intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để lúa gieo sạ hạn chế đẻ nhánh vô hiệu

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản suất lúa khi áp dụng gieo sạ là tiến bộ kỹ thuật giúp giảm công lao động, giảm đầu tư nhất là giống và tăng năng suất từ 10- 20% so với lúa cấy truyền thống. Tuy nhiên ở các tỉnh trung du Bắc bộ do điều kiện sản xuất nhỏ, ruộng phân tán, bậc thang... nên khó áp dụng trên diện rộng. Vừa qua một số nơi áp dụng gieo sạ lúa thường gặp những khó khăn như: Lúa đẻ nhánh kéo dài dẫn đến lãng phí dinh dưỡng, bông ngắn, ruộng rậm rạp sâu bệnh nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để lúa gieo sạ hạn chế đẻ nhánh vô hiệu

  1. Để lúa gieo sạ hạn chế đẻ nhánh vô hiệu Sản suất lúa khi áp dụng gieo sạ là tiến bộ kỹ thuật giúp giảm công lao động, giảm đầu tư nhất là giống và tăng năng suất từ 10- 20% so với lúa cấy truyền thống. Tuy nhiên ở các tỉnh trung du Bắc bộ do điều kiện sản xuất nhỏ, ruộng phân tán, bậc thang... nên khó áp dụng trên diện rộng. Vừa qua một số nơi áp dụng gieo sạ lúa thường gặp những khó khăn như: Lúa đẻ nhánh kéo dài dẫn đến lãng phí dinh dưỡng, bông ngắn, ruộng rậm rạp sâu bệnh nhiều và ruộng lúa hay bị đổ ngã ở cuối vụ nhất là vụ mùa. Để
  2. hạn chế những vấn đề trên khi áp dụng lúa gieo sạ có thể tiến hành một số biện pháp kỹ thuật sau: 1. Về bón phân: Lượng phân bón vẫn áp dụng như lúa cấy thông thường nhưng nên thay đổi cách bón như: bón tập trung phân hóa học vào bón lót và thúc sau khi lúa có 4-5 lá, phân lân dùng 100%, phân đạm ở giai đoạn này có thể dùng đến 80-90% tùy theo chân đất để tăng cường dinh dưỡng giúp lúa đẻ nhánh tốt, phân ka ly nên dùng với mức 40-50% sẽ giúp cho lúa cứng cây, tăng cường khả năng hấp thụ lân và đạm. Khi lúa bước vào giai đoạn đòng phát triển (lá chuyển từ xanh non sang hanh vàng, lá cứng lại), bón bổ sung lượng phân còn lại. Cần chú ý ở giai đoạn này không nên dùng các loại phân ka ly có chứa đạm mà nên dùng phân có hàm lượng K20 trên 60% như kaliclorua. Nên lựa
  3. thời điểm trời mát, khô sương để bón sẽ phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. 2. Về điều tiết nước: Với lúa sạ điều tiết nước hợp lý là yêu cầu kỹ thuật quan trọng vừa giúp cho lúa đẻ nhánh như mong muốn, bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống đổ cụ thể: khi mới gieo sạ để lộ ruộng ở một vài ngày đầu, khi mầm mọc đều tiến hành tưới một lớp nước mỏng và duy trì đến khi lúa đẻ tương đối kín ruộng (khoảng 230-250 dảnh/m2) thì tiến hành tháo nước phơi ruộng đến nứt chân chim (lội chân vào không thụt). Với biện pháp như vậy vừa có tác dụng làm chậm quá trình hòa tan các chất khoáng trong đất, làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây lúa, giúp lúa hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, đồng thời bộ rễ sẽ ăn sâu vào đất giúp lúa chống đổ tốt hơn. Sau khi
  4. phơi ruộng thấy đạt yêu cầu cần điều tiết nước trở lại và chăm bón như bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2