi phạm hành chính đối với “phụ nữ mang thai”, “người già yếu” thì bị xem là tình tiết tăng nặng. Về thái độ, nếu người vi phạm hành chính “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” thì được xem là tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, nếu người vi phạm “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ” thì bị xem là tình tiết tăng nặng. Về điều kiện, hoàn cảnh, khi vi phạm hành chính vì “hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra” thì được xem là tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, hành vi “lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính” thì phải bị xem là tình tiết tăng nặng. Đáng tiếc, khi xây dựng các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trong Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã không tiếp thu được tư duy lập pháp tiến bộ này.
  18. 20 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Xem xét các tình tiết giảm nhẹ thì có thể thấy ngoài việc mở rộng một tình tiết giảm nhẹ là “vi phạm lần đầu” thì Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đã bỏ đi khá nhiều các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Nói cách khác, có nhiều tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nhưng lại không được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Cụ thể, các tình tiết như “vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra”; “vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu” không được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Tương tự, xem xét các tình tiết tăng nặng thì có thể thấy Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP cũng đã bỏ đi khá nhiều các tình tiết tăng nặng được quy định trong Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Cụ thể, các tình tiết như “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ”; “ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm”… không được xem là tình tiết tăng nặng theo Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Câu hỏi đặt là căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn nào mà Nghị định số 75/2019/NĐ-CP lại loại bỏ đi một số tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định trong Điều 9 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)? Dựa trên tính chất đối xứng, nếu Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định “vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc” là một tình tiết giảm nhẹ thì phải xem “ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm” là một tình tiết tăng nặng. Nếu Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định “người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” là một tình tiết giảm nhẹ thì lẽ ra phải quy định “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ” là một tình tiết tăng nặng. Đáng tiếc, như đã trình bày, “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ”; “ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm”… không được xem là những tình tiết tăng nặng theo Điều 5 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Trên thực tế, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh mà có thêm tình tiết “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ” là điều rất dễ xảy ra. Trong bối cảnh của môi trường kinh doanh Việt Nam, tính liên kết “buôn có bạn, bán có phường” cao thì tình trạng “ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm” là điều hoàn toàn có thật 1. Việc Nghị định số 75/2019/NĐ-CP không xem “lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ”; “ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm” là tình tiết tăng nặng sẽ dẫn đến tình trạng không phân hóa được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và cũng không thể trừng trị nghiêm khắc những đối tượng nguy hiểm hơn, hành vi nguy hại cho xã 1 Trần Việt Dũng - Phạm Hoài Huấn, “Xử lý vi phạm đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2 + 3, năm 2019.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2