YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND
29
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH HÀ TĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 07 năm 2012 Số: 37/2012/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Văn bản số 515/TCBC&CTTN ngày 01/6/2012, Trưởng ban Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê tại Văn bản số 23/BQL-TCHC ngày 23/02/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã về công tác quản lý nhà nước tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành, thay thế Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp tổ chức thực hiện Dự án bồ i thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân t ỉnh, Trưởng ban Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nơi nhận: - N hư Điều 2; - Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ; - Đ oàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; Võ Kim Cự - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; - Sở Tư pháp; - Website C hính phủ; - Trung tâm Công báo - Tin học; - Lưu VT, SNV. QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ (Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Điều 1. Mục đích Quy chế này quy định trách nhiệm và sự phối hợp giữa Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý nhà nước tại khu vực ảnh hưởng bởi Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (sau đây gọi tắt là khu vực mỏ sắt Thạch Khê) và tạo sự thống nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các dự án khác. Điều 2. Đối tượng, phạm vi phối hợp 1. Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan. 2. Những công việc cần có sự phố i hợp: 2.1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước mọi hoạt động tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 2.2. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. 2.3. Tổ chức thực hiện di dân tái định cư.
- 2.4. Tổ chức thực hiện đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm. 2.5. Bố trí, sử dụng, quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư. Điều 3. Trách nhiệm của Ban Quản lý và các sở, ban, ngành trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê 1. Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê: Được Ủy ban nhân dân t ỉnh giao thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý khai thác, chế biến khoáng sản (bao gồm quặng sắt và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường); phát triển dịch vụ, công nghiệp phụ trợ; công tác đảm bảo an toàn, môi trường vùng mỏ theo quy định của pháp luật trong khu vực ảnh hưởng của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê theo Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 2.1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan: a) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp và rút giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển dịch vụ và sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. b) Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. 2.2. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tổ chức xúc tiến đầu tư vào khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 2.3. Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng các tiểu dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tái định cư và các dự án đầu tư tại khu vực do Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê làm chủ đầu tư. 2.4. Xem xét, tổng hợp báo cáo giám sát đánh giá đầu t ư các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn các Chương trình mục tiêu do Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê làm chủ đầu tư, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. 2.5. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, các văn bản về quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, khoáng sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường: 3.1. Chủ trì, phố i hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan:
- a) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân t ỉnh cấp giấy phép theo thẩm quyền các hoạt động thăm dò, khai thác, khai khoáng t ận thu, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động khoáng sản của các đơn vị. c) Thẩm định báo cáo tác động môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân t ỉnh. d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; công tác giao đất, cho thuê đất đầu tư dự án. 3.2. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, các văn bản về quản lý các hoạt động khoáng sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 3.3. Cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, khoáng sản trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê theo đề nghị của Ban Quản lý. 4. Sở Xây dựng: 4.1. Chủ trì, phối hợp Ban quản lý, các đơn vị liên quan: a) Thẩm định Quy hoạch chung, Quy hoạch chi t iết xây dựng các khu tái định cư, công trình liên vùng, cụm tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ; Quy hoạch hạ tầng kết nối ngoài hàng rào trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. b) Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. 4.2. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, các văn bản về quản lý các hoạt động khoáng sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 4.3. Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân t ỉnh. 5. Sở Tài chính: 5.1. Phối hợp với Ban Quản lý và các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế chính sách tài chính có liên quan.
- 5.2. Tổ chức thẩm tra quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (thực hiện theo năm hoặc theo các phương án bồi thường được phê duyệt), quyết toán dự án hoàn thành trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức thẩm định dự toán, quyết toán đào tạo, chuyển đổi nghề. 5.3. Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Ban Quản lý tr ình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5.4. Phối hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 6.1. Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý và các cơ quan liên quan: a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. b) Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. 6.2. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, các văn bản về quản lý các hoạt động khoáng sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 6.3. Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân t ỉnh. 7. Sở Công Thương: 7.1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan: a) Xây dựng các cơ chế chính sách, các văn bản về quản lý các hoạt động khoáng sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. b) Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. c) Kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Nhà nước về các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong khai thác chế biến khoáng sản; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. d) Kiểm tra các vấn đề liên quan đến dây chuyền công nghệ, thiết bị khai thác và chế biến trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê.
- 7.2. Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân t ỉnh. 8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 8.1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê thuộc thẩm quyền. 8.2. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo công tác đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các xã vùng ảnh hưởng dự án. 8.3. Tham gia ý kiến xây dựng cơ chế chính sách, văn bản quản lý trong công tác đào tạo, chuyển đổ i nghề trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 9. Sở Giao thông vận tải: 9.1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các đơn vị liên quan thực hiện lồng ghép các dự án xây dựng hạ tầng giao thông tại Khu vực mỏ sắt Thạch Khê; Tiếp nhận, duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông thuộc phạm vi Sở quản lý. 9.2. Tham gia ý kiến về quy hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông khu vực mỏ kết nối với hệ thống giao thông trên địa bàn do Sở quản lý; Tham gia thẩm định các dự án xây dựng giao thông thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh. 10. Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu t ư dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê theo các quy định đối với nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước. Điều 4. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: 1.1. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư phục vụ Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các dự án khác đến cán bộ, nhân dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. 1.2. Thông báo chủ trương thu hồi đất, thời gian thu hồi đất đến từng chủ sử dụng đất; các chủ trương chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 1.3. Lập hồ sơ thu hồ i đất trình cấp có thẩm quyền và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 1.4. Tổ chức kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất; xác định nguồn gốc đất đai và tài sản. Đồng thời thực hiện việc trích đo diện t ích đất đã, đang và sẽ thu hồi bổ sung vào hồ sơ thu hồi đất của từng khu vực. 1.5. Lập, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh phương án; thẩm định và phê duyệt phương án theo thẩm quyền, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định và phê duyệt đối với các phương án thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh. 1.6. Tổ chức chi trả kịp thời phí bồ i thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ho àn chỉnh hồ sơ để hoàn ứng kịp thời với Kho bạc Nhà nước và Ban Quản lý. 1.7. Phối hợp bàn giao đất đã thu hồi, hoàn thành giải phóng mặt bằng cho Chủ đầu tư dự án sau khi có quyết định chuyển giao đất của cấp có thẩm quyền. 1.8. Cung cấp bản đồ kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng theo tiến độ hàng năm. 1.9. Giải quyết đơn thư, khiếu nại đố i với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc quyết định cuỡng chế thu hồi đất. 1.10. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 1.11. Tổng hợp báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng và các vướng mắc tại khu vực hàng tuần, cuối tháng cho Ban Quản lý để nắm bắt, xây dựng kế hoạch và kịp thời phối hợp giải quyết. 2. Ban Quản lý: 2.1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư. 2.2. Tổ chức thực hiện cắm mốc thực địa ranh giới giải phóng mặt bằng theo kế hoạch, bàn giao mốc giới cho Hội đồng bồ i thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện. 2.3. Cung cấp bản đồ, tài liệu quy hoạch và dự án xây dựng hạ tầng tái định cư để Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tổ chức lập hồ sơ thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ theo các tiểu dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.4. Phối hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư. 2.5. Tham gia giám sát công tác kiểm đếm, phối hợp kiểm tra hồ sơ bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và quyết toán kinh phí bồ i thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của
- Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các dự án khác. 2.6. Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mang t ính đặc thù đối với các dự án trên địa bàn khu vực mỏ sắt Thạch Khê. 2.7. Ban Quản lý chủ trì, tổ chức giao ban hàng tháng, quý và đột xuất với lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng bồ i thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thạch Hà và lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê; báo cáo kết quả giao ban với Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê: 3.1. Cung cấp bản đồ, tài liệu liên quan đến lộ trình tiến độ thực hiện khai thác, sản xuất và việc thu hồi đất của dự án khai thác mỏ, kế hoạch tiến độ giải phóng mặt bằng, cắm mốc ranh giới tổng mặt bằng mỏ trên thực địa, bàn giao mốc giới cho Ban Quản lý và Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện. 3.2. Cung cấp các hồ sơ pháp lý của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê cho Ban Quản lý và Hội đồng bồ i thường cấp huyện để có đủ cơ sở tổ chức lập hồ sơ thu hồi đất và bàn giao đất cho Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, sau đó Công ty cổ phần sắt Thạch Khê thực hiện việc thuê đất. 3.3. Tham gia giám sát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Điều 5. Tổ chức thực hiện di dân, tái định cư 1. Ban Quản lý: 1.1. Tổ chức lập các tiểu dự án và làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tái định cư, 1.2. Phối hợp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể di dời dân vào từng điểm tái định cư; 1.3. Cung cấp kế hoạch tổng thể di dân để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện triển khai thực hiện. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện: 2.1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế bố trí tái định cư. 2.2. Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã liên quan lập phương án bố trí tái định cư.
- 2.3. Tổ chức phê duyệt phương án bố trí tái định cư. 2.4. Bàn giao đất tại thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân ở điểm tái định cư theo thẩm quyền. 2.5. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện việc di dời, tái định cư theo đúng tiến độ kế hoạch. 3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê: Phối hợp với Ban Quản lý và Hội đồng bồi thường cấp huyện lập kế hoạch xây dựng các điểm tái định cư và phương án di dời dân đảm bảo theo đúng lộ trình khai thác mỏ sắt Thạch Khê, giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân vùng mỏ. Điều 6. Tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi nghề 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện: 1.1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các chương trình đào tạo, chuyển đổ i nghề, chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách về công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề. 1.2. Liên kết với các tổ chức, đơn vị có năng lực để mở các lớp tập huấn, truyền nghề, dạy nghề ngắn hạn cho người lao động trong vùng ảnh hưởng của dự án. 1.3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tổ chức xây dựng và phát triển các mô hỉnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để giải quyết việc làm. 1.4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã liên quan lập phương án bố trí lại quỹ đất nông nghiệp để điều chuyển đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư. 1.5. Giám sát các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề của các tổ chức, đơn vị đăng ký triển khai trên địa bàn. 1.6. Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị liên quan của huyện quyết toán kịp thời kinh phí các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề và kinh phí lập phương án điều chỉnh đất nông nghiệp trên địa bàn với Ban Quản lý. 2. Ban Quản lý: 2.1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các ngành và các cơ quan, đơn vị triển khai các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề. 2.2. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị có năng lực để xây dựng các chương trình đào tạo, chuyển đổ i nghề, cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện.
- 2.3. Tham gia thẩm định tính khả thi các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề. 2.4. Điều tra tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương trong vùng ảnh hưởng của dự án. 2.5. Thường xuyên thu thập, cập nhật các thông tin về chương trình, kế hoạch đào tạo nghề của các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài t ỉnh để thông báo đến các xã trong vùng ảnh hưởng của dự án. 3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê: 3.1. Lập danh mục các ngành, nghề cần tuyển lao động, kế hoạch tuyển dụng, cung cấp thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã trong vùng ảnh hưởng của dự án. 3.2. Ưu tiên tuyển dụng lao động trong vùng 6 xã bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. 3.3. Bố trí kịp thời nguồn kinh phí để Ban Quản lý triển khai các chương trình đào tạo chuyển đổ i nghề cho các tổ chức, đơn vị liên quan. Điều 7. Bố trí, sử dụng, thanh, quyết toán vốn đầu tư 1. Bố trí vốn đầu tư: Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là dự án được tách ra từ Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền và giao Ban Quản lý làm Chủ đầu tư. Nguồn vốn thực hiện dự án; vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng dùng chung các khu tái định cư và vốn các chương trình mục tiêu. Cơ chế bố trí vốn: 1.1. Hàng năm Ban Quản lý lập kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo, trong đó phân rõ nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và nguồn vốn Ngân sách (nếu có), thống nhất với Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 1.2. Đối với nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê: Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, Ban Quản lý lập kế hoạch sử dụng vốn hàng quý để Công ty cổ phần sắt Thạch Khê làm cơ sở chuyển nguồn vốn cho quý đầu tiên. Hàng tháng Ban Quản lý gửi hồ sơ tạm ứng, thanh toán để Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện kiểm soát chi và giải ngân, sau đó gửi báo cáo tổng hợp các khoán đã giải ngân chi tiết các hạng mục giải phóng mặt bằng, tái định cư kèm theo bản sao chứng từ chi trả đã được Kho bạc kiểm
- soát đến Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê để chuyển tiền bổ sung vào tài khoản của Ban Quản lý tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. 1.3. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: Căn cứ thông báo vốn đầu tư hàng năm để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn bố trí cho Ban Quản lý. 2. Sử dụng vốn đầu tư: 2.1. Nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng tái định cư: Ban Quản lý trực tiếp tiếp nhận, bố trí, quản lý sử dụng đúng mục đích có hiệu quả và thanh, quyết toán theo quy định. 2.2. Nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và chủ đầu tư các dự án khác chuyển trực tiếp cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện trên cơ sở đề nghị của Ban Quản lý. Hội đồng bồ i thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện trực tiếp chi trả cho các đối tượng thụ hưởng và thực hiện thanh, quyết toán theo quy định. 2.3. Nguồn vốn đào tạo, chuyển đổi nghề: Ban Quản lý căn cứ các đối t ượng và chương trình triển khai được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí và thanh, quyết toán. 3. Thanh toán vốn, đầu tư: 3.1. Mở tài khoản: Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước t ỉnh; Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện mở tài khoản tại các Kho bạc Nhà nước cấp huyện để thuận tiện cho việc giao dịch và kiểm soát thanh toán. 3.2. Giao Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước các huyện liên quan thực hiện kiểm soát chi và hướng dẫn thủ tục thanh toán. 3.3. Để rút tiền mặt chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng cho từng đợt chi trả, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cấp huyện lập kế hoạch chi trả gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản giao dịch) để đăng ký tiền mặt theo chế độ quy định. 4. Quyết toán vốn đầu tư: 4.1. Đối với kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng: a) Sau khi tổ chức chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư cấp huyện phối hợp Ban Quản lý lập báo cáo quyết toán (kể cả 2% kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng) gửi Sở Tài chính thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Sau khi báo cáo quyết toán được phê duyệt, Ban quản lý tổng hợp và gửi hồ sơ quyết toán cho Công ty cổ phần sắt Thạch Khê;
- b) Đối với kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng các tiểu dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tái định cư, Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện thực hiện quyết toán với Ban Quản lý sau khi bàn giao mặt bằng; Ban Quản lý tổng hợp để quyết toán theo tiểu dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.2. Đối với kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật tái định cư: Ban Quản lý chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo từng hạng mục, gói thầu hoặc tiểu dự án hoàn thành, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; sau khi có quyết định phê duyệt Ban Quản lý gửi hồ sơ quyết toán cho Công ty cổ phần sắt Thạch Khê để tổng hợp. 4.3. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê tổng hợp kết quả quyết toán vốn đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt vào quyết toán chung của dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (trừ phần vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ). Điều 8. Kiểm toán Việc sử dụng nguồn vốn Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, nguồn vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu tái định c ư và vốn các chương trình mục tiêu khác của Nhà nước được kiểm toán theo quy định hiện hành. Điều 9. Tổ chức thực hiện Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Trưởng ban Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê có trách nhiệm tổng hợp, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn