YOMEDIA
ADSENSE
Quan niệm Ủng lưu phản tào
248
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Quan niệm Ủng lưu phản tào" dưới đây để nắm bắt những nội dung đôi nét về tác giả La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, quan niệm ủng lưu phản tào, biểu hiện của tư tưởng ủng lưu phản tào trong Tam quốc diễn nghĩa,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan niệm Ủng lưu phản tào
- MỤC LỤC: 1. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG VÀ TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” ..................................................................................3 Tác 1.1. giả La Quán Trung ……………………………………………………..3 Tác phẩm “Tam 1.2. quốc diễn nghĩa” ………………………………………….3 Nguồn 1.2.1. gốc…... ………………………………………………………………4 Nội 1.2.2. dung……………………………………………………………………..5 2. QUAN NIỆM “ỦNG LƯU PHẢN TÀO”…………………………………… 6 Tóm lược bối cảnh thời kỳ Tam quốc…. 2.1. …………………………………….6 2.2.Khái niệm “Ủng Lưu phản Tào”……………………………………………6 1
- 2.3. Nguồn gốc của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” trong “Tam quốc diễn nghĩa”.............................................................................................................7 3. BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG “ỦNG LƯU PHẢN TÀO” TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”……………………………………………………… 8 Lư u 3.1. Bị và Tào Tháo ………………………………………………………....9 3.2. Biểu hiện của “Ủng Lưu phản Tào” trong “Tam quốc diễn nghĩa”………11 Tào Tháo kẻ gian hùng đi ngược với tư tưởng chính thống …….. 3.3. ……….17 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” …………………………………………………………………...19 5. PHÂN BIỆT GIỮA HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ ĐÊ CÓ CÁI NHÌN KHÔNG PHIẾN DIỆN VỀ TƯ TƯỞNG, NHÂN VẬT TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” …………………………………………..…21 6. KẾT LUẬN……………………………………………………………...…23 2
- 1. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG VÀ TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” 1.1. Tác giả La Quán Trung La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung, lại có biệt hiệu là "Hồ Hải tản nhân" có thể là người Thái Nguyên. Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàng Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương ), có thuyết còn nói rõ rằng ông sinh năm 1328 và mất năm 1398. La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là một trong những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương", tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được. La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, thống nhất Trung Hoa, ông lui về quy ẩn, sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết dã sử. Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm “Thủy Hử”, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong “Tứ đại danh tác” – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Nhiều sử gia văn học không chắc chắn rằng hai người này là một hay là tên Thi Nại Am được dùng làm bút danh của “Thủy Hử” vì tác giả không muốn bị dính líu vào việc chống chính phủ như trong tác phẩm này. Ông cũng là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời Minh Thanh. 1.2. Tác phẩm “Tam qu ốc diễn nghĩa” “Tam quốc diễn nghĩa” nguyên tên là “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa”, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp “bảy thực ba hư” (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết 3
- này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. 1.2.1. Nguồn gốc “Tam quốc diễn nghĩa” về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện “Tam quốc” đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm. Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quan Trung đã viết bộ “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa” chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (“Tam quốc chí” của nhà viết sử Trần Thọ, “Tam quốc chí chú” của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông. Một trong những bản “Tam quốc diễn nghĩa” ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ được là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494), năm Nhâm Ngọ Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm) nhiều bản “Tam quốc” đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau lắm. Truyện “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau: Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết "quá ư hoang đường". Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn. Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật. Làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách. 4
- Nói tóm lại, La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện “Tam quốc” mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. Đầu đời Thanh, hai cha con Mao Luận, Mao Tôn Cương (người Tràng Châu, tỉnh Giang Tô) lại bắt đầu tu đính truyện “Tam quốc diễn nghĩa”. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1679). Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng hoặc những chỗ chưa thỏa đáng. Ông đã tước bỏ rất nhiều những chương tấu, những bài bình luận, tán rộng trong phần chú thích, thay đổi một số câu thơ lẫn lộn văn kể với văn vần, v.v... và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành 120 hồi, lại đặt cho bộ “Tam quốc diễn nghĩa” cái tên là "cuốn sách đệ nhất tài tử". Làm cho truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó, bản của Mao Tôn Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi. Năm 1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên chế độ... nếu cả hai bản trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy theo bản in này. 1.2.2. Nội dung Một trong những thành công lớn nhất của “Tam quốc diễn nghĩa” là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện. “Tam quốc diễn nghĩa” tái hiện lại một thế kỷ loạn lạc điên đảo do tham vọng tranh giành quyền lực và lãnh thổ của các đế vương Trung Hoa gây ra.Tuy về chi tiết có chỗ tác giả sáng tạo lại, hư cấu thêm, nhưng khuynh hướng cơ bản cũng như các sự kiện quan trọng thì căn bản phù hợp với sự thực lịch sử. Đó là bộ mặt thật của xã hội thời Tam Quốc, cũng là bộ mặt quen thuộc của xã hội Trung Hoa. Phân rồi hợp – hợp rồi phân, vốn là tình huống lặp đi lặp lại hầu 5
- như đã thành quy luật. Tham vọng bành trướng thế lực và lãnh thổ của vương hầu khanh tướng Trung Quốc đã gây ra cục diện chiến tranh liên miên, đất nước điêu linh, nhân dân khốn khổ. “Tam quốc diễn nghĩa” một tác phẩm được tiếp sức từ dã sử và truyền thuyết dân gian để lại cho hậu thế một điển hình có một không hai về giai cấp thống trị Trung Quốc. 2. QUAN NIỆM “ ỦNG LƯU PHẢN TÀO” 2.1. Tóm lược bối cảnh thời kỳ Tam quốc Trung Quốc thời kỳ từ năm 190 đến năm 220 được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực trên lãnh thổ Trung Quốc. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù địch còn lại là Ngụy, Thục và Ngô. Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (năm265) và Tấn tiêu diệt Ngô (280). Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết trong thời kỳ này vì các cuộc chiến tranh liên miên. 2.2. Ủng Lưu phản Tào” Khái niệm “ Khi xét đến tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” trong “Tam quốc diễn nghĩa” nói riêng và trong truyền thuyết dân gian nói chung, nghĩa là chúng ta đang xét đến hai thế lực hoàn toàn đối lập nhau trong thời Tam quốc đó là Tào Tháo và Lưu Bị, là tập đoàn Tào Ngụy và tập đoàn Lưu Thục (riêng Đông Ngô chỉ được xem là lực lượng trung gian giữ vai trò là đối tượng tranh thủ của cả hai phía). Trong tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” thì Tào Ngụy được cho là tập đoàn phi nghĩa, còn Lưu Thục lại được xếp vào tập đoàn chính nghĩa vì đấu tranh để khôi phục 6
- lại vương quyền nhà Hán. “Ủng Lưu” là theo về Lưu Bị, đứng trên lập trường đối đầu với phe Tào Tháo. Tuy nhiên cần thấy rằng, trong “Tam quốc diễn nghĩa”, việc đề cao Lưu Bị không đơn thuần chỉ vì Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán mà còn vì Lưu Bị gần gũi với nhân dân, có những chính sách đường lối đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Khuynh hướng đề cao Lưu Bị và mạt sát Tào Tháo đã có từ rất lâu trong dã sử và truyền thuyết dân gian. Nó thể hiện nguyện vọng của nhân dân về một ông vua tốt, một triều đại mà vai trò của người dân được đặt lên hàng đầu. La Quán Trung đã tiếp thu khuynh hướng đó trong tình cảnh nhân dân đang bị quân Mông Cổ thống trị, đời sống nhân dân đói khổ. Vì thế khuyng hướng “Ủng Lưu phản Tào” còn bao hàm ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước. Lưu Bị không còn là một ông vua cụ thể của thời Tam quốc nữa mà trở thành một hình tượng tượng trưng cho một vì minh chúa. Triều đình Lưu Thục cũng không còn là một chính quyền cụ thể nữa mà thành hình ảnh tượng trưng cho giang sơn xã tắc. Nói tóm lại, “Ủng Lưu phản Tào” là một tư tưởng không chỉ của riêng La Quán Trung mà là một tư tưởng thể hiện niềm tin, ước mơ, sự ủng hộ hết mực của nhân dân dành cho Lưu Bị nói riêng và Lưu Thục – tập đoàn chính nghĩa đã thể hiện được quan điểm chính thống và quan điểm sung bái đạo nghĩa, nhân đức để chống lại Tào Ngụy – tập đoàn phi nghĩa đã làm những việc trái lại đạo lý chính thống mà Tào Tháo là đại diện lớn nhất. 2.3. Ủng Lưu phản Tào” trong Nguồn gốc của tư tưởng “ “Tam qu ốc diễn nghĩa” Qua sách sử Trung Hoa, đời Bắc Tống đã có người ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: “Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại thì khoái chí reo mừng". Đọan bút ký đã cho ta biết ngay cả trước khi tập “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung ra đời, dân chúng đã có một nhận xét riêng của họ: Yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào Tháo. 7
- Tâm lý yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào Tháo gây ra bởi hai nguyên nhân: Quan niệm chính trị của người Đông Phương căn bản là sùng bái nhân nghĩa đạo đức, triệt để bài bác quyền thuật cơ mưu. Chịu ảnh hưởng của bọn học phiệt có tư tưởng chính thống và đạo thống. Như vậy thì bộ “Tam quốc diễn nghĩa” tuy phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng sự thực bộ tiểu thuyết này đã có một quá trình sáng tác của nhiều người. Ở “Tam quốc diễn nghĩa” ta còn thấy nhà văn La Quán Trung sử dụng đến mức tuyệt diệu nghệ thuật văn học để làm nổi bật hai bộ mặt thiện, ác tương phản của Tào và Lưu, cùng khơi sâu tâm lý yêu Bị ghét Tháo vẫn sẵn có từ trước. Về vấn đề tại sao La Quán Trung lại tiếp thu quan điểm “Ủng Lưu phản Tào” để viết “Tam quốc diễn nghĩa”, xây dựng nên nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo có sự khác biệt với lịch sử thì có thể tham khảo nhận định sau. Ban biên tập của nhà xuất bản Trung Quốc viết: “Tam quốc chí diễn nghĩa” khác hẳn với những sách viết về khoa học xã hội. Nhiệm vụ của nó không phải là trình bày bình luận hoặc phân tích một cách khách quan trên một số vấn đề lý trí, mà là dùng nghệ thuật sáng tạo để làm cảm động người đọc, trực tiếp đánh vào tình cảm người đọc". Đối với La Quán Trung thì tiểu thuyết viết Tào Tháo không phải là tạo ra nhân vật lịch sử Tào Tháo nguyên hình như cũ, mà là mượn nhân vật lịch sử để sáng tạo ra hình tượng nhân vật và tính cách điển hình rất phong phú phức tạp. Nói một cách khác, trong truyện viết Tào Tháo không phải chỉ là viết Tào Tháo thực trong lịch sử mà là viết ra rất nhiều Tào Tháo trong lịch sử. Chủ yếu của tiểu thuyết là sáng tạo ra một nhân vật điển hình để vạch rõ thói hung tàn nham hiểm của bọn thống trị phong kiến, để cho nhân dân quần chúng nhận thức được một cách cụ thể. Tức là đem tất cả những hình tượng tàn ác, bản chất xấu xa bỉ ổi của thống trị phong kiến tập trung lại, khái quát lên, sáng tạo ra cái nhân vật phản diện Tào Tháo. Phản ảnh như vậy so với cách trực tiếp bộc lộ càng sâu sắc hơn, so sánh với trực tiếp tố cáo, tư tưởng tính càng mạnh mẽ hơn, đó là một sự thống nhất hoàn chỉnh giữa tư tưởng và nghệ thuật tính rất cao vậy. 8
