Phong trào yêu nước chống Pháp ở Hà Tĩnh
lượt xem 13
download
Hà Tĩnh nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng người dân Hà Tĩnh vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất Hà Tĩnh từng được coi là miền đất "phên dậu" ở phương Nam của Tổ quốc, đặc biệt từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, trên vùng đất này liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh chống Pháp. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Hà Tĩnh
- Phong trào yêu nước chống Pháp ở Hà Tĩnh từ năm 1885 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Nguyễn Văn Nhật & Hà Mạnh Khoa • • Hà Tĩnh nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng người dân Hà Tĩnh vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất Hà Tĩnh từng được coi là miền đất "phên dậu" ở phương Nam của Tổ quốc, đặc biệt từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, trên vùng đất này liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh chống Pháp. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhân dân Hà Tĩnh đã có những đóng góp quan trọng, cùng cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đưa dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ mới. 1. Phong trào hưởng ứng Dụ Cần vương 1.1. Hà Tĩnh - Căn c ứ c ủa Vua Hàm Nghi Ngay sau khi được tin quân Pháp nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng ngày 1 tháng 9 năm 1858, mở đầu cho quá trình xâm lược nước ta, nhân dân Hà Tĩnh mà tiêu biểu là các sĩ phu đã biểu lộ tinh thần yêu n ước, ch ủ đ ộng, tích c ực đem sức lực và tài chí của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Công Tr ứ[1], nhà quân sự, nhà kinh tế và là nhà thơ lớn trong lịch sử Việt Nam cận đại, lúc này đã hơn 80 tuổi khi nghe tin giặc Pháp xâm lược đã xin vua Tự Đức cho cầm quân đánh giặc. Cùng với hành động của Nguyễn Công Trứ là Phan Huân [2], ông đã chỉ trích vua Tự Đức “Thiên hạ là của thiên hạ, không phải là của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình” và dâng Sớ : “phải giết Phan Thanh Giản để nghiêm quân lệnh, đuổi Trương Đăng Quế về nhà để ngăn chặn mưu gian” . Vì thế ông bị khép vào tội kháng chỉ và bị cách chức, đuổi về quê. Trở về quê nhà, Phan Huân bí mật liên hệ với các s ỹ phu yêu nước, tập hợp lực lượng chuẩn bị kháng Pháp. Việc chưa thành thì ông lâm bệnh và mất lúc 48 tuổi. Tuy vậy, những việc làm của Nguyễn Công Trứ và Phan Huân đã có tác động thúc đẩy sự ra đời của các “nghĩa đoàn sĩ” trên đất Hà Tĩnh, sẵn sàng lên đường đánh giặc cứu nước. Như vậy, từ rất sớm ở Hà Tĩnh đã dấy lên phong trào chống triều đình Huế nhu nhược và sẵn sàng chi ến đ ấu chống lại quân xâm lược Pháp. Sau hiệp ướ c Harmand (25-8-1883), trong luc th ực dân Phap nôn nóng mu ốn s ớm hoàn thành vi ệc đánh chi ếm ́ ́ Việt Nam thì trong nôi bộ triêu đinh Huê ́ co ́ nhiêu biên đông. Tháng 12 năm 1883, V ua Hi ệ p Hoà thân Pháp ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̣ b i ̣ phê ́ bo, Ki ế n Phúc lên thay. Ngay 31- 7 -1884, vua Kiên Phuc mât, em ruôt la ̀ Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn ̉ ̀ ́ ́ ́ ̣ có tên là Nguyễn Phúc Minhđ ượ c đ ư a lên ngôi vua ngay 2-8-1884, đăt niên hiêu la ̀ Hàm Nghi . ̀ ̣ ̣ Lúc này, trong triêu đi ̀ nh Huê, Tôn Thât Thuyêt la ̀ ng ườ i đ ứ ng đâu phe ch ủ chi ến, kiên quyêt chông ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ́ P hap. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng 7 năm 1885, phe chủ chiến đã tổ chức t ấn công các căn c ứ Pháp t ại ́ Huế, nhưng không thành.
- Do tương quan lực lượng quá chênh lêch, để bao toan lực lượng và chuân bị cho cuôc khang chiên lâu dai, Tôn Thất ̣ ̉ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̀ Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tuỳ tùng ra khỏi hoàng thành, rút ra Tân Sở thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, tại Tân Sở, vua Hàm Nghi ra Dụ Cần Vương[3], kêu gọi toàn dân ứng nghĩa, phò vua cứu nước. Nhân thây rõ điểm yêu cua Tân Sở, để bao toan lực lượng, tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất ̣ ́ ́ ̉ ̉ ̀ Thuyết đưa vua Hàm Nghi đi theo đường phía tây Trường Sơn trên đất nước Lào rồi ra sơn phòng Ấu S ơn [4] trên đất Hà Tĩnh. Trong lúc này trên đất Hà Tĩnh có quân của Tôn Thất Đạm là con Tôn Thất Thuyết đóng ở Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Tại đây vua Hàm Nghi lại ra Dụ Cần Vương thứ hai (20-9-1885) [5] tố cáo giặc Pháp và cổ vũ, động viên nhân dân chiến đấu đến cùng vì sự nghiệp giúp vua, cứu nước. Đất Hà Tĩnh đã trở thành căn c ứ đ ịa c ủa vua Hàm Nghi trong phong trào Cần vương chống Pháp [6]. Hưởng ứng Dụ Cân Vương, phong trào chông Phap cua nhân dân ta cuôi thế kỷ XIX đã lan rông khăp cac đia ̀ ́ ́ ̉ ́ ̣ ́ ́ ̣ phương trong cả nước mà manh nhât là ở Băc kỳ và Trung ky. Hà Tĩnh là một trong những địa phương có phong ̣ ́ ́ ̀ trào mạnh ở khu vực Bắc Trung kỳ. Đó là các cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh ở Đức Thọ, khởi nghĩa của Cao Thắng, Cao Nữu ở Hương Sơn; Nguyễn Trạch và Nguyễn Chanh ở Can Lộc; Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân; Nguyễn Huy Thuận (Bá hộ Thuận) ở Thạch Hà; Nguyễn Thoại ở Hương Khê; Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, vv... Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Lê Ninh và Phan Đình Phùng lãnh đạo. 1.2. Khởi nghĩa Lê Ninh Lê Ninh[7] sinh tại làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn (nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh. Lê Ninh là người đầu tiênhưởng ứng Dụ Cần Vương ở Hà Tĩnh. Ngày 15 tháng 03 năm 1874, triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất thuận giao Nam Kỳ cho Pháp. Sẵn lòng căm thù quân xâm lược, Lê Ninh tham gia phong trào đấu tranh của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở Nghệ An chống lại sự nhượng bộ này của nhà Nguyễn. Cuộc đấu tranh thất bại, Lê Ninh bị bắt giam gần một năm. Sau khi đ ược thả, ông về quê tôn Lê Năng làm th ầy, rồi cùng với 4 người em trai nghiên cứu binh thư, tập rèn võ nghệ, mộ trai tráng ở làng Trung Lễ và làng Phù Long[8] (quê vợ ông), lập đồn Trung Lễ, mở xưởng rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực và luyện tập binh sĩ để sẵn sàng chiến đấu. Sau khi nghe tin vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương, Lê Ninh cùng với các em kêu gọi nhân dân trong vùng ứng nghĩa. Ngày 2 tháng 10 năm Ất Dậu (ngày 5 tháng 11 năm 1885), nhận được mật lệnh của nhà vua, Lê Ninh đã ph ối h ợp với lực lượng của Nguyễn Duy Chanh, Nguyễn Duy Trạch ở Can Lộc, Nguyễn Cao Đôn ở Thạch Hà, bất ngờ đột nhập đánh thành Hà Tĩnh, giết chết Bố chánh Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, giải phóng tù nhân (trong đó có Cao Thắng) và thu toàn bộ khí giới, vàng bạc, lương thực và một số voi cùng ngựa chiến. Hạ xong thành Hà Tĩnh, Lê Ninh được phong làm Bang biện quân vụ, giao coi giữ đ ồn Trung L ễ. Đây là chi ến công đầu tiên và cũng là chiến công vang dội nhất của ông. Cuối năm 1885, quân Pháp cùng với quân triều đình từ Nghệ An kéo đến tấn công đồn Trung Lễ và phóng hỏa đốt làng. Trước lực lượng mạnh của quân địch, Lê Ninh đã cho quân rút về vùng rừng núi ở giữa hai huyện H ương
- Sơn và Thanh Chương. Năm 1886, Lê Ninh cầm quân đánh đồn Dương Liễu (một đ ịa điểm ở Nam Đàn bên hữu ngạn sông Lam), bắt sống và trừng trị viên chỉ huy tên là Binh Duật. Thấy lực lượng của Lê Ninh ngày càng lớn mạnh, quân Pháp cùng quân triều đìnhđóng ở Vinh t ổ chứct ấn công đồn Trung Lễ. Lê Ninh chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng do l ực lượng địch mạnh, nghĩa quân ph ải rút quân lên đóng ở vùng rừng núi Bạch Sơn (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) phối hợp chiến đ ấu với nghĩa quân Hương khê do Phan Đình Phùng Lãnh đạo. Ở nơi rừng sâu , núi thẳm, Lê Ninh bị ốm nặng và qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1887. Lê Ninh mất, các con trai ông là Lê Khai, Lê Phác, Lê Trực tiếp tục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu và sau đó gia nhập cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. 1.3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa keo dai từ 1885 đến 1896, do Phan Đình Phùng lãnh đạo. ́ ̀ Phan Đình Phùng (1847-1895) quê làng Đông Thái, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Khi triều đình kháng chiến chạy ra Hà Tĩnh, ông đã lên yết kiến vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (10-1885), rồi được giao trọng trách tổ chức phong trào kháng chiến ở Hà Tĩnh. Cùng tham gia xây dựng và có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tướng Cao Thắng. Cao Thắng sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Hàm Lại thuộc xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Suốt mười năm cuối thế kỷ XIX (1885-1895), dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, Phan Đình Phùng đã tổ chức, xây dựng lực lượng nghĩa quân và chỉ huy cuộc chiến đấu, trở thành người chỉ huy tối cao của phong trào kháng Pháp ở đây. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Qu ảng Bình, trong đó đ ịa bàn chính là Ngh ệ An - Hà Tĩnh. Sang đ ầu năm 1889, nghĩa quân b ắt đ ầu đ ẩy m ạnh ho ạt đ ộng trên khắp đ ịa bàn Nghệ - Tĩnh, liên t ục t ổ ch ức t ập kích đ ịch, di ệt vi ện và ch ống càn quét. Trước sự lớn mạnh của phong trào, quân Pháp một mặt tăng cường càn quét, thu hẹp dần phạm vi hoạt đ ộng c ủa nghĩa quân, mặt khác tìm cách cắt đứt mối liên hệ giữa các quân thứ và nghĩa quân với nhân dân. Tr ước tình hình đó, nghĩa quân phải rút lên núi Quạt, rồi núi Vụ Quang (Hương Khê)[9]. Ngày 17-10-1894, nghĩa quân Phan Đình Phùng đánh thắng một trận lớn ở Vụ Quang. Thắng trận lớn, nhưng nghĩa quân ngày càng suy yếu, quân số giảm sút. Trong một trận ác chiến, chủ tướng Phan Đình Phùng bị thương và hy sinh ngày 28-12-1895[10]. Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng Dụ Cần Vương chống Pháp đều bị thất bại, nh ưng cuôc khởi ̣ nghĩa của Lê Ninh và nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đ ạo trên đ ất Hà Tĩnh là m ột trong những phong trào tiêu biểu nhất cua phong trào Cần Vương chống xâm lược Pháp cuối thế kỷ XIX ở Hà ̉ Tĩnh và cả nước. 2. Các phong trào đấu tranh trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập 2.1. Hưởng ứng phong trào Duy tân, phong trào Đông Du Vào những năm đầu thế kỷ XX, ở nước ta nổi lên phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát đ ộng t ại mi ền Trung và phong trào Đông Du (1905-1909) do Phan Bội Châu đề xướng.
- Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, hai nhân vật nhiệt thành với công cuộc cải cách là Đ ặng Nguyên C ẩn và Ngô Đ ức K ế [11]. Hai ông cùng góp vốn lập Triều Dương thương quán (tháng 6-1906). Được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân chúng, phong trào ngày càng phát triển mạnh, nhất là trong các trường học nổi ti ếng ở vùng Nghệ - Tĩnh như trường Võ Liệt ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) và trường Phong Phú ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì tội "mưu loạn". Trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, cùng với nhiều thanh niên ở Trung Kỳ, tỉnh Hà Tĩnh cũng có nhi ều người xuất dương, trong đó huyện Can Lộc có 2 người là Nguyễn Giám ở xã Hồng Lộc, Mai Đình Hòe ở Tân Lộc. Cùng với việc hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du, trong thời gian này các cuộc vũ trang chống Pháp v ẫn tồn tại ở Nghệ Tĩnh. Lê Quyên người Đức Thọ[12] và Ngô Quảng người Nghi Lộc vẫn duy trì căn cứ ở Bố Lư (huyện Nghi Lộc) và Hồng Lĩnh (huyện Nghi Xuân) tổ chức các hoạt động vũ trang chống Pháp. 2.2. Hưởng ứng phong trào chống thuế Phong trào chống sưu thuế ở miền Trung năm 1908 nổi lên như một sự kiện tiêu biểu c ủa phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Đây là một cuộc đấu tranh chính tr ị bất bạo đ ộng có quy mô lớn. Phong trào chống sưu thuế nổ ra vào đầu tháng 3 năm 1908 ở Quảng Nam, lan rộng ra các tỉnh Nam Trung Kỳ, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và đến tận các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An. Về phong trào này ở Hà Tĩnh, Huỳnh Thúc Kháng đã viết: "Nghệ Tĩnh với Nam Ngãi, từ phái văn học đến phái cần vương nghĩa hội, thường một mạch câu thông với nhau. Đến phong triều tân học cải cách cùng Đông h ọc thì dùi trống rập nhau, dân Nghệ Tĩnh hò reo như gió đưa diều. Hà Tĩnh thì huyện Can Lộc cùng mi ền làng Hạ L ỗi, Kỳ Trúc, dân chúng tụ tập vây huyện, Nghệ An dân cũng xôn xao tụ tập và truyền đơn dán yết thị kể tội quan lại rất kịch liệt…".[13]. Người khởi xướng phong trào này ở Hà Tĩnh là Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên) [14]. Người lãnh đạo chủ chốt trong phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh là Nguyễn Hàng Chi [15]. Khi phong trào chống thuế ở Quãng Ngãi diễn ra, Nguyễn Hàng Chi đã liên lạc với các sĩ phu trong vùng bàn kế hoạch vận động nhân dân đứng lên đấu tranh. Cùng với Lê Văn Quyên, Nguyễn Hàng Chi, ở Hà Tĩnh còn có những nhân vật xuất sắc nh ư Lê Huân, Ngô Đ ức Kế[16], Đặng Văn Bá[17], Trịnh Khắc Lập[18], Nguyễn Danh Phương[19]… là những nhân vật xuất sắc, đi đầu trong cuộc vận động phong trào chống thuế ở địa phương mình. Các ông còn tích cực vận động Duy Tân, mở rộng Triêu Dương thương quán ra huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương.Những yếu nhân này đã tìm cách liên lạc với các sĩ phu trong và ngoài tỉnh để mở rộng, liên kết phong trào nhằm chống chính sách thống tr ị c ủa th ực dân Pháp và sự bóc lột của chính quyền phong kiến, đòi quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Mục tiêu của phong trào đã đáp ứng đúng nguyên vọng của người nông dân, vì thế lực lượng tham gia phong trào xin xâu, giảm thuế chủ yếu là nông dân. Mở đầu phong trào trên đất Hà Tĩnh là cuộc đ ấu tranh c ủa nông dân
- huyện Can Lộc, sau đó lan khắp các phủ, huyện trong tỉnh. Phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất là ở huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An). Cáccuộc vận động đấu tranh chống thuế, xin xâu diễn ra dưới hình thức biểu tình là chủ yếu. Ban đ ầu h ọ cùng nhau dán tờ hiệu triệu lên các cây to ngoài đường để hô hào, kêu gọi nhân dân cùng tham gia. Tại Hà Tĩnh, t ừng đoàn người không có vũ khí từ các tổng, xã kéo đến phủ, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Th ạch Hà, Đ ức Th ọ...đ ể đ ấu tranh. Tuy v ậy,một s ố cu ộc bi ểu tình đ ượ c chu ẩn b ị các lo ại vũ khí thô s ơ, s ẵn sàng ch ống l ại s ự đàn áp c ủa chính quyề n đã t ạo nên đ ượ c s ức m ạnh đáng k ể trong các cu ộc bi ểu tình đ ấu tranh ch ống thu ế. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các cuộc biểu tình chống thuế ôn hoà với hình thức khởi nghĩa vũ trang là nét đ ặc s ắc nhất của phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh trong năm 1908, là biểu hiện sự kết hợp lực lượng của hai phái bạo động và cải lương. Tuy các cuộc biểu tình ở nơi đây không lớn như ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và diễn ra muộn, nhưng mang tính quyết liệt, đặc biệt, do có sự chuẩn bị từ trước nên các cuộc đ ấu tranh ở Hà Tĩnh có t ổ ch ức ch ặt chẽ và thống nhất. 3. Các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng 3.1. Sự ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng Sau phong trào chống thuế năm 1908, thực dân Pháp ra sức đàn áp các hoạt động yêu nước của nhân dân ta, do vậy, phong trào của nông dân ở các tỉnh Trung Trung Kỳ và Nam Trung Kỳ hầu như lắng xuống. Tuy vậy, tại Bắc Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh, các phong trào đấu tranh của nông dân ở các vùng nông thôn và công nhân ở các nhà máy, xưởng thợ vẫn tiếp tục nổ ra, trở thành những nhân tố quan trọng quyết định để những tư tưởng cách mạng mới đâm chồi nẩy lộc trên quê hương Nghệ Tĩnh. Đó là sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Đảng. Ngày 14 tháng 7 năm 1925, tại núi Con Mèo (Bến Thuỷ, tỉnh Nghệ An) một số tù chính tr ị cũ ở Trung kỳ nh ư Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,...một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... đã lập ra Hội Phục Việt (còn được gọi là Đảng Phục Việt) sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926, t ổ chức này đ ổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng, đến tháng 7 năm 1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng không thành. Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng. Sau ngày thành lập, Tân Việt Cách mạng Đảngphát triển rất mạnh ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Vào khoảng tháng 10 năm 1925, Hà Huy Tập - một tri thức cách mạng, sau này là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương về dạy học ở thành phố Vinh Nghệ An. Qua quá trình tìm hiểu thực tế, Hà Huy Tập đã t ổ ch ức nhiều cuộc diễn thuyết, truyền bá những tư tưởng yêu nước cho tầng lớp thanh niên Hà Tình. Tháng 2 năm 1927, tổ chức Tân Việt huyện Thạch Hà ra đời. Tháng 7 năm 1927,các đồng chí Hồ Văn Ninh, Hồ Hữu Yên người xã Cổ Đạm được kết nạp vào Đ ảng Tân Vi ệt tại Thị xã Hà Tĩnh, sau đó được tổ chức phân công về Nghị Xuân vừa tiếp tục dạy học vừa tìm cách gây d ựng phong trào.Cuối năm 1927, Tân Việt huyện Nghi Xuân được thành lâp do đồng chíHồ Hữu Yên làm tổ trưởng.
- Tháng 6-1925 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) gọi tắt là Thanh niên. Tiểu tổ đầu tiên được ra đời ở thành phố Vinh, Nghệ An dưới sự lãnh đ ạo của đ ồng chí Nguyễn Sỹ Sách quê ở làng Tú Viên (Thanh Chương) với trọng trách Bí thư Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ. Do hoạt động của Đảng Thanh niên, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xâm nhập sâu vào các tầng lớp nhân dân lao đ ộng Nghệ - Tĩnh nhất là công nhân, nông dân. Hiệu buôn Yên Xuân ở làng Dương Xuân (phủ Anh Sơn) là một đi ển hình về hoạt động của Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở các phủ huyện trong tỉnh. Bên ngoài cơ sở này mang danh nghĩa là hiệu buôn nhưng bên trong là cơ sở kinh tài và nơi liên lạc của Hội. Cùng với tổ chức Tân Việt, tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hà Tĩnh cũng sớm được thành lập. Đ ồng chí Trần Hữu Thiều, người huyện Anh Sơn hoạt động trong tổ chức trên đã trở thành Bí thư lâm thời đầu tiên của Tỉnh bộ Hà Tĩnh. Tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào các tầng lớp nhân dân, tạo một bước chuyển biến nhảy vọt trong phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh. Đ ược chủ nghĩa Mác- Lênin soi sáng, nhiều Đảng viên Tân Việt của Hà Tĩnh sau này đã trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản. Giữa năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ được thành lập. Đông Dương Cộng sản Đ ảng đã c ử đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ - Tĩnh để xây dựng cơ sở. Các đ ồng chí này đã b ắt liên lạc với đồng chí Võ Mai lập ra Đông Dương Cộng sản Đảng, đặt trụ sở đ ặt t ại làng Vang (nay là Đông Vĩnh, thành phố Vinh). Từ đây, nhiều cơ sở của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bắt liên lạc và chuyển thành các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1929, do ảnh hưởng của Đông Dương cộng sản Đảng, phái cấp tiến trong Đảng Tân Việt ra thông đ ạt gi ải tán Đảng này để thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 1-1-1930, tại bến đò Trai ( Đức Thọ, Hà Tĩnh), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng nguyện vọng của các t ầng lớp nhân dân và c ủa cả dân tộc[20]. Như vậy là đến tháng 1 năm 1930, ở Hà Tĩnh đã có 3 tổ chức cộng sản cùng hoạt đ ộng: Đông Dương Cộng s ản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các nhóm cộng sản do Nguyễn Sỹ Sách sáng lập. Trong 3 tổ chức trên thì Đông Dương Cộng sản Đảng đóng vai trò tích cực nhất, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng Ngh ệ - Tĩnh giai đoạn này. 3.2. Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tĩnh Hà Tĩnh được thành lập Ngày 3-2-1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chính thức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện trọng đại này có ý nghĩa và tác dụng to lớn đến tiến trình thành lập tổ chức Đảng Cộng sản ở Hà Tĩnh. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, đồng chí Nguyễn Phong Sắc với trách nhiệm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời triệu tập Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ và các đ ại bi ểu c ủa Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Nghệ An, Hà Tĩnh họp tại thị xã Vinh để thành lập Phân c ục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ. Ban chấp hành Phân cục Trung ương gồm có 3 đồng chí: Nguyễn Phong Sắc tức Thịnh, Lê Mao tức Cát, Lê Viết Thuật tức Luyện do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư.
- Tháng 9-1930, tại nhà ông Mai Kính, xã Thạch Việt, Thạch Hà, dưới sự chủ trì của Bí thư lâm thời Tr ần H ữu Thiều, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Tỉnh ủy Hà Tĩnh gồm Nguyễn Châu, Trần Hưng, Võ Quê, Bùi Thi, Nguyễn Trọng Hào do Nguyễn Châu làm Bí thư[21]. Hà Tĩnh là một trong những địa phương có Đảng bộ ra đời sớm ngay sau khi Đ ảng C ộng sản Vi ệt Nam đ ược thành lập. Nhờ sự nỗ lực của các đồng chí trong Xứ ủy và các Tỉnh ủy, chỉ sau một thời gian ng ắn, hệ thống t ổ chức Đ ảng từ Xứ ủy đến cơ sở đã hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Hà Tĩnh đã cùng với nhân dân tỉnh Nghệ An vùng dậy làm nên cao trào cách mạng rộng lớn, quyết liệt và giành đ ược những thành quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh các phong trào đấu tranh mà điển hình là phong trào Xô Viết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
16 p | 1858 | 191
-
Bài giảng Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
33 p | 973 | 147
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1918
9 p | 1268 | 61
-
Lịch sử 5 - PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
6 p | 587 | 51
-
Giáo án Lịch Sử 8: Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
6 p | 642 | 38
-
Bài giảng Lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1918
38 p | 333 | 33
-
Giáo án Lịch Sử lớp 8: Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
7 p | 783 | 33
-
Bài giảng Lịch sử 5 bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
20 p | 238 | 29
-
Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Bài giảng điện tử Lịch sử 8 - GV:M.T.Thanh
21 p | 285 | 25
-
Lịch sử lớp 8 - PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
7 p | 483 | 19
-
Giải bài Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
4 p | 107 | 9
-
Bài giảng Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Sử 8 - GV.L.T.Anh
22 p | 210 | 8
-
Slide bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Sử 8 - GV.Ng.T.Nhàn
28 p | 144 | 7
-
Bài giảng Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Lịch sử 8 - GV.T.P.Thùy
18 p | 149 | 7
-
Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
31 p | 97 | 5
-
Giải bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 SGK Lịch sử 8
3 p | 112 | 3
-
Bài giảng môn Lịch sử lớp 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
15 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn