intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật lúa gieo sạ

Chia sẻ: Bùi Thị Loan Loan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

132
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gieo xạ là một tiến bộ kỹ thuật mới. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sẽ giảm công lao động và phân bón, tăng hiệu quả kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật lúa gieo sạ

  1. UBND HUYỆN VỤ BẢN CỘNG HỘI XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRẠM KHUYẾN NÔNG Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc   QUY TRÌNH KỸ THUẬT LÚA GIEO SẠ 2017 Gieo xạ  là một TBKT mới. Thực hiện đúng quy trình kỹ  thuật sẽ  giảm công   lao động và phân bón, tăng hiệu quả kinh tế. 1. Thời vụ: ­ Vụ xuân: gieo từ 10 – 15/02/2017, khi nhiệt độ bình quân ngày > 150 C. ­ Vụ mùa: gieo từ 20/6 – 10/7( áp dụng cho cả trà mùa sớm và mùa trung). Căn cứ điều kiện cụ thể về giống, thời tiết để điều chỉnh lịch gieo phù hợp với từng   địa phương. 2. Chuẩn bị giống: ­ Sử dụng các giống lúa có TGST trung bình, cứng cây, chống đổ tốt: VHC, KD, BT7, N46, , D.ưu 527, Nhị ưu 838, ải 32, Nếp 97 …  ­ Lượng hạt giống để sạ cho 1 sào: + Lúa lai: 0,6 – 0,8 kg. + Lúa thuần: 0,8 ­ 1,0 kg( tuỳ thuộc hạt to hay nhỏ). 3. Ngâm ủ hạt giống: + Lúa lai: Vụ xuân: ngâm bằng nước ấm  10 ­ 15 giờ, cứ 5­6 giờ đãi sạch và thay nước ấm 1   lần. Vụ mùa: ngâm 8 ­ 10 giờ, cứ 5 giờ đãi sạch và thay nước một lần. + Lúa thuần: Vụ  xuân: ngâm bằng nước  ấm 30 – 36 giờ, cứ 10­12 giờ đãi sạch thay nước  ấm 1  lần. Vụ mùa: ngâm 24 ­ 30 giờ, cứ 8­10 giờ đãi sạch và thay nước 1 lần. ­ Điều chỉnh quá trình  ủ  mầm để  rễ  và mộng dài từ  0,3 – 0,5 cm( mộng nhú  bằng 1/2 hạt thóc là được).  1
  2. * Lưu ý: ­ Khi ủ cho hạt nẩy mầm cần đảm bảo đủ  nhiệt độ. Và đủ  độ  ẩm để  hạt nẩy   mầm đều. Nếu rễ ra dài hơn mộng phải tiếp tục ngâm hạt giống trong nước sạch từ   10 – 12 giờ. ­ Nếu để  mầm và rễ  ra dài, khi gieo hạt giống sẽ  rơi không đều. Ngược lại   nếu để mầm và rễ quá ngắn hạt giống sẽ rơi nhiều, tốn hạt giống và tốn công dặm   tỉa. 4. Chuẩn bị ruộng gieo: ­ Chọn các khu ruộng phẳng, chủ  động hoàn toàn tưới – tiêu, khoanh vùng,   gieo tập trung, đồng trà. ­  Cày bừa kỹ, vơ sạch cỏ rại, bón đủ phân lót các loại (như bón ruộng lúa cấy) chú  ý bón lót sâu trước khi bừa lần cuối.  ­ Nên chia thành các luống bằng nhau tùy theo địa hình của ruộng, mỗi luống   rộng từ 2 – 2,5m. Giữa các luống và xung quanh ruộng khơi các rãnh thoát nước (25 ­  30 cm). Trang thật phẳng bề mặt các luống. 5. Gieo sạ:            ­ Chia lượng giống thành các phần bằng nhau tương ứng với số luống.             ­ Rắc đều nặng tay (rắc úp tay) cho chìm mộng.            ­ Gieo một ít mộng đầu bờ để tiện cho việc dặm tỉa. 6. Xử lý thuốc trừ  cỏ: Đây là biện pháp bắt buộc áp dụng cho lúa gieo sạ  để  hạn chế  cỏ  dại. Sử  dụng thuốc trừ cỏ SOFIT 300EC, PreFit 300 EC. phun sau gieo t ừ 1 – 3 ngày: Pha 30  ml thuốc + 10 lít nước sạch để phun cho 01 sào ruộng. * Lưu ý: Phải giữ  nước  ở  rãnh để  ruộng luôn đủ   ẩm, nhất là vụ  mùa thời   tiết nắng nóng không được để khô ruộng (tránh hiện tượng bị ngộ độc do thuốc trừ   cỏ. 7. Sử dụng phân bón: ­ Lượng phân bón: Giảm 20 – 25% lượng phân đạm, tăng 20% lượng phân  Kali so với lúa cấy để  lúa cứng cây, chống đổ  tốt (đối với cùng giống, trên cùng  chân đất).  2
  3. ­ Cách bón: a, Bón phân đơn:  200­300 kg phân chuồng (30 kg phân vi sinh) +đạm Urê:   6kg cho lúa thuần; 7­8kg cho lúa lai;+5­6 kg ka li + Lót( trước khi bừa lần cuối): Bón 100% lượng phân chuồng và phân lân; + Thúc 1: ( khi lúa 2,5 lá): Bón từ 20 – 30% lượng phân đạm; + Thúc 2: ( khi lúa 5 – 6 lá); Vụ xuân: Bón 40% lượng phân đạm và 50% lượng phân Kali; Vụ mùa: Bón hết số phân đạm còn lại và 50% lượng phân Kali. + Thúc 3: ( khi lúa 7,5 – 8 lá): Bón hết lượng phân đạm và phân Kali còn lại. b, Bón phân NPK5­10­3: 25 kg NPK+ 4­5 kg đạm u rê (tùy từng chân đất) +  4­ 5 kg ka li. Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng và NPK.  Thúc 1 ( khi lúa 2 – 2,5 lá) bón 30­ 40% lượng đạm. Thúc 2 ( khi lúa 5 – 6 lá) bón 40­50% lượng phân đạm còn lại+ 50 % lượng ka   li.      Thúc 3: Bón hết lượng phân đạm và phân Kali còn lại.       Thúc 4: khi lúa thập thò trỗ từ 3 – 5%, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và đặc điểm   sinh trưởng của lúa để bón bổ sung mỗi sào 1 – 2kg đạm Urê, 1 – 2kg Kali.           * Lưu ý : Nên sử  dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa để  cho cây lúa sinh   trưởng phát triển thuận lợi, cân đối, giảm sâu bệnh hại.      Bón bổ sung dinh dưỡng cho lúa, tuỳ theo sinh trưởng của lúa, và điều kiện thời   tiết mà có thể  điều chỉnh thêm phân bón lúc lúa đứng cái làm đòng từ  1 – 1,5 kg   đạm/sào hoặc phun phân bón qua lá vào giai đoạn trước và sau trỗ  để  tăng độ  mẩy  của hạt. 8. Chế độ nước: ­ Khi mới gieo đến khoảng 10 ngày sau chỉ để nước ở rãnh; riêng đối với chân  cát cao phải giữ được nước trên mặt luống, nhất là đối với vụ mùa . 3
  4. ­ Khi lúa đạt 2 – 3 lá: giữ nước láng mặt ruộng (1cm); ­ Thời kỳ lúa đẻ nhánh: Giữ nước nông (3 cm); ­ Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản thì rút nước phơi ruộng nẻ chân chim, sau đó tưới ­   tháo xen kẽ  (đây là biện pháp kỹ thuật bắt buộc để rễ lúa ăn sâu, chống đổ).            ­ Khi lúa đứng cái thì lại đưa nước vào kết hợp bón đón đòng và giữ nước đến khi   lúa đỏ đuôi sau đó tháo cạn để thu hoạch thuận lợi.  9. Dặm tỉa: ­ Khi bón phân thúc lần 1 cần tiến hành dặm tỉa để đảm bảo mật độ đều. ­ Chỉ dặm tỉa ở những chỗ quá dày hoặc quá thưa, không nhất thiết phải đồng   đều, tránh tốn công và không ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. 10. Phòng trừ sâu bệnh: ­ Phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng. ­ Chú ý phòng trừ chim, chuột và ốc bươu vàng ở đầu vụ ./. TRẠM KHUYẾN NÔNG VỤ BẢN 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2