- 3. ỦNG LƯU PHẢN TÀO” TRONG BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG “ “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” Trước khi xem xét các biểu hiện của tư tưởng trên thì nhóm chúng tôi xin lưu ý là đang bàn đến những biểu hiện cụ thể của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” chứ không đi sâu vào bàn luận mặt đúng sai, chấp nhận hay không chấp nhận con người Tào Tháo hay Lưu Bị. Và thiết nghĩ cần tìm hiểu về thân thế, tính cách, quan điểm nhân sinh , quan điểm chính trị của hai vị chủ tướng Tào Tháo và Lưu Bị để từ đó nắm được phần nào lý do của sự “Ủng Lưu” và “ Phản Tào”. 3.1. Lưu Bị và Tào Tháo 3.1.1. Lưu Bị Tư tưởng xuyên suốt trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung là “Ủng Lưu phản Tào” trên cơ sở đó mà khẳng định chính quyền Thục Hán. Hình ảnh Lưu Bị là ông vua anh minh biết yêu thương trăm họ, là nhân vật gửi gắm nhiều ước vọng của tác giả. Xuất thân: Gia đình xuất thân là dòng dõi vua quan nhưng đến đời Lưu Bị thì gia đình đã phá sản, ông làm nghề đóng dép, dệt chiếu kiếm ăn. Lưu Bị mồ côi cha từ sớm. Ngoại hình: Được tác giả miêu tả là người có dáng dấp ánh hùng hứa hẹn làm nên việc lớn. Con người đó “mình cao tám thước, hai tai chảy xuống gần vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son”. Ấn tượng về Lưu Bị là người anh hùng không thích đọc sách, tính ôn hoà, ít cười nói, mừng giận không hề lộ ra mặt, có trí lớn, thích kết giao với những tay hào kiệt trong thiên hạ. Bởi thế Lưu Bị tuy mới xuất hiện trên vũ đài chính trị chưa làm nên công trạng gì nhưng được Tào Tháo quả quyết: “Anh hùng trong thiên hạ chỉ có Sứ quân (Lưu Bị) và Tháo mà thôi”. 9
- Quan điểm chính trị và nhân sinh: Phương châm quán triệt mọi hành động của Lưu Bị là “dĩ nhân vi bản” (lấy nhân làm gốc). Bởi Lưu Bị từng nói “thà ta chết, chứ không làm điều phụ nghĩa” đối lập hẳn với quan điểm sống của Tào Tháo. Lưu Bị nhờ có lòng nhân từ rộng lượng, thương dân yêu lính cho nên từ hai bàn tay trắng ông làm đến Hán Trung Vương, lên ngôi Hoàng đế và chia ba thiên hạ. Nhân tố chủ yếu để Lưu Bị giành thắng lợi chính là đạo “nhân hoà”. Hình tượng nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm đã vượt qua con người Lưu Bị trong lịch sử thể hiện lý tưởng, nguyện vọng của nhân dân về một ông vua chân chính, về một người anh em bằng hữu hết lòng vì bạn bè. Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ “Nhân Hòa”. Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song, hai chữ “Nhân Hòa” thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là “Nhân Hòa”, “Phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị”. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Tào Tháo ở phía Bắc có Thiên Thời, Tôn Quyền ở phía Đông có Địa Lợi, chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa.” Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước. Hạn chế: Nhân vật Lưu Bị được La Quán Trung xây dựng vượt xa bộ mặt thật của lịch sử và đặc điểm thời đại cho nên có phần mơ hồ và tính chân thực bị giảm sút. Cũng chính Lỗ Tấn nhận định “muốn Lưu Bị là người có nhân có đức mà hình như giả dối” . Thêm nữa Lưu Bị dù làm vua nhưng tình cảm riêng tư còn nhiều bởi vậy mà muốn báo thù cho em vứt bỏ chủ trương “liên Ngô kháng Tào” dẫn đến việc 40 doanh trại tại Hào Đình phút chốc ra tro, cơ nghiệp Thục Hán sụp đổ từ đó. Tác giả La Quán Trung bị chi phối bởi điều kiện lịch sử xã hội lúc bấy giờ cho nên không thể xây dựng được một ông vua nhân từ đức độ trong xã hội đen tối. Trái lại ông lại có thể xây dựng hàng trăm nghìn nhân vật điển hình như Tào Tháo, vì hiện thực xã hội lúc bấy giờ cho phép ông khái quát hết sức chân thực bộ mặt tàn ác giả dối của tập đoàn phong kiến thống trị. 10
- 3.1.2. Tào Tháo Xuất thân: Tào Tháo (155 – 220) tự là Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái tổ Vũ Hoàng Đế. Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn “Khăn vàng” và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt. Tài năng: Trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, nhà văn La Quán Trung ca ngợi Lưu Bị và xem Tào Tháo là vai phản diện. Tào Tháo được mô tả có hình dáng "cao 7 thước", "mắt nhỏ râu dài” và có những cá tính khá nổi bật: gian xảo, đa nghi, tàn bạo nhưng cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến. Dù không ủng hộ Tào Tháo, coi ông là "giặc nhà Hán" nhưng La Quán Trung qua nhận xét của những nhân vật trong truyện không phủ nhận vai trò của ông đối với giai đoạn lịch sử loạn lạc, thậm chí thừa nhận ông được nhân dân coi là ứng với "thiên mệnh": Hứa Thiệu một người giỏi tướng số nhận định Tào Tháo: “Thời trị, ông là bầy tôi giỏi; Thời loạn, ông là kẻ gian hùng.” Tào Hồng liều mạng hộ vệ cho Tào Tháo rút lui khi bị thua Đổng Trác, trong lúc nguy cấp nói với ông: "Thiên hạ có thể không có tôi nhưng không thể không có ông!" Quan điểm cá nhân: Tào Tháo có quan điểm: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Quan điểm này biểu hiện tính cách ích kỷ hại nhân không chỉ của Tào Tháo mà còn là của tập đoàn thống trị phong kiến mà Tào Tháo lại đại diện nổi bật. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lưu Bị: "thà chết chứ không làm điều bất nghĩa", chính vì vậy Tào Tháo luôn e dè và xem Lưu Bị là kẻ thù nguy hiểm nhất của mình. Với quan niệm này, sau khi giết nhầm người nhà Lã Bá Sa vì 11
- thấy họ mài dao giết lợn thì tưởng họ định giết mình, ông đã nhẫn tâm giết nốt Bá Sa vì sợ Bá Sa đi tố cáo. Quyền thuật về chính trị Tào Tháo thật sự là một nhà quân sự tài năng và cơ mưu. Ông đã từng dùng rất nhiều cách xử trí tình hình quân biến. Mà được biết đến nhiều nhất là các sự kiện sau: Dùng tóc thay thủ cấp, mượn thủ cấp để mua lòng quân, không điều tra sự phản bội của thủ hạ, lấy lòng tướng… 3.2. Ủng Lưu phản Tào” trong “ Biểu hiện của “ Tam qu ốc diễn nghĩa” Như đã nói tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” thể hiện trong tác phẩm chủ yếu về bề nổi, về phương diện tư tưởng của hai tập đoàn Ngụy – Thục mà đứng đầu là Tào Tháo – Lưu Bị. “Ủng Lưu” là ủng hộ tôn thất nhà Hán, ủng hộ và yêu mến những con người, những việc làm thể hiện “nhân đức – tài trí” mà Lưu Bị và những quân thần bên mình đã được La Quán Trung xây dựng để thể hiện điều đó. “Phản Tào” nghĩa là không chấp nhận, căm giận, và chống lại những con người và việc làm đi ngược lại với quan điểm chính thống và quan điểm sung bái nhân nghĩa, đạo lý của Tào Tháo và tập đoàn của ông. 3.2.1. Nhân dân ủng hộ Lưu Bị: Như đã nói ở trên, Lưu Bị là một chủ tướng luôn dùng chữ “Nhân” để đối với quân dân, cũng chính vì vậy mà trong “Tam quốc diễn nghĩa” luôn vang vọng tiếng nhân đức của Lưu Bị. Lưu Bị đi đến đâu, thì lo phủ dụ dân chúng, củng cố nông lương, trị an đến đó. Từ đó, ông rất được lòng nhân dân các chốn, thậm chí dân chấp nhận bỏ nhà cửa, đất đai tổ tiên mà đi với ông. Có thể dẫn ra đây vài chi tiết tiêu biểu cho sự cộng hưởng giữa Lưu Bị và nhân dân. Ở hồi thứ bốn mươi mốt “Lưu Huyền Đức dắt dân qua sông…”: “Huyền Đức cho Tôn Càng và Giản Ung rao truyền với dân trong Phàn Thành rằng, muốn đi qua Tương Dương thì bá tính trong thành đồng thanh hô lớn: Bọn tôi dù có chết cũng quyết lột lòng theo Sứ quân mà thôi. Rồi, kẻ cõng con người dắt vợ, cùng nhau xuống thuyền. Huyền Ðức khóc mà rằng: 12
- Chỉ vì ta bất tài mà nhân dân phải chịu tai nạn…” Rồi khi từ Tương Dương di chuyển qua Giang Lăng, Huyền Ðức đưa bá tánh đi, ông già bà cả con nít chậm chạp, mỗi ngày được chỉ mười dặm đường. “Chư tướng có người khuyên: Tào Tháo thừa thế chiếm Phàn Thành nên quân nó đang hăng, đuổi thật gấp, xin Chúa Công lưu bá tánh lại mà mang quân tới Giang Lăng cho kịp. Huyền Ðức khảng khái nói Ta thà chết chứ không thể bỏ bá tính giữa đường để đi một mình cho đành.” 3.2.2. Các thuộc tướng vào sinh ra tử với Lưu Bị Đối với minh chủ Lưu Bị của mình, các tướng và quân sư đều rất trung thành và cúc cung tận tụy, thậm chí không tiếc mạng mình vì Lưu Bị và sự nghiệp của tập đoàn Thục Hán. 3.2.2.1. Ngũ hổ tướng Sử sách không xác nhận khái niệm "ngũ hổ tướng" dưới quyền Lưu Bị thời Tam Quốc. Các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia: Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó và chỉ ngang hàng với Giản Ung, My Trúc, Tôn Càn – những người có công lao kém Triệu Vân rất nhiều. Dưới quyền Lưu Bị đương thời không có “ngũ hổ tướng”, khái niệm này do nhà văn La Quán Trung theo dân gian truyền lại mà đặt (dẫn từ trang Wikipedia). Về Quan Vân Trường và Trương Dực Đức: Đây là anh em kết nghĩa nhưng trên cả mức ruột thịt của Lưu Bị nên ngoài sự tin tưởng còn có cả tình cảm huynh đệ keo sơn. Ngay từ đầu cũng vì mến tấm chân tình và chí 13
- lớn của Lưu Bị mà hai người đã nguyện dấn thân đồng cam cộng khổ, lập biết bao chiến công hiển hách. Quan Vũ: Xuất hiện từ hồi một “kết nghĩa vườn đào” đến hồi 77 “Bỏ mạng ở Mạch Thành”, suốt 77 hồi, tác giả đã thêu dệt nhiều chiến công lẫy lừng của vị anh hùng chiến trận này. Chém đầu Hoa Hùng, quay trở doanh trại về khi chén rượu còn nóng (hồi 5); chém Nhan Lương, giết Văn Sú hai viên tướng của Viên Thiệu; dùng Thuỷ Chiến đánh bại Bàng Đức kiêu hùng… Bên cạnh lòng dũng cảm La Quán Trung còn muốn tô đậm cái nghĩa khí của Quan Vũ. Trung nghĩa ở đây được xét theo quan hệ trên dưới. Tác giả lặp đi lặp lại một số sự kiện nhằm nhấn mạnh lòng trung nghĩa dũng cảm vô bờ của Quan Công: “Gương trung vằng vặc soi trời bể Nghĩa khí âm thầm nổi gió mưa…” trước sau đều trung thành với nhà Thục Hán, đó là tình nghĩa của Quan Công. Khi thất thế về với Tào Nguỵ, dù được đối đãi hậu hĩnh Quan Vân Trường vẫn hướng về Lưu Bị, “thân ở doanh trại Tào mà tâm vẫn ở bên Lưu Bị”, cho đến khi sa cơ lỡ vận bọn Đông Ngô dụ hàng, Quan Công vẫn một lòng một dạ “Ngọc khả toái nhi bất khả cải kì bạch, trúc khả phần nhi bất khả huỷ kì tiết” (Ngọc tuy đập vụn được nhưng không sao đổi được sắc trắng, trúc đốt cháy được nhưng không huỷ được gióng thẳng). Kết nghĩa vườn đào, không thay lòng đổi dạ, sống chết có nhau là tín nghĩa của Quan Vũ. Quan Vũ trung thành với Lưu Bị, trung thành với lời thề kết nghĩa vườn đào nhưng lại quy thuận Tào Tháo trong những điều kiện nhất định. Quan Vũ giải cứu Tào Tháo tại Bạch Mã, chém hai tướng của Viên Thiệu, suýt nữa làm Lưu Bị bỏ mạng tại doanh trại họ Viên; nhưng Quan Vũ lại hết lòng với chị dâu, “quá ngũ quan chém lục tướng”. Với Trương Phi: Lòng cương trực quyết định lối sống cương trực. Trương Phi sống ngay thẳng, đường hoàng, không dung hoà nhân nhượng, không quanh co giấu giếm, thẳng như làn tên bắn, trong sáng như gương soi. Trương Phi cướp trên 150 con ngựa tốt của Lã Bố vơí lý do hết sức giản đơn: “Sao tao cướp ngựa của mày thì mày biết tức, mày cướp Từ Châu của anh tao sao mày không nói”. Cũng là những người anh em kết nghĩa vườn đào nhưng quan niệm về “nghĩa” của Trương Phi rành rọt 14
- hơn Quan Vũ, dứt khoát hơn Lưu Bị. Quan Vũ hàng Hán chứ không hàng Tào, phân biệt Hán Tào đã rõ nhưng Trương Phi còn phân bịêt rõ hơn, ông quan niệm đã là kẻ trung thần thà chết không chịu nhục. Nếu Trương Phi bị khốn tại Thổ Sơn thì chắc hẳn Trương Phi chịu chết chứ không chịu nương tựa Tào hình ảnh Trương Phi là hình ảnh tuyệt đẹp của con người thượng võ, người anh hùng biết kết hợp giữa mưu mô và sức lực. Với các tướng còn lại trong “ngũ hổ tướng” như Hàn Trung, Mã Siêu thì là do được cảm hóa từ chính cái nhân nghĩa, lòng kính trọng các bậc kiện tướng trong thiên hạ của Lưu Bị, chứ không hẳn vì tình thế phải quy thuận, cũng đã hết sức hết lòng chiến đấu dưới trướng của Lưu Bị. Việc Lưu Bị phong cho những tướng vốn trước đối đầu với mình vào hạng “ngũ hổ tướng” thân cận đã chứng tỏ rõ nhất sự độ lượng và kính trọng người tài của Lưu Bị. Với riêng Triệu Vân, một tướng mà ngay từ lần đầu mới gặp nhau, cả hai người đã như gắn bó từ lâu. Về sau Triệu Vân hết lòng trung thành với Lưu Bị. Mà nổi bật nhất chính là chi tiết Triệu Vân một mình phá vòng vây của Tào Tháo, hai lần đoạt con về cho Lưu Bị là A Đẩu (hồi thứ 41 và 61). Lưu Bị cũng chính trong lần đầu tiên ở hồi 41, sau khi Triệu Vân giữa trận chiến Đương Dương Trường Bản, anh dũng giết chết 54 tướng, một mình phò ấu chúa vượt vòng vây quân Tào để mang ấu chúa về, thì Lưu Bị đã từng ném A đẩu xuống đất mà nói: “Vì đứa trẻ này mà suýt làm ta mất một đại tướng”. Dù có ý kiến cho rằng đây chỉ là “chiêu trò” của Lưu Bị hòng làm Triệu Vân cảm mến, nhưng suy cho cùng thì đấy cũng xuất phát từ sự xem trọng đối với Tử Long. 3.2.2.2. Quân sư Về Gia Cát Lượng, chỉ cần diễn biến sự việc “Lưu Bị ba lần đến lều cỏ” để mời Gia Cát Lượng về làm quân sư cũng đủ để nói lên sự kính trọng của Lưu Bị. Chưa kể, trong suốt sự nghiệp binh đao của mình, Lưu Bị luôn kính nể Gia Cát Lượng, gần như trong tất cả mọi phương kế (duy có lần Lưu Bị nhất quyết 15
- đánh Đông Ngô trả thù cho Quan Vũ mà không nghe theo kế sách của Gia Cát Lượng). Sau này khi gần mất, Lưu Bị còn dặn con là Lưu Thiện phải kính trọng Quân sư như cha đẻ và giao công việc dang dở cho Gia Cát Lượng đảm trách. Gia Cát Lượng thì từ ngày rời lều tranh đã cống hiến hết tài sức phò tá Lưu Bị và sau này khi cả minh chủ mất ông vẫn hết lòng lo cho an nguy của nước Thục Hán. Trước và sau khi có Gia Cát Lượng thì Lưu Bị lần lượt có hai quân sư đều rất tài giỏi, là Từ Thứ và Bàng Thống. Với tất cả, Lưu Bị đều đối đãi bằng tất cả lòng kính nể và trân trọng. Từ Thứ vì gian kế mà phải bỏ Lưu về Tào nhưng đã từng thề “suốt đời không thi hành một kế nào cho Tào Tháo”. Lưu Bị chia tay và gặp lại Từ Thứ đều rơi nước mắt trân trọng, lưu luyến. Bàng Thống cũng hết sức giúp đỡ Lưu Bị, nhất là trong trận Xích Bích. Sau vì ganh hiềm với Khổng Minh mà phải tử trận. Nghe tin Bàng quân sư mất, Lưu Bị đã òa lên mà khóc thương (hồi 63). 3.2.2.3. Các tướng lĩnh các phe đối địch Không chỉ với các quân, tướng của mình mà với quân tướng các phe đối đầu, khi chịu quy hàng hoặc bị bắt, Lưu Bị một là chịu hàng hai là tha cho đi rất nhiều. Rồi đến các mưu sĩ phe khác cũng rất nhiều người tự quy về phe Lưu Bị vì mến cái tâm đức của ông. Có thể dẫn ra đầy vài mưu sĩ đã quy hướng về Lưu Bị: Ở hồi 39, Khổng Dung đã từng thốt lên câu sau, khi nghe Tào Tháo muốn kéo binh đánh Lưu Bị: “Ôi, kẻ bất nhân lại đi đánh người nhân đức thì tránh sao khỏi thảm bại?” Ở hồi 63, khi Lưu Bị thả Lãnh Bào: “Ngụy Diên nói: Nếu chú công thả hắn ra, thế nào hắn cũng đi luôn không bao giờ trở lại đâu. Huyền Đức nói: Ta lấy nghĩa đãi người, ắt người không phụ ta.” Ở hồi 58, Khi Lỗ Túc nghe với Bàng Thống tính sang Tào Tháo: 16
- “Lỗ Túc thất kinh vội can: Tiên sinh làm thế chẳng khác nào ngọc tốt vứt vào xó rác. Vậy Túc này khuyên tiên sinh nên qua Kinh Châu đầu Lưu Hoàng thúc, ắt tiên sinh được trọng dụng ngay. Bàng Thống mỉm cười nói: Nói đùa một câu ấy chơi, chứ ý ta cũng định sang Kinh Châu theo Huyền Đức.” Ở hồi 60, ba mưu sĩ Trương Tùng, Pháp Chính, Minh Đạt vốn dưới trướng của Lưu Chương, cũng đã tự nói lên những nhận định về Tào Tháo và Lưu Bị như sau: Trương Tùng: “Mình muốn đem các châu huyện Tây Xương mà dâng cho Tào Tháo, ai ngờ hắn khinh người như thế…”; “ Huyền Đức khoan nhân đại độ thế này, ta nỡ nào bỏ cho đành..”; “ Tào Tháo là đứa khinh hiền mạn sĩ, chỉ có thể cùng lo trong hoạn nạn, không thể cùng hưởng trong thành công, vì thế tôi đã bỏ hắn…” Pháp Chính: “Tôi biết Lưu Chương là kẻ vô dụng, nên muốn tìm đến Lưu Huyền đã lâu…” Minh Đạt: “Phi Lưu Huyền Đức thì không xong.” Hay ở hồi 65, khi Lý Khôi vốn trước dưới trướng Lưu Chương, nhưng nay tự mình tìm đến Lưu Bị xin đi thuyết khách Mã Siêu. “Lưu Bị: Nghe nói trước đây ông đã hết lời can gián Lưu Chương, sao hôm nay lại theo ta? Lý Khôi nói: 17
- Trước đây tôi can ngăn Lưu Chương là hết lòng vì chúa, trọn đạo làm tôi. Tôi thấy sứ quân nhân đức rải khắp đất Thục, sớm muộn gì việc lớn cũng thành, nên tôi tìm đến quy hàng.” Ở hồi 39, Khổng Dung đã từng thốt lên câu sau, khi nghe Tào Tháo muốn kéo binh đánh Lưu Bị: “Ôi, kẻ bất nhân lại đi đánh người nhân đức thì tránh sao khỏi thảm bại?” Và còn nhiều tướng quân, mưu sĩ khác nữa, cũng bỏ chủ cũ mà theo về Lưu Bị vì cái nhân đức của Bị và cả tập đoàn “trí – dũng – đức” của phe Lưu Bị. Như Hoàng Trung, Mã Siêu, Ngụy Diên, Nghiêm Nhan, Khương Duy… 3.3. Tào Tháo kẻ gian hùng trong “Tam qu ốc diễn nghĩa” “Gian hùng mà không phải gian thần” (bản dịch của Phan Kế Bính Bùi Kỷ). Đó mới là lối miêu tả qua tướng mạo nhìn người của chính tác giả với nhân vật trung tâm của mình. Tuy thế, phải đến lúc mô tả lối hành xử khi đã cầm quân của họ Tào, ngòi bút của La Quán Trung mới thể hiện được một cách xuất sắc điều ông muốn nói. Nhưng cuối cùng với những việc làm tàn ác mà tác giả viết về Tào Tháo thì Tào Tháo vẫn mang dáng vẻ một kẻ gian thần ác độc, một mẫu nhân vật có thể khiến người đời phải khiếp đảm khi nghĩ đến ông ta. Tác giả La Quán Trung viết “Tam quốc diễn nghĩa” với quan điểm "chính thống" phò Hán Lưu mà tư tưởng chủ yếu được hình thành do ảnh hưởng của học thuyết Khổng giáo kết hợp với vài yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Với ông, họ Tào không phải dòng dõi họ Lưu (Hán) nên được xem là đối nghịch với Lưu Bị và người dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương. Đứng trên quan điểm tiến bộ, La Quán Trung nói lên nguyện vọng của nhân dân được sống trong hòa bình và dưới triều của một ông vua anh minh. Vì thế, đương nhiên kẻ đối nghịch là Tào Tháo phải được mô tả như một tên gian thần. Có thể nói tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” đã được biểu hiện ngầm ngay từ chính tư tưởng của La Quán Trung khi viết “Tam quốc diễn nghĩa” (chính xác là tiếp nhận và đồng tình với tư tưởng của nhân dân đã có từ trước). 18
- Các giai thoại về Tào Tháo với châm ngôn "chết người": "Thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta". Chẳng hạn, Tháo giết cả nhà Lã Bá Sa, mượn đầu Vương Hậu để yên bụng quân, giả vờ ngủ say để rồi giết cả lính hầu, uống rượu say rồi giết Lưu Phúc, đổ tội rồi giết quan trông lương, giết cả vạn bá tính, giết Đổng Phi... hay tiêu biểu nhất là việc Tào Tháo vây đánh nhiều ngày không sao phá được Lưu Bị và Đào Khiêm, bèn trút tức giận lên dân thường để trả thù cho cha. Ông ra lệnh tàn sát hơn 10 vạn người ở 5 thành Thủ Lự, Tuy Lăng, Hạ Khâu, Bành Thành, Phó Dương cùng các hương trấn sở thuộc. Không chỉ bản dân 5 thành mà nhiều người dân ở Thiểm Tây vì tránh nạn Lý Thôi, Quách Dĩ kéo về đó cũng bị hại. Tào Tháo cùng cái lực lượng võ trang của mình có tính chất phá hoại rất ghê gớm khiến nhân dân khiếp sợ và căm ghét. Ngay từ lúc đầu, khi trấn áp quân Hắc Sơn, quân Khăn Vàng đã thẳng tay tàn sát không biết ghê tay, về sau khi đánh Từ Châu, tính chất cực kì tàn khốc lại được biểu lộ rõ: “giết chết đến mấy chục vạn gái trai ở Tứ Thủy làm cho nước không chảy. Các huyện Thủ Lự, Huy lăng, Hạ Khâu…đều bị làm cỏ, chó gà cũng hết, ngoài đường không còn người đi.” Trong cái "bảy thực ba hư" của “Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả mượn Tào Tháo để mô tả một cách khái quát và sống động tính gian hùng, đa nghi, tàn ác, xảo quyệt của giai cấp thống trị đương thời và của nhiều thời đại. Những việc làm của Tào Tháo như: chèn ép vua Hán đế, giết thái y Cát Bình, treo cổ Đổng Quý Phi đang mang thai… đều làm cho người đọc có ác cảm với Tào Tháo và thường hiểu rằng đó là để củng cố quyền lực của mình bằng sự tàn ác. Tất cả vì mưu đồ nghiệp lớn của kẻ hùng tài đại lược. Người đời Tấn là Lục Cơ có nói: "Tuy công lao của Tào Tháo đầy khắp cả cõi Trung Hoa, nhưng ông ta lại tàn ác vô cùng, dân chúng ai ai cũng oán ghét". Tào Tháo kỳ thị người hiểu rõ gan ruột mình mà Dương Tu, Tuân Úc sau này đều là các nạn nhân. La Quán Trung đã dành trọn ác cảm với họ Tào qua bài hịch hùng hồn do Trần Lâm soạn khi Viên Thiệu chuẩn bị khởi binh đánh Tào Tháo... Phải chăng với tư tưởng chủ đạo của “Tam quốc diễn nghĩa”, ở Tào Tháo chữ “nhân” yếu tố đầu tiên của Ngũ thường, được xem là thiếu hụt hơn hết so với 19
- các mặt khác. Điều này không khó giải thích khi chứng kiến ác cảm với ông ta của nhiều thế hệ người đọc. Chính vì La Quán Trung đã dùng cách tập trung hóa và điển hình hóa những mặt gian ác của Tào Tháo nên từ đó tạo cho người đọc nghiêng về chiều hướng căm giận, kinh sợ về nhân cách Tào Tháo. Biến Tào Tháo tiêu biểu cho tính cách phản diện, là sự phát triển cao hơn, sâu hơn cái tàn bạo của Đổng Trác và cái tráo trở của Lữ Bố. Cũng vì tính chất tàn bạo của Tào Tháo cùng tập đoàn ông đại diện mà lòng nhân dân và nhiều bậc mưu sĩ mới ngã về hướng Lưu Bị với tập đoàn lý tưởng của Lưu Bị, chống lại phe Tào Tháo. Ở hồi 39, Khổng Dung đã từng thốt lên câu sau, khi nghe Tào Tháo muốn kéo binh đánh Lưu Bị: “Ôi, kẻ bất nhân lại đi đánh người nhân đức thì tránh sao khỏi thảm bại?” Năm 208, khi Tào Tháo tấn công Kinh Châu, mấy chục vạn nhân dân Kinh Châu, đồ đạc có đến hàng nghìn cỗ xe, thà rời bỏ quê hương theo Lưu Bị chạy về Nam. Trận Xích Bích, thế của Tào vốn mạnh vì lòng quân, dân Kinh Châu đều hướng về cả Lưu Bị chống lại Tào Tháo, đó là nguyên nhân then chốt. Khi Quan Vũ đánh Phàn, Tương, nhiều nơi phía nma Hứa Xương khởi binh chống lại Tào Tháo, hưởng ứng Quan Vũ, không phải là không có quan hệ với nguyên nhân với việc “ ủng Lưu phản Tào. Tào Tháo cưỡng bức nhân dân Hán Trung di chuyển xa, nhân dân rất oán hận, đến khi Lưu Bị, Gia Cát Lượng lấy được Hán Trung, nhân dân so sánh đôi bên và cuối cùng lòng vẫn mãi nhớ về Thục Hán. …… 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